Đối với Nam Định, do điểm xuất phát thấp thì giữa nhu cầu và khả năng cung cấp vốn cho phát triển KTNT theo hướng sản xuất hàng hoá đã và đang có sự mất cân đối nghiêm trọng. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông thôn rất lớn, trong khi nguồn vốn để đầu tư cho phát triển lại rất hạn chế, cho nên việc thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho quá trình thực hiện phát triển KTNT là hết sức cần thiết. Song, giải quyết vấn đề huy động vốn phải thấu suốt phương châm: về cơ bản và lâu dài thì dân cư trong vùng làm là chính với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, huy động, khơi dậy các nguồn lực để các địa phương trong vùng đầu tư phát triển. Nhưng trên thực tế, hiện nay ở nông thôn Nam Đinh đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn, nên Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương cần tạo điều kiện tập trung vốn đầu tư thích đáng cho nông dân, nông thôn.
Hiện nay, vốn đầu tư phải hướng vào thực hiện phát triển KTNT của từng huyện, xã nhưng cần xác định được vùng ưu tiên để tránh đầu tư dàn trải để vừa đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.2.3.1. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước
Mặc dù vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho kinh tế nông thôn trong những năm qua còn ít, chỉ chiếm hơn 12% vốn đầu tư toàn xã hội cho lĩnh vực này, nhưng đã chứng tỏ được vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong những năm tới Chính quyền trung ương và địa phương cần tăng và thường xuyên tăng nguồn vốn này cho nông nghiệp, nông thôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội. Đối với nông thôn Nam Định thì nguồn vốn ngân sách cần tập trung chủ yếu vào việc phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông nông thôn, xây dựng các công trình thuỷ lợi, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong đó, cần ưu tiên cho các trung tâm dạy nghề, khuyến nông, quai đê, lấn biển, đầu tư cho các ngành công nghiệp phục vụ cho KTNT, nhất là cơ khí chế tạo máy,
phân bón, thuốc trừ sâu… Đồng thời dùng để chi công cộng trực tiếp hoặc gián tiếp như tạo công ăn việc làm miễn phí, bao cấp cho giáo dục, y tế… để tăng thu nhập cho bộ phận người nghèo, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của KTNT. Hơn nữa, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cần rất nhiều vốn, khả năng thu hồi vốn chậm, hoặc ít có khả năng thu hồi, vì vậy, những thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn đầu tư.
Cùng với việc thực hiện đầu tư vốn từ Ngân sách nhà nước thì nhà nước cần phải quan tâm giúp đỡ các chủ thể kinh tê, đặc biệt là các hộ nông dân sử dụng có hiệu quả đồng vốn. Thực tế đã cho thấy, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước bị thất thoát rất nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các chương trình, dự án ở nông thôn. Do đó, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý từ xã đến tỉnh. Muốn vậy, cần có kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ quản lý kịp thời cho các địa phương, các ngành, các lĩnh vực KTNT; sử dụng đúng người, đúng việc, nâng cao hiệu quả đồng vốn; thường xuyên giám đốc đối với các đơn vị kinh tế sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước.
3.2.3.2. Nguồn vốn đầu tư qua hệ thống tín dụng.
Tín dụng được xem là một yếu tố đầu vào quan trọng để giúp người nghèo ở những nước đang phát triển vượt ra khỏi đói nghèo bằng cách kích thích các hoạt động tạo thu nhập. Nhưng tín dụng không chỉ là yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón, nó giúp người nghèo nắm quyền kiểm soát các nguồn lực, giúp cho tiếng nói của họ có trọng lượng hơn trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cần Giải Quyết Đối Với Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trong Giai Đoạn Tiếp Theo
- Phát Triển Nền Nông Nghiệp Hàng Hoá Theo Hướng Gắn Liền Đa
- Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Kinh Tế Nông Thôn Để Đáp Ứng Ngày Càng Tốt Hơn Yêu Cầu Của Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn.
- Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định – Thực trạng và giải pháp - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Ở nông thôn nước ta, nguồn vốn tín dụng được cung cấp chủ yếu bởi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng chính sách xã hội, từ các quỹ tín dụng nhân dân. Ngoài ra một phần là từ chính những ngưòi dân trong vùng. Cũng như nhiều địa phương khác, trong thời gian vừa qua, nguồn vốn đầu tư qua hệ thống tín
dụng cho phát triển KTNT ở Nam Định còn rất nhiều hạn chế. Chỉ có khoảng trên 60% số hộ nông dân được vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế, số vốn được vay chưa cao, bình quân khoảng 2,5 triệu đồng/hộ.[4] Nếu so với yêu cầu thì các tổ chức tín dụng chưa thể đáp ứng được nhu cầu về vốn sản xuất cho phát triển KTNT. Ở nông thôn, vốn tín dụng chủ yếu là vốn ngắn hạn, còn vốn trung hạn và dài hạn rất ít so với nhu cầu của nông dân. Rất nhiều nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Từ thực trạng trên, chúng ta có thể nêu lên một số gợi ý giải quyết những vấn đề còn tồn đọng cũng như để phát huy được vai trò của hệ thống tín dụng ở nông thôn nước ta hiện nay như sau:
- Chính quyền các cấp tích cực thực hiện huy động vốn để tăng nguồn vốn đầu tư qua hệ thống tín dụng nông thôn, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng phương thức: đa dạng hoá các hình thức thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đặc biệt chú ý đến hình thức gửi tiết kiệm.
- Ưu tiên phát triển các hình thức thu hút vốn trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay đầu tư phát triển KTNT, tạo điều kiện cho việc tăng mức dư nợ trung và dài hạn. Đồng thời, tăng cường, mở rộng quan hệ vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài để tăng nguồn vốn cho vay.
- Các tổ chức tín dụng phải có chính sách lãi suất ưu đãi đối với phát triển KTNT, trước hết là các HTX, các trang trại, các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Đồng thời, cần điều chỉnh thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, ngành nghề nông thôn, chủ yếu là vốn trung và dài hạn để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bằng cách đa dạng hoá các hình thức tín dụng nông thôn, coi trọng việc củng cố tín dụng ngân hàng, đồng thời khuyến khích tín dụng nhân dân và ngân hàng cổ phần nông thôn để tạo nguồn vốn ngày càng nhiều, đáp ứng kịp thời cho phát triển KTNT.
- Đầu tư vốn thông qua hệ thống tín dụng phải kết hợp với tăng cường đội ngũ cán bộ nghiệp vụ để hướng dẫn cụ thể cho nhân dân biết cách sử dụng có hiệu quả đồng vốn, đúng mục đích phát triển sản xuất
- Thường xuyên đổi mới chính sách, cơ chế hoạt động tín dụng cho phù hợp với điều kiện của mỗi vùng nông thôn trong từng thời kỳ, tạo môi trường hấp dẫn để thu hút vốn của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ hơn.
- Xác định đúng hình thức can thiệp của Chính phủ. Do tín dụng nông thôn vẫn còn nhiều thất bại thị trường, nên Chính phủ vẫn có vai trò nhất định để tham gia chỉnh sửa những thất bại đó. Tuy nhiên, can thiệp của Chính phủ không nhất hiết là phải cung cấp tín dụng với số lượng nhiều và giá rẻ. Chính phủ có thể can thiệp bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn chỉ cung cấp vốn căn bản, hỗ trợ xây dựng cư sở hạ tầng nông thôn
- Tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Nếu khai thác và phối hợp được thế mạnh của hai khu vực này thì sẽ đảm bảo có được nhiều dòng tín dụng hơn dành cho người dân ở nông thôn. Như đã nêu ở trên, khu vực chính thức có nguồn vốn dồi dào hơn và có thể cho vay với lãi suất thấp; còn khu vực phi chính thức có cơ chế hoạt động linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn. Nhiều chương trình tín dụng nông thôn trên thế giới đã thành công nhờ biết học hỏi kinh nghiệm của cả hai khu vực trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho nông thôn
- Chú trọng khả năng phát triển bền vững. Các tổ chức tín dụng quốc doanh cần thay đổi suy nghĩ chương trình tín dụng là từ thiện, để giảm bớt động cơ theo đuổi chính sách trợ cấp lãi suất mà thực sự chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người. áp dụng những mức lãi suất đủ để trang trải chi phí và có mức lưọi nhuận hợp lý, tự huy động đủ nguồn vốn chứ không chỉ trông đợi vào những nguồn ngân sách hay vốn vay ưu đãi.
