Đồng thời ngành du lịch làm việc với các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành để nắm tình hình, chấn chỉnh hoạt động doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ điều kiện kinh doanh để phổ biến, hướng dẫn các quy định về điều kiện kinh doanh lữ hành. Ngoài ra để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, phục vụ lợi ích thiết thực của du khách, những doanh nghiệp du lịch đủ và không đủ điều kiện kinh doanh cũng như các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu được thông báo rộng rãi trên báo địa phương và Tạp chí du lịch để thực hiện nguyên tắc công khai trong tuyên truyền quảng bá du lịch đối với du khách và khởi động đầu tư nâng cấp dịch vụ và quản lý du lịch.
Về thị trường nhận khách:
Do có sự chủ động giải quyết các tình huống phức tạp, nên nhiều năm qua, địa phương đã chặn được sự suy giảm cầu du lịch và khôi phục nâng cao tốc độ tăng trưởng, phát triển cầu thuận lợi hơn. Du khách quốc tế không ngừng tăng trưởng hàng năm. Đối với khách nước ngoài, có 6 thị trường gửi khách chủ yếu từ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaisia, Singapore. So sánh với những năm 2010, 2011 có thể thấy, sự biến động mạnh về 6 thị trường gửi khách quốc tế hàng đầu. Ngoài những thị trường quen thuộc trong nhiều năm, đến năm 2014, thị trường đu lịch Quảng Ninh có thêm một số thi trường mới: I- Xra- en, Arập, Iceland, Zimbabuê, Ưrugoay...Các thị trường khách đều có tỷ lệ tăng trưởng khá từ 13% - 18,7% so với cùng kỳ. Từ đó cho thấy, kết quả bước đầu của một loạt chính sách, biện pháp kích cầu du lịch nội vùng như: Miễn Visa, cải cách thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh; tác động của một số chương trình quảng bá xúc tiến mà ngành đu lịch tiến hành. Đặe biệt, thời gian qua sự kiện lễ hội Văn hoá du lịch Hạ Long đã làm tăng cầu du lịch ở thị trường mới này. Qua diễn biến thị trường khách quốc tế những năm gần đây cho thấy, ngoài thị trường Đông Bắc Á, Tâỵ Âu vốn là những thị trường truyền thống có lượng khách ổn định,
một số thị trường mới nổi lên, có tiềm năng hết sức hứa hẹn như ASEAN, Trung Quốc đã đựơc quan tâm đầu tư, nhất là trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch.
Bảng 3.2. Tình hình tăng trưởng trên thị trường du lịch Quảng Ninh từ 2010 - 2014
Số lượt du khách (nghìn người) | Tốc độ tăng trưởng (%) | |||||
Khách quốc tế | Khách trong | Tổng lượt khách | Khách quốc tế | Khách trong | Tổng lượt khách | |
2010 | 2006 | 3611 | 5617 | 9.9 | 27.8 | 20.8 |
2011 | 2283 | 4176 | 6459 | 13.8 | 15.6 | 15.0 |
2012 | 2450 | 4532 | 6982 | 7.3 | 8.5 | 8.1 |
2013 | 2600 | 4900 | 7500 | 6.1 | 8.1 | 7.4 |
2014 | 2550 | 4950 | 7500 | - | - | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Về Các Nguồn Lực Cho Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Vai Trò Về Mặt Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Hạ Long Hiện Nay
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Thành Phố Hạ Long Hiện Nay
- Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Thành Phố Hạ Long
- Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 11
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2014
Tính chung lượt khách du lịch đến Hạ Long tăng liên tục, từ 5.617.000 lượt năm 2010 tới 7.500.000 lượt vào năm 2014, tăng 1.3 lần, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 34.67% và khách trong nước là 65.33%. Tốc độ tăng của du khách trong nước nhanh hơn so với khách quốc tế. Trong giai đoạn 2010 – 2014, lượng khách nội địa tăng 1.37 lần trong khi lượng du khách quốc tế tăng 1.27 lần. Cùng với số lượng gia tăng khách du lịch, số lượng phòng của các khách sạn cũng gia tăng tương ứng từ 4696 phòng năm 2010 lên 5189 phòng năm 2014, tăng 1.48%.
Về doanh thu du lịch:
Doanh thu du lịch so với GDP không ngừng tăng: thời kỳ 2005 - 2010 tốc độ tăng doanh thu du lịch bình quân so với GDP là 2,98%/ năm; thời kỳ 2010 -
2014 là 8,88%. Với tốc độ tăng của doanh thu du lịch so với tốc độ tăng của GDP toàn tỉnh là chưa tương xứng với vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ du lịch - Nông lâm ngư nghiệp mà địa phương đã xác định. Điều này đặt ra cho ngành du lịch thành phố Hạ Long phải có chiến lược tăng tốc trong những năm tiếp theo với những chính sách mạnh mẽ, đông bộ; đặc biệt là chính sách đầu tư phát triển và chính sách về khai thác nguồn lực con người và các sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương.
Bảng 3.3. Doanh thu du lịch so với GDP trong tỉnh từ năm 2010 -2014
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) | 68,00 | 96,00 | 130,00 | 160,00 | 200,00 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | - | 41,2 | 35,4 | 23,1 | 25,00 |
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Thị trường khách dụ lịch nộị địa mức tảng trưởng tương đối cao. Trong điều kiện kinh tế phát triển khá ổn đinh, thu nhập dân cư và các điều kiện sống được cải thiện, thêm vào đó, nhà nước áp đụng chế độ làm việc 40giờ/tuần và kéo dài các kỳ nghỉ lễ trong năm đã làm xuất hiện lượng cầu mới quan trọng cho du lịch nội địa. Từ đó tăng lượng khách đi nghỉ cuối tuần hoặc đến tham quan giải trí tại các điểm, khu du lịch ở Hạ Long và các vùng lân cận.
Trong tháng 7, lượng khách quốc tế đến Hạ Long – Quảng Ninh ước đạt
293.566 lượt, tăng 12,1% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 7 tháng năm 2015 ước đạt 4.398.202 lượt, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Bảng 3.4. Lượt khách quốc tế đến Hạ Long tháng 7/2015 và 7 tháng đầu năm 2015
Ước tính tháng 7/2015 (Lượt khách) | 7 tháng năm 2015 (Lượt khách) | Tháng 7/2015 so với tháng trước (%) | Tháng 7/2015 so với tháng 7/2014 (%) | 7 tháng 2015 so với cùng kỳ năm trước (%) | |
Tổng số | 593.566 | 4.398.202 | 112,1 | 105,1 | 90,6 |
3.2.1.2. Thực trạng kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch
Ngay sau khi vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thế giới, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã được thành lập, đồng thời Cảng tàu du lịch cũng được xây dựng, từ đó tạo đà tích cực cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển mà trong đó nổi bật lên là sự phát triển của các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Cơ sở lưu trú là điều kiện thiết yếu không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động và phát triển du lịch . Sự gia tăng đáng kể của khách du lịch ở Quảng Ninh đã hối thúc sự phát triển của các cơ sở lưu trú. Chỉ trong vòng 8 năm trở lại đây, hàng loạt các khách sạn, nhà nhỉ, nhà khách, nhà trọ, của các thành phần kinh tế, các cơ quan , tổ chức và tư nhân lần lượt ra đời. Trước hết là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các cơ sở lưu trú, từ cao tới bình dân, trong đó nhiều khách sạn đã đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao và 4 sao, tập trung chủ yếu tại khu du lịch Bãi Cháy. Tại các khách sạn cao cấp này có kiến trúc, nội thất đắt tiền, được trang bị bể bơi, sân tennis, sàn nhảy, ca nhạc, thang máy... Dọc theo đường Hạ Long chạy dài theo bờ biển Bãi Cháy có hàng chục khách sạn lớn, mỗi khách sạn có từ 50 đến 100 phòng, nằm trên sườn núi trong ra Vịnh Hạ Long. Các khách sạn này đều có địa thế rất đẹp, xung quanh có sân vườn rộng, có bãi đỗ xe và các khu nhà ăn, massage, karaoke… Đáng kể nhất là các khách sạn mini, các cơ sở lưu trú này đã đáp ứng được yêu cầu chỗ nghỉ cho khách du lịch nhất là vào thời kì cao điểm, song tất yếu dẫn đến tình trạng dư
thừa trong thời kì vắng khách. Có rất nhiều khách sạn mini có trên dưới 10 phòng nằm dọc theo phố Vườn Đào, bên cạnh là phía sau Bưu điện Bãi Cháy. Đa số các phòng ở đây có khu phụ khép kín, nước nóng, máy điều hòa, ti vi. Ngay cạnh dốc có một bãi đỗ xe ô tôcó người trông giữ suốt ngày đêm. Tại khu vực này, xen kẽ trong các khách sạn lớn, còn có các phòng nghỉ giá rẻ với khu phụ dùng chung, không có điều hòa mà chỉ có quạt. Ở bên Hòn Gai, các khách sạn tập trung chủ yếu ở trên đường Lê Thánh Tông và khu vực phố Hàng Nổi, quanh chân núi Bài Thơ.
Từ sau năm 2001, cơ sở lưu trú ở Hạ Long lại được mở rộng với khu resort, khách sạn cao cấp ở đảo Tuần Châu do công ty Âu Lạc đầu tư xâu dựng. Giá thuê các phòng của khách sạn và nhà nghỉ tư nhân thay đổi khá nhiều tù thuộc vào các ngày đông hoặc vắng khách. Thông thường, giá phòng của các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, 4 sao thường giao động trong khoảng từ 50 đến 200 USD, khá cao so với giá phòng của các cơ sở lưu trú khác. Trong 4 năm gần đây, hoạt động lưu trú trên địa bàn Quảng Ninh đã tăng đáng kể. Theo thống kê của Sở du lịch, nếu như năm 2001, toàn tỉnh mới có 406 cơ sở lưu trú với tổng số 5743 phòng nghỉ trong đó các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao có số lượng là 13 với 1171 phòng nghỉ thì trong các năm tiếp theo, các con số trên đều tăng đáng kể, năm 2008
Tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh có: 857 cơ sở với 12.300 phòng; trong đó: khách sạn 5 sao: 01; khách sạn 4 sao: 09; khách sạn 3 sao: 16; khách sạn 2 sao: 34; khách sạn 1 sao:17; Khách sạn, nhà nghỉ, biệt thư đạt tiêu chuẩn: 780. Cụ thể sẽ được thể hiện bằng bảng dưới đây:
Bảng 3.5: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại tỉnh Quảng Ninh
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Số cơ sở lưu trú | 683 | 791 | 833 | 866 | 857 |
Số lượng phòng | 9,907 | 11,450 | 11,790 | 12,249 | 12,300 |
Số cơ sở đạt tiêu chuẩn QT | 54 | 68 | 74 | 76 | 77 |
Số lượng phòng | 3,612 | 4.034 | 4,346 | 4,686 | 4,701 |
Công suất sử dụng phòng | 62 | 62 | 62 | 63 | 60 |
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu Vụ Khách sạn (TCDL) các Sở VHTTDL
Trong năm 2012, 2013, 2014, tổng số cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh lần lượt là 833, 866, 857 với tổng số phòng lần lượt là 11.790, 12.249, 12.300; trong đó số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế lần lượt là 74, 89, 90. Tuy nhiên toàn thành phố Hạ Long cho tới nay có 453 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, nhưng mới chỉ đạt công suất sử dụng buồng phòng là khoảng 60%. Điều đó cho thấy sự thiếu cân đối trong cán cân cung cầu về du lịch, vì vậy kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn để thu hút du khách.
Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Hạ Long cho thấy:
1. Tổng số phòng theo số liệu thống kê là thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.
2. Phần lớn khách sạn có quy mô nhỏ, số khách sạn có quy mô lớn trên 100 phòng ít và không đồng bộ.
3. Có sự giảm số lượng cơ sở lưu trú năm 2008 do 1 số nhà nghỉ có quy mô lớn của các bộ, các nghành chuyển đổi mục đích sử dụng và 1 lí do quan trọng nữa là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú.
4. Có sự gia tăng các phòng của các khách sạn mini.
5. Số khách sạn chưa được xếp hạng còn nhiều.
3.2.1.3. Phát triển khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm du lịch.
a. Các cơ sở ăn uống
Các cơ sở ăn uống ở Hạ Long rất đa dạng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách đều phục vụ ăn uống. Ngoài ra còn các nhà hàng, quán ăn, quán giải khát, quán bar và café của các thành phần kinh tế, phần lớn của tư nhân phục vụ khách du lịch và nhân dân địa phương suốt ngày đêm. Vấn đề cần được quan tâm đối với khách du lịch và các nhà quản lý là vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng phục vụ và giá cả.
b. Cơ sở vui chơi giải trí thể thao
Hiện trạng các cơ sở vui chơi giải trí thể thao phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân địa phương ở Quảng Ninh nhìn chung đã có nhiều đổi mới song thực chất vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch và nhu cầu phát triển du lịch .
3.2.1.4. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch.
Các dịch vụ vận chuyển như hệ thống tàu thuyền, các phương tiện chuyên dụng dành cho loại hình du lịch đặc biệt còn thiếu và chưa hiện đại. Ô tô và tàu thuyền du lịch là 2 loại phương tiện chủ yếu hiện nay để phục vụ khách du lịch. Mặc dù trên thực tế, năm 2010 vịnh Hạ Long có 338 tàu tham gia làm dịch vụ vận chuyển khách du lịch, năm 2014 số tàu vận chuyển là 427, tăng 89 chiếc với sức chở cùng một lúc hơn 11.000 du khách (có 7 tàu chưa kiểm tra phân loại vì đang lên đà sửa chữa), trong đó 109 tàu có cơ sở lưu trú. Trong thời gian tới sẽ có khoảng 40 tàu lưu trú đóng từ năm 2006 hoàn thiện đưa vào sử dụng (chưa kể số tàu của các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt cho công ty Âu Lạc, Hạ Long Plaza,…). Với số lượng này sẽ tạo ra áp lực về mật độ tàu hoạt động trên vịnh Hạ Long, theo đó phát sinh nhiều vấn đề bất cập tiếp theo. Vì vậy việc mở rộng không gian ra vùng vịnh
Bái Tử Long là yêu cầu cấp thiết. Số tàu vận chuyển khách thăm Vịnh Hạ Long có 93 tàu loại 1, 98 tàu loại 2 và 1 số tàu loại 3. Tổng vốn đầu tư cho các phương tiện tàu thuyền trong 4 năm đó đạt 260 tỷ đồng. Hiện nay số lượng xe du lịch ở Quảng Ninh mới có khoảng 68 chiếc. Nhu cầu vận chuyển khách du lịch của Quảng Ninh rất lớn và đòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn, tiện nghi hơn vì Quảng Ninh rất cần thiết phải khai thác những tiềm năng to lớn của du lịch biển, trên mặt biển và các đảo, quần đảo, cũng như phối hợp triển khai hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Điều này hiện nay còn là 1 khó khăn lớn đối với ngành du lịch của tỉnh.
Trong thời gian qua, Sở du lịch đã tiến hành định kỳ kiểm tra, phân loại tàu du lịch; kiên quyết loại bỏ những tàu không đảm bảo tiêu chuẩn (Đã kiểm tra, phân loại 420/427 tàu, trong đó loại bỏ 10 tàu không đạt tiêu chuẩn), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nâng cao chất lượng đội tàu; góp phần đưa công tác quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long từng bước đi vào nề nếp và đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vì vậy lượng khách đến thăm quan vịnh Hạ Long tăng 49% so cùng kỳ năm 2010 (tổng khách thăm vịnh 2.126.730 lượt, trong đó khách lưu trú trên tàu 194.000 lượt, tăng 13% so cùng kỳ 2007).
3.2.1.5. Hoạt động liên kết phát triển thị trường du lịch nội địa và quốc tế
Thứ nhất, ngành du lịch đã và đang mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế như WTO, APTA, ASEAN... Và tích cực tham gia các chương trình hợp tác phát triển du lịch như chương trình phát triển du lịch giữà các tỉnh Đông Bắc Bộ với Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Xác định thị trường du lịch trọng điểm hàng đầu là Trung Quốc. Tăng cường xúc tiến vào các thị trường có tiềm năng như Tây Âu, Bắc Mỹ, úc, Hàn Quốc, Đài Loan.
Thứ hai, tiếp tục đầu tư mở rộng trong nước và ra nước ngoài nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong thời gian qua ngành du lịch