Phát Triển Nền Nông Nghiệp Hàng Hoá Theo Hướng Gắn Liền Đa


- Củng cố và phát triển mạnh HTX nông nghiệp kiểu mới cho kinh tế hộ, từ đó tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa HTX với hộ nông dân trên cơ sở các hợp đồng kinh tế

- Đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản theo hướng: cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp có điều kiện; tổ chức lại các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả để chúng phát huy được vai trò chủ đạo, định hướng đối với quá trình phát triển KTNT.

- Tiếp tục duy trì và phát huy quyền tự chủ của kinh tế hộ nông dân nhưng phải đổi mới phương thức tổ chức sản xuất cho phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Do đó cần tiếp tục tiến hành “dồn điền, đổi thửa” , đặc biệt cần khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa mô hình kinh tế trang trại bằng việc hỗ trợ kỹ thuạt, đào tạo và bỗi dưỡng kiến thức sản xuất, kinh doanh cho các chủ trang trại, hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi

Ba là, ứng dụng rộng rãi những tiến bộ của KHCN vào sản xuất và dịch vụ nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá và sản phẩm ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.

Bốn là, đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động hộ nông dân và hộ ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn nhằm thay đổi trong nhận thức và ý thức làm giàu, vươn lên thoát nghèo của người dân nông thôn.

Những giải pháp cụ thể đối với từng ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn

là:

3.2.1.1. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng gắn liền đa

canh với thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nông thôn Nam Định với thế mạnh về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, kinh nghiệm truyền thống… rất phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Song, trong những năm gần đây, ở Nam Định chưa thực sự phát huy được thế mạnh đó một cách có hiệu quả. Do đó, đề thực hiện được giải pháp này, Nam Định cần phải giải quyết theo hướng sau:


Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định – Thực trạng và giải pháp - 12

* Đối với sản xuất lương thực:

Cùng với cả nước, Nam Định cần thực hiện phát triển nền nông nghiệp sinh thái, toàn diện và bền vững, tăng về khối lượng lương thực và các loại nông sản hàng hoá khác, đáp ứng tiêu dùng trong vùng, trong nước và thực hiện xuất khẩu ngày càng tăng. Để đảm bảo được yêu cầu đó, vẫn phải tăng diện tích cây lương thực. Biện pháp phát triển diện tích gieo trồng bằng tăng vụ; diện tích canh tác bằng khai hoang và quai đê lấn biển ở những địa phương có điều kiện. Điều chỉnh lại cơ cấu đất đai cho các loại cây trồng giảm tỷ trọng diện tích ruộng đất trồng cây lúa gắn với chính sách đảm bảo an toàn lương thực, tăng tỷ trọng diễn tích đất canh tác các loại cây trồng có giá trị cao trên đơn vị diện tích.; xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các vùng chuyên canh trồng lúa đặc sản xuất khẩu ở Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng… đáp ứng số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Trong thời gian vừa qua, việc phát triển lúa đặc sản còn mang tính tự phát và hạn chế ở từng khu vực nhỏ về cả diện tích và giá cả đã gây nhiều bất lợi cho cả người sản xuất và người tiêu thụ. Do đó, chính quyền tỉnh cần phối hợp với chính quyền các huyện phải nhanh chóng xúc tiến quy hoạch và xây dựng chiến lược tổng thể lâu dài về phát triển lúa đặc sản và lúa chất lượng cao thông qua việc thực hiện các dự án phát triển cây trồng để tăng khối lượng và giá trị nông sản hàng hoá. Việc này ở một số xã huyện trong tỉnh đã thực hiện, nhưng chưa trở thành phong trào rộng rãi trong huyện, trong tỉnh. Việc lập quy hoạch phát triển phải bao quát được toàn bộ các vấn đề liên quan và gắn kết chặt chẽ các khâu, từ sản xuất tới chế biến và tiêu thụ nông sản. Đồng thời tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo quản, chế biến, vận chuyển mang tính chất sản xuất hàng hoá.

