Quan Điểm, Định Hướng, Mục Tiêu Chủ Yếu Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Đến Năm 2025 Và Tầm


- Hai. Thiếu gắn kết thật sự trong liên kết vùng, tiểu vùng


Việc liên kết giữa các tỉnh trong Vùng với nhau, với các tỉnh thành vùng ĐBSCL chưa thật triệt để mà còn rời rạc, chia cắt trong hầu hết các lĩnh vực như quy hoạch, kế hoạch; nông, lâm nghiệp và thủy sản; tài nguyên và môi trường; xúc tiến đầu tư; tài chính; giao thông vận tải; xây dựng; giáo dục và đào tạo; đào tạo nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ…làm phân tán nguồn lực. Thiếu gắn kết thật sự trong liên kết vùng, tiểu vùng làm suy giảm khả năng sản xuất hiệu quả, chồng chéo thậm chí phương hại lẫn nhau trong sử dụng tài nguyên, trong thị trường là những vấn đề hạn chế khả năng tiếp cận TDNH, ảnh hưởng đối với tang cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Ba. Thiếu kế hoạch chung thực hiện thống nhất mang tính nguyên tắc


Các kế hoạch tổng thể của Chính phủ, của các bộ, ngành về phát triển Vùng KTTĐ và ĐBSCL chưa được các tỉnh thống nhất với nhau một cách triệt để để tập trung các nguồn lực thực hiện thống nhất nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.

[ii] Đối với quản lý vĩ mô nói chung


- Một là, nguyên nhân do thiếu một chiến lược cũng như kế hoạch thực tế, hữu hiệu phát triển nguồn nhân lực cho KTNo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Tại hội nghị “Tổng kết phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra nhận định giáo dục ở ĐBSCL vẫn là vùng trũng so với cả nước. Ngoại trừ Trường Đại học Cần Thơ, phần còn lại từ mầm non cho đến tiểu học, các trường phổ thông, đào tạo nghề, trung cấp, đại học về cơ bản còn nhiều bất cập [30]. Trong quá trình phát triển KTNo hiện đại rào cản lớn nhất hiện nay vẫn là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu nhân lực trình độ cao. Tính đến quý II/2016, số người có việc làm của ĐBSCL là hơn 10 triệu người, tăng 133 nghìn người so với năm 2013 và tăng 190 nghìn người so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 10,4%; tỷ lệ thiếu việc làm chiếm 6% và thất nghiệp là 2,42%, như vậy có đến 80,6% lao động nông nghiệp hiện nay chưa qua đào tạo [142]; tình hình nguồn nhân lực Vùng KTTĐ cũng tương tự. Thiếu một chiến lược, một kế hoạch thực tế, hữu hiệu phát


Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 20

triển nguồn nhân lực cho KTNo là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Hai là, nguyên nhân từ tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ còn những bất cập


Tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ cũng như của ĐBSCL vẫn còn lung túng bị động trước tác động lớn của biến đổi khí hậu, của hiện tượng La Nina, El Nino và sự sói mòn, sạt lở, bồi đắp lòng sông, bờ biển ngày càng phức tạp hơn. Bên cạnh đó tài nguyên nước ngày càng khan hiếm, cơ cấu nguồn nước thay đổi giữa các loại nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nước phèn; nguồn đất và cơ cấu đất cũng tương tự. Tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ chưa thật sự chú trọng lợi thế so sánh tự nhiên. Do đất đai các tỉnh ĐBSCL khá màu mỡ, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi nên nuôi gì cũng được nhất là tôm cá, trồng gì cũng được nhất là lúa, cây ăn trái… gây nên sự ngộ nhận là lợi thế, do đó mà hầu như các tỉnh, tiểu vùng đều có cơ cấu KTNo na ná nhau. Tái cơ cấu KTNo Vùng chưa chú trọng đảm bảo tính bền vững nên cơ cấu lao động còn bất hợp lý, khan hiếm lao động kỹ thuật cao, cơ cấu sản phẩm bấp bênh lúc thừa, lúc thiếu chưa gắn với thị trường. Tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ chưa thực sự coi trọng liên kết với tiểu vùng, với ĐBSCL, với Vùng KTTĐ phía Nam. Vì liên kết còn lỏng lẻo, hình thức nên không tránh khỏi những chồng chéo, chia cắt không đáng có, gây thiệt hại, chậm trễ trong phát triển. Biểu hiện như tỉnh nào cũng muốn có bến cảng, sân bay, nhà máy điện… Đây là nguyên nhân quan trọng hạn chế phát triển KTNo và hạn chế tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Ba là, nguyên nhân hạn chế do đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế dàn trải, thiếu sự đột phá cần thiết

Cho đến nay chưa có sự đầu tư nào mang tính đột phá để tạo nên sự phát triển “thần kỳ” đúng nghĩa của nó. Những đầu tư về cơ sở hạ tầng kinh tế thời gian vừa qua đã mang lại những kết quả nhất định đối với Vùng KTTĐ và ĐBSCL, tuy nhiên vẫn chưa thực sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư nội Vùng với liên vùng, chưa có đầu tư mang tính chuỗi công trình trọng điểm nên các công trình vẫn chỉ phát huy mang tính “đơn lẻ”. Đây là nguyên nhân hạn chế tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.


- Bốn là, nguyên nhân hạn chế do chưa chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới phát triển KTNo công nghệ cao

Chưa tạo được những kết quả nghiên cứu khoa học thực sự để hình thành tư duy mới trong việc phát triển KTNo công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong xử lý nguồn nước, nguồn đất, con giống vật nuôi cây trồng, sạt lở, bồi đắp, việc hình thành những ngành nghề mới thích nghi với biến đổi khí hậu cũng hạn chế. Đó chính là nguyên nhân hạn chế phát triển KTXH và hạn chế việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong thời gian qua.

- Năm là, nguyên nhân từ thiếu phương thức huy động tổng lực các nguồn tài chính phát triển KTNo Vùng KTTĐ

Chưa chú trọng huy động tổng lực nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vay nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế, khu vực, vốn ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức), FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài), vốn trong nước, vốn tích lũy, vốn xã hội hóa. Các nguồn vốn còn rời rạc, chưa tạo được sự tổng hợp đầu tư đồng bộ phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Các tổ chức tài chính vi mô, phát hành giấy tờ có giá có mục đích chưa được phát huy. Các nguồn vốn “phi chính thức” vẫn chưa được xem xét để đưa vào phục vụ phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Nguyên nhân này đã ảnh hưởng đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

- Sáu là, nguyên nhân do thiếu ngân hàng chủ lực thật sự chuyên sâu cho vay phát triển KTNo

Hầu như các nước có nền nông nghiệp là chủ yếu bao giờ cũng có một ngân hàng chủ lực cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được Nhà nước quan tâm tập trung các nguồn vốn, như Ngân hàng BAAC chẳng hạn. Ngân hàng này có vị thế, vai trò quan trọng được tập trung nguồn vốn dồi dào và chỉ chuyên huy động vốn và cho vay nông nghiệp nông thôn, chuyển tải những ưu đãi của Nhà nước đến nông nghiệp nông thôn nên đạt được những thành tựu đáng kể góp phần thúc đẩy nông nghiệp Thái Lan ở vị hàng đầu Đông Nam Á. Nước ta có Ngân hàng Agribank


được coi là ngân hàng thực hiện cho vay nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên do chưa có cơ chế phù hợp nên Aribank cũng hoạt động với tư cách NHTM kinh doanh tổng hợp nên chưa thể tập trung đóng vai trò thực sự là ngân hàng chuyên sâu cho vay nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế tăng cường cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta và Vùng KTTĐ.

- Bảy là, chưa thiết lập được khu công nghiệp nông nghiệp


Để phát triển công nghiệp thường các nước và Việt Nam xây dựng các khu công nghiệp và mời chào các doanh nghiệp vào khu công nghiệp để sản xuất với các tiện ích, nhất là mặt bằng và sự kết nối chuỗi giá trị, bảo vệ môi trường. Ở ĐBSCL hầu như tỉnh nào cũng có khu công nghiệp nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp thì chưa có một khu nào đúng nghĩa là khu nông nghiệp có tầm vóc như khu công nghiệp cả (ngoại trừ khu công nghệ cao của Cần Thơ, khu tôm, cua giống của Cà Mau do nhà máy thép Việt – Úc đầu tư). Tuy nhiên những khu công nghệ cao này vẫn mang tính đơn điệu chưa có được quy mô lớn cần thiết để có thể phát triển quy mô lớn. Do vậy nếu hình thành được khu công nghiệp nông nghiệp với hàng ngàn, hàng trăm ngàn ha thì có thể giải được bài toán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, kỹ thuật lạc hậu, chi phí sản xuất cao, sản phẩm kém năng lực cạnh tranh cho KTNo Vùng KTTĐ. Đây cũng là là một trong những nguyên nhân hạn chế tăng cường cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta và Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

- Tám là, nguyên nhân thiếu một sự trực tiếp điều phối chung có hiệu lực đối với Vùng KTTĐ và ĐBSCL

Vùng KTTĐ không phải là một cấp chính quyền, không phải đặc khu kinh tế, do vậy tìm được một tiếng nói chung trong ngổn ngang những việc lớn là khó khăn. Thiếu “nhạc trưởng” nên phát sinh lợi ích cục bộ là khó tránh khỏi. Do vậy cần có một tổ chức có đủ thẩm quyền để trực tiếp điều phối chung nhằm tạo nên sự thống nhất trong hành động chung vì một Vùng KTTĐ với vai trò động lực phát triển ĐBSCL và nền kinh tế. Thiếu một sự trực tiếp điều phối chung có hiệu lực đối với Vùng KTTĐ và ĐBSCL là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.


- Chín là, nguyên nhân hạn chế do chính sách phát triển KTNo còn thiếu đồng bộ và chưa thật sự đi vào cuộc sống

Theo Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án thành lập Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm đảm đương vai trò động lực phát triển KTNo của ĐBSCL [87]. Từ đó đến nay đã có nhiều văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ngành đã được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý, tạo nguồn lực cho việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Vùng KTTĐ này. Riêng quy hoạch hiện có tới hơn 2.500 quy hoạch cho ĐBSCL [8]. Nhìn chung do quá nhiều chính sách, quy hoạch nên dẫn đến không chỉ chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau mà còn không kịp tổ chức thực hiện. Chẳng hạn những chính sách về TDNH, ruộng đất, hạn điền, giao thông, thủy lợi, công nghệ, thị trường … không ít nội dung vẫn chưa đi vào cuộc sống. Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong thời gian qua.

[iii] Đối với Ngân hàng Nhà nước


NHNN đã để lại nhiều dấu ấn thành công trong hoạt động. Tuy nhiên hiện nay có hai vấn đề trở ngại nổi trội đó là: Một, tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng còn hạn chế, thiếu sự thống nhất cần thiết trong liên kết hoạt động bền vững và Hai là, sự thiếu đồng bộ và khai thác công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, làm xuất hiện nhiều khe hở kỹ thuật, làm suy yếu việc ứng dụng công nghệ tin học trong hiện đại hóa ngân hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân chưa buộc được các NHTM thực hiện dành một phần vốn huy động cho vay KTNo, chưa có ngâng hang chuyên biệt đối với KTNo dẫn đến hạn chế việc tăng cường TDNH phát triển KTNo nói chung Vùng KTTĐ nói riêng.


Kết luận chương 2


Trong chương này đề tài luận án giới thiệu tổng quát thực trạng Vùng KTTĐ về đặc điểm kinh tế, cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số, nguồn nhân lực, thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng kinh tế, quá trình đô thị hóa, thực trạng khảo sát các yếu tố KTXH tác động đến TDNH, những thành tựu, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân hạn chế phát triển KTNo Vùng KTTĐ thời gian qua. Luận án phân tích các nội dung về huy động vốn và sử dụng vốn phát triển KTNo trên các khía cạnh tương ứng là thời gian, thành phần kinh tế, tín dụng tác động đối với nội bộ KTNo và chỉ ra những vấn đề cần quan tâm đối với TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ gồm: [i] Nhóm hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với bản thân các NHTM: Những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế nguồn vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về quan niệm, phương thức cho vay và việc sử dụng công cụ lãi suất, về hoạt động hạn chế rủi ro cho vay, về kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng, về quy trình, hồ sơ thủ tục cho vay và hoạt động kiểm tra kiểm soát, xử lý nợ xấu và TSĐB của NHTM Vùng KTTĐ. [ii] Nhóm hạn chế và những nguyên nhân hạn chế đối với khách hàng: Sự yếu kém về trình độ nguồn nhân lực, về năng lực tài chính và về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển KTNo công nghệ cao Vùng KTTĐ. [iii] Nhóm hạn chế và những nguyên nhân hạn chế từ phía quản lý vĩ mô gồm những hạn chế từ địa phương, trung ướng và ngân hàng: thiếu kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, về tái cơ cấu KTNo, về thiếu sự điều hành chung, về đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, về nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới, về huy động tổng lực các nguồn tài chính, về chính sách, cơ chế chưa đi vào cuộc sống thực tế, về việc chưa đảm bảo được tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng, sự thiếu đồng bộ trong khai thác công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Cùng với kết quả nghiên cứu của các chương trước, kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở chủ yếu để luận án đưa ra các giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được trình bày trong chương 3.


Chương 3


Giải pháp và khuyến nghị tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030


3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

3.1.1. Những vần đề cơ bản về chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long


Khu vực ĐBSCL là địa bàn rộng và đông dân cư thứ hai trong các vùng kinh tế của Việt Nam. Diện tích tự nhiên 40.548,2 km2, chiếm 12,26% diện tích cả nước. Diện tích đất nông nghiệp của ĐBSCL lên tới 3,8 triệu ha chiếm 27,2% diện tích đất nông nghiệp cả nước, trong đó diện tích trồng lúa chiếm 52%. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước, trong đó chiếm hơn 50% giá trị sản lượng lúa, 70% giá trị sản lượng trái cây, 90% giá trị gạo xuất khẩu và gần 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Tổng dân số của ĐBSCL năm 2016 khoảng 18 triệu người, chiếm 19,6% cả nước. Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê Kông với khí hậu cận xích đạo ôn hòa, ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, đặc biệt đối với các sản phẩm đặc trưng như thủy hải sản, cây ăn trái, lúa gạo chất lượng cao. ĐBSCL còn có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Kông [4,142].

Nhận rõ ưu thế, tiềm năng, vai trò, vị trí và những vấn đề thực tế đặt ra của ĐBSCL, Chính phủ đã có nhiều chính sách phát triển KTXH vùng ĐBSCL, trong đó mốc đáng nhớ là Quyết định số 99-TTg ngày 09 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 về phát triển thủy lợi, giao thông, xây dựng nông thôn vùng ĐBSCL nhằm phát triển toàn diện sản xuất, xây dựng KTXH ổn định đời sống nhân dân vùng ĐBSCL theo hướng CNH, HĐH [86]. Ngày 15 tháng 01 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng


vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 [90]. Nội dung Quyết định tập trung nêu ba vấn đề: bối cảnh, định hướng xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL đến 2030 – Tầm nhìn 2050 và kế hoạch thực hiện. Theo đó mục tiêu phát triển vùng ĐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, trở thành vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thủy sản, cây ăn trái của quốc gia; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông, thủy sản cho thị trường thế giới; là trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản … và là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh [90]. Tại Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26-27 tháng 9 năm 2017 ở Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đã nêu lên “ba quan điểm phát triển ĐBSCL là: Thứ nhất, kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng trên cơ sở chủ động thích ứng, chuyển hoá được những thách thức, biến thách thức thành cơ hội, bảo đảm được cuộc sống ổn định và khá giả của người dân cũng như bảo tồn được những giá trị truyền thống, văn hoá của ĐBSCL. Thứ hai, thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ số lượng sang chất lượng gắn với chuỗi giá trị; từ sản xuất nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ và công nghệ cao. Chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp. Thứ ba, tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, phát triển bền vững theo phương châm chủ động sống chung với lũ, sống chung với mặn, khô cạn, thiếu nước, phù hợp với điều kiện thực tế” [42]. Từ kết quả mang tính chất quốc tế của Hội nghị này Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết này là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Theo đó “tầm nhìn đến năm 2100 đảm bảo cho ĐBSCL phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng, trên cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023