Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Tại Thời Điểm Năm 2001


chiếm 0,28%, trang trại chăn nuôi có 1 chiếm 0,28%, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có 339 , chiếm 98,55%, trang trại kinh doanh tổng hợp có 1chiếm 0,29%.[41] Nhưng đến năm 2004, tổng số trang trại đã lên đến 761 trang trại, trong đó trang trại trồng cây là 10 trang trại, chiếm 1,3%; trang trại chăn nuôi tăng rất nhanh với 241 trang trại, chiếm 31,6%; trang trại chăn nuôi thuỷ sản là 509, chiếm 66,8%.[1-2]

Kinh tế trang trại ở Nam Định chủ yếu là trang trại gia đình, thực hiện sản xuất và kinh doanh chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2001, quy mô các trang trại còn nhỏ, bình quân một trang trại sử dụng khoảng 6,7 ha đất và mặt nước, có khoảng từ 6 –8 lao động, 190 triệu đồng vốn sản xuất.

Bảng 2.16. Tình hình phát triển kinh tế trang trại tại thời điểm năm 2001


Trang trại

trồng trọt

Trang trại

chăn nuôi

Trang trại nuôi

trồng thuỷ sản

Số trang trại

3

1

399

Diện tích sử dụng (ha)

4,63

---

6,78

Bình quân lao động (người)

8

4

6,16

Số vốn đầu tư (triệu đồng)

71,63

100,00

190,16

Doanh thu bình quân (triệu đồng)

96,20

683,00

147,24

Thu nhập bình quân (triệu đồng)

36,60

67,00

55,06

Giá trị hàng hoá bán ra (triệu đồng)

85,00

675

142,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định – Thực trạng và giải pháp - 9

Nguồn: 41

Nếu so sánh với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì số lượng các trang trại là chưa nhiều nhưng nó đã đóng góp vai trò quyết định trong việc sản xuất ra những nông sản hàng hoá như: lợn, gà, vịt, bò, hoa, cây cảnh, thủy sản và giải quyết được nhiều vấn đề ở khu vực nông thôn.

Các trang trại đã thu hút được một lực lượng lao động nông thôn, giải quyết công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho họ. Đến nay, các trang trại đã sử dụng khoảng trên 2000 lao động, trong đó khoảng 30% là lao động của hộ


chủ trang trại và 70% còn lại là lao động thuê mướn ngoài [41]. Do tính chất thời vụ của sản xuất nên lao động thuê ngoài của các trang trại chủ yếu là lao động thời vụ. Mặc dù, số lượng lao động làm việc ở các trang trại là chưa nhiều nhưng cũng đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn ở nông thôn, từ đó tăng thêm thu nhập cho một bộ phận người lao động. Tuy các trang trại mới ra đời và phát triển, một số trang trại mới thành lập còn đang trong thời kỳ xây dựng nhưng hàng năm các trang trại đã sản xuất được khối lượng nông sản hàng hoá tương đối lớn, giá trị hàng hoá và dịch vụ bán ra bình quân một trang trại vào khoảng 150 triệu đồng, đem lại thu nhập bình quân cho một trang trại khoảng 60 triệu đồng. [41]

Bên cạnh sự đầu tư giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn qua các chương trình, dự án, việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Nam Định chủ yếu khai thác các lợi thế của địa phương và nội lực về vốn của bản thân các chủ trang trại. Chẳng hạn, ở Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Hải Hậu phát triển nhiều các trang trại nuôi trồng thuỷ sản, Trực Ninh, Mỹ Lộc lại phát triển trang trại chăn nuôi.

Sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại ở Nam Định biểu hiện rõ tính tích cực của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là nhân tố quan trọng để nhanh chóng xoá bỏ kiểu sản xuất nhỏ, manh mún, tự cấp tự túc vốn đã ăn sâu vào nông thôn Nam Định từ nghìn đời nay sang phát triển sản xuất hàng hoá, từng bước phát triển kinh tế thị trường. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã ưu việt hơn hẳn kinh tế hộ nông dân, đẩy nhanh việc áp dụng những tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, nâng cao hiệu quả sản xuất; tạo ra nhiều sản phẩm nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; khai thác và phát huy được tiềm năng và lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên; giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn và góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.


Như vậy, phát triển KTNT theo mô hình kinh tế trang trại là đúng hướng, phù hợp với trình độ của LLSX, và chứng tỏ rằng: Kinh tế trang trại vừa có nhu cầu, vừa có năng lực thực hiện.

2.2.3.3. Hợp tác xã phát triển theo hướng dịch vụ cho kinh tế hộ.

Sự phát triển của mô hình HTX theo hướng dịch vụ cho kinh tế hộ cũng là một nét mới trong quá trình phát triển KTNT ở Nam Định và nước ta, đánh dấu bước phát triển mới về QHSX trong nông nghiệp, nông thôn của quá trình CNH, HĐH đất nước.

Theo thống kê, kể từ khi luật HTX đựơc ban hành năm 1997 đến nay, ở Nam Định đã có 312 HTX nông nghiệp được chuyển đổi và thành lập mới. Thời gian qua, thông qua các hoạt động dịch vụ, các HTX đã giúp nông dân từng bước tiếp cận với những tiến bộ mới về KHCN, với thị trường. Hoạt động của các HTX dịch vụ bước đầu đem lại hiệu quả, củng cố lòng tin của các xã viên và hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển trên các lĩnh vực: dịch vụ thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, tín dụng, cung cấp vật tư, phân bón, làm đất…với giá cả hợp lý mà HTX vẫn có lãi, thu nhập của xã viên được nâng lên. Thu nhập của các HTX sau khi được chuyển đã tăng lên rõ rệt. Năm 2001, số lượng các HTX có thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng là 89 HTX, từ 50 đến 100 triệu đồng là 54 HTX, từ 100 đến 500 triệu đồng là 43 HTX.

Bảng 2.17. Tình hình hợp tác xã nông nghiệp tại thời điểm năm 2001



Số lượng HTX

Cơ cấu HTX (%)

HTX làm đất

148

47,44

HTX giống cây trồng

235

75,32

HTX thuỷ nông

309

99,04

HTX bảo vệ thực vật

299

95,83

HTX tiêu thụ sản phẩm

15

4,81

HTX cung ứng vật tư

227

72,76

Nguồn: 41

Như vậy, sự phát triển của HTX theo hướng dịch vụ cho kinh tế hộ đã tạo nên sự gắn kết chặt chẽ các loại hình sản xuất kinh doanh ở nông thôn


Nam Định, góp phần thúc đẩy KTNT phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, là bước tiến quan trọng trong tổ chức quản lý sản xuất ở khu vực nông thôn, khẳng định một bước tiến mới trong quá trình điều chỉnh, củng cố và hoàn thiện QHSX phù hợp với yêu cầu phát triển LLSX và cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, nông thôn ở Nam Định nói riêng và nước ta nói chung.

Tóm lại, sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực của kinh tế hộ, sự hoạt động ngày càng hiệu qủa của kinh tế trang trại và HTX nông nghiệp ở Nam Định những năm qua đã thực sự đưa KTNT Nam Định thoát ra khỏi “cái vỏ bọc” của nền kinh tế tự nhiên, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhờ có sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của các mô hình tổ chức, quản lý kinh tế đó đã góp phần phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết việc các vấn đề xã hội, xây dựng nông thôn mới.

2.2.4. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn có nhiều tiến bộ, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới.

Đến nay, ở Nam Định 100% số xã có hệ thống lưới điện quốc gia nên 100% số hộ nông dân được dùng điện. Mạng lưới giao thông nông thôn phát triển, các tuyến đường liên huyện, liên xã được nhựa hoá 100%, đường liên thôn đã gần như được bê tông hoá trong toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho vận tải, lưu thông hàng hoá, đi lại của bà con nông dân. Hệ thống thông tin liên lạc có bước phát triển nhanh chóng, 100% xã có bưu điện văn hoá, có đường truyền Internet, số hộ có điện thoại cũng ngày càng nhiều ở các thôn/làng.[38-5]

Bảng 2.18. Một số chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng nông thôn tại thời điểm năm 2001


Tổng số xã được sử dụng

Tỷ lệ (%)

