Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Kinh Doanh Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Trên Địa Bàn Đô Thị Loại 1 Giai Đoạn 2013 –


giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp; thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án; quản trị tài chính yếu kém; xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh chụp giật, lừa đảo... Điều này làm nản chí các nhà đầu tư vốn.

. Một số DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém, phần lớn đã không đủ điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng, do vậy DNNVV đã vay vốn ngân hàng thuộc nhóm các doanh nghiệp khó khăn là các doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân thiên tai, dịch bệnh, biến động thị trường… nếu không được xử lý kịp thờ i thì các doanh nghiệp này hết sức khó khăn.

. Khả năng và trình độ của doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch kinh doanh và lên phương án sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.

Việc lập kế hoạch kinh doanh và lên phương án vay vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với ngân hàng. Kinh nghiệm cho thấy nguyên nhân chính đưa đến sự thất bại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là không lập kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch dự phòng.

Đa phần phương án và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp khi vay vốn đều có tham khảo và tư vấn của ngân hàng cho vay, mà không xuất phát hoàn toàn từ bản chất thực sự của doanh nghiệp, thậm chí nhiều trường hợp do cán bộ thẩm định lập cho doanh nghiệp để phù hợp với kết quả thẩm định.

Việc lập kế hoạch giúp định hướng mục tiêu hoạt động; Góp phần vào sự tồn tại, phát triển lâu dài; Là cơ sở thuyết phục ngân hàng cho vay; Giúp phối hợp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn; Tạo sự tin tưởng cho sự thành đạ t; Giảm thiểu những sai lầm tốn kém và sự thất bại.

+ Về cơ chế chính sách của Nhà nước và của chính phủ

. Khuôn khpháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNVV chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV.

. Công tác quy hoạch, kế hoạch đặc biệt là quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các vùng sản xuất nguyên liệu gắn kết với công nghiệp chế biến tạo môi trường thuận lợi cho DNNVV phát triển còn nhiều bất cập.

- Nguyên nhân

+ Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thuộc về nhóm nguyên nhân này, có một số lý do cụ thể như sau:


. Nguyên nhân về quản trị điều hành: Trong thời gian 05 năm vừa qua (2008 – 2012), Agribank đã thay đổi đến 04 tổng giám đốc và 02 chủ tịch hội đồng quản trị (nay là hội đồn g thành viên), điều này cho thấy sự thiếu ổn định về cơ cấu tổ chức nhân sự điều hành chủ chốt của Agribank, ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định trong hoạt động của Agribank, khi thay đổi tổng giám đốc thì chủ yếu ổn định khâu tổ chức và quản trị điều hành, sau đó mới đến cải tiến và phát triển nghiệp vụ cũng như hoạt động kinh doanh của đơn vị, cho nên dù có một vài cải tiến và hoàn thiện về quy trình tín dụng, nhưng nhìn chung trong hơn 05 qua quy trình tín dụng vẫn không có nhiều sự thay đổi và chưa theo kịp với xu hướng phát triển ngày càng hiện đại của hệ thống ngân hàng, nhất là trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới.

. Trong thời gian 05 năm qua (2008 – 2012), Agribank trong toàn hệ thống cũng như trên địa bàn TP.HCM tăng trưởng nóng cả về số lượng chi nhánh tăng lên từ 26 chi nhánh lên 48 chi nhánh trên địa bàn TP.HCM (tăng gần 50% số lượng chi nhánh cấp 1 chỉ trong vòng chưa đến 05 năm), cùng với đó là sự tăng trưởng nóng về cấp tín dụng và lực lượng cán bộ chưa có kinh nghiệm (kể cả cán bộ lãnh đạo) cũng tăng lên đáng kể, cùng với sự yếu kém trong công tác quản lý và kiểm tra, giám sát của NHNo&PTNT Việt Nam, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chấp hành quy trình tín dụng chất lượng phân tích tính dụng, làm cho rủi ro tín dụng liên tục tăng cao tr ong thời quan qua.

. Nguyên nhân về nhân sự: Quy trình tín dụng tập trung có nhiều ưu điểm (một

cán bộ làm tất cả các công đoạn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc giao dịch với ngân hàng đối với 01 khách hàng), nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, trong thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vụ án gây thất thoát về con người cũng như vốn tín dụng của Agribank, chủ yếu là do rủi ro về đạo đức kinh doanh của cán bộ mà khâu kiểm tra, giám sát kém hiệu quả.

Bên cạnh đó là, tình trạng một số cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ yếu và có ít kinh nghiệm về phân tích rủi ro dự án đầu tư cũng là yếu tố khiến các cán bộ tín dụng lãng tránh các dự án có triển vọng tốt để chỉ phải xử lý các dự án đơn giản hơn, an toàn hơn. Việc nghiên cứu thông hiểu chính sách tín dụng và nắm bắt thông tin của doanh nghiệp cũng như thị trường đối với nhân viên ngân hàng cũng còn là điều hạn chế. Chính vì vậy nhiều đề xuất cho vay đã dựa vào cảm tính khiến nhiều DNNVV bị gạt ra khỏi danh sách được cung ứng vốn tín dụng cho dù họ đủ tiêu chuẩn.


. Agribank chưa có cơ chế chính sách phù hợp dành cho DNNVV

Từ năm 2008 Agribank bắt đầu quan tâm đến đầu tư vốn tín dụng cho DNNVV, qua các năm thphần của đối tượng khách hàng này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu đầu tư vốn và doanh thu của ngân hàng, n hưng ngân hàng vẫn chưa có chính sách, quy trình, điều tra, nghiên cứu, phân khúc thị trường và các gói sản phẩm đặc thù cho DNNVV, và điều quan trọng là ngân hàng còn hiểu biết quá ít về đối tượng khách hàng này, đây là rủi ro vô cùng to lớn khi đầu tư qu á nhiều và một nhóm đối tượng khách hàng nhưng chưa thật sự hiểu hết nhóm đối tượng này, ngoài ra khả năng tư vấn hỗ trợ khách hàng của ngân hàng còn rất nhiều hạn chế. Khi cần định hướng đầu tư đúng đắn, phù hợp hay giải quyết tình thế khó khăn thì ngân h àng chưa đáp ứng được, chủ yếu do doanh nghiệp tự bơi một mình với nguồn vốn đầu tư của ngân hàng.

. Về bố trí nhân sự chưa thật sự đảm bảo chất lượng phân tích tính dụng: Một lý do là, cán bộ lãnh đạo chưa thật sự nhận thức hết tầm quan trọng của công tác phân tích tính dụng nên bố trí cán bộ chưa hợp lý; Lý do khác là sự không ổn định của lực lượng cán bộ giỏi, có kinh nghiệm, có tầm mà chính sách đãi ngộ và thu nhập chưa đúng mức, dẫn đến nhiều cán bộ giỏi chuyển công tác, và lực lượng kế thừa chưa đáp ứng được yêu cầu; Bên cạnh đó là sự chuyên môn hóa nghiệp vụ cho cán bộ còn thấp, cùng với khối lượng công việc nhiều cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phân tích tín dụng.

. Nguyên nhân về nhân sự:

Về nhận thức: Nhận thức của cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ tác nghiệp về quy trình tín dụng và phân tích tín dụng còn kém, chưa nhận thức được hết vai trò và tầm quan trọng của nó trong hoạt động của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như rủi ro cho chính bản nhân của cán bộ có liên quan, do đó việc chấp hành quy trình nghiệp vụ và chấp hành theo hướng dẫn phân tích còn sơ sài, không có nhiều sự sáng tạo và nâng cao kỹ năng phân tích tín dụng.

Về trình độ: 100% cán bộ trong bộ phận thẩm định và bộ phận tín dụng đều có trình độ đ ại học trở lên, tuy nhiên phân tích tín dụng là nghiệp vụ khó và phức tạp đòi hỏi cán bộ phải vững nghiệp vụ, giỏi kỹ năng và nhiều kinh nghiệm thì mới đáp ứng được yêu cầu, nhất là đối với các dự án khó, đa dạng và các tình huống nghiệp vụ khó đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt.


Rủi ro về đạo đức: Việc trao cho cán bộ quá nhiều quyền hạn, nhưng việc kiểm tra giám sát kém, cùng với sực tác động về mặt vật chất của khách hàng vay vốn dễ dẫn đến sự tha hóa về đạo đực nghề nghiệp lợi dụng móc ngoặc với khách hàn g vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, làm rủi ro tín dụng tăng cao.

+ Về việc đề cao tài sản đảm bảo: Do không kiểm soát và không nắm hết được tình hình tài chính và hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp, và sự yếu kém về thương hiệu của doanh nghiệp, cùng với môi trường pháp lý không ổn định và không bảo vệ người cho vay, nên ngân hàng thường đề cao và bám vào tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn vốn tín dụng ngân hàng, và cũng chính vì quá đề cao tài sản đảm bảo nên các yếu tố khác của việc phân tích tính dụng bị ngân hàng xem xét và phân tích chiếu lệ.

+ Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Theo thống kê của NHNN TP.HCM, có thể thấy việc không tiếp cận được với vốn vay của ngân hàng có tới 96,9% thuộc khách hàng vay; các nguyên nhân từ ngân hàng thường chiếm khoảng 2,1% (thiếu vốn, khả năng thẩm định); còn lại 1% là về cơ chế chính sách. Vì vậy mức độ rủi ro tìm ẩn là rất lớn .

Bảng 2.46: Thống kê các nguyên nhân chủ yếu DNNVV không tiếp cận được vốn vay ngân hàng

Nguyên nhân thuộc khách hàng vay

Tỷ lệ (%)

Vi phạm nguyên tắc cho vay

9,2

Không đủ điều kiện cho vay

80,8

Trong đó: Phương án sản xuất kinh doanh không khả thi, không

hiệu quả chiếm

33,7

Khả năng tài chính thấp

20,6

Tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án; vào phương án sản

xuất kinh doanh rất thấp;

26,5

Một số nguyên nhân khác thuộc khách hàng là:

6,9

Tổng cộng

96,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 19

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2012 của NHNN TP.HCM [33]

Ngoài ra, việc không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng của DNNVV còn do các nguyên nhân:

. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp còn rất hạn chế

Sự hạn hẹp về vốn đã khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có điều kiện đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ để mở rộng năng lực sản xuất. Trong thực


tế, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện sử dụng máy móc và công nghệ sản xuất lạc hậu không đồng bộ, do đó năng suất lao động nói chung còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Nguồn vốn chủ sở hữu hạn hẹp cũng là nguyên nhân khiến ngân hàng không chấp nhận giải ngân cho các DNNVV. Nhiều DNNVV cần vốn song không đủ điều kiện vay ngân hàng do thiếu dự án khả thi để ngân hàng tài trợ cho nên ngân hàng không cấp vốn tín dụng ra được.

. Trình độ quản lý còn nhiều bất cập

Không ít DNNVV Việt Nam có trình độ quản lý kinh tế t ài chính còn yếu kém, chế độ báo cáo tài chính còn lỏng lẻo (80% doanh nghiệp mới không cập nhật được sổ sách kế toán, không nộp được báo cáo tài chính). Việc kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm còn được coi là điều xa lạ. Do vậy, báo cáo tài chính của DNNVV vẫn chưa tạo được độ tin cậy cần thiết để NHTM đánh giá tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, uy tín tài chính của DNNVV trên thị trường tín dụng rất thấp nên khó tạo được lòng tin cần thiết từ phía NHTM trong quan hệ tín dụng.

+ Nguyên nhân từ cơ chế chính sách

Một số cơ chế chính sách của nhà nước triển khai chậm, thiếu đồng bộ: Chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp, chế độ thuế, chế độ kế toán, tài chính... Kết quả là DNNVV vẫn khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, còn phía ngân hàng vẫn khó khăn trong việc tìm dự án hiệu quả. Theo thống kê của NHNN TPHCM, nhóm nguyên nhân liên quan với cơ chế chính sách chiếm khoảng 1% khiến DNNVV không vay được vốn từ NHTM.

2.6.3.3. Cơ hội

Thứ nhất, kinh tế Việt Nam sau nhiều năm khủng hoảng kéo dài từ năm 2008 đến 2012, được nhận định là đã qua giai đo ạn khó khăn nhất, từng bước ổn định và phát triển trong những năm tới, chính sách vĩ mô về phát triển kinh tế ngày càng thông thoáng tạo ra nhiều cơ hội cho các hoạt động kinh doanh.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và Agribank nói riêng, nhưng cũng là cơ hội để các ngân hàng tự suy xét và tự làm mới mình sao cho hoạt động có hiệu quả và bền vững hơn.

Nhu cầu vốn của DNNVV để phát triển kinh doanh ngày càng cao, ngân hàng vì thế cũng dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đối với DNNVV.


Thứ hai, CNTT và các dịch vụ ngân hàng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ngân hàng vì thế có thể triển khai các sản phẩm mới phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng một cách thiết thực, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thứ ba, hội nhập kinh tế tạo điều kiện hợp tác sâu rộng với các tổ chức và định chế tài chính quốc tế, giúp ngân hàng nâng cao kỹ năng quản trị, tranh thủ nguồn vốn liên doanh liên kết, các nguồn vốn uỷ thác để kinh doanh.

Thứ tư, nhu cầu hiện tại về dịch vụ và sản phẩm ngân hàng của thị trường chưa được đáp ứng đầy đủ. Tiềm năng thị trường chưa được khai thác triệt để.

Thứ năm, chính trị ổn định, môi trường an toàn, luật pháp kinh doanh ngày một hoàn thiện hơn.

Thứ sáu, chủ trương mở rộng cổ phần hóa và sắp xếp lại hoạt động của các DNNN nói chung tạo cơ hội cho ngân hàng tiếp cận về tín dụng, nguồn vốn, và các dịch vụ ngân hàng khác.

2.6.3.4. Thách thức

Thứ nhất, việc được th ành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã tạo thêm áp lực cạnh tranh cho NHTM Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài với ưu thế về quản trị rủi ro, ưu thế về nguồn vốn, mạng lưới hoạt động và kinh nghiệm của các ngân hàng bán lđã thu hút một lượng khách h àng khá lớn. Mặt khác, địa bàn hoạt động của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hiện nay chủ yếu là TP.HCM cũng là bài toán để ngân hàng phải xem xét trong việc chia chiếc bánh thị phần.

Thứ hai, chính sách tiền tệ thông thoáng tạo điều kiện cho nhiều tổ ch ức kinh tế có tiềm lực tài chính lành mạnh tham gia thành lập ngân hàng hoặc hậu thuẫn cho ngân hàng, đây cũng là một yếu tố tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các chi nhánh ngân hàng trong thời gian đến.

Thứ ba, các sản phẩm tín dụng cho DNNVV bị sao chép ngày càng nhiều bởi các đối thủ cạnh tranh, trong khi đó, để nghiên cứu ra một sản phẩm cần rất nhiều thời gian, công sức và chi phí thử nghiệm.

Thứ tư, nguồn nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm ngày càng khan hiếm so với tốc độ tăng trưởng của ngành tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng đặt ngân hàng trước những khó khăn nhất định.

Thứ năm, ảnh hưởng của quá trình hội nhập và chuyển đổi của nền kinh tế tới khách hàng truyền thống gây ra nguy cơ thu hẹp thị phần và tụt hậu nếu chỉ tập trung vào thị trường nông nghiệp và nông thôn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã đánh giá được thực trạng hoạt động của DNNVV, thực trạng h oạt động của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, nhu cầu và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV, phân tích, đánh giá cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM từ đó xác định được những tồn tại và nguyên nhân để có giải pháp thiết thực nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank trên địa bàn TP.HCM đối với DNNVV. Bên cạnh đó từ phân tích mô hình SWOT cho chúng ta thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó có thể phát huy được điểm mạnh, tận dụng được cơ hội, hạn chế điểm yếu và tránh được nguy cơ tr ong quá trình phát triển Agribank trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới.

Mặc dù chất lượng tín dụng đến nay đã được cải thiện, nhưng tỷ lệ nợ xấu, nợ

quá hạn vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số chi nhánh đang gặp khó khăn về tài chính, tình trạng nợ xấu, nợ tồn động vẫn còn ở mức cao, cùng với khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, công nghệ tụt hậu, đối tượng khách hàng là DNNVV vẫn chưa xứng tầm với xương sống của nền kinh tế, sự phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới của đối tượng khách hàng nà y chưa ổn định và bền vững.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG QUY MÔ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI 1 GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020

3.1.1. Tư tưởng chỉ đạo

Agribank phát huy danh hiệu đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới nhằ m tạo lực cho hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục củng cố và kiện toàn mạng lưới, công nghệ, mở rộng các dịch vụ và tiện ích, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tập trung cao độ khai thác các nguồn lực tại chỗ tăng nhanh thị phần nhất là n guồn vốn, dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển ngân hàng hiện đại, đồng thời có trách nhiệm tạo vốn cho ngành để góp phần phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn đô thị loại 1

Agribank vừa giữ vững và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn nhằm góp phần phục tốt nhất “Đẩy nhanh tiến trình CNH

- HĐH nông nghiệp - nông thôn” vừa mở rộng kinh doanh có chọn lọc để giữ vững và phát triển trên địa bàn thành phố, thu hút vốn, công nghệ tạo lực cho NHNo&PTNT Việt Nam phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới.

Bên cạch đó, các chi nhánh tiếp tục củng cố và kiện toàn mạ ng lưới hiện có, gắn với công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất, các dịch vụ và tiện ích, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển ngân hàng hiện đại để nâng cao kết quả hoạt động của chi nhánh, vừa nâng cao vị thế của Agribank.

Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh kinh doanh tài sản nợ, trong đó tập trung huy động các nguồn vốn của các tổ chức và doanh nghiệp, nguồn vốn ngoại tệ; nguồn vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022