- Gia tăng phạm vi phục vụ và những dịch vụ phụ trợ. Tuy đã có nhiều nỗ lực phục vụ các hộ nghèo, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
vẫn còn hạn chế trong việc phục vụ những xã ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Nỗ lực lập các tổ chức cho vay lưu động của ngân hàng này rất đáng phát huy, nhưng có lẽ do điều kiện đường sá trắc trở, vẫn còn nhiều nơi nằm ngoài mạng lưới phục vụ. ở những địa phương có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người đan cách sử dụng đồng vốn hợp lý, và có phương án phù hợp để quản lý nợ rủi ro.
Ngoài ra, cần phải đa dạng hoá các loại hình tín dụng cho nông thôn, đẩy mạnh công tác huy động tiết kiệm, quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ nông thôn, giản lược các yêu cầu và thủ tục cho vay và mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay.
3.2.3.3. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Nguồn vốn này thời gian qua chủ yếu đựơc thực hiện dưới hình thức ODA, đầu tư cho phát triển, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. Nó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KTNT. Vì vậy, cần tiếp tục tận dụng nguồn vốn này trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Tuy nhiên, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế biến nông, hải sản cần phải thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Để làm được điều này, Nam Định cần có những chính sách đúng đắn, xây dựng môi trường đầu tư thật thuận lợi để thu hút FDI vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3.2.3. Phát triển giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Nguồn nhân lực là yếu tố giữ vai trò quyết định đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung và sự phát triển của KTNT nói riêng. Ở Nam Định, lực lượng lao động chủ yếu là lao động ở nông thôn (gọi tắt là lao động nông thôn). Tuy nhiên hiện nay, cũng giống như nhiều tỉnh ở nước ta, trình độ của lao động nông thôn chủ yếu là lao động thủ công, lao động không qua đào tạo. Vì vậy, vấn đề quan trọng và cấp thiết là cần phải nhanh chóng thúc đẩy
việc đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn cho lao động nông thôn đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời phải có kế hoạch, biện pháp phù hợp để sử dụng hợp lý, có hiệu quả lực lượng lao động này.
Quá trình này cần được tiến hành theo hướng: đào tạo cho nông dân và thanh niên nông thôn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến cũng như các kiến thức, kỹ năng trong sản xuất kinh doanh những ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…). Để đạt được mục tiêu đó, cần phải:
- Tăng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo, lao động có trình độ tay nghề trong cơ cấu lao động nông thôn
- Nội dung đào tạo phải hướng vào việc giúp cho người được đào tạo tự tạo ra việc làm cho mình và cho người khác, phải nâng cao được kỹ năng, tay nghề về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo và đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn. Mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại các xã, các trung tâm dạy nghề ở các huyện trên cơ sở phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học.
- Khuyến khích, hỗ trợ cho cả người được đào tạo và tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo, mở rộng quan hệ hợp tác trong đào tạo
-Thực hiện các chính sách về tiền lương, phụ cấp, tăng cường xây dựng các tiêu chuẩn về tuyển dụng và nâng nghạch, nâng bậc cho đội ngũ cán bộ công tác tại nông thôn, phục vụ cho sự phát triển của KTNT. Đồng thời có cơ chế đãi ngộ, thu hút lao động có tay nghề cao về làm việc tại nông thôn.
3.2.4. Thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai những tiến bộ mới về KHCN để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Mặc dù KHCN được xác định là động lực cho phát triển KTNT nhưng thực tiễn phát triển KTNT ở Nam Định thời gian qua cho thấy sự tác động, đóng góp của KHCN vào phát triển KTNT còn hết sức hạn chế, chưa đáng kể.
Vì vậy, để tiếp tục phát triển KTNT theo hướng kinh tế hàng hoá, hiện đại và phát triển bền vững, Nam Định phải có những chủ trương giải pháp đồng bộ để có thể ứng dụng những tiến bộ mới của KHCN vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khi vận dụng tiến bộ KHCN cần phải tính đến những điều kiện sinh thái và đặc điểm kinh tế, xã hội và cả văn hoá của mỗi địa phương, kết hợp chặt chẽ công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng với việc triển khai, chuyển giao KHCN vào sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn. Đồng thời cần khuyến khích để tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KHCN. Quá trình vận dụng các tiến bộ KHCN cần giải quyết tốt những nội dung sau:
- Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển KHCN và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội nông nghiệp, nông thôn. Cần xác định chiến lược phát triển KTNT để tạo tiền đề cho việc xác định chiến lược và cơ cấu phát triển KHCN phục vụ cho phát triển KTNT. Ngoài ra, cần đổi mới việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KTNT theo hướng xây dựng và thực hiện các chương trình tổng hợp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở từng vùng dựa trên luận cứ KHCN đảm bảo đạt hiệu quả cao.
-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KHCN vào phát triển KTNT, đặc biệt phát triển mạnh hệ thống khuyến nông gắn liền với củng cố và phát triển các trung tâm ứng dụng ở cấp huyện. Nội dung chuyển giao phải thiết thực, phù hợp với trình độ tiếp thu, tập quán, văn hoá của địa phương.
- Kịp thời xây dựng và hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng KHCN vào sản xuất như mô hình kinh tế trang trại, mô hình HTX kiểu mới, các mô hình liên kết khác trong nông nghiệp, nông thôn.
- Xác định được hướng ưu tiên trong quá trình vận dụng tiến bộ KHCN. Trong thời gian tới, tiếp tục ưu tiên cho nghiên cứu về giống và công
nghệ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông, hải sản.
- Xây dựng kế hoạch và coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ KHCN, gắn công tác nghiên cứu với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính quyền địa phương cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với các cá nhân, tập thể đội ngũ cán bộ có thành tích trong nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN phục vụ hữu ích cho phát triển KTNT; khuyến khích mọi người, mọi đơn vị tích cực hơn nữa trong hoạt động này, ngăn ngừa nạn “chảy máu” chất xám.
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy hoạt động KHCN phục vụ phát triển KTNT theo hướng gắn lợi ích và nghĩa vụ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của các đơn vị làm công tác nghiên cứu, ứng dụng, phổ cập tiến bộ KHCN và điều kiện thực tế của từng địa phương cơ sở để huy động lực lượng làm KHCN phát huy vai trò của mình.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu KHCN Trung ương, các trường đại học về nông nghiệp, nông thôn, với các tỉnh trong vùng và các vùng khác. Đặc biệt cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lĩnh vực này để có thể hợp tác nghiên cứu và chuyển giao những tiến bộ KHCN phục vụ cho phát triển KTNT
3.2.5. Mở rộng và phát triển thị trường nông thôn, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá là chủ yếu, thị trường đầu ra của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến quy mô và tốc độ sản xuất, các yếu tố thị trường “đầu vào”. Đối với khu vực nông thôn, vấn đề thị trường “đầu ra” cho nông sản hàng hoá ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển KTNT. Vì vậy, để thúc đẩy KTNT Nam Định phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường nông thôn, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá cần theo hướng: đảm bảo sự ổn định thị trường đầu ra đồng thời không ngừng gia tăng, mở rộng thị trường này ở cả phạm vi nội địa