Điện phục vụ sản xuất và sinh

hoạt

201

100

Đường ôtô đến trung tâm

201

100

Trạm bưu điện

186

92,54


Bưu điện văn hoá

201

100

Trạm y tế

201

100

Nhà trẻ, mẫu giáo

201

100

Trường tiểu học, THCS

201

100

Thư viện

16

7,96

Hệ thống truyền thanh

196

97,51

Nhà văn hoá

82

40,80

Nguồn: 41

Cùng với sự phát triển về cơ sở hạ tầng kinh tế là sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội. Quy mô giáo dục phát triển, chất lượng giáo dục được nâng lên, đã có gần 200 xã xây dựng được trung tâm học tập cộng đồng. Mạng lưới y tế cũng được chú trọng củng cố, phát triển, đã có 140/210 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế., 63% số hộ nông dân có nước hợp vệ sinh để sinh hoạt.[38-5]

Những năm qua, bộ mặt nông thôn Nam Định cũng có nhiều khởi sắc, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư“ đạt kết quả tốt. Đã có 270 làng (chiếm 9,1% số làng trong toàn tỉnh) đạt tiêu chuẩn văn hoá cấp tỉnh. Đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, xuống còn 6,8% năm 2005.[38-3,12]

Có được những thành tựu nổi bật trên đây về phát triển KTNT ở Nam Định, theo chúng tôi là do một số nguyên nhân sau đây:

Một là, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, kinh tế đất nước liên tục tăng trưởng ở mức cao, chính trị và xã hội tương đối ổn định. Sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của Trung ương và sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp có hiệu quả của các bộ, các ngành Trung ương và địa phương. Tiếp tục đường lối đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ IX đó quyết định đường lối, chiến lược phỏt triển kinh tế xó hội của đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh CNH, HĐH, đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nụng nghiệp, nụng thụn, phỏt triển toàn diện nụng, lõm, ngư nghiệp gắn với cụng nghiệp chế biến nụng, lõm, thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nụng thụn. Cụ thể hoỏ Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị TW5 (Khoỏ IX) (3-2002) đó ra 3 Nghị quyết quan trọng


liờn quan trực tiếp đến nụng nghiệp và nụng thụn. Đó là “Đẩy nhanh CNH, HĐH nụng nghiệp, nụng thụn thời kỳ 2001-2010”; “Tiếp tục đổi mới và nõng cao hiệu quả của kinh tế tập thể” và “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chớnh sỏch, khuyến khớch và tạo điều kiện phỏt triển kinh tế tư nhõn”. Nhiều cơ chế và chớnh sỏch mới của Đảng, Nhà nước về nụng nghiệp và nụng thụn ban hành năm 2000 và 2001 đó phỏt huy tỏc dụng tớch cực tạo ra động lực tinh thần và sức mạnh vật chất thỳc đẩy quỏ trỡnh CNH, HĐH nụng nghiệp, nụng thụn. Đó là những thuận lợi rất cơ bản hơn hẳn cỏc thời kỳ trước đây. Những thuận lợi đó kết hợp với tiềm lực kinh tế mới của đất nước tạo ra trong 15 năm đổi mới đó, đang và sẽ tạo thờm nguồn lực mới thỳc đẩy KTNT phát triển nhanh chóng

Hai là, đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng ta đã được vận dụng một cách sáng tạo, nhanh chóng được cụ thể hoá trong đường lối phát triển kinh tế

– xã hội của Nam Định nói chung, trong phát triển KTNT nói riêng bằng những chính sách, Nghị quyết của Đảng bộ Nam Định. Chẳng hạn, sau khi Chính phủ có Quyết định 80 (ngày 24/6/2000) về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá, tỉnh Nam Định đã triển khai ngay một số chương trình như: chương trình lúa hàng hoá chất lượng cao; chương trình phát triển lợn có tỷ lệ nạc cao và lợn sữa xuất khẩu; chương trình sản xuất cây vụ đông phục vụ chế biến xuất khẩu….Và cộng với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, sự vận dụng sáng tạo các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh cũng như của các cấp, ngành trong tỉnh.

Ba là, nhờ có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các hiện tượng thiên tai, dịch bệnh có phần nào đỡ gay gắt, phức tạp hơn. Đồng thời, với sự nỗ lực to lớn, chủ động phòng chống thiên tai của các hộ dân, chính quyền cơ sở đã ngày càng tốt hơn nên đã hạn chế được rất nhiều thiên tai, sâu bệnh gây ra, nhờ đó góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển KTNT.


Bốn là, Đảng và chính quyền từ tỉnh đến huyện, các xã đã biết kết hợp sự tranh thủ giúp đỡ của Trung ương với phát huy nội lực, tiềm năng lợi thế của địa phương. Đặc biệt, Đảng bộ Nam Định đã đề ra được nhiều cơ chế, chính sách trong việc cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, thu hút được nhiều nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề vững chắc để thúc đẩy KTNT phát triển.

Năm là, những cố gắng, nỗ lực vươn lên thực hiện đổi mới sản xuất của nông dân, hộ nông dân trong tỉnh để mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tăng vốn đầu tư, đặc biệt đã biết ứng dụng ngày càng nhiều những tiến bộ về khoa học công nghệ (chủ yếu là công nghệ sinh học, hoá học) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật của KTNT Nam Định được phát triển theo xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Điều đó không chỉ là điều kiện để tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn mà còn là điều kiện để từng bước xây dựng, củng cố, hoàn thiện QHSX trong nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

2.3. Những hạn chế, nguyên nhân và một số vần đề cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thời kỳ đổi mới.

2.3.1. Những hạn chế chủ yếu.

2.3.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH diễn ra chậm chạp và chưa theo sát yêu cầu của thị trường.

Trong những năm qua, nông nghiệp, nông thôn Nam Định đang từng bước đi vào sản xuất hàng hoá, đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhưng có thể khẳng định, sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ bé, tỷ suất hàng hoá thấp và hiệu quả chưa cao. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản chậm mở rộng, năng suất chưa cao, tiềm năng kinh tế biển của Nam Định là rất lớn nhưng chưa được khai thác nhiều.


Chuyển dịch cơ cấu KTNT, trước hết là cơ cấu ngành kinh tế ở nông thôn là một nội dung quan trọng, có vai trò quyết định đến phát triển KTNT. Theo quy luật kinh tế, sự chuyển dịch sẽ diễn ra theo hướng chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế thuần nông, quảng canh sang cơ cấu kinh tế đa dạng các ngành nghề (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ) diễn ra ngay trên địa bàn nông thôn. Thực tiễn phát triển KTNT ở Nam Định thời gian qua cho thấy, sự chuyển dịch CCNKTNT đã và đang diễn ra đúng hướng, theo quy luật nhưng tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm, chưa theo sát yêu cầu của thị trường.

Nếu xét cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng thì có thể thấy mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể, tỷ trọng thuỷ sản tăng lên 14,51% (2004) nhưng so với cơ cấu của nhiều tỉnh là quá thấp, trong khi đó, Nam Định là một trong những địa phương có điều kiện rất thuận lợi trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, đến 2004 giá trị thu nhập trồng trọt vẫn là chính, chăn nuôi và dịch vụ mới chiếm 33,4%. Một số nơi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa tích cực.[38-3]

Như vậy, cơ cấu của sản xuất nông nghiệp vẫn còn mất cân đối, chưa hợp lý và kém hiệu quả. Tỷ trọng của trồng trọt có xu hướng giảm, chăn nuôi có xu hướng tăng lên nhưng sự gia tăng là chưa đáng kể về giá trị kinh tế, chỉ đạt 28,4% (xem bảng 2.9). Hầu hết ở nông thôn Nam Định, cũng giống như nhiều địa phương khác khu vực đồng bằng sông Hồng, các hộ nông dân thực hiện phát triển chăn nuôi theo mô hình V.A.C hoặc kết hợp với làm nghề phụ như : nấu rượu, xay xát gạo với nuôi lợn. Vì vậy, quy mô chăn nuôi hầu hết là nhỏ bé, năng suất lao động còn thấp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao. Đến nay, chăn nuôi ở Nam Định vẫn chưa thể trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nông thôn Nam Định.

Việc tăng cường các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là nhằm vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp xây dựng và chế biến, thương nghiệp và dịch vụ nông thôn. Cho đến nay, công

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí