Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông – Lâm – Thuỷ Sản


mùa vụ, cơ cấy cây trồng, nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như: khoai tây Hà Lan, bí xanh, dưa chuột bao tử… Nhờ đó, ở nhiều xã đã có nhiều cánh đồng thu nhập từ 60- 80 triệu đồng/ ha; nhiều hộ nông dân có thu nhập vài chục triệu đồng một năm. Giá trị thu nhập 1 ha canh tác năm 2004 toàn tỉnh đến nay đạt 35,5 triệu đồng/1ha [38-2]

Từ thực tế phát triển trồng trọt ở Nam Định cho thấy trong cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở Nam Định thì cây trồng chủ đạo vẫn là cây lúa, cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu phân bổ diện tích gieo trồng, năm 2004 chiếm 82,8%; còn lại là các loại cây trồng khác như: hoa màu, rau và cây công nghiệp hàng năm chiếm 2,4%; cây ăn quả ,cây công nghiệp lâu năm và các cây trồng khác chiếm 14,8%. [10]

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao được chú trọng phát triển nhanh, mạnh như: thịt lợn nạc, lợn sữa xuất khẩu, bò thịt, gà, vịt siêu trứng, ngan lai…

Đặc biệt là sự phát triển của ngành thuỷ sản Nam Định những năm qua đã và đang phát triển nhanh và ổn định trên cả hai lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt. Trong vòng chưa đầy 10 năm (1997- 2005) giá trị thuỷ sản ở Nam Định tăng bình quân hàng năm17,3%; từ 2001- 2005 phát triển nhanh; trong đó nuôi trồng thuỷ sản tăng mạnh: 24,4%/ năm giai đoạn 2001 - 2005.[38-2] Đã sản xuất được giống thuỷ sản đặc sản như tôm, cu, ngao, vạng… từ đó nâng cao cơ cấu giá trị thuỷ sản trong cơ cấu ngành nông – lâm – thuỷ sản, từ 6,94% năm 1997 tăng lên 14,51% năm 2004.

Bảng 2.10. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thuỷ sản



1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Tổng giá trị theo giá hiện hành (tỷ

2982,3

3445,9

3639,8

3745,2

3931,2

4327,7

4596,4

5385,9

đồng), trong đó:









- Trồng trọt và chăn nuôi

2744,7

3174,5

3310,8

3370,1

3474,8

3782,4

3942,1

4572,8

- Thuỷ sản

207,2

243,3

305,3

350,6

431,3

517,8

625,6

781,7

- Lâm nghiệp

30,4

28,1

23,7

24,5

25,1

27,5

28,7

31,4

Cơ cấu (%):

- Trồng trọt và chăn nuôi


92,03


92,12


90,96


89,98


88,40


87,40


85,76


84,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định – Thực trạng và giải pháp - 8


- Thuỷ sản

6,94

7,06

8,39

9,36

10,97

11,95

13,61

14,51

- Lâm nghiệp

1,03

0,82

1,55

0,66

0,63

0,65

0,63

0,59

Nguồn: 9,10

Ở Nam Định, nghề nuôi tôm biển phát triển rất mạnh ở các huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường, Nghĩa Hưng. Nhờ việc đầu tư vốn, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật đã làm cho diện tích, sản lượng và giá trị sản phẩm tôm nuôi tăng lên nhanh chóng, năm 2004 đạt sản lượng 2237 tấn.


Bảng 2.11. Sản lượng tôm nuôi phân theo huyện


Đơn vị: tấn



1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Huyện Mỹ lộc

6

5

1

6

7

14

12

Huyện Vụ Bản

25

-

3

4

7

8

6

Huyện Ý yên

-

-

2

-

10

15

17

Huyện Nghĩa Hưng

400

460

562

603

867

940

980

Huyện Nam Trực

-

-

2

-

15

19

17

Huyện Trực Ninh

-

-

1

30

8

7

8

Huyện Xuân Trường

-

-

1

2

9

81

49

Huyện Giao Thuỷ

240

270

351

450

510

715

800

Huyện Hải Hậu

50

61

116

189

226

275

345

Nguồn: 9,10

Ngoài ra, ở Nam Định trong những năm vừa qua, nhiều loại hải sản cũng được người dân quan tâm nuôi trồng như ngao, ếch, rắn, ba ba, cá sấu..mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần đa dạng hoá trong nuôi trồng thuỷ, hải sản ở địa phương

2.2.2.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ ở nông thôn.

Từ thực tiễn phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới cho thấy, ở khu vực nông thôn, việc phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp là con đường tất yếu để thực hiện quá trình phân công lao động tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm giải quyết tình trạng dư thừa lao động ở khu vực này trong điều kiện diện tích đất canh tác, nuôi trồng có


xu hướng ngày càng giảm đi, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân và xoá đói giảm nghèo.

Về tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Nam Định cũng như nhiều địa phương khác ở đồng bằng sông Hồng đã xuất hiện từ rất sớm với các làng nghề truyền thống lâu đời. Song do những điều kiện kinh tế – xã hội qua những thời kỳ khác nhau nên sự phát triển của nó có những lúc rất mờ nhạt và ít được chú trọng phát triển. Trước kia, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp ở nông thôn được xem như là ngành nghề phụ để giải quyết thời gian nông nhàn, lao động dư thừa ở nông thôn, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, nhờ có chính sách đổi mới từ những năm 90 (thế kỷ XX), đặc bịêt vài năm trở lại đây, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Nam Định được khôi phục và bắt đầu phát triển tương đối đa dạng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một tăng. Nhờ vậy, giá trị của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không ngừng gia tăng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong CCNKTNT. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thời kỳ 1997 –2000 bình quân mỗi năm tăng 11,1%; trong đó công nghiệp Trung ương tăng 6,85%, công nghiệp địa phương tăng 14,1%[9]. Đến giai đoạn 2001 – 2005, công nghiệp Trung ương tăng bình quân 10,8%/năm; công nghiệp địa phương tăng bình quân 23,6%/năm. Năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 2861 tỷ đồng, năm 2000 đạt 3074,8 tỷ đồng, đến năm 2004 đạt 3986,7 tỷ đồng [9,10]

Bảng 2.12. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn

( theo giá so sánh năm 1994)

Đơn vị: triệu đồng



1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Huyện Mỹ lộc

10746

12446

13081

14127

15396

17600

20601

Huyện Vụ Bản

44395

34902

27330

29107

28950

33644

38993

Huyện Ý yên

58335

61978

83870

98746

153201

199354

251186

Huyện Nghĩa Hưng

55478

60575

66924

72017

83103

95440

110329

Huyện Nam Trực

63600

70279

80962

105381

125500

166968

229123

Huyện Trực Ninh

45113

50341

62234

73762

85238

97090

114538


Huyện Xuân Trường

71768

84315

117172

123440

145609

179550

276579

Huyện Giao Thuỷ

45334

37280

49874

51884

60454

70316

81200

Huyện Hải Hậu

61317

63096

65467

72259

80446

94660

110682

Tổng

456086

475212

566914

640723

822235

954622

1.233.231

Nguồn: 9,10

Ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, Nam Định nói riêng vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội vì nó sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng cho người dân, sản xuất ra các công cụ sản xuất và sản phẩm cho xuất khẩu. Ở Nam Định, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được chú trọng phát triển chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí…

Sự phát triển của công nghiệp chế biến chủ yếu tập trung vào chế biến thịt đông lạnh, thuỷ sản đông lạnh, nước mắm các loại, bia các loại, một số loại rau quả. Số lượng các cơ sở chế biến nông sản, lâm sản và thuỷ sản tăng lên nhanh chóng, giá trị thu được của ngành này năm 1997 đạt 1109 tỷ đồng thì đến năm 2004 đã tăng lên 4712 tỷ đồng. [9] Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp cơ khí là lưới thép các loại; phụ tùng xe máy; đóng mới tàu thuyền, máy tuốt lúa…; sản xuất vật liệu xây dựng: gạch nung, tấm lợp Fibrôximang…

Sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2000 có khoảng 88 ngàn lao động ở khu vực công nghiệp dân doanh. Đặc biệt trong giai đoạn 2001 –2005, ngành công nghiệp đã thu hút thêm 29500 lao động, trong đó dệt may là trên 13000, cơ khí - điện tử là 5000, các ngành khác trên 3000 việc làm.. Những năm qua các ngành nghề, làng nghề truyền thống về tiểu thủ công nghiệp được các huyện quan tâm, khôi phục, mở rộng, phát triển năng động trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng truyền thống đã tạo được uy tín trên thị trường như: mỹ nghệ sơn mài, thêu ren, đan cói, đồ gỗ, đúc, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp….Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đa dạng ở nông


thôn, tăng thu nhập cho các hộ và lao động nông thôn. Bình quân một hộ làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã tao ra được việc làm ổn định cho từ 5- 10 lao động. Ở Nam Định, điển hình các làng nghề phát triển tiểu thủ công nghiệp là: làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên (Ý Yên), làng nghề khảm trai Ninh Xá (Ý Yên); làng nghề sơn mài Cát bằng (Ý Yên); làng nghề đúc đồng Tổng xá (Ý Yên), làng nghề cơ khí Xuân Tiến (huyện Xuân Trường). Năm 2005, Nam Định có 87 làng nghề (theo tiêu chuẩn của tỉnh). Giá trị sản xuất ước đạt 1.864 tỷ, tăng gần 3 lần so với năm 2000.[38-5]

Đến nay, Nam Định đã xây dựng được khu công nghiệp Hoà Xá, đang tiếp tục triển khai xây dựng khu công nghiệp Mỹ Trung. Và tại một số địa bàn, một số huyện trong tỉnh do chưa hội đủ điều kiện để xây dựng các cụm công nghiệp đã tiến hành xây dựng một số điểm công nghiệp như điểm công nghiệp Cát Thành, xã Trực Cát, huyện Trực Ninh; điểm công nghiệp Liên Minh, huyện Vụ Bản; điểm công nghiệp khu vực Nam Phong…

Sự phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn Nam Định còn được thể hiện ở sự phát triển các hoạt động dịch vụ ở nông thôn bao gồm: dịch vụ cung ứng vật tư và nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp; dịch vụ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; dịch vụ thương mại

Sự phát triển của các loại hình dịch vụ ở nông thôn là quá trình hoàn thiện sự phân công lao động xã hội và là quá trình phát triển tất yếu của nền kinh tế hàng hoá. Nhìn tổng thể, sự phát triển thương mại, dịch vụ ở nông thôn Nam Định những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển khá nhanh, tỷ trọng trong CCNKTNT của tỉnh tăng lên đáng kể; tổng sức mua của dân cư; tổng sức bán hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn cũng tăng lên

Ở Nam Định, giai đoạn từ 1997 đến nay, thị trường phát triển sôi động với nhiều thành phần kinh tế tham gia, luồng hàng hoá lưu thông ngày càng phong phú, tổng lưu lượng ngày càng lớn tăng từ 2107 tỷ đồng, trong đó thị trường nông thôn là 1031 tỷ đồng năm 1997; lên 2484 tỷ đồng, trong đó thị


trường nông thôn là 1262 năm 2000 và đạt mức 3540 tỷ đồng năm 2004, trong đó thị trưòng nông thôn là 1520 tỷ đồng.[9,10]

Cùng với sự phát triển của thương mại hàng hoá, là sự khôi phục của ngành du lịch, dịch vụ đi kèm (khách sạn, nhà hàng), thể hiện qua biểu sau:

Bảng 2.13. Giá trị sản xuất thương mại, du lịch, nhà hàng do địa phương quản lý

(Theo giá so sánh năm 1994)

Đơn vị: triệu đồng



1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Thương mại

355920

382628

427867

449428

433411

434147

456017

Du lịch

4231

4319

4287

5539

5976

7150

7770

Khách sạn, nhà hàng

117185

118321

117771

115092

130134

138480

145298

Nguồn: 9,10 Như vậy, sự tác động của thương mại và dịch vụ ở nông thôn đối với chuyển dịch CCKTNT chưa nhiều, nhưng sự phát triển của nó là một biểu hiện tích cực, phù hợp với quy luật phát triển KTNT trong điều kiện CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nam Định.

Tóm lại: Việc chuyển đổi CCNKTNT Nam Định trong những năm qua là phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Chính sự phát triển của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống, sự xuất hiện các nghề mới trong nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng tăng quy mô và tỷ suất hàng hoá, mở rộng thị trường. Điều đó góp phần quan trọng vào việc phá vỡ sự độc canh, thuần nông sang phát triển kinh tế đa dạng theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

2.2.3. Kinh tế nông hộ có nhiều chuyển biến tích cực. Đồng thời xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn.

2.2.3.1. Sự chuyển biến tích cực về ngành nghề của kinh tế nông hộ.

Cho đến nay vai trò quan trọng của kinh tế hộ nói chung, kinh tế nông hộ nói riêng đã được khẳng định ở nước ta. Đối với Nam Định, theo kết quả điều tra năm 2001, số lượng kinh tế hộ trên địa bàn tỉnh là 44671 hộ, trong đó


số nông hộ là 33681, chiếm 82,42% số hộ trên địa bàn. Mặc dù số nông hộ tăng chậm nhưng điểm nổi bật của kinh tế nông hộ những năm qua là qui mô, tốc độ và hình thức chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của kinh tế nông hộ ở các địa phương trong tỉnh là khá đa dạng theo xu hướng: giảm tỷ trọng nhóm hộ kinh doanh nông nghiệp, tăng số hộ thuỷ sản và nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở nông thôn. Tại thời điểm điều tra, ở Nam Định số hộ nông nghiệp là 370283 hộ, hộ thuỷ sản là 2405 hộ, chỉ có 12 hộ lâm nghiệp. Điều này cho thấy, việc phát triển của kinh tế nông hộ hiện nay đều trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi địa phương, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNT theo hướng sản xuất hàng hoá.


Bảng 2.14. Một số chỉ tiêu của kinh tế hộ tại thời điểm năm 2001



Số nông hộ phân theo ngành sản

xuất

Cơ cấu của kinh tế hộ phân theo

ngành sản xuất (%)

Tổng số nông hộ

432765

100

- Hộ nông nghiệp

370283

85,56

- Hộ lâm nghiệp

12

0,02

- Hộ thuỷ sản

2405

0,55

- Hộ khác

60065

13,87

Nguồn thu nhập chính của nông hộ



- Từ nông, lâm, thuỷ sản

339577

78,47

- Từ công nghiệp, xây dựng

35361

8,17

- Từ dịch vụ

35832

8,28

- Từ nguồn khác

21995

5,05

Nguồn: 41

Sự chuyển biến tích cực của kinh tế nông hộ tất yếu kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn theo hướng tiến bộ. Đến năm 2001, lao động nông – lâm nghiệp và thuỷ sản giảm xuống còn 82,07%, lao động phi nông nghiệp tăng lên gần 18%, biểu hiện ở bảng :

Bảng 2.15. Số người trong độ tuổi lao động ở nông thôn phân theo lĩnh vực hoạt động


Số lao động (người)

Cơ cấu lao động nông thôn (%)


Nông nghiệp

670437

81,31

Lâm nghiệp

209

0,03

Thuỷ sản

6039

0,73

CN&TTCN

62756

7,61

Xây dựng

15477

1,88

Thương nghiệp

27153

3,29

Vận tải

9498

1,15

Dịch vụ khác

29609

3,59

Không làm việc

3401

0,41

Nguồn: 4

Trong giai đoạn vừa qua nông thôn Nam Định còn có một sự chuyển biến hết sức quan trọng đó là sự xuất hiện một số mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong nông nghiệp nông thôn như: kinh tế trang trại, HTX kiểu mới theo hướng dịch vụ cho nông nghiệp, nông thôn. Điều này đã và đang góp phần tạo tiền đề vững chắc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nam Định trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.3.2. Kinh tế trang trại phát triển đa ngành, có hiệu quả kinh tế - xã hội.

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với những yêu cầu, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các đặc điểm về đất đai và sinh học của sản xuất nông nghiệp. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh. Chính vì vậy, nó cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, có khả năng liên kết trong sản xuất và kinh doanh đối với các thành phần kinh tế khác, dung nạp nhiều trình độ KHCN từ thô sơ đến hiện đại. Việc phát triển kinh tế trang trại là phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nông thôn nước ta nói chung, ở Nam Định nói riêng.

Mặc dù là một trong những mô hình kinh tế mới xuất hiện nhưng ở Nam Định trong những năm qua, sự phát triển của kinh tế trang trại là tương đối nhanh. Năm 2001, toàn tỉnh mới chỉ có 344 trang trại, trong đó số trang trại trồng cây hàng năm là 2, chiếm 0,58%, trang trại trồng cây lâu năm là 1,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023