Quảng Ninh đã triển khai các dự án: Tổng công ty mậu dịch Bắc Hải, Trung Quốc liên doanh với Công ty du lịch Hòn Gai xây dựng và kinh doanh khách sạn Hồng Hải, vốn 751.048 USD; Công ty Mỹ Lai, Đài Loan liên doanh với công ty xuất nhập khẩu Hòn Gai xây dựng khu du lịch công viên Hoàng Gia Bãi Cháy, vốn 39 triệu USD; Orient Vacation Pte. Ltd Liên doanh với Công ty Than Hòn Gai xây dựng khách sạn Heritage Hạ Long Bãi Cháy, vốn 7,5 triệu USD; Siam Infinity Import- Export liên doanh với Công ty Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long xây dựng và kinh doanh khách sạn Plaza Bãi Cháy, vốn 10,5 triệu USD; SKR International Thái Lan liên doanh với Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội kinh doanh khách sạn Hạ Long EỊream Bãi Cháy,,vốn 11 triệu USD; Hạ Long Resort Development Pte. Ltd. Singapor liến'doanh với Công ty xuất nhập khẩu thành Ịập Công ty TNHH Ngôi Sao của vịnh Hạ Long, vốn 22.136. 848 USD; Công ty TNHH Ưtrish Delphinerium Nga liên doanh với Cồng ty TNHH Âu Lạc hợp tác kịnh doanh Câu lạc bộ biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử biển tại đảo Tuần Châu, vốn 550.000 USD; Công ty MC&T Hàn Quốc liên doanh với cồng ty cổ phần vận tải khách thuỷ Quảng Ninh thành lập Công ty liên doanh vận tải khách Quảng Ninh, vốn 3 triệu USD; Công ty Huá Zhen Textiles and Tralimited Hồng Kông liên doanh với Công ty Du lịch Hạ Long kinh doanh trò chơi điện tử, vốn
500.000 USD; Công ty Rich Fortune International Hồng Kông bỏ vốn 100% xây dựng và kinh doanh nhà hàng nổi Jambo Hạ Long, vốn 2.795.000 USD.
Thứ ba, tích cực tham gia hội chợ, lễ hội du lịch trong và ngoài nước: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Quảng Ninh đã tích cực tham gia: Liên hoan du lịch ―990 năm Thăng Long Hà Nội", lễ hội du lịch Đồ Sơn Hải Phong, lễ hội du lịch văn hoá các tỉnh miền núi Đông Bắc, hội chợ thương mại - du lịch Bắc Hải, Phòng Thành Trung Quốc
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THÀNH PHỐ HẠ LONG HIỆN NAY
3.3.1. Kết quả đạt được của phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long
Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh;
sự chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch, các bộ ngành Trung ương, các ban ngành và các địa phương trong tỉnh. Tình hình kinh tế, xã hội ổn định; môi trường kinh doanh được cải thiện trên đà tăng trưởng cao từ các năm trước. Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn và thân thiện của thế giới, vịnh Hạ Long được tổ chức New Open Wolrd đề cử vào danh sách bình chọn trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, danh tiếng của Hạ Long - Quảng Ninh ngày càng đươợc du khách nhiều nước trên thế giới biết đến... Đó là những yếu tố thuận lợi cho ngành du lịch đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường tuyên truyền quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường khách du lịch mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh những thuận lợi trên, trong những năm qua ngành du lịch vẫn phải đối mặt với những thách thức mới: xu thế cạnh tranh càng gay gắt hơn, giá cả thị trường tăng nhanh, thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp, cơ sở vật chất hạ tầng của ngành còn thấp và chưa đồng bộ. Sản phẩm du lịch nghèo nàn kém hấp dẫn, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Quảng Ninh còn yếu, kinh nghiệm quản lý kinh doanh còn hạn chế, nguồn nhân lực, nhất là người có chuyên môn, ngoại ngữ giỏi còn rất thiếu.