* Về sản xuất rau quả và hoa các loại:

Rau xanh, hoa các loại cần được tăng cường phát triển mạnh ở các vùng chuyên canh ven các đô thị, đặc biệt coi trọng vụ rau, hoa mùa đông. Tăng tỷ trọng các loại rau có khả năng xuất khẩu như: dưa chuột, cà chua…;


ứng dụng công nghệ sản xuất rau sạch, bảo quản hoa tươi để xuất khẩu tại chỗ cho các khách sạn lớn ở các đô thị và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là một lợi thế mà Nam Định phải khai thác triệt để; vì vào thời điểm mùa đông các nước thuộc khí hậu hàn đới không sản xuất được rau, hoa các loại, trong khi đó nhu cầu của họ lại tăng lên.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây đậu, lạc là những cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trong vùng. Các địa phương xây dựng, phát triển thành các vùng chuyên canh để tiện lợi cho việc sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong các khâu chăm bón, thu hoạch, chế biến va bảo quản, tiêu thụ. Nhằm trước hết đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng, trong nước và xuất khẩu. Các địa phương giáp biển phát triển diện tích trồng cây cói, đay, vì đây cũng là những loại cây nguyên liệu có lợi thế cạnh tranh.

Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ở trong nước ngày càng tăng, đồng thời nhu cầu xuất khẩu cũng rất lớn. Trong khi đó, nông thôn Nam Định là nơi rất có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, lấy trứng... Do vậy, trong thời gian tới phải đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm nhất là tăng số lượng, chất lượng thịt xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư nông thôn trong tỉnh.

Chính quyền các cấp cần đầu tư vốn, hỗ trợ kỹ thuật, hình thành, phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thoát khỏi hoàn toàn kiểu sản xuất nhỏ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cần hướng các nguồn lực của mình vào dự án chăn nuôi như: dự án chăn nuôi lợn hướng nạc; gà lấy thịt, vịt lấy trứng, lợn sữa xuất khẩu…đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đổi mới, nâng cao khâu chế biến thức ăn, lai tạo giống hoặc nhập các loại giống mới có chất lượng cao, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thú y, bảo hiểm vật nuôi… Đầu tư cho cải tiến, nâng cấp hệ thống chăn nuôi; thực hiện chăn nuôi theo lối thâm canh, xoá bỏ chăn nuôi theo lối quảng canh, tận dụng.

* Về khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản


Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng để tăng cường đa dạng hoá sản suất hàng hoá ở Nam Định. Để phát triển sản lượng, chất lượng hàng hoá thuỷ hải sản, cần giải quyết tốt một số nội dung như: các huyện, xã tiếp giáp với biển, phải tăng đầu tư phát triển mạnh nghề đánh bắt xa bờ; xây dựng, phát triển các đội tàu trọng tải lớn, trang bị hiện đại, có hệ thống bảo quản sản phẩm trên tàu tốt để đi đánh xa bờ, ở trên biển dài ngày, đánh bắt những loại sản phẩm quý, chất lượng cao. Tích cực học hỏi và du nhập nghề nghiệp, các loại lưới đạt năng suất cao của nước ngoài. Các địa phương phải có cơ chế để khuyến khích thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho phát triển thuỷ sản. Đồng thời, cần ban hành khung giá thuê đất, mặt nước phù hợp và ổn định lâu dài để phát triển các nông hộ, trang trại, nuôi cá, tôm trên cả 3 mặt nước; tổ chức lại công nghệ chế biến thuỷ hải sản và dịch vụ trên bờ, cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở cho ngành thuỷ sản như xây dựng cảng cá

- neo đậu Thịnh Long. Hướng chủ yếu là đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị công nghệ chế biến tạo ra các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường; tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu của thị trường đồng thời có kế hoạch, cơ chế đầu tư ưu đãi cho phát triển các loại giống nuôi trồng thuỷ hải sản có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

3.2.1.2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn

Trình độ phân công lao động xã hội được thể hiện thông qua sự phát triển của các ngành nghề cụ thể. Để chuyển dịch CCNKTNT theo hướng phù hợp với điều kiện, khả năng của Nam Định thì những năm trước mắt, cũng như trong suốt giai đoạn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải thực hiện phát triển mạnh mẽ ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn

* Đối với phát triển công nghiệp nông thôn.

Như đã phân tích ở chương 2, công nghiệp nông thôn ở Nam Định trong những năm qua, phát triển chưa mạnh, tỷ lệ giá trị và sản lượng thấp,


sản phẩm chất lượng chưa cao, nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Nhưng hiện nay, với điều kiện hết sức thuận lợi của việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp ở các huyện, xã, là cơ sở để phát triển công nghiệp nông thôn. Để lợi dụng khả năng “thu hút” và “lan toả” của các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, chính quyền cấp huyện và xã cần chủ động đầu tư và có những chính sách phù hợp để hình thành và phát triển kịp thời các xí nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh, gia công một số chi tiết hay cụm chi tiết, bộ phận máy, lắp ráp một số máy móc phục vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn. Tạo điều kiện cho các trung tâm ở nông thôn phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Các trung tâm này dần trở thành các trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi khu vực nông thôn, đó sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới cơ cấu lao động ở nông thôn.

Phát triển công nghiệp chế biến gắn với nguyên liệu tại chỗ, chú ý đến công nghệ chế biến các loại quả hộp, thịt hộp, cá hộp…. Tiếp tục đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng nâng cao công suất các doanh nghiệp chế biến hiện có trên địa bàn. Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở chế biến đầu tư mở rộng các cơ sở thu mua, chế biến hàng nông hải sản, thực phẩm cho các vùng nghyên liệu tập trung ở nông thôn, vùng ven biển.

Những đối tượng có điều kiện, tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo cần tiếp tục được khuyến khích để họ mở rộng quy mô sản xuất, nhưng cần chú ý hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giá thành phù hợp.

* Khuyến khích phát triển mạnh các ngành nghề, làng nghề truyền thống, mở mang tiểu thủ công nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống, các địa phương cần tạo điều kiện cho các ngành nghề, làng nghề có sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa công nghệ truyền thống với công


nghệ hiện đại. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các làng nghề, ngành nghề đầu tư sản xuất theo chiều sâu, nâng cao trình độ kỹ thuật- sản xuất, tăng sức cạnh tranh… bằng những biện pháp cụ thể như: giải quyết vốn cho các chủ sản xuất phù hợp với số lượng, thời gian, lãi suất; cử những cán bộ chuyên môn giỏi làm tư vấn cho các chủ sản xuất ở các làng nghề trong việc đổi mới công nghệ sản xuất; có biện pháp đào tạo nghề cho đội ngũ lao động trẻ kế tiếp; tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài.

Khuyến khích các làng nghề mạnh dạn chuyển đổi mẫu mã, chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc đổi mới công nghệ để có thể tham gia sản xuất một số linh kiện đơn giản, làm vệ tinh cho các cơ sở sản xuất của Nhà nước, công ty liên doanh…

Đồng thời, chính quyền các địa phương trong tỉnh cần tạo điều kiện bố trí mặt bằng sản xuất cho các chủ sản xuất phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất của họ. Song, cần chú ý đến cảnh quan, môi trường của làng nghề, bảo đảm sức khoẻ cho mọi người. Có chính sách thuế ưu đãi để động viên, kích thích sự phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn.

3.2.1.3. Coi trọng sự phát triển ngành dịch vụ ở nông thôn.

Để phát triển dịch vụ ở nông thôn Nam Định, cần giải quyết cấp bách và triệt để một số nội dung cơ bản:

* Dịch vụ về vốn ở nông thôn: Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cần có biện pháp cụ thể thay đổi về thủ tục, thời hạn và lãi suất cho vay vì hiện nay, vấn đề này còn nhiều vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp. Phát triển mạnh quỹ tín dụng nhân dân, đồng thời nếu có điều kiện phát triển thành hệ thống HTX tín dụng ở nông thôn, nhằm giúp đỡ người sản xuất tránh được hiện tượng vay nặng lãi hoặc mất thời cơ trong sản xuất.

* Dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất:


Đẩy mạnh xây dựng, phát triển các HTX dịch vụ hoặc tạo điều kiện về vốn cho các nông hộ có điều kiện, kinh nghiệm phát triển hoạt động này phục vụ cho nông nghiệp, môi trường. Trên thực tế, nhu cầu về nguyên vật liêu, vật tư hiện nay ở Nam Định rất lớn, đặc biệt ở các làng nghề truyền thống, các địa phương phát triển mạnh kinh tế trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

* Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi:

Các dịch vụ kỹ thuật như: chế biến thức ăn gia súc, gia cầm; chế biến nông sản, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt… cần được chính quyền cấp huyện hoặc xã đảm nhiệm là cơ bản, ngoài ra có thể sử dụng tư nhân nhưng phải đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền cơ sở.

* Dịch vụ về du lịch:

Mặc dù Nam Định không phải là địa phương có lợi thế nổi trội trong việc phát triển du lịch nhưng các địa phương trong tỉnh vẫn có điều kiện và tiềm năng về phát triển du lịch nếu biết tận dung khai thác những lợi thế về sinh thái, văn hoá, lịch sử lễ hội…

Cần ưu tiên đầu tư tu bổ, tôn tạo các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử các công trình văn hoá đặc sắc để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, chú ý các hình thức du lịch thăm quan, hội hè, nghỉ mát, du lịch biển, du lịch trên sông…

Những giải pháp cơ bản nêu trên đều có chung một mục đích làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và cả cơ cấu lao động nông thôn ở Nam Định.

3.2.2. Phát triển mạnh mẽ kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại và hợp tác xã kiểu mới. Đồng thời đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa nông hộ, trang trại, hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác.

* Về phát triển kinh tế nông hộ:

Trong những năm tiếp theo, sự gia tăng của lượng nông hộ ở Nam Định sẽ là không đáng kể nhưng điều ta cần quan tâm đối với loại hình kinh tế này


là làm thế nào để nâng cao tính hiệu quả kinh tế – xã hội và vai trò của nó đối với phát triển KTNT. Chính vì vậy, sự phát triển của kinh tế nông hộ trong giai đoạn tiếp theo phải theo định hướng: vượt qua nghèo đói để vươn lên giàu có, để kinh tế nông hộ ngang tầm với yêu cầu hiện đại hoá nông nghiệp, văn minh hoá nông thôn, tri thức hoá nông dân. Đẩy nhanh tốc độ phát triển của kinh tế nông hộ từ chỗ thuần nông với sản phẩm thô lên sản xuất gắn với chế biến, bảo quản, vận chuyển để có khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Để làm được điều đó, cần thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, muốn có kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá - đơn vị kinh tế tự chủ phát triển bền vững, nó cần có sự hội đủ những điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như đất đai, lao động, vốn, KHCN, thị trường. Để giải quyết được vấn đề này cần phải:

- Tiếp tục thực hiện tích tụ và tập trung sản xuất thông qua “dồn điền, đổi thửa”

- Từng bước rút bớt lao động nông thôn ra khu vực khác để người lao động có việc làm, tăng năng suất và nâng cao thu nhập

- Nâng cao khả năng tích luỹ và tiết kiệm của kinh tế nông hộ bằng chính sách điều tiết tài chính của Nhà nước, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận dễ dàng với tín dụng

- Kết hợp tốt giữa sản xuất với chế biến bảo quản vận chuyển nông sản hàng hoá

Hai là, cần có quan điểm đúng đắn, phù hợp và thống nhất đối với vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn và kinh tế nông hộ nói riêng, cụ thể là:

- Khuyến khích các nông hộ phát huy trình độ tay nghề theo phương châm “giỏi nghề gì làm nghề đó”. Trên cơ sở đó đa dạng hoá hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế nông hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí