Đạo Đức Của Người Lãnh Đạo, Nhà Quản Lý Doanh Nghiệp


2.1. Đạo đức của người lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp

Người lãnh đạo doanh nghiệp khi quản lý doanh nghiệp của mình luôn phải làm việc với rất nhiều các đối tượng hữu quan như: Người lao động, khách hàng, các nhóm hoạt động xã hội, đối thủ cạnh tranh, hiệp hội kinh doanh và ngành, Chính phủ, truyền thông, nhà cung cấp, cộng đồng xã hội, cổ đông và công đoàn... (xem hình 4). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ xem xét khía cạnh đạo đức trong kinh doanh của nhà lãnh đạo với bốn đối tượng chính, đó là: Người lao động, khách hàng, cổ đông và chính phủ, đối thủ cạnh tranh.


Người lao động

Công đoàn

Cổ đông

Khách hàng

Các nhóm hoạt động xã hội

Doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Đối thủ cạnh

Hiệp hội kinh doanh và ngành

Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 4

Chính phủ

Hình 4 : Các đối tượng có liên quan đến tổ chức5


Cộng đồng

Nhà cung cấp

Truyền thông


2.1.1. Đối với người lao động

Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động

Một vấn đề đạo đức khá nan giải không chỉ tại các doanh nghiệp Việt Nam mà tại rất nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới đó là tình trạng phân biệt đối xử trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự. Theo đó, người lao động sẽ không được


5 Stephen P. Robbins- Mary Coulter- Rolf Bergman- Ian Stagg: Management Australia and New Zealand. Pearson Education Australia. 2002.


hưởng những lợi ích như nhau với các điều kiện ngang bằng nhau. Một số biểu hiện của phân biệt đối xử như: phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác...

Một vấn đề đạo đức khác mà các nhà quản lý cần lưu ý trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động đó là phải tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của họ. Các nhà quản lý cũng không thể xem nhẹ vấn đề sử dụng lao động, sử dụng chất xám của các chuyên gia nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công sức đóng góp của họ. Đây là một hình thức bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận tiêu cực. Lợi nhuận của một công ty luôn tương quan với sự đóng góp của người lao động. Đây là hai vấn đề mang tính chất tương hỗ của một bài toán kinh tế, cần được xử lý một cách lành mạnh, phù hợp với lợi ích của đôi bên.

Đạo đức trong đánh giá người lao động

Bất kỳ người quản lý nào đều muốn tiền của mình bỏ ra để thuê lao động phải được sử dụng có hiệu quả vì vậy biện pháp để giám sát và quản lý người lao động là không thể tránh khỏi. Việc người quản lý sử dụng các biện pháp như: quan sát các cuộc điện thoại hoặc sử dụng máy ghi âm ghi lại những cuộc đàm thoại riêng tư, kiểm soát các thông tin sử dụng tại láy tính cá nhân ở công sở, đọc thư điện tử và tinh nhắn trên điện thoại… sẽ là chính đáng nếu nó được dùng để đánh giá đúng, khách quan, công bằng về hiệu suất và năng lực làm việc của người lao động. Tuy nhiên nếu sự giám sát không được thực hiện cẩn trọng và tế nhị thì có thể gây áp lực tâm lý bất lợi như căng thẳng, thiếu tự tin và không tin tưởng ở người lao động.

Đạo đức trong bảo vệ người lao động

Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động. Mặc khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, việc cung cấp những trang thiết bị an toàn cho người lao động đôi khi tốn kém nguồn lực và thời gian nên một số công ty không giải quyết thấu đáo, dẫn đến người lao động gặp rủi ro, điều này đáng lên án về mặt đạo đức.


2.1.2. Đối với khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Nếu một công ty có cơ sở vật chất tốt đến đâu, đội ngũ nhân viên tài giỏi thế nào nhưng nếu không có được khách hàng thì công ty đó cũng không thể tồn tại được. Do vậy, mọi hoạt động của công ty đều phải định hướng vào khách hàng, người tiêu dùng cuối cùng vì họ là người phán xét cuối cùng việc công ty sẽ thất bại hay thành công. Nhưng luôn luôn xuất hiện sự bất bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Một sản phẩm chuẩn bị được tiêu thụ trên thị trường thì người hiểu rõ về sản phẩm đó nhất chính là người sản xuất ra nó, bởi vậy, có thể nói họ có đủ kiến thức và thông tin mỗi khi đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm. Người tiêu dùng là người “bị động”, chỉ có trong tay vốn kiến thức hạn hẹp về sản phẩm. Bởi vậy, người tiêu dùng đôi khi chịu thiệt trong việc mua hàng và thường bị các công cụ marketing hiện đại đánh lạc hướng khi đưa ra quyết định có mua hàng hay không. Chính vì những lí do trên mà việc marketing có đạo đức là hết sức cần thiết.

Vấn đề đạo đức tiếp theo có thể xảy ra chính là việc nhà sản xuất không cân đối được nhu cầu trước mắt là mong muốn lâu dài của khách hàng. Một ví dụ đơn giản ta có thể thấy: người tiêu dùng luôn muốn tiêu dùng những nhiên liệu rẻ, và hiệu quả. Nếu nhà sản xuất chỉ chạy theo điều này mà không tính đến mong muốn lâu dài của họ là những nhiêu liệu đó không được gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước thì những sản phẩm của nhà sản xuất đó cũng không được chấp nhận trên thị trường.

Với tốc độ phát triển khá nhanh của máy tính và Internet thì vấn đề đạo đức ngày càng nhức nhối liên quan đến khách hàng là việc bảo mật thông tin cá nhân. Nhiều công ty muốn có được những thông tin đó để quảng bá sản phẩm được dễ dàng hơn nhưng nó lại vi phạm sự riêng tư của khách hàng.

2.1.3. Đối với cổ đông và chính phủ

Hiện nay, với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì việc một công ty có nhiều người sở hữu là điều rất phổ biến. Vì vậy, vấn đề đạo đức trong quan hệ của tổ chức với bộ phận những người sở hữu này cũng khá quan trọng. Trong đó hoạt động kế


toán, tài chính là hoạt động thể hiện rõ nét nhất điều này. Nó không chỉ liên quan tới cổ đông của chính doanh nghiệp mà còn liên quan đến cả chính phủ, cơ quan quản lý các tổ chức trong xã hội. Kế toán là một hoạt động không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn theo dõi tình hình tài chính, tình hình chi tiêu của mình đều phải thông qua các sổ sách kế toán. Và đây cũng chính là căn cứ để nhà nước quản lý các doanh nghiệp. Nhà nước và các cơ quan hữu quan không thể và không có đủ nguồn lực để lúc nào cũng theo dõi sát sao hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy chỉ có thể quản lý họ thông qua chính những sổ sách mà doanh nghiệp đó tự theo dõi. Hơn thế nữa, số liệu kế toán cũng rất quan trọng đối với chính những cổ đông của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định đầu tư. Do đó chỉ một sai lệch nhỏ trong các sổ sách này cũng có thể làm ảnh hưởng tới nhiều bên tham gia. Vì vậy, Nhà nước sẽ đặt ra các tiêu chuẩn, quy định chung mà các kế toán viên của từng doanh nghiệp dựa vào đó để theo dõi tình hình công ty. Ngoài những quy định đó còn có các chuẩn mực về đạo đức là một kế toán viên phải có được khi tiến hành hoạt động kế toán. Cũng chính vì những quy định như vậy mà nhiều khi các số liệu kế toán đòi hỏi phải chính xác trong khi không phải lúc nào nhân viên kế toán cũng có thể dự trù hết được những chi phí vượt trội, các khoản phí “không chính thức” và tiền hoa hồng. Chỉ cần như vậy chúng ta cũng đủ thấy tính cấp thiết của vấn đề đạo đức trong các hoạt động kế toán.

Ngoài ra, vấn đề ĐĐ còn tồn tại trong chính những người nắm giữ phần lớn lượng tài sản của doanh nghiệp, họ được coi là chủ sở hữu doanh nghiệp. Một vấn đề nổi cộm liên quan đến đạo đức đối với chủ sở hữu là vấn đề môi trường. Chưa bao giờ trong lịch sử con người vấn đề ĐĐKD liên quan môi trường lại được quan tâm đến vậy. Nhưng lại có rất nhiều chủ sở hữu đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích xã hội, mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận và phớt lờ đi những quy định, những chuẩn mực của xã hội về môi trường. Và cái giá mà những người chủ này phải trả đó chính là sự tẩy chay hàng hóa của những DN không tuân thủ những đạo luật về môi trường. Những DN đó sẽ không thể tồn tại nếu không tuân thủ những vấn đề đạo đức mang tính xã hội.


Không dừng lại ở đó, vấn đề đạo đức liên quan đến chủ sở hữu còn xuất hiện ngay trong chính bộ máy quản lý mà chủ sở hữu DN thuê. Theo lẽ tự nhiên, người quản lý là người được chủ sở hữu thuê về làm việc cho mình, như vậy người quản lý sẽ phải điều hành DN vì lợi ích của người sở hữu. Nếu như vậy sẽ không có sự mâu thuẫn về lợi ích với chủ sở hữu và sẽ không xuất hiện những vấn đề ĐĐ liên quan đến chủ sở hữu. Nhưng trong một số trường hợp như trong lĩnh vực tiếp quản tập đoàn, sát nhập và việc mua cổ phần quản trị trong một công ty thì những vấn đề này rất dễ xảy ra vì khi đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các nhà quản lý. Ta sẽ lấy một ví dụ minh họa cho trường hợp này như sau: khi công ty làm ăn thua lỗ, có nguy cơ sẽ bị một công ty hoặc một cá nhân, nhóm cá nhân nào đó mua lại, tiếp quản thì lúc đó sẽ xuất hiện sự mâu thuẫn về lợi ích của người quản lý với chính những người sở hữu của công ty. Nếu nhà quản lý trung thành với chủ sở hữu, cố gắng ngăn chặn hành động tiếp quản công ty thì họ sẽ vấn tiếp tục có được công ăn việc làm nhưng lại làm giảm lợi nhuận của cổ đông. Còn nếu họ không mua chuộc những cổ đông để họ không bán cổ phần thì công ty sẽ bị một nhóm người tiếp quản, tiếp theo đó là việc rất nhiều lao động, kể cả chính những nhà quản lý sẽ bị mất việc. Bởi vậy, các nhà quản lý phải hết sức thận trọng, cân bằng được lợi ích của chủ sở hữu và cổ đông cũng như lợi ích của DN và xã hội.

2.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Có thể nói trong kinh doanh, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu, nó được coi là yếu tố thị trường tích cực. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lên trên đối thủ và lên trên chính bản thân mình. Nhưng như một quy luật của cuộc sống, luôn có hai mặt xấu và tốt thì cạnh tranh cũng có cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh. Biểu hiện đầu tiên mà chúng ta phải kể đến là hành động thông đồng, cấu kết giữa các đối thủ cạnh tranh để nâng giá sản phẩm, dịch vụ. Từ những đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp này đã trở thành đồng minh, làm những điều mà những người trung thực không làm. Điều này sẽ khiến cả thị trường xấu đi và cần bị lên án. Cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện ở hành vi đánh cắp bí mật thương mại của


công ty khác. Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh còn sử dụng những biện pháp để hạ uy tín của công ty đối thủ như dèm pha hàng hóa của đối thủ, đe dọa người cung ứng, nhờ vào quan hệ chính trị, hối lộ.

2.2. Đạo đức của người lao động

Không chỉ chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề đạo đức mà chính những người lao động cho doanh nghiệp cũng phải đối mặt với vấn đề này. Đôi khi có những hành động là phi đạo đức với một bộ phận cá nhân này nhưng lại là đạo đức đối với cả xã hội hay đối với bộ phận cá nhân khác và ngược lại.

2.2.1. Đối với đồng nghiệp, cấp trên và đối với cả doanh nghiệp

Vấn đề đầu tiên phải được kể đến là vấn đề tố cáo, cáo giác. Người lao động khi đã được một doanh nghiệp thuê thì họ phải có trách nhiệm trung thành và giữ bí mật trong các thông tin liên quan đến doanh nghiệp đó. Nhưng đôi khi, họ phải hành động vì lợi ích xã hội và điều này đi ngược lại với những lợi ích của doanh nghiệp. Khi đưa ra quyết định về việc tố cáo, cáo giác, người lao động sẽ phải cân nhắc rất nhiều vấn đề. Họ phải xem xét đến lợi ích của công ty, lợi ích của chính bản thân họ và lợi ích của xã hội. Bởi có thể sau khi tố cáo, thì chính bản thân họ sẽ bị trù dập, bị ảnh hưởng về thu nhập, bị mang tiếng xấu do làm ảnh hưởng đến danh tiếng, hình ảnh của doanh nghiệp.

Vấn đều đạo đức thứ hai mà người lao động phải đối mặt là lạm dụng của công, phá hoại ngầm. Biểu hiện của vấn đề này chính là ở hành động sử dụng tài sản của công ty vào những mục đích cá nhân, những mục đích không chính đáng. Nếu ở mức độ nhẹ nó làm hao tổn tài sản của công ty, nhưng ở mức độ nặng hơn, nó có thể làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty như việc tiết lộ bí mật thương mại, kế hoạch kinh doanh của công ty cho đối thủ cạnh tranh.

Vấn đề đạo đức đối với đồng nghiệp và cấp trên ở đây chính là thể hiện mối quan hệ giữa người lao động với nhau trong doanh nghiệp. Đôi khi sự ghen tị giữa người này và người kia có thể ảnh hưởng không tốt đến lợi ích chung của cả doanh nghiệp. Ví dụ như khi đồng nghiệp của mình được thăng chức hay được đề bạt hơn


mình, người kia có thể cảm thấy ghen tị mà dần dần xa lánh hoặc thậm chí có thể có một số hành động không tốt, như vậy sẽ có ảnh hưởng không tốt đến công việc chung khi làm việc nhóm, khó hợp tác và làm việc có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tình trạng thiên vị của cấp trên đối với một số người cấp dưới nào đó có thể gây tâm lý khó chịu và không công bằng đối với những người khác. Như vậy, nếu không giữ được mối quan hệ tốt giữa đồng nghiệp với nhau thì khó có thể làm việc hiệu quả và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp được.

2.2.2. Đối với khách hàng

Vấn đề đạo đức của người lao động đối với khách hàng ở đây cũng giống như đạo đức của người lãnh đạo quản trị doanh nghiệp đối với khách hàng. Đó chính là vấn đề đạo đức trong việc bất cân xứng thông tin giữa khách hàng – người tiêu dùng và người lao động trong doanh nghiệp – người sản xuất. Người sản xuất có đầy đủ thông tin về sản phẩm từ nguồn gốc, nguyên liệu đến cách thức chế biến; trong khi đó người tiêu dùng lại chỉ hiểu sơ qua về sản phẩm thông qua việc quảng cáo , marketing... Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức trong việc bảo mật thông tin khách hàng cũng hết sức quan trọng bởi trong thời đại hiện nay thông tin cá nhân của khách hàng có thể sẽ rất có lợi đối với một số đối tượng muốn sử dụng thông tin này để quảng bá sản phẩm. Nhưng để lộ thông tin khách hàng lại là vi phạm quyền riêng tư cá nhân của khách hàng. Như vậy vấn đề đạo đức của người lao động đối với khách hàng là rất cần phải được quan tâm và chú trọng.‌

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KD VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DN

1. Mối quan hệ giữa tâm lý và đạo đức trong kinh doanh

Qua những phân tích về khái niệm cũng như thành phần và khía cạnh thể hiện của tâm lý và ĐĐKD, ta có thể nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa tâm lý và đạo đức trong kinh doanh.


Xét ở một góc độ nào đó ĐĐKD là một phần của tâm lý trong kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là sự thể hiện rõ ràng hơn của tâm lý trong kinh doanh thông qua biểu hiện bên ngoài là hành vi của cá nhân người lãnh đạo, người lao động hay của chính doanh nghiệp đó. Bởi tâm lý trong kinh doanh là sự tổng hòa của các quan niệm giá trị, nhân cách, tiêu chuẩn đạo đức, động cơ, nhu cầu, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Đạo đức là nhân tố hình thành từ tính cách và nhân cách của con người, mà hai nhân tố này lại là hai yếu tố không thể thiếu trong tâm lý của mỗi cá nhân. Theo đó, chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục. Bởi vậy, đạo đức nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - cái sai và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng- cái sai, triết lý về cái đúng- cái sai , quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp. Như vậy, đạo đức nằm trong tâm lý nhưng lại vẫn có những đặc điểm của riêng mình để làm nên phạm trù nghiên cứu riêng ngoài tâm lý học.

Một doanh nghiệp muốn phát triển mạnh mẽ và đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó phải xây dựng được môi trường tâm lý nội bộ doanh nghiệp lành mạnh, phù hợp với mong muốn của nhà quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp cũng như môi trường tâm lý bên ngoài phù hợp với nhu cầu thị trường. Cụ thể hơn, đó chính là xây dựng những quy định trong ĐĐKD thật đúng đắn, hợp với mong muốn tâm lý và lợi ích của không chỉ khách hàng mà còn phải phù hợp với tâm lý của cá nhân người lao động và cả xã hội. Chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có được sự đồng thuận của chính các thành viên trong doanh nghiệp cũng như của xã hội.

Ngày nay, khi nhìn vào một doanh nghiệp người ta không chỉ nhìn vào bề ngoài của doanh nghiệp đó mà tiêu chí được coi trọng hàng đầu chính là ĐĐKD của doanh nghiệp đó. Họ xem xét doanh nghiệp đó có đạo đức ngay trong chính doanh nghiệp hay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022