yêu cầu, đặc biệt là trình độ thông thạo các ngoại ngữ Nhật Bản, Hàn Quốc... Môi trường du lịch tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn một sộ hạn chế làm phiền lòng du khách, như tộ kéo chèo, cò mồi, ăn xin trên đường phố. Quy hoạch phát trển cơ sở hạ tầng của Quảng Ninh để phát triển du lịch còn chậm so với yêu cầu mở rộng thị trường du lịch. Đến nay vẫn chưa có Trung tâm Hội chợ triển lãm quy mô tương xứng với Di sản thiên nhiên thế giới, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày một tăng cao.
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa một số doanh nghiệp vẫn còn xảy ra như hạ giá tour để thu hút khách, bất chấp chất lượng sản phẩm. Một số doanh nghiệp có biểu hiện khi khai báo không trung thực doanh thu nhằm trốn thuế. Tình hình sử dụng và hoạt động hành nghề hướng dẫn viên của các doanh nghiệp tuy có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn một số hạn chế như: việc sử dụng hướng dẫn viên không thẻ, việc thiếu hụt mất cân đối hướng dẫn viên ở một số thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha... tạo nên sự bất cập khá lớn trong hoạt động lữ hành.
Một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm túc quy định về đăng ký kinh doanh, bổ sung điều kiện kinh doanh, thông báo thời điểm hoạt động. Một số doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh nhưng không thông báo hoạt động cho Sở du lịch. Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng không ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế (doanh nghiệp lữ hành), không đăng ký tiêu chuẩn tối thiểu của cơ sở lưu trú và xếp hạng sao khách sạn, quảng cáo hạng sao không đúng thực tế và quy định, không duy trì đựơc chất lượng dịch vụ sau khi được phân loại xếp hạng, thậm chỉ để xảy ra tệ nạn xã hội (doanh nghiệp lưu trú); tuy không nhiều và không công khai, nhưng trên thực tế đã xuất hiện một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ có chứa chấp đối tượng hành nghề bất hợp pháp. Một số cơ sở này đã được " bảo kê" của một số cá nhân có thẩm quyền và có thế lực trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Hiện tượng không thực hiện chế độ
báo cáo và báo cáo thiếu trung thực kết quả hoạt động kinh doanh và không lưu trữ hồ kinh doanh còn diễn ra ở nhiều cơ sở kinh doanh du lịch...
Về chính sách và tạo lập sản phẩm du lịch:
Công tác lập qui hoạch chi tiết phát triển du lịch ở một số trung tâm du lịch còn chậm. Công tác kiểm soát xây dựng theo qui hoạch trong các khu du lịch còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng phá vỡ qui hoạch được duyệt và phá vỡ cảnh quan chung.
Quản lý nhà nước về du lịch còn chậm đổi mới, còn lúng túng trong xử lý tình huống về thiên tai, dịch bệnh. Môi trường du lịch vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng ô nhiễm môi trưòng các khu du lịch vẫn chậm được khắc phục; đặc biệt sự ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long sau mỗi đợt mưa bão và hoạt động của các doanh nghiệp bến cảng xuất than, cảng xuất xăng dầu gây ra. Tệ nạn xã hội, cò mồi, ép giá vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù đã có sự can thiệp khá mạnh của các cơ quan quản lý nhà nước.
Về quản lý, điều hành kinh doanh trong cơ chế thị trường còn nhiều lúng túng. Thị trường khách du lịch hạn hẹp, hoạt động lữ hành và khai thác khách còn đạt hiệu quả thấp. Khai thác và đưa vào sử dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, quản lý còn chậm, pặc biệt việc khai thác phần mềm máy tírih về hạch toán kế toán theo hệ thống tài khoản quốc gia SNA và quản lý nhân sự, khai thác mạng Internet để có những thông tin mớí nhất, rihanh nhất về du lịch ở các khu vực các nước trên thế giới, đưa ra những thồng tin về các sản phẩm du lịch Qủảng Ninh tới các khu vực khác chưa đáp ứng nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Hạ Long Hiện Nay
- Tình Hình Tăng Trưởng Trên Thị Trường Du Lịch Quảng Ninh Từ 2010 - 2014
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Thành Phố Hạ Long Hiện Nay
- Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 11
- Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Cơ chế, chính sách và phối hợp liên ngành chưa đồng bộ, sự phối kết hợp điều hành quản lý giữa cơ quan chủ quản là Sở Du lịch, Ưỷ ban nhân dân các cấp, Trung tâm Qui hoạch đô thị - nông thôn và một số ngành khác chưa chặt chẽ, thiếu những định chế mang tính pháp lý trong quy hoạch đầu tư cho du lịch. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan như văn hoá, thể thao để tạo lập những hình thức đu lịch văn hoá, du lịch thể thao để thu hút du khách.
Sản phẩm đu lịch của Quảng Ninh vẫn còn nghèo nàn, kém chất lượng, chưa phát triển được sản phẩm mơi, từ tuyến điểm đến các tour trùng lặp nhau, chưa có những dấu ấn riêng cho từng đơn vị. Việc kết hợp giữa các ngành khác với du lịch cũng chưa tốt, ví dụ như ngành hàng hải, các dịch vụ cung cấp sản phẩm du lịch khác. Giá cả thì chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng đi du lịch nội địa mà đắt hơn đi nước ngoài. Là một thành viên trong vùng động lực phát triển kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều thế mạnh của du lich mua sắm, tuy nhiên vấn đề hoa hồng còn quá cao, (có khi lên đến 30 — 40%), đẩy hàng hoá chúng ta đắt hơn so với hàng hóa Trung Quốc, Thailand, thậm chí có du khách phàn nàn giá hàng hoá mua cũng không rẻ hơn bao nhiêu khi mua cùng sản phẩm đã xuất khẩu sang nước họ.
Hiệu quả kinh doanh thấp và chưa chủ trọng đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực phục vụ thị trường du lịch:
Hiệu quả kinh doanh còn thấp: Năm 1995, doanh thu du lịch chiếm 2,03% GDP toàn tỉnh, năm 2000 chiếm 4,07%, năm 2003 chiếm 9,81%, năm
2004 chiếm 10,17%, năm 2005 chiếm 9,16% GDP toàn tỉnh, Quảng Ninh có những thời điểm du khách đến rất đông trong một ngày (như khách du lịch quốc tế đến bằng tàu biển, khách vãn cảnh chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, khách du lịch Trung Quốc đến Quảng Ninh qua cửa khẩu Móng Cái...) Số khách này bỏ tiền ra tiêu dùng ở Quảng Ninh rất ít. Hầu như họ chỉ trả tiền lệ phí (mua vé) vào các khu du lịch, còn ăn uống và sử dụng các dịch vụ khác họ đều trở về tàu hoặc tự mang đồ ãn theo, hoặc có sử dụng nhưng không đáng kể. Sở dĩ có trình trạng như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất là chất lượng sản phẩm kém, vệ sinh thực phẩm không bảo đảm, phương thức phục vụ thiếu linh hoạt, văn minh thương nghiệp hạn chế chưa gây được độ tin cậy cho khách hàng; tổ chức dịch vụ bán hàng thiếu khoa học, tranh giành khách thiếu lành mạnh...
Hoạt động của ngành du lịch Quảng Ninh hiện nay đang diễn ra trong
bối cảnh khó khăn chung của tỉnh là sự mất cân đối giữa nhu cầu phát triển và khả năng huy động vốn đầu tư, kể cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi ngân sách tỉnh còn hạn hẹp. Nhà nước còn thiếu các chính sách tài chính và chính sách đầu tư nhằm khuyến khích phát triển du lịch. Các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đạt hiệu quả chưa cao, các thành phần kinh tế khác chưa thật sự phát huy tác dụng do cơ cấu ngành nghề kinh doanh du lịch chưa hợp lý, do có quy mô nhỏ và năng lực tài chính có hạn.
Tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương phần lớn chưa được đầu tư khai thác và bảo vệ, nên nhiều tài nguyên bị xuống cấp, giảm đáng kể giá trị vốn có của nó, đặc biệt là các tài nguyên du lịch nhân văn như các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội, làng nghề...Việc quản lý các tài nguyên nói chung còn chưa chặt chẽ, nhiều cơ quan chức năng cùng quản lý dẫn đến sự chồng chéo mâu thuẫn giữa các ngành trong khai thác và sử dụng cùng một tài nguyên, từ đó nảy sinh hiện tượng ― Lám sãi không ai đóng cửa chùa‖.
Thời gian qua Quảng Ninh còn xuất hiện các tổ chức kinh doanh du lịch, nhà hàng, cơ sở du lịch tự phát kinh doanh đã dẫn đến tình trạng lộn xộn, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhằ nước. Việc quản ỉý nhà nước trong một số lĩnh vực chưa có hiệu quả như vốn, quy hoạch kiến trúc, đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế trong và ngoài nước, môi trường, nộp nghĩa vụ, nộp ngân sách, giá cả... Trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về kiến thức kinh tế, pháp luật, kinh doanh, tổ chức và sử dụng lao động, marketing...
Trong thực tiễn hoạt động của thị trường du lịch Quảng Ninh, so với nhu cầu mở rộng thì hiện nay là còn thiếu đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất nghề nghiệp như: Năng lực chuyên môn, trình độ quản lý, am hiểu pháp luật và thông thạo ngoại ngữ vẫn còn thấp. Trong tác nghiệp vẫn còn tình trạng tiếp viên du lịch giao tiếp với khách nước ngoài ra hiệu bằng tay, lực lượng hướng dẫn viên mỏng, đôi khi chưa thông thạo địa chỉ, lịch sử, văn hoá. Đặc biệt là chưa đào tạo
được đội ngũ chuyên viên tiếp thị chuyên nghiệp có nghiệp vụ chuyên sâu, phần lớn còn phải kiêm nhiệm do chưa được đầu tư thoả đángẵ Trong số lao động trực tiếp phục vụ ở ngành du lịch Quảng Ninh chỉ có khoảng 1/3 là được đào tạo từ trình độ trung cấp du lịch trở lên, còn 2/3 là lao động phổ thông chưa qua đào tạo cơ bản chuyên ngành du lịch. Năm 2008 số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 11,9%, cao đẳng và trung cấp 19,95%, số còn lại 68,2% là lao động phổ thông. Năm 2014, số lao động phổ thông vẫn chiếm 62,9%, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp du lịch chiếm 21,9% và số lao động có trình độ đại học, trên đại học chỉ chiếm 15,2%.
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
Cơ sở hạ tầng du lịch ở Hạ Long vẫn chưa đáp ứng được cấc yêu cẩu phát triển du lịch.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch đang xuống cấp chưa thể khắc phục ngay được, nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp ở cả hai khụ vực nhà nước và tư nhân dọ đầu tư du lịch thiếu định hướng chiến lược nên dẫn đến mất cân đối. Các cơ sở lưu trú phát triển nhiều, nhưng vụn vặt, chắp vá, chưa có sự đầu tư thoả đáng vào lĩnh vực vui chơi giải trí, văn hoá, thể thao. Sản phẩm du lịch chưa độc đáo, tính hấp dẫn chưa cao, chưa cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của một số địa phương khác và nước ngoài nên chưa lưu giữ được khách lưu lại dài ngày ở Hạ Long. Khách sạn hầu hết có quy mô nhỏ, số khách sạn có quy mô lớn trên 100 phòng rất ít và không đồng bộ. Sự phân bố lại không đồng đều, hầu hết được phân bố ở thành phố Hạ Long và thị xã Móng Cái. Số khách sạn chưa được xếp hạng còn nhiều. Đặc biệt, Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung hiện nay chưa có khách sạn 5 sao.
Các phương tiện vận chuyển khách đu lịch còn ít và chưa hiện đại, ở
Quảng Ninh hiện số lượng xe du lịch chất lượng cao mới có gần 100 chiếc và 376 tầu thuyền du lịch, trong khi nhu cầu vận chuyển khách du lịch ở Hạ
Long còn rất lớn. Nội dung chương trình du lịch còn nghèo nàn, trong khi đó tiềm năng du lịch ở Hạ Long là rất lớn. Chẳng hạn, ở khu du lịch Hạ Long hiện có ba tuyến du lịch thăm Vịnh Hạ Long: Tuyến 1: Bãi Cháy - Thiên Cung - Đầu Gỗ - Hòn Gà Chọi - Hòn Lư Hương - Bãi Cháy. Tuyến 2: Bãi Cháy - Sửng Sốt - Đảo Ti Tôp - Tam Cung- Bãi Cháy. Tuyến 3: Bãi Cháy - Mê Cung - Hang Luồn - Bãi Cháy. Cả ba tuyến này chủ yếu là đi thăm một vài hang động và tắm biển, thời gian mỗi tuyến đi- về cả thảy chỉ diễn ra từ 4 đến 6 giờ, gói gọn trong vài chục km2 mặt nước và vài chục hòn đảo trên Vịnh Hạ Long, trong khi quần thể thắng cắnh này rộng tới hơn 1500km2 và có tới gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ và vô số các hang động đẹp. Hướng dẫn viên du lịch còn thiếu, chỉ đáp ứng cho khách về việc dẫn đường và phiên dịch, không giúp được nhiều về nhu cầu hiểu biết của khách.
Các sản phẩm lưu niệm mang tính chất đặc trưng Quảng Ninh để du khách mua làm quà lưu niệm cho chuyến đi còn quá nghèo nàn, chỉ có một vài sản phẩm được chế tác từ chất liệu than đá hoặc từ vỏ ốc, vỏ hến của biển.
Quảng Ninh còn thiếu những khu vui chơi giải trí hấp dẫn dành cho du khách. Mấy năm gần đây, Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia đã chú ý phát triển dịch vụ này ở Bãi Cháy. Khu du lịch quốc tế Tuần Châu mới đi vào khai thác song mới chỉ là bước đầu, chưa thu hút được nhiều khách du lịch.
Một hạn chế khác có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch, đó là vấn đề ồ nhiễm môi trường. Tuy mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng hoạt động du lịch tại Hạ Long đã có những dấu hiệu làm ô nhiễm nước biển vùng Vịnh Hạ Long. Mạng lưới thoát nước thải của các khu vực đố thị, các khu công nghiệp và dân cư đều thải trực tiếp ra sông, biển khồng qua xử lý, chất lượng nước biển khu vực Hạ Long so với tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam đã cho thấy tình trạng ô nhiễm đang tăng lên. Các hệ sinh thái đặc sắc của khu vực hiện nay cũng bị nhiều tác động và bị nhiều đe doạ nghiêm trọng. Các dải san hô tập trung quanh các đảo ngoài vịnh Hạ Long
hiện đang bị suy giảm do bị khai thác quá mức và do ô nhiễm mồi trường. Hàng năm, lượng san hô khai thác trong khu vực để làm quà lưu niệm và để nung vôi phục vụ cho xây dựng lên tới hàng trăm tấn.
Quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập chưa tương xứng và chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, còn vướng mắc trong cơ chế như: thuế, chính sách cho vay vộn đầu tư, thủ tục Hải quan, các chính sách đối với khách du lịch quốc tế (nhất là khách Trung Quốc) và hoạt động lữ hành. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch thông qua sỏ du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém, bộ máy quản lý chưa đồng bộ, còn thiếu cán bộ chuyên ngành. Việc quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch chưa chặt chẽ. Việc đào tạo quản lý quy hoạch, môi trường du lịch chưa chủ động và kịp thời. Việc đào tạo bổi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ phục vụ du lịch còn chậm... Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, kéo theo việc gia tãng lượng khách du lịch đến Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh mới chú ý nhiều đến phát triển triển du lịch, hoạt động du lịch còn đang diễn ra trong thế thụ động, tự phát thể hiện thông qua chuyển biến trong nhận thức và khả năng nắm bắt thời cơ, xoay chuyển tình thế của các cấp lãnh đạo quản lý du lịch ở tỉnh cũng như ở các địa phứơng còn chậm, còn lúng túng và bị động trong việc định hướng và triển khai các kế hoạch cụ thể.
Công tác quản lỷ và hoạt động tuyên truyền, xúc tiến quảng bá, quảng cáo du lịch còn chưa tốt. Công việc quảng bá, tuyên truyền xúc tiến du lịch còn yếu và chưa được quan tâm đầy đủ. Công tác quảng bá du lịch chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn ngành để đạt được hiệu quả cao và thiếu thông tin thị trường cần thiết để tạo điều kiện thuận ỉợi và dễ dàng cho du khách, do đó cường độ kích cầu du lịch không mạnh. Đội ngũ làm công tác quảng bá chưa được đào tạo chính qui, thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn, cơ chế hoạt động của bộ máy chưa phù hợp, chưa theo kịp yêu cầu của công tạc tuyên truyền quảng bá trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG
4.1. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTDL THÀNH PHỐ HẠ
4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long hiện nay.
4.1.1.1. Xu hướng phát triển kinh tế du lịch của thế giới và khu vực hiện nay
Ngày nay, khi tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới tăng lên nhanh chóng, đời sống và thu nhập của dân cư lên cao, nhu cầu về mọi mặt trong cuộc sống ngày một tăng theo, trong đó nhu cầu du lịch trở thành thiết yếu trong đời sống xã hội. Nhờ đó, ngành du lịch vươn lên thành ngành công nghiệp mũi nhọn và phát triển vượt bậc. Thu nhập từ du lịch tăng lên không ngừng, từ 6,8 tỷ USD năm 1960 lên 514 tỷ USD năm 2003 (tăng gần 76 lần vởi tốc độ tăng 11,85% năm. Đến năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới lên tới 1.006 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 900 tỷ USD, tạo thêm việc làm cho 150 triệu người; Dự báo đến 2020 có thể là 1.600 triệu lượt khách. Cách đây vài thập kỷ, khách dụ lịch quốc tế có xu hướng đến các nước Châu Âu và Châu Mỹ, nhưng vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, khi các phương tiện vận chuyển đã hiện đại hơn nên thời gian du lịch được rút ngắn, tãng thời giạn nghỉ ngơi, tham quan, giải trí. Thì du khách có xu hướng đi du lịch ở Châu Á (Đông Á - Thái Bình Dương) và hướng đến du lịch thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá, Ịịch sử và du lịch sinh tháiể..
Với đặc điểm trên của du lịch thế giới hiện nay cho thấy, dự báo xu thế
phát triển chủ yếu của thị trường du lịch thế giới như sau:
Sự phát triển của sản phẩm du lịch và phân khúc thị trường ngày càng đa dạng và mở rộng nhờ sự tham gia mạnh mẽ của nhiều nước, nhiều thành phần vào hoạt động du lịch. Cùng với xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá mở rộng