Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 20

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 48

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty 51

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam 15 ngày đầu tháng 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019 41

Biểu đồ 1.2: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 3 tháng đầu năm, giai đoạn 2011-2020 43

Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng XK hàng dệt may của Việt Nam 2019 44

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2018 - 2020 59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo quan hệ sản xuất giai đoạn 2018 - 2020 60

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2018 - 2020 61

Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang - 2

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2018 – 2020 62

Biểu đồ 2.5: Tình hình tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 69

Biểu đồ 2.6: Tình hình tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 73

Biểu đồ 2.7: Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 77


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


B/L : Vận đơn đường biển (Bill of Lading)


C/O : Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) CPTPP : Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương DN : Doanh nghiệp

EU : Liên minh châu Âu (European Union)


FOB : Điều kiện giao hàng FOB (Free On Board) - Incoterms FTA : Hiệp định thương mại tự do

HĐ : Hợp đồng


HQ : Hải quan


KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm


L/C : Thư tín dụng (Letter of Credit)


LĐGT : Lao động gián tiếp


LĐTT : Lao động trực tiếp


NPL : Nguyên phụ liệu


TGC : Công ty Cổ Phần May Trường Giang


TSCĐ : Tài sản cố định


SXKD : Sản xuất kinh doanh


XNK : Xuất nhập khẩu


XK : Xuất khẩu


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài


Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh quốc tế. Nước ta cũng đã có chủ trương mở cửa kinh tế với các nước trên thế giới. Hoạt động ngoại thương góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Để đẩy nhanh quá trình phát triển và hội nhập thì chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận các công nghệ - kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng - kỹ thuật.

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vì nó cho chúng ta biết được vị thế của đất nước ta trên thị trường khu vực và thế giới. Ngành may mặc là một ngành công nghiệp đóng vai trò lớn vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Ngoài việc đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, phát triển xuất khẩu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.

Việt Nam hiện nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Tình hình xuất khẩu dệt may giai đoạn 2018 – 2020 đã gặp nhiều bất ổn. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng đầu năm 2019 đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại đạt 3,76 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2019, dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xuất khẩu ngành Dệt may đã chịu những ảnh hưởng nhất định. Như vậy, mặc dù sẽ gặp nhiều khó khăn trong ngắn hạn do tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhưng triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may trong trung và dài hạn sẽ được chuyển biến tích cực. Đây là kết quả hết sức đáng khích lệ trong điều kiện khó khăn của cả nước [2].


Năm 2020, dưới tác động của dịch COVID-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả kinh doanh kém sắc của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Như chúng ta cũng đã biết việc đẩy mạnh xuất khẩu phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu bởi trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận thành theo cơ chế thị trường như hiện nay. Làm thế nào để đảm bảo rằng có thể trụ vững trên thị trường và xa hơn nữa là nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tình kinh tế khó khăn, biến động ở từng giai đoạn khác nhau đây luôn là bài toán cần lời giải đáp sáng suốt và là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK hiện nay.

Công ty Cổ Phần May Trường Giang (TGC) là một đơn vị chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm may xuất khẩu, đã có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu dài, trải qua hơn 30 năm tồn tại, gắn bó song song cùng với sự phát triển của thành phố Tam Kỳ. Tổng doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm. Xuất khẩu chiếm một vị trí rất quan trọng trong doanh thu của toàn công ty. Trong những năm gần đây doanh thu về xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ Phần May Trường Giang liên tục bị biến động trên thị trường thế giới, bị giảm dần hạn ngạch xuất khẩu tại các thị trường: EU, Mỹ,… ngành dệt may Việt Nam trải qua một năm đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch COVID-19.

Xuất phát từ những lí do trên nên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang”, để làm khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm mục đích phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Qua đó giúp cho doanh nghiệp có các định hướng giải pháp phù hợp để nâng cao hoạt động xuất khẩu và tăng doanh thu trong những năm tiếp theo.


2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chung


Trên cơ sở phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc trong giai đoạn 2018 - 2020. Từ đó đưa ra định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang một cách hiệu quả.

2.2. Mục tiêu cụ thể


- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác tổ chức hoạt

động xuất khẩu hàng may mặc.


- Phân tích thực trạng, đánh giá về công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang.

- Đề xuất, định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


3.1. Đối tượng nghiên cứu


Hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ May Trường Giang – Tam Kỳ, Quảng Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nôi dung: Các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang.

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Công Ty Cổ Phần May

Trường Giang – Thành Phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam.


Phạm vi thời gian: Các thông tin, số liệu được tìm hiểu trong khoảng thời gian thực tập từ 04/01/2021 đến 24/04/2021.


4. Phương pháp nghiên cứu


4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp


Thu thập các tài liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, hiệu quả hoạt

động xuất khẩu hàng hóa và thông tin về ngành xuất nhập khẩu Việt Nam Giáo trình và slide môn Quản trị Xuất nhập khẩu 1 & 2.

Các báo cáo, tài liệu về kết quả kinh doanh, tổ chức bộ máy, nguồn vốn, tài sản của Công ty.

Các dữ liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa: các bộ chứng từ, hóa đơn thanh toán quốc tế. Thu thập số liệu của Công ty Cổ May Trường Giang trong giai đoạn 2018 - 2020.

Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa trước; các trang web chuyên ngành, tạp chí khoa học, các nguồn thông tin đáng tin cậy của các tổ chức kinh tế, tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam và Quốc tế.

Tham khảo các nguồn tài liệu, sách, báo, internet liên quan đến đề tài, phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại, sử dụng điện thoại để chụp hình và ghi âm.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp


Quan sát, thực hiện việc tiếp cận, tìm hiểu quá trình kinh doanh xuất khẩu tại Công

ty.


4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu


Phương pháp thống kê, mô tả:


Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán, so sánh tần suất, tỷ lệ phần trăm của kết quả đánh giá về những chỉ tiêu của vấn đề nghiên cứu, từ đó nhận xét và đưa ra kết luận.

Phương pháp phân tích, tổng hợp:


Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê, các tài liệu đã được tổng hợp sử dụng phương pháp phân tích trong thống kê kinh doanh để phân tích các dữ liệu, qua đó đánh giá, tổng hợp thành những vấn đề chủ chốt nhằm đưa ra giải pháp tương ứng để cải thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại TGC.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:


Trên cơ sở phỏng vấn những câu hỏi định tính đối với các chuyên gia tại các phòng: Kế hoạch – Vật tư, Kế toán – Tài chính để có cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu của Công ty.

Phương pháp so sánh:


Trên cơ sở các số liệu đã có, tiến hành so sánh và đưa ra các nhận định về tình hình xuất khẩu hàng hóa tại TGC: xác định mức độ tăng giảm và mối tương quan của các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2018 – 2020, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo.

Phương pháp SWOT:


Ma trận SWOT, là viết tắt của bốn chữ trong tiếng Anh. Trong đó:


S – Strengths (những điểm mạnh), W – Weakness (những điểm yếu), O – Opportunities (cơ hội), T – Threats (thách thức). Mục đích của phân tích SWOT là tìm ra điểm mạnh điểm yếu từ nội bộ công ty, trên cơ sở kết hợp cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài để nhằm mục đích phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm bằng những biện pháp, chiến lược cụ thể. Từ đó để hình thành các phương án đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị phát triển bốn nhóm chiến lược:

Chiến lược SO: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội. Chiến lược WO: Khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cợ hội. Chiến lược ST: Sử dụng các điểm mạnh để tránh các đe họa.

Chiến lược WT: Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh các mối đe dọa.


5. Kết cấu khóa luận


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ


PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu


Chương 2: Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May

Trường Giang


Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022