Vai Trò Về Mặt Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân 48020


sinh thái: làm ô nhiễm mặt đất và đại dương, tàn phá cuộc sống hoang dã, làm cạn kiệt các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên v.v…

Thư ba, cạnh tranh: Trong quá trình HNKTQT thì cạnh tranh sẽ là yếu tố diễn ra gay gắt nhất. Cạnh tranh vừa là cơ hội trong quá trình HNKTQT song lại là thách thức lớn đối với các quốc gia. Hiện nay, sự bành trướng của các tập đoàn đa quốc gia đang và sẽ là mối đe dọa lớn đối với các DNDL ở các nước đang phát triển. Các tập đoàn này có lợi thế về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh, kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường, sẽ chiếm ưu thế trong cạnh tranh. HNKTQT thì áp lực cạnh tranh về các sản phẩm du lịch ngày càng tăng. Nếu các DNDL ở quốc gia nào đó không đáp ứng được yêu cầu của hội nhập thì sẽ bị thôn tính.

1.2.5. Vai trò của phát triển kinh tế du lịch

1.2.5.1. Vai trò về mặt kinh tế trong nền kinh tế quốc dân

a. Tác động vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân

Phát triển kinh tế du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân, làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội thông qua các hoạt động như: sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật. Đồng thời nó cũng góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói một cách khác là du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng. Phát triển kinh tế du lịch tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc

phát triển du lịch.


b. Phát triển kinh tế du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du lịch là một ngành ―xuất khẩu tại chỗ‖ những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản…theo giá bán lẻ cao hơn so với việc xuất khẩu theo giá bán buôn. Đồng thời, thông qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế.

Ngoài ra, du lịch còn là ngành ―xuất khẩu vô hình‖ các hàng hoá du lịch như: các cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống, phong tục tập quán…Qua mỗi lần đưa ra thị trường, những hàng hoá vô hình này không bị mất đi mà thậm chí, giá trị và uy tín của nó còn được tăng lên rất nhiều. Hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hoá, dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn do tiết kiệm được đáng kể các chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra nó còn cho phép thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán.

Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 6

c. Phát triển kinh tế du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay thì giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Do vậy, đối với các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư lại càng ít hơn (so với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cơ bản) mà lại thu hút lao động nhiều hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.


d. Phát triển kinh tế du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo

Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác như vận tải, bưu điện, thương nghiệp, tài chính, các hoạt động phục vụ sinh hoạt cá nhân, các dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí, các hoạt động văn hoá thể thao... Mặt khác, sự phát triển của du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như: mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng…Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển thong tin liên lạc…của khách du lịch, cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển.

1.2.5.2. Vai trò về mặt xã hội đối với đất nước

a. Phát triển kinh tế du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Theo như thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra được một việc làm mới. Tại Việt Nam, năm 2010, tổng số lao động trực tiếp trong ngành sẽ hơn 333.000 người. Đến năm 2020, con số này sẽ lên đến hơn 503.000 người.

b. Phát triển kinh tế du lịch củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế

Du lịch góp phần củng cố và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế thông qua các mặt như: các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế; du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông


quốc tế; du lịch quốc tế như một đầu mối ―xuất-nhập khẩu‖ ngoại tế, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.

c. Phát triển kinh tế du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển

Thông thường tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác. Việc đầu tư về mọi mặt giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hoá, xã hội…để khai thác, đưa những tài nguyên này vào sử dụng góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở các vùng đó và cũng góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.

d. Phát triển kinh tế du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả

Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà; làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người ở địa phương khác, khách nước ngoài (về phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ…); làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau…


CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp luận đặc trưng trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội, là cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn phải xem xét quá trình phát triển KTDL ở thành phố Hạ Long trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị.

Để đưa ra một số quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình phát triển cũng như đề xuất các giải pháp nhắm phát huy lợi thế, tiềm năng về du lịch của thành phố Hạ Long , tỉnh Quảng Ninh, phương pháp này đòi hỏi iệc đề xuất các quan điểm và giải pháp đó không thể tư biện, mà phải xuất phát từ thực trạng các nguồn lực, tiềm lực; đồng thời, đòi hỏi sự đánh giá thực trạng phải khách quan, phải trên cơ sở xem xét, phân tích, gắn với điều kiện lịch sử cụ thể.

2.2. PHƯƠNG PHÁP TRỪU TƯỢNG HÓA KHOA HỌC GẮN LIỀN VỚI PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP LOGIC VÀ LỊCH SỬ

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái ổn định, điển hình trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đôi khi chưa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó,


phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để giữ lại những yếu tố bản chất trong phân tích nguồn lực và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển KTDL ở thành phố Hạ Long , từ đó mới có thể đánh giá đúng thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển KTDL của thành phố ở chương 3 và 4 của luận văn.

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử. Đó là phương pháp xem xét quá trình hình thành, phát triển KTDL ở thành phố vừa gắn với từng thời điểm lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh. Phương pháp này được vận dụng trong phân tích thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải nhằm phát triển KTDL thành phố Hạ Long thời gian tới.

2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP

Phương pháp phân tích - tổng hợp là phương pháp nghiên cứu và xem xét các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu thực tiễn, để tìm ra những vấn đề có tính quy luật của sự phát triển KTDL ở thành phố Hạ Long, khái quát những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết để có giải pháp phù hợp.

Luận văn sử dụng phương pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, trước hết là để tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, sau là để phân tích cơ sở lý luận, làm rõ thực trạng phát triển kinh tế du lịch và kinh nghiệm của một số địa phương trong việc phát triển kinh tế du lịch để rút ra bài học đối với thành phố Hạ Long.

2.4. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ

Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTDL, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập được chủ yếu là số liệu thứ cấp như Niên giám thống


kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu và phân tích tình hình phát triển KTDL của thành phố. Từ đó đưa ra những nhận định khách quan, đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển KTDL của thành phố này.

2.5. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

Trên cơ sở các thông tin thu thập được kết hợp với quá trình phân tích thông tin, luận văn so sánh tình hình phát triển KTDL của thành phố Hạ Long với các thành phố khác trong tỉnh và trong cả nước để từ đó có những nhận xé khách quan, khái quát thực trạng phát triển KTDL của thành phố Hạ Long.


CHƯƠNG 3: NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG


3.1. NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KTDL HẠ LONG

Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí thuận lợi trong việc phát triển ngành du lịch cũng như có điều kiện thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Thành phố Hạ Long là cửa sổ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội; được ưu tiên đặc biệt của nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, các lợi thế về tiềm năng đang được khai thác và phát huy đúng hướng đã góp phần tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long.

Đặc biệt vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là lợi thế rất lớn để thành phố Hạ Long phát triển kinh tế du lịch.

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai. Ngày 10/10/2013,chính phủ ban hành quyết định số 1838/QĐ-TTg, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại I.

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, thành phố Cảng Hải Phòng 60 km về phía Tây Nam, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 17/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí