Tiêu chí số 11: Hộ nghèo, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn các xã. Năm 2015, phấn đấu 40/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 72/97 xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo [92].
Tiêu chí số 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. 100% số xã giữ vững tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đã đạt chuẩn.
Tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, trang trại, HTX; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Năm 2015, phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất.
Tiêu chí số 14: Giáo dục, tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Năm 2015, phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn.
Tiêu chí số 15: Y tế, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã, nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân; tuyên truyền, khuyến khích người dân mua bảo hiểm y tế. Đến năm 2015, phấn đấu 62/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí y tế [92].
Tiêu chí số 16: Văn hóa, thường xuyên tuyên truyền người dân thực hiện tốt các chỉ tiêu về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Năm 2015, phấn đấu 40/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 60/97 xã đạt chuẩn tiêu chí văn hóa [92].
Tiêu chí số 17: Môi trường, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy cấp nước sạch tập trung, đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho các hộ dân, trường học, trạm y tế, công sở, các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo
vệ, cải thiện môi trường trên địa bàn xã. Năm 2015, phấn đấu 50/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 80/97 xã đạt chuẩn tiêu chí môi trường [92].
Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã. Đến năm 2015, phấn đấu 91/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh [92].
Tiêu chí số 19: An ninh, trật tự xã hội ở nông thôn, tiếp tục giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn. Năm 2015, phấn đấu 87/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí an ninh, trật tự xã hội [92].
4.2. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
4.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch là khâu trọng tâm đầu tiên trong nội dung xây dựng NTM, với đặc điểm Bắc Ninh vừa triển khai quy hoạch xây dựng NTM đến năm 2020, vừa phải tiến hành quy hoạch không gian chung của tỉnh đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, vừa phải dự kiến quy hoạch đô thị. Do vậy, khi thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM cần:
- Xác định phạm vi không gian quy hoạch trùng lắp: Trước khi quy hoạch cần xác định rõ những xã vừa nằm trong quy hoạch NTM, vừa nằm trong quy hoạch vùng đô thị lõi của thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các nội dung quy hoạch, (nhất là về sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật) phù hợp.
- Lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực thực hiện như: Trung tâm quy hoạch đô thị và nông thôn Bắc Ninh, Công ty kiến trúc Á Đông, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bắc Ninh, Công ty kiến trúc Việt, Công ty tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ninh. Những đơn vị này có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín đã được khẳng định trên địa bàn.
- Thực hiện dân chủ, có cơ chế để người dân tham gia ý kiến, bày tỏ ý chí, nguyện vọng vào đề án quy hoạch, nhằm đảm bảo khi tổ chức thực hiện quy hoạch tạo được sự đồng thuận, sự tự nguyện đóng góp công sức, tiền của,
đất đai của nhân dân cho xây dựng NTM. Tập trung chỉ đạo các sở, ngành có liên quan tham gia ý kiến, thỏa thuận các nội dung chủ yếu của quy hoạch, đảm bảo thống nhất với sự phát triển KT - XH của từng xã, phù hợp với quy hoạch phát triển vùng đô thị - nông thôn, nhất là vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, quy hoạch công trình giao thông, thủy lợi, vệ sinh môi trường, xây dựng cụm công nghiệp gắn với làng nghề.
- Trong quá trình triển khai thực hiện lập quy hoạch xây dựng NTM phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị tư vấn và Ban quản lý xây dựng NTM xã, không “khoán trắng” cho đơn vị tư vấn.
- Quản lý quy hoạch: Quy hoạch xây dựng NTM sau khi phê duyệt phải sớm được công khai rộng rãi ở các thôn, tại trung tâm xã để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý, hạn chế sản xuất manh mún, chấm dứt tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, hình thành các khu dân cư ven đường. Thực hiện cấp giấy phép cho các hoạt động xây dựng ở nông thôn, đảm bảo thực hiện đóng quy hoạch. Chỉ tiến hành các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã sau khi có quy hoạch xây dựng NTM được phê duyệt.
4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
4.2.2.1. Phát triển cụm công nghiệp làng nghề, trang trại chăn nuôi
tập trung, đưa sản xuất, chăn nuôi ra khỏi khu dân cư
Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như hiện nay ở Bắc Ninh là các hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề, chăn nuôi nhỏ lẻ xen lẫn khu dân cư. Vì vậy, để việc sản xuất kinh doanh của các làng nghề, ngành chăn nuôi phát triển, phát huy lợi thế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường xây dựng NTM, tỉnh cần phải:
- Xây dựng, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề: Hiện nay, mới có 10 cụm công nghiệp làng nghề được xây dựng, 9 cụm đã đi vào hoạt động. Trong khi Bắc Ninh có tới 86 làng nghề, 34 làng nghề đang phát triển. Các cụm công nghiệp làng nghề góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm,
chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, tăng thu nhập cho người dân, bảo tồn nghề truyền thống, đặc biệt là khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Hỗ trợ chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư: Các địa phương cần quy hoạch, bố trí một số diện tích đất hợp lý (bằng nhiều hình thức như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp), lập dự án khu chăn nuôi tập trung, khu nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi trang trại ở ngoài khu dân cư. Nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tách chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường sống trong nông thôn.
4.2.2.2. Tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức kinh tế ở nông thôn
Để phát huy vai trò quan trọng của các hình thức tổ chức kinh tế tiên tiến ở nông thôn, như các tổ hợp tác, HTX; tích cực hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và khắc phục những yếu kém của các hình thức tổ chức kinh tế như hiện nay, phải tập trung triển khai:
- Tăng cường tuyên truyền, vận động thống nhất nhận thức về các quan điểm phát triển kinh tế hợp tác và HTX, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế hợp tác.
- Tư vấn, giúp đỡ các HTX lựa chọn ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến theo yêu cầu của thị trường, tạo ra nhu cầu về hợp tác. Tạo điều kiện cho các HTX vay vốn ưu đãi.
- Các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ cho khu vực kinh tế tập thể, có chính sách thu hút cán bộ quản lý, kỹ thuật về HTX làm việc, đặc biệt là các kỹ sư nông nghiệp.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện toàn diện, có hiệu quả Nghị định số 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển HTX trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp với HTX, giữa các HTX với nhau, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu, tạo điều kiện cho HTX phát triển.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.
4.2.3. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng NTM cần một lượng vốn rất lớn, do vậy phải huy động được nguồn lực của toàn xã hội. Trong điều kiện ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh còn hạn chế, huy động nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư còn thấp. Để có thể huy động được nguồn vốn cho xây dựng NTM cần phải:
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác với nguồn vốn thuộc Chương trình NTM để phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình xây dựng NTM cần ưu tiên đầu tư tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2014, năm 2015. Ưu tiên hỗ trợ thực hiện các tiêu chí có thể tạo nên sự phát triển đột phá, có tính chất lan toả đối với sự phát triển KT - XH trên địa bàn. Bên cạnh đó cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình theo kế hoạch hằng năm; đảm bảo việc đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo lộ trình đã đề ra trong Đề án xây dựng NTM.
- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ. Thực hiện xã hội hoá đầu tư các công trình cấp nước sạch, chợ nông thôn, công trình thu gom, xử lý rác thải, một số công trình công ích khác, nhất là đối với các cồng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã nông thôn mới theo quy định. Sử dụng có
hiệu quả các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản huy động hợp pháp khác để thực hiện xây NTM tại cơ sở.
- Cần chú trọng phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của, hiện vật kiến trúc, cây lâu năm, quyền sử dụng đất... để góp phần cùng với ngân sách nhà nước thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình. Huy động sức dân xây dựng NTM là hướng đi cơ bản, lâu dài. Bởi vậy, nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng NTM chính là phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn để nông dân có điều kiện đóng góp xây dựng NTM.
4.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia chỉ đạo, thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới và đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ tham gia chỉ đạo, thực hiện Chương
trình xây dựng NTM
Trên thực tế cho đến hiện nay, tỉnh Bắc Ninh chưa chú trọng công tác đào tạo, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến thôn tham gia hệ thống chỉ đạo, quản lý, thực hiện Chương trình. Hiện đội ngũ cán bộ các cấp trong tỉnh hiểu về Chương trình xây dựng NTM còn rất hạn chế. Trong khi đây là một chương trình lớn, tổng hợp, lực lượng cán bộ tham gia chỉ đạo, quản lý tương đối lớn, đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng để chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn người dân tổ chức thực hiện. Đây cũng là một trong các yếu tố quyết định đến thành công của Chương trình. Tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên (ở các ngành, đoàn thể chính trị từ tỉnh đến cơ sở) là lực lượng nòng cốt cho công tác tuyên truyền; tập huấn cho cán bộ xây dựng NTM của các cấp để có kiến thức tuyên truyền, hướng dẫn người dân tổ chức thực hiện. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành, thực thi của cán bộ xây dựng NTM ở các cấp: tỉnh, huyện, xã, thôn, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ xây dựng NTM ở tỉnh bao gồm: cán bộ của các sở, ngành, các đoàn thể được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh, cán bộ văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh, Trưởng, Phó Ban chỉ đạo NTM cấp huyện.
Cán bộ ở huyện, thị xã, thành phố bao gồm: cán bộ của các phòng, ban có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung của Chương trình xây dựng NTM, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, thị xã, thành phố.
Cán bộ công chức xã theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ - CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ; cán bộ đảng, đoàn thể; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện qui hoạch của xã.
Thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã, Ban quản lý xây dựng NTM và Ban giám sát cộng đồng.
Cán bộ thôn, bí thư thôn; trưởng thôn, thành viên Ban phát triển thôn.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Theo khung chương trình (hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Quan điểm, chủ trương của các cấp quản lý của tỉnh. Văn bản hướng dẫn của các cấp chính quyền, của ban, ngành chuyên môn, của ban chỉ đạo chương trình...
Tập huấn chuyên môn cho cán bộ điều phối chương trình xây dựng NTM.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Đối với cán bộ cấp tỉnh, huyện đào tạo riêng, tập trung theo lớp. Đối với cán bộ xã, thôn đào tạo riêng, tập trung theo lớp. Mỗi lớp từ 7 - 10 ngày.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng: Từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) bố trí hàng năm để thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng NTM.
Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) chủ trì phối hợp với các trường, cục, vụ, viện xây dựng kế hoạch để thực hiện. Trên
cơ sở đó có thể tính toán được số cán bộ các cấp trong tỉnh cần phải đào tạo, bồi dưỡng.
- Đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
Là địa phương đất chật, người đông, có tốc độ CNH, đô thị hoá nhanh, ruộng đất bị thu hẹp đáng kể, Bắc Ninh cần phải đẩy mạnh công tác dạy nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Đồng thời, chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Để giải quyết việc này, cần thực hiện: Khảo sát thực tế nhằm xác định rõ nhu cầu học nghề, ngành nghề phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của địa phương. Bổ sung, xây dựng, hoàn thiện các chính sách quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo, nhất là ở các địa phương bị thu hồi nhiều đất. Tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm. Hỗ trợ tổ chức sản xuất kinh doanh sau khi học nghề.
Bảng 4.2: Nhu cầu đào tạo cán bộ NTM tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị tính: số người
Đối tượng | Tổng số | Các năm | ||||||
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
Tổng cộng | 12123 | 2609 | 2606 | 2035 | 2035 | 1424 | 1414 | |
I | Cấp tỉnh | 213 | 45 | 42 | 35 | 35 | 28 | 28 |
1 | Ngành nông nghiệp | 63 | 15 | 12 | 10 | 10 | 8 | 8 |
2 | Các ngành khác | 150 | 30 | 30 | 25 | 25 | 20 | 20 |
I | Cấp huyện | 310 | 64 | 64 | 50 | 50 | 46 | 36 |
1 | Ngành nông nghiệp | 120 | 24 | 24 | 20 | 20 | 16 | 16 |
2 | Các ngành khác | 190 | 40 | 40 | 30 | 30 | 30 | 20 |
I | Cấp xã | 11600 | 2500 | 2500 | 1950 | 1950 | 1350 | 1350 |
1 | Ban quản lý | 1500 | 300 | 300 | 250 | 250 | 200 | 200 |
2 | Ban giám sát | 1100 | 200 | 200 | 200 | 200 | 150 | 150 |
3 | Ban phát triển thôn | 9000 | 2000 | 2000 | 1500 | 1500 | 1000 | 1000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Thực Hiện Tiêu Chí Hệ Thống Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Tỉnh Bắc Ninh
- Phương Hướng Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn Đến Năm
- Hoàn Thiện Cơ Chế Chính Sách, Hệ Thống Chỉ Đạo, Điều Hành, Quản Lý Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 20
- Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 21