Trong những năm qua, Du lịch Quảng Ninh đã có những chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ, trong hoạt động du lịch có một số nét nổi bật:
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Về Mặt Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Hạ Long Hiện Nay
- Tình Hình Tăng Trưởng Trên Thị Trường Du Lịch Quảng Ninh Từ 2010 - 2014
- Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Thành Phố Hạ Long
- Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 11
- Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Tổng khách du lịch : Nhìn chung khách đến tham quan Hạ Long - Quảng Ninh, bao gồm cả quốc tế và nội địa đều tăng, nhất là khách trong nước. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, trong 5 năm (2010-2014), về chỉ tiêu khách du lịch đạt tốc độ tăng bình quân 14%/năm; trong đó, khách quốc tế đạt tốc độ tăng bình quân 13%/năm. Nếu như năm 2010, tổng lượt khách đến Hạ Long mới chỉ đạt 3,6 triệu thì năm 2014 đã vượt qua mốc 7,5 triệu. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, lượng khách tăng 35% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là một sự chuyển biến đáng mừng về chất lượng. Đã khẳng định vị
thế của du lịch Quảng Ninh cũng như triển vọng phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này trong nền kinh tế chung của cả tỉnh.Trong đó khách du lịch đường biển đến Hạ Long được duy trì và ngày càng tăng với các tuyến: Bắc Hải – Hạ Long; Hồng Kông – Tam Á - Hạ Long và một số tuyến tàu biển khác (mỗi tháng trung bình gần 12.000 lượt khách).
Doanh thu và Ngân sách Nhà nước : Tổng doanh thu du lịch năm 2010 là 468 tỷ đồng thì năm 2014 là 1.269 tỷ đồng;tốc độ tăng bình quân trong 5 năm là 27%. Chỉ số trên cho thấy, tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn và cao hơn so với chỉ số tăng về khách du lịch. Các sản phẩm du lịch được đầu tư với quy mô lớn, có tính chuyên nghiệp như các dịch vụ vui chơi giải trí ở Khu Du lịch Tuần Châu, Hoàng Gia (TP Hạ Long), các đội tàu chở khách tham quan vịnh, hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao... ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch có khả năng chi tiêu cao tạo ra nguồn thu lớn. Các khoản thu nộp ngân sách từ hoạt động du lịch như thuế, phí xuất nhập cảnh, lệ phí tham quan vịnh Hạ Long... đều tăng trưởng khá. Giá trị tăng thêm của các hoạt động kinh doanh du lịch năm 2001 chiếm tỷ trọng 2,4% trong tổng GDP toàn tỉnh, đến năm 2006 đã tăng lên 4,16%. Hoạt động du lịch đã tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác.
Công tác tổ chức sự kiện và hoạt động xúc tiến quảng bá : Công tác tổ chức sự kiện và hoạt động xúc tiến quảng bá được đổi mới và có hiệu quả thiết thực, công tác xã hội hoá được chú trọng nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào các cuộc xúc tiến quan trọng. Tổ chức Lễ hội Du lịch Hạ Long 2015 được sự chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể của các cấp lãnh đạo Tỉnh, sự phối kết hợp của các thành viên Ban tổ chức, các doanh nghiệp, sự quan tâm của các đơn vị tài trợ. Lễ hội du lịch Hạ Long 2015 được tổ chức với quy mô lớn đã thành công tốt đẹp, an toàn tuyệt đối, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra; nâng cao năng lực quan hệ hợp tác, giao lưu hội nhập của tỉnh Quảng Ninh đối với các tỉnh, thành phố trong nước và
quốc tế. Được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao bởi nội dung, hình thức đổi mới – sáng tạo. Đặc biệt chương trình khai mạc được thể hiện dưới hình thức Lễ hội Carnaval trên đường phố và trên biển đã tạo được ấn tượng mạnh, có hiệu quả và tác động tích cực. Lễ hội thật sự trở thành ngày hội của nhân dân và du khách, góp phần không nhỏ trong chiến dịch vận động bầu chọn vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới và quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh với du khách trong và ngoài nước, đã thực sự góp phần quan trọng thu hút khách du lịch đến Hạ Long ( tỷ lệ tăng khoảng 20%, nhất là khách nội địa).
Hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch có chuyển biến rõ nét có tính sáng tạo, tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh và thương hiệu du lịch Quảng Ninh. Đã tổ chức được một số chương trình xúc tiến du lịch dưới các hình thức như: lồng ghép với chương trình họp báo tại thành phố Hồ chí Minh, Hà Nội trong chương trình tuyên truyền Lễ hội Du lịch Hạ Long 2015. Tham gia diễn đàn du lịch Đông Á (EATOF) tại Mông Cổ; xúc tiến du lịch tại Thượng Hải Trung Quốc và các cuộc hội chợ trong và ngoài nước (Hội chợ du lịch Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh, Trung Quốc – ASEAN, Lễ hội văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc,…). Cải tiến, cập nhật thông tin thường xuyên trên Website. Nhận thức về tuyên truyền quảng bá của các doanh nghiệp đã được nâng lên một bước, ngày càng có thêm doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá với cơ quan quản lý nhà nước.
Hoạt động đầu tư phát triển KTDL : Hoạt động đầu tư phát triển du lịch những năm qua có chuyển biến tích cực, một số dự án lớn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đó là tín hiệu tốt trong việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự phong phú về sản phẩm du lịch, đáp ứng mục tiêu thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn tới.
Vai trò quản lý nhà nước : Vai trò quản lý nhà nước về du lịch đồng hành cùng các doanh nghiệp và hiệp hội du lịch tiếp tục được đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm, phối hợp tạo điều kiện của các ngành, các địa phương đối
với hoạt động du lịch thực chất và có hiệu quả hơn. Trong khi chờ đợi văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch và Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch cũ) đã cùng với các địa phương có khu, điểm du lịch xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Do đó một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã hoạt động nhiều năm đều có sự quản lý điều hành của doanh nghiệp hoặc Ban quản lý khu du lịch như: Ban quản lý khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long; Ban quản lý khu du lịch Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Công ty Âu lạc quản lý khu du lịch Tuần Châu; Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia quản lý công viên, các dịch vụ vui chơi giải trí và khách sạn; Công ty cổ phần phát triển Tùng lâm quản lý các dịch vụ khu danh thắng Yên Tử; Công ty công nghệ Việt Mỹ, Xí nghiệp hợp lực Mai Quyền quản lý dịch vụ khu du lịch Bãi Dài,Vân Đồn, … Hầu hết các dịch vụ du lịch hoạt động tại các khu, điểm du lịch được hướng dẫn lập hồ sơ thẩm định và cấp phép hoạt động theo đúng quy định của nhà nước theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Bãi tắm, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, ăn uống, bán hàng hoá, …).
Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch : Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch đạt được những kết quả quan trọng, đã hội đàm và ký thoả thuận hợp tác phát triển du lịch với cục Du lịch tỉnh Quảng Tây, Bắc Hải, Phòng Thành. Phối hợp với Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng ký với Cục Du lịch Quảng Tây thoả thuận hợp tác và quản lý du lịch biên giới Trung Quốc – Việt Nam. Tham gia diễn đàn du lịch Đông Á tại Mông Cổ, … Hợp tác phát triển du lịch liên vùng giữa Quảng Ninh với một số tỉnh trong nước có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho việc kết nối các điểm du lịch trong các tour du lịch liên vùng. Tháng 4/2008 Quảng Ninh đã ký thoả thuận về hợp tác phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2012. Mô hình thí điểm tuyến du lịch đường biển Bắc Hải – Hạ Long với sự vào cuộc tích cực của cơ quan quản lý nhà nước và ý thức liên kết của các doanh nghiệp đã ngăn chặn
tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, chất lượng được duy trì và từng bước nâng cao, kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tương đối tốt nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên, thời gian đầu quý 2 một số doanh nghiệp Trung Quốc đã có những biểu hiện không bình thuờng, đưa ra những bất lợi nhằm phá vỡ mối liên kết của doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình hình đó Lãnh đạo ngành đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, chủ động đến với Cục du lịch Quảng Tây, cục du lịch Bắc Hải phối hợp bàn giải pháp chỉ đạo doanh nghiệp 2 bên lập lại trật tự, thực hiện nghiêm túc các thoả thuận trước đây hai bên đã ký kết và điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Hoạt động của các doanh nghiệp : Chuyển biến về nhận thức trong mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để tạo năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường du lịch. Nhiều doanh nghiệp chung sức với ngành tham gia các chương trình Lễ hội, quảng bá, xúc tiến du lịch góp phần nâng cao vị thế của Du lịch Quảng Ninh. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động; chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động để lưu giữ và thu hút lao động có chất lượng cho doanh nghiệp.
Kết quả nổi bật trong 8 năm qua chính là lĩnh vực phát triển cơ sở lưu trú. Tín đến cuối năm 2014, toàn thành phố đã có 513 cơ sở lưu trú với tổng số 8.300 phòng, trong đó có 59 khách sạn được xếp từ 1 đến 4 sao. Đây cũng là chỉ tiêu vượt đích so với Nghị quyết. Theo Nghị quyết 08 đề ra, đến cuối năm 2014 sẽ có 6.000 phòng. Dịch vụ tàu lưu trú nghỉ đêm trên vịnh đã trở thành thế mạnh độc đáo của du lịch Hạ Long cũng đang phát triển mạnh, theo hướng chất lượng cao. Năm 2002, toàn tỉnh chỉ có 16 tàu với 134 phòng đến nay đã có 90 tàu với 680 phòng, chất lượng tương đương 3 đến 4 sao. Đa số cơ sở lưu trú được đầu tư mới trong những năm gần đây đều có qui mô lớn chất lượng dịch vụ, công suất sử dụng buồng phòng cao. Xu thế này đã góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng tăng trưởng. Các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là tàu chở khách thăm vịnh Hạ Long đã phát triển thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Quảng Ninh. Năm 2008, toàn tỉnh có 251 tàu vận chuyển khách thăm Vịnh với 8.084 chỗ, đến năm 2010 có 370 tàu với 14.352 chỗ. Hiện nay, có 334 tàu được xếp hạng gồm: 61 tàu 3 sao, 62 tàu 2 sao, 102 tàu 1 sao và 109 tàu đạt tiêu chuẩn. Tốc độ đầu tư tàu thuyền vận chuyển khách tham quan vịnh tăng bình quân 9%/năm, vốn đầu tư trong 6 năm đạt khoảng 900 tỷ đồng. Đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch, hệ thống các dịch vụ như bưu điện, ngân hàng, cung ứng tàu biển, thương mại... cũng phát triển với tốc độ nhanh, tạo sự đồng bộ về cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Một điểm đáng chú ý đó là việc thu hút lao động, trong những năm qua đã thu hút thêm khoảng 8.500 lao động trực tiếp, cơ bản đạt chỉ tiêu ―Nghị quyết 08‖ đề ra. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được chú trọng thực hiện ở 5 lĩnh vực cơ bản. Đó là, nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến và tổ chức các sự kiện du lịch; tập trung đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc; từng bước đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp, siết chặt quản lý hoạt động du lịch; quan tâm đầu tư công tác bảo vệ môi trường.
Nhìn lại chặng đường những năm qua cho thấy, diện mạo, vị thế du lịch Hạ Long đã được nâng lên ở một tầm cao mới, xứng đáng trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước trong tương lai. Điều này càng góp phần khẳng định sự đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII với mục tiêu ―phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch có đẳng cấp ở châu lục vào năm 2015''. Tuy nhiên, đi cùng với những cố gắng, nỗ lực không ngừng của các cấp đảng ủy, các cơ quan trức trách; là những mặt hạn chế, khó khăn đối với ngành Du lịch tỉnh vẫn còn tồn tại ở một số điểm mà đang cần sự tập trung khắc phục của toàn tỉnh.
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Về phát triển thị trường du lịch: Tốc độ tãng trưởng của du lịch Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng gần đây đang có xu hướng giảm sút và bộc lộ sự phát triển không ổn định, không bền vững. Du lịch Quảng Ninh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường khách du lịch truyền thống nên khi thị trường này biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của toàn ngành. Sản phẩm du lịch Hạ Long đã phát triển thiếu tính chiến lược nên còn manh mún, nhanh lạc hậu, chưa thể hiện được bản sắc đặc trưng độc đáo của tài nguyên du lịch Quảng Ninh. Công tác tuyên truyền quảng bá cho du lịch chưa sâu rộng, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc quảng bá du lịch Hạ Long bằng Panô tấm lớn trên địa bàn Hạ Long còn ít và chưa tương xứng, một số biển quảng cáo xây dựng từ lâu rất nhỏ bé, kém mỹ quan và nội dung đã lạc hậu nhưng chưa thay đổi, đôi khi các phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải nội dung quảng cáo sai lệch, ảnh hưởng đến quyền lợi của du khách và uy tín của cơ quan đăng tải quảng cáo.
Hiệu quả kinh doanh khách sạn chưa cao, công suất phòng thấp, tốc độ
tăng của du khách, thời gian lưu trú, cũng như doanh thu còn khiêm tốn do sản phẩm du lịch, nhất là đu lịch văn hoá chưa đa dạng, chưa đặc sắc, phần lớn chỉ khai thác dựa trên cơ sở có sẵn. Số lượng khách sạn phát triển nhanh, nhưng còn thiếu nhiều khách sạn hiện đại để phục vụ những đoàn khách quốc tế lớn. Một số khách sạn chậm đổi mới đầu tư trang thiết bị, nên bị xuống cấp trầm trọng. Bộ máy, phương thức quản lý ngành còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với sự phát triển của các doanh nghiệp. Mặt khác vẫn còn một số hạn chế, tiêu cực về phía doanh nghiệp mà điển hình là nhiều doanh nghiệp đã hoạt động nhưng không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Một số khác kinh doanh không đúng chức năng, còn có hiện tượng "nợ xấu" trong giao dịch kinh doanh buộc nhà nước phải can thiệp. Trình độ nguồn nhân lực ưong các doanh nghiệp, nhất là hướng dẫn viên, chưa đáp ứng