Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Hạ Long Hiện Nay


kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

a. Địa chất

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A cuối cùng là Vùng hải đảo. Trong đó, Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc chiếm 70% diện tích, với độ cao trung bình từ 150 mét đến 250 mét, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504mét. Dãy đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp. thứ hai là Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5 mét. cuối cùng là Vùng hải đảo bao gồm toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát

kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2,

thuận lợi cho việc xây dựng các công trình. Khoáng sản chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng.

b. Khí hậu

Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C. Mùa đông thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16.70C rét nhất là 50C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28.60C, nóng nhất có thể lên đến 380C. Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20%


tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10.

Với điều kiện tự nhiên như trên có thuận lợi cho Hạ Long phát triển kinh tế du lịch.

3.1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch.

3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.

a. Thắng cảnh

Hạ Long được thiên nhiên ưu đãi nhiều thắng cảnh đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để Tỉnh phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

b. Hang động, bãi tắm

Hang Trinh Nữ: Hang Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn cùng với hệ thống động Sửng Sốt, hồ Động Tiên, Hang Luồn... cách Bãi Cháy 15 km về phía Nam. Với người dân đánh cá, họ coi hang Trinh Nữ là ngôi nhà thân yêu của họ, còn những đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là biểu tượng, nơi thề nguyện của tình yêu.

Hang Sửng Sốt: Nằm ở khu vực trung tâm của Di sản Thế giới vịnh Hạ Long, hang Sửng Sốt trong đảo Bồ Hòn. Đây là một hang rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long và đây cũng là nơi tập trung nhiều đảo đá có hình dáng đặc sắc không nơi nào có được.

Hang Luồn: Hang Luồn nằm trên đảo Bồ Hòn, cách Bãi Cháy 14 km về phía nam. Phía trước hang là hòn Con Rùa, bên phải là Cổng Trời. Nơi đây vách đá dựng đứng, bốn mùa nước trong xanh phẳng lặng như một tấm gương


soi. Sát mép nước, một chiếc cổng hình cánh cung mở ra dưới chân đảo, đó là hang Luồn.

Hang Hanh: Cách thị xã Cẩm Phả 9 km về phía tây, cách Bãi Cháy 20 km, Hang Hanh là một hang động đẹp và dài nhất so với các hang động hiện có trên vịnh Hạ Long. Động có chiều dài 1300 m, chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển.

Hang Bồ Nâu: Cách hòn Trống Mái khoảng 2 - 3 km về phía đông nam là hang Bồ Nâu. Hang Bồ Nâu có dạng hàm ếch, rộng khoảng 200 m2, đáy

hang rộng, phẳng nhưng không sâu, vách có nhiều nhũ đá.

Hang Đầu Gỗ: Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mỹ, một cái hang mang tên rất mộc mạc dân dã: hang Đầu Gỗ. Hang nằm trên đảo Đầu Gỗ.

Động Tam Cung: Động nằm ở trung tâm vịnh Hạ Long, cách động Sửng Sốt 5 km về hướng đông bắc. Động được chia làm ba ngăn, luồn lách qua từng khe đá. Trong động có nhiều nhũ đá đẹp. ở cả ba ngăn động, nhũ đá tạo ra những hình thù tự nhiên sống động như tiên ông với chòm râu bạc phơ, ba ông tam đa trầm mặc, nụ hoa quỳnh trắng muốt, rồi nào là hình sư tử, hải cẩu, tượng thuỷ thần...

Động Kim Quy: Động Kim Quy nằm trên hòn Dầm Nam, có đỉnh núi cao 187m. Phía trước là hòn Dầm Bắc, phía sau là đảo Soi Sim.

Động Mê Cung: Cách bãi tắm Ti Tốp 2 km về phía Tây Nam là động Mê Cung. Động nằm trên hòn Lờm Bò ở độ cao 25 m so với mực nước biển. Nhìn từ xa, cửa động như một mái nhà ăn sâu vào sườn đảo.

Động Thiên Cung: Động nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch 4 km, trên đảo Đầu Gỗ ở độ cao 25 m so với mực nước biển. Đường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên cây che phủ um tùm. Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra khoảng không bên trên một mặt bằng hình tứ giác với chiều dài hơn 130 m.


Bãi tắm Bãi Cháy: Bãi Cháy là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển kéo dài hơn 2 km ôm lấy hàng thông cổ thụ nằm xen kẽ với những khách sạn cao tầng, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt. Nơi đây thu hút nhiều du khách với cảnh quan thiên nhiên ―bầu trời trong xanh, mây nước long lanh, cát trắng trải dài và 1 hàng phi lao xanh ngát‖ kết hợp với các dịch vụ như nhà hàng, nhà biểu diễn múa rối nước và ca nhạc dân tộc. Vì Bãi Cháy nằm gần khu Công viên Quốc tế Hoàng Gia nên du khách không những chỉ được đắm mình trong nước, tham gia các trò chơi lướt ván và đi mô tô trên biển, du khách còn được dạo ngắm công viên, tham gia các hoạt động giải trí ca nhạc, múa rối nước ở công viên. Bãi Cháy – vịnh Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước.

Bãi Tắm Quan Lạn: Bãi nằm ở đảo Quan Lạn trong vịnh Bái Tử Long, giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, cách thành phố Hạ Long 55 km. Đây là bãi biển mang nét đẹp duyên dáng với vẽ hoang sơ và yên tĩnh. Nước biển xanh ngát, sóng to, cát trắng trải dài tới vài kilômét. Đến đây du khách sẽ tận hưởng 1 môi trường sinh thái thật trong lành, được ngắm nhìn những ngôi nhà sàn ẩn hiện dưới hàng phi lao xanh ngát.

Bãi Tắm Minh Châu: Nằm cách bãi tắm Quan Lạn 15 km. Cát ở đây trắng muốt, du khách đến đây có thể cắm trại ngủ qua đêm để tìm cho mình 1 cảm giác thật tuyệt vời giữa 1 không gian bao la của biển đêm, để gió thổi vào lòng cảm thấy mát lạnh.

Bãi Tắm Tuần Châu: Nằm ở khu du lịch đảo Tuần Châu cách cảng tàu du lịch khoảng 8 km. Đây là một bãi tắm nhân tạo có thảm cát trải dài 2 km. Đến đây ngoài được tắm biển, nằm trên cát, đi dạo biển du khách còn có thể vãn cảnh trên đảo Tuần Châu, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao như leo núi, cắm trại trên khu du du lịch sinh thái đồi thông .

Bãi Tắm Ba Trái Đào: Từ cảng tàu du lịch, đi khoảng 10 giờ ca nô là tới bãi tắm Ba Trái Đào. Bãi tắm có ba bãi cát hình cánh cung quây quần ôm


lấy chân đảo, nhìn xa trông giống 3 trái đào tiên nên được gọi với cái tên đặc biệt này. Thường bãi tắm này một ngày chỉ tắm được từ 2 – 3 giờ vì thời gian còn lại thuỷ triều nhấn chìm bãi cát. Tuy nhiên du khách vẫn muốn đến nơi này để có thể tận mắt nhìn những sự việc diễn ra của thiên nhiên thần bí.

Ngoài ra du khách còn có thể đến với bãi tắm Ti Tốp, bãi tắm Ngọc Vừng, bãi tắm Soi Sim để được tham quan tất cả các bãi tắm ở Vịnh Hạ Long muôn màu muôn vẻ.

c. Các hệ sinh thái đặc biệt

Ở Hạ Long có nhiều hệ sinh thái đa dạng, nguyên sinh với nhiều giống loài động thực vật quý hiếm. Đó là các hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới với thảm thực vật thường xanh quanh năm trên các đảo, các rừng ngập mặn với nhiều loại chim thú rừng. Ở Hạ Long còn có các hệ sinh thái san hô rất độc đáo với 197 loài san hô, chiếm tới 80% tổng số loài san hô ở khu vực bờ Tây Thái Bình Dương. San hô ở Vịnh Hạ Long được mọc thành dải, có độ che phủ cao, trong đó có một loài san hô quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

3.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra hay nói cách khác nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Nó bao gồm các di tích văn hoá - lịch sử.

Di tích văn hoá - lịch sử : Là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử là những nơi mà chiến tranh đã đi qua, nơi sinh ra những vị anh hung dân tộc, những vị danh nhân, nơi mà là thánh địa cũ,… như: Núi Bài Thơ (ở phường Bạch Đằng); Đền thờ Đức Ông Đông Hải Đại Vương; chùa Long Tiên ở trên núi Bài Thơ; Cụm di tích Chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập,..


Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá mang tính vật thể và di sản văn hoá mang tính chất phi vật thể. Di sản văn hoá mang tính vật thể là những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật, viện bảo tàng, những nơi thường tổ chức các cuộc thi ( phim ảnh, ca nhạc, thể thao,…). Nền văn hóa Hạ Long đã được ghi nhận trong lịch sử dựng nước của người Việt. Những đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Hạ Long được thể hiện qua hình ảnh những công cụ đồ đá. Người dân Hạ Long đã rời bỏ những hang trú ngụ của mình và định cư lâu dài dọc theo bờ biển, bờ sông và có cuộc sống sinh hoạt gắn liền với sông biển. Các nhà khảo cổ học đã sưu tầm được rất nhiều những vật dụng bằng đá như rìu, đục, đòn kê, đá mài và vòng đeo tai cùng những đồ dùng khác như bình, lọ bằng đá có trạm khắc. Sự tương đồng của các vật dụng này tạo mối liên kết giữa các khu vực khảo cổ mà ngày nay được biết đến là ―Nền văn hóa Hạ Long‖. Các vết tích của nền văn hóa Hạ Long thường phân bố ở các nơi có bờ cát như Tuần Châu, Ngọc Vừng, Xích Thổ và Đồng Mang. Những vật dụng tìm thấy đều có đặc điểm tương tự nhau cả về vật liệu, kỹ thuật sản xuất và họa tiết16. Nền văn hóa Hạ Long còn sở hữu nét đặc trưng khác đó đồ gốm sứ rất đẹp, nhẹ và có hoa văn trổ thủng. Ở những nơi khác cũng sản xuất đồ gốm có văn hoa trổ thủng nhưng số lượng ít, chiếm khoảng trên dưới 1% tổng sản phẩm nghề gốm. Các sản phẩm gốm Hạ Long chủ yếu là sản phẩm có hoa văn trổ thủng, chiếm khoảng 98,9% và còn lại 1,1% là gốm liền. Gốm Hạ Long được làm trên bàn quay nên rất mỏng và tròn. Hiện tại, những yếu tố ―Văn hóa Hạ Long‖ mới chủ yếu được trưng bày trong viện bảo tàng, chưa có sản phẩm du lịch thực tế dành cho khách du lịch. Di sản văn hoá mang tính chất phi vật thể là những phong tục tập quán của người dân như các lễ hội, các trò chơi dân gian, giá trị về ẩm thực, những truyền thống văn hoá,..

3.1.2.3. Chính sách phát triển kinh tế du lịch Quảng Ninh.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển chung của kinh tế xã hội, Tỉnh uỷ Quảng Ninh lần đầu tiên đưa ra


nghị quyết số 08 về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001

– 2010. Thực hiện nghị quyết số 08, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch và Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp nghiên cứu và quy hoạch phát triển cho ngành du lịch trong giai đoạn trước mắt. Tháng 3 năm 2005 tỉnh uỷ còn đưa ra nghị quyết số 21 về việc ―đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015‖. Cũng trong nghị quyết này mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh được nâng lên thành một trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước, phấn đấu xây dựng du lịch Quảng Ninh trở thành thương hiệu mạnh trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2015.

Tỉnh còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các công tác cụ thể có liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch như: Nghị quyết số 09 về ― Công tác, quản lí, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2005‖. Quyết định số4117/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Tỉnh về ― Công tác quản lí tàu thuyền trên Vịnh Hạ Long‖. Các quy chế đánh giá hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch…v.v.

3.2.PHÁT TRIỂN KTDL THÀNH PHỐ HẠ LONG

3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch Hạ Long hiện nay

3.2.1.1. Kinh doanh lữ hành

Tính đến tháng 6/2014 du lịch Hạ Long có 43 doanh nghiệp, trong đó có 19 doanh nghiệp lữ hành của địa phương, 24 doanh nghiệp của các tỉnh ngoài hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Những năm qua kinh doanh lữ hành của Hạ Long thực hiện tương đối tốt vai trò tổ chức và kết nối các dịch vụ, sản phẩm đối với khách hàng. Gần đây, xu hướng đi du lịch nội địa và ngoài nước tâng mạnh, nhất là vào dịp lễ tết, đặc biệt khuynh hướng đi du lịch tự do, theo dạng tour mở ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Trước tình hình đó, đại bộ phận doanh nghiệp du lịch đã chủ động đa dạng hóa chương trình tour, đưa ra những biện pháp để thu hút khách như: bán hàng qua mạng tạo điều kiện thuận lợi cho khách đặt chỗ, mua tour. Tập trung khai thác thị trường nội địa bằng giảm giá tour; tăng


thêm dịch vụ cho khách hàng; ―Làm mới các tour cũ‖ và mở thêm nhiều tour mới, kết nối từ Hạ Long với các điểm đến lân cận như: Cát Bà, Đồ Sơn, Bắc Hải, Nam Ninh (Trung Quốc). Các doanh nghiệp du lịch ở đây còn tăng cường mở rộng đầu tư tại các địa phương có nhiều tiềm năng về du lịch như Hải Phòng, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ... nhằm khai thác thế mạnh của địa phương, đa dạng hóa sản phẩm du lịch liên vùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Như vậy, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố đang tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường cả nước.

Trên cơ sở Luật du lịch và các văn bản qui phạm pháp luật về du lịch, công tác quản lý Nhà nước đã có tác động mạnh vào việc hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ với các chương trình thiết thực và đảm bảo quyền lợi du khách. Tổ chức hội nghị phổ biến quy chế 849 của Bộ Công an về quản lý du khách Trung Quốc vào Việt Nam tham gia du lịch. Việc thực hiện Nghị định 27/CP về kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch. Đẩy mạnh việc đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Bảng 3.1. Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch tại Hạ Long từ năm 2010 - 2014


Doanh nghiệp lữ hành

Năm

2010

2011

2012

2013

Tính đến

T6/2014

Doanh nghiệp lữ hành của địa

phương

41

42

41

45

48

Doanh nghiệp lữ hành ngoài

tỉnh hoạt động tại địa phương

18

18

21

25

26

Tổng

59

60

62

70

74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 7

Nguồn: Vụ Lữ hành – TCDL

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 17/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí