Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


Cần giới hạn chiều cao và kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng các công trình khách sạn, nhà nghỉ, đồng thời quy hoạch hệ thống “nhà ống” cho phù hợp với cảnh quan, đó là giải pháp không thể thiếu để phát triển một ngành du lịch chất lượng và bền vững.

Mô hình lưu trú tại gia đình là hình thức đặc biệt duy nhất trong các bản làng, hiện nay đang thu hút được thị phần khách có sức mua lớn. Vì vậy mô hình này cần được nhân rộng và đào tạo về ngoại ngữ, cách thức phục vụ và vệ sinh cho các thôn bản có hình thức lưu trú này.

+ Các cơ sở ăn uống: Cần phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình trạng an toàn vệ sinh trong các khách sạn, nhà hàng và bắt buộc các đơn vị kinh doanh ăn uống tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh.

+ Các cơ sở thể thao và vui chơi giải trí: Tại các trung tâm du lịch cần xây dựng thêm các công viên, vườn hoa công cộng, các khu vui chơi có dịch vụ giải trí, các quán bar và vũ trường. Đối với những nơi cần có sự yên tĩnh thì không nên xây dựng mà nên làm tại một khu khác tách biệt, vừa đáp ứng được nhu cầu khách trong nước vừa không ảnh hưởng đến nhu cầu yên tĩnh của khách nước ngoài. Tập trung đầu tư xây dựng khu công viên giải trí tổng hợp tại thành phố Lào Cai đáp ứng nhu cầu của nhân dân và khách du lịch.

+ Đầu tư cơ sở thương mại và dịch vụ: Cần phân bố hợp lý các trung tâm thương mại để đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân nhất là đối với khách du lịch. Trước mắt rà soát lại hệ thống thương mại, chợ hiện có để đầu tư nâng cấp, tiếp đến là đầu tư xây dựng mới đảm bảo về quy mô, kiểu dáng kiến trúc phù hợp với cảnh quan. Về mặt hàng, ngoài những nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân sở tại, cần quan tâm đến những mặt hàng thủ công truyền thống, những mặt hàng đặc sắc văn hoá của Lào Cai phục vụ khách du lịch. Đồng thời dành chỗ ưu tiên, nhất là ở các chợ vùng cao cho một số đồng bào bán các loại hàng hoá truyền thống bởi chính những nơi đó là điểm tập trung hấp dẫn khách du lịch. Cần thiết phải xây dựng các chợ miền núi hoà nhập với kiến trúc nhà truyền thống địa phương, nên sử dụng gỗ, đá thay bê tông. Các khu chợ đã và sẽ trở thành


một trong những điểm du lịch chính tại các huyện. Điều quan trọng là nó phải hoà nhập với kiến trúc địa phương.

Các nhà quản lý địa phương cần phải ý thức được việc người dân tộc mang sản phẩm đến chợ bán là yếu tố đặc sắc thu hút du khách tới thăm quan. Vì vậy cần khuyến khích bà con dân tộc đến bán sản phẩm thủ công và tổ chức thật tốt các hoạt động của chợ dân tộc (miễn phí chỗ ngồi hoặc giảm giá cho những người bán hàng không chuyên nghiệp). Và người dân tộc thiểu số cũng cần có khả năng bán trực tiếp các sản phẩm cho du khách, bởi đó là một trong những nguồn tiền mặt hiếm hoi đối với những người nghèo.

- Giải pháp để bảo tồn danh thắng du lịch:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Việc bảo vệ di sản, phong cảnh và kiến trúc cần được thực hiện liên tục bởi vẻ đẹp của một số khu danh thắng và các bản làng dân tộc là yếu tố thu hút du lịch chính của địa phương đối với du khách nội địa và quốc tế. Việc tuân thủ hình dạng và mầu sắc kiến trúc địa phương, việc lưu giữ những giá trị và văn hoá của các phong cảnh và các công trình xây dựng là một yếu tố quan trọng để phát triển ngành du lịch chất lượng và bảo tồn văn hoá quốc gia. Vì vậy cần phải có những định hướng cụ thể để phối hợp kết hợp hài hoà giữa các chương trình phát triển dân cư (Chương trình 135 - mái tôn, nhà bê tông) và các chương trình phát triển các hoạt động du lịch (dựa trên việc bảo vệ văn hoá, kiến trúc miền núi).

Các bản có nguồn lợi du lịch và văn hoá nằm trên các tuyến du lịch chính, cần được Sở văn hoá nghiên cứu xếp hạng “danh thắng có nguồn lợi du lịch và văn hoá”. Đặc tính và kiến trúc bản làng nằm trong đây cần phải được bảo vệ ngay. Đó chính là điều kiện tuyệt đối cho phép tôn tạo di sản văn hoá dân tộc và cũng là các điểm phát triển về lâu dài. Cũng cần đưa ra một vài quy định về kiến trúc căn bản cần tuân thủ đối với các công trình xây dựng: loại nhà, vật liệu, màu sắc trong các bản, một chu vi bảo vệ xung quanh cần được xác định để tránh mất đi sự hài hoà phong cảnh. Các bản có nguồn lợi du lịch và văn hoá sẽ là nơi thăm quan hấp dẫn và nơi nghỉ qua đêm cho du khách, đặc biệt đối với các tuyến, tour mới. Đó là các bản như Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Giàng Tả Chải, Sử Pán, Bản Khoang, Cát Cát (Sa Pa), Phú Nhuận (Bảo Thắng), Long Khánh, Nghĩa Đô (Bảo Yên), Bản Mế, Cán

Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 13


Cấu (Si Ma Cai), Pha Long, Cao Sơn (Mường Khương), Mường Hum, Y Tý, A Lù, A Mú Sung (Bát Xát).

Tính đặc biệt của một số danh thắng có lợi ích du lịch sau đây cần được nghiên cứu, bảo tồn và khai thác các giá trị của nó cho du lịch:

Tại huyện Bảo Yên, trong các xã Long Khánh, Nghĩa Đô, sở Văn hoá cần điều tra và xác định lợi ích của việc bảo vệ các nhà sàn và nhà mái lá cọ của người Tày nằm giữa những phong cảnh đồng ruộng, các cây cọ và vườn cây ăn quả có thể làm điểm mấu chốt để phát triển du lịch cho khu vực này. Chu vi khoảng 1 km xung quanh xã cần được xác định và áp dụng quy chế đô thị chuyên biệt dành cho “các danh thắng có nguồn lợi du lịch”

Tại huyện Bảo Thắng, hồ, các ngọn đồi, các thác của Phú Nhuận trên bờ suối Nhuần rất đẹp và hấp dẫn. Trong một vài năm tới có thể tôn tạo những điểm nói trên. Trong khi chờ đợi thì việc khoanh vùng bảo vệ và áp dụng quy chế đô thị chuyên biệt cho khoảng 1 km xung quanh hồ cần được thực thi.

Tại huyện Bát Xát, ở Ý Tý số mái nhà lợp tôn ngày càng có chiều hướng gia tăng. Điều quan trọng đối với điểm của tuyến du lịch có tiềm năng thu hút lớn này là phải dừng ngay việc bỏ mái nhà tự nhiên truyền thống bởi nó làm mất đi nguồn lợi du lịch, văn hoá của xã này. Những kiểu nhà này mang tính độc đáo của Việt Nam, vì vậy có thể lựa chọn một số làng bản còn giữ được kiểu kiến trúc truyền thống để giữ gìn, bảo tồn và khai thác cho du lịch. Cũng một ý tưởng như vậy đối với A Lù và A Mú Sung nơi có suối nước nóng cần được nghiên cứu và tôn tạo, đó là một thế mạnh bổ sung cho tuyến mà bằng vẻ đẹp và sự đa dạng của nó sẽ sớm trở thành một điểm đến được tìm kiếm; Tại Mường Hum, các nhà truyền thống của người Dáy ở phía đầu phố vào thị trấn có một dạng kiến trúc rất truyền thống. Đây cũng là nguồn lợi danh thắng văn hoá cần được giữ gìn.

Tại huyện Mường Khương, cần bảo vệ và giữ gìn các công trình xây dựng có giá trị lịch sử như các ngôi nhà kiểu Pháp của thị trấn. Các công trình này cần được nghiên cứu và phục hồi theo kiểu kiến trúc nguyên thuỷ.

Tại huyện Sa Pa, đa số các bản xung quanh Sa Pa cần được xếp hạng ưu tiên bởi nó đang bị đe doạ do việc mở rộng đô thị. Do đây là nơi được nhiều du khách


lui tới, đặc biệt là khách nội địa, cho nên việc bảo vệ các thôn bản là một mục tiêu kinh tế có tầm vĩ mô cho việc phát triển du lịch. Toàn bộ thung lũng Tả Phìn và bản Tà Phìn cần được quản lý bằng quy chế đô thị. Quy chế này cần phải được áp dụng một cách triệt để. Không một loại chương trình xây dựng nào ngoài những công trình đã được quy định trong quy chế được phép xây dựng. Danh thắng này rất gần Sa Pa và cũng là một trong những vùng đẹp nhất, trong thung lũng Mường Hoa, các bản chính: Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Giàng Tả Chải, Sử Pán, Bản Khoang, Cát Cát cần được xếp hạng và xác định chu vi để bảo vệ phong cảnh. Việc nghiên cứu phải được thực hiện với sự phối hợp của Sở văn hoá. Đan Viện Tả Phìn (Đan Viện Đức Nữ Đồng Trinh Hoà Bình), trong khi chưa thể quy hoạch và xây dựng Đan Viện thành bảo tàng lịch sử - văn hoá địa phương, kết hợp với xây dựng một khách sạn, thì cần phải quy hoạch xung quanh sao cho bảo vệ được giá trị của tổng thể phong cảnh.

Tại huyện Bắc Hà, dinh Hoàng A Tưởng cần tiến hành cải tạo để biến một phần trong dinh Hoàng A Tưởng thành bảo tàng lịch sử và một phần làm khách sạn. Cần đầu tư xây dựng dinh Hoàng A Tưởng trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch và là điểm xuất phát cho các tuyến về phía đông của tỉnh. Khách sạn - bảo tàng tương lai này sẽ là một yếu tố chìa khoá cho tuyến du lịch Mường Khương

- Si Ma Cai - Bắc Hà - Lào Cai.

Cùng với bảo tồn các danh thắng thì việc bảo vệ môi trường trong các khu, điểm du lịch cũng cần phải thực thi bằng cách dán các áp phích trong các bản, các công ty lữ hành và các khách sạn - nhà hàng phát các tờ rơi khuyến cáo cần thiết để nhắc nhở cho du khách có ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên và không làm ô nhiễm môi trường bằng việc vất rác thải trong khi thăm quan các điểm du lịch tại Lào Cai.

Vai trò của hướng dẫn viên trong việc bảo vệ môi trường cần được coi trọng, họ cần được giáo dục bằng ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường. Thông qua họ để tạo dựng ý thức về môi trường trong nhân dân địa phương và trong du khách, tuyên truyền và vận động để nhân dân và du khách tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.


3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Giải pháp thu hút đầu tư:

+ Tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng và ăn uống mang tính truyền thống của dân tộc.

+ Xây dựng nguồn dữ liệu về các dự án đầu tư, để cung cấp cho các nhà đầu tư. Các dự án có quy mô lớn, kinh doanh những sản phẩm du lịch cao cấp, các loại du lịch mới hấp dẫn đòi hỏi phải có trình độ quản lý và chuyên môn cao cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho các doanh nghiệp lớn trong nước có đủ điều kiện và trình độ quản lý, đối với các dự án quy mô nhỏ bé có thể khuyến khích các thành phần kinh tế khác thực hiện.

+ Đẩy mạnh sự hợp tác, liên doanh liên kết với các nước và với các địa phương trong cả nước để phát triển kinh tế du lịch. Mở rộng các hoạt động đầu tư, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư, thông tin liên lạc, đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép đầu tư.

+ Các chính sách cần tập trung đơn giản hoá các thủ tục cấp phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp, cấp đất, giải phóng mặt bằng nhanh gọn, khi dự án được phê duyệt có thể có mặt bằng ngay; hỗ trợ về cơ sở hạ tầng: đường, điện, nước đến chân công trình; đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là chính sách đối với những vùng khó khăn, nhưng có điều kiện phát triển du lịch.

- Chính sách khuyến khích các nhóm dân tộc tham gia phát triển du lịch:

+ Đưa ra kế hoạch nhằm phát triển hài hoà và bền vững ngành du lịch trong tỉnh với sự tham gia tích cực của các nhóm dân tộc, đảm bảo cho họ thu được nhiều lợi nhuận hơn, với hình thức đào tạo và phát triển du lịch cộng đồng. Cần nghiên cứu xây dựng loại “thuế phát triển du lịch địa phương” cho các tuyến, điểm du lịch bản làng, nhằm tạo nguồn thu để tái đầu tư cho các bản làng.

+ Xây dựng những giáo trình phù hợp để đào tạo cho con em người dân tộc về ngoại ngữ, cách thức hướng dẫn, phong cách phục vụ, vệ sinh để họ trở thành những người hướng dẫn viên thôn bản - không ai có thể am hiểu và giới thiệu đầy đủ về bản làng và văn hoá dân tộc bằng chính từ những người đó. Tổ chức đào tạo


cho các bản có nguồn lợi du lịch theo mô hình du lịch công cộng như đã thực hiện ở Bản Hồ, Sín Chải, Tả Phìn, Tả Van, qua đây người dân trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác, phát triển kinh tế du lịch.

+ Xây dựng nhà nghỉ bản làng ở các bản có sức hấp dẫn du lịch trong những tuyến mới nhằm phục vụ nhu cầu ở lại thôn bản cho khách quốc tế và nội địa - những người thích văn hoá, phong cảnh nhưng lại không thích loại hình lưu trú tại gia. Nhà nghỉ này do người được bản làng cử ra trông coi, kinh doanh và phân chia lợi nhuận lại cho các gia đình theo mức đóng góp và thoả thuận hợp đồng.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch:

+ Đào tạo hướng dẫn viên. Các hướng dẫn viên hiện nay chủ yếu là người dẫn đường, chỉ biết một chút ngoại ngữ, còn về lịch sử, văn hoá các dân tộc v.v… đều không biết. Nên vấn đề đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên là một vấn đề hết sức nghiêm túc hiện nay, đa số họ không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của khách. Cần đưa ra các tiêu chuẩn, từ đó có giải pháp đào tạo, đó là: có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ hướng dẫn viên. Trước mắt cần phải bắt đầu đào tạo và hoàn thiện cho các hướng dẫn viên hiện đang làm việc tại Sa Pa, Bắc Hà vì trong số họ có nhiều hiểu biết về địa phương. Sau đó đào tạo cho con em các dân tộc thiểu số đang tham gia hoạt động hướng dẫn khách du lịch; Tổ chức các khoá học thực tập về hoàn thiện kỹ năng và các khoá học về dân tộc, văn hoá, lịch sử, địa lý, môi trường và việc bảo vệ môi trường, về tiếp tân, an toàn cho các tuyến trekking…Việc đào tạo, cần có sự phối hợp tốt với các trường và các cơ quan quản lý tại địa phương.

+ Đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng: Do đội ngũ nhân sự tại các khách sạn, nhà hàng không biết ngoại ngữ, lại thiếu tính chuyên nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu. Trên cơ sở đó yêu cầu đào tạo về lễ tân, phục vụ… là điểm quan trọng trong tiến trình cải tiến chất lượng phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn.

+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý kinh doanh du lịch. Tổ chức cho cán bộ quản lý trong các đơn vị kinh doanh đi học tập và trau dồi kiến thức ở nước ngoài, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn và quy định tối thiểu cho chủ


cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Xây dựng quy định về tiêu chuẩn của người đứng đầu các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ như: phải được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, sử dụng thông thạo một ngoại ngữ v.v…nhằm phát triển kinh tế du lịch một cách hiệu quả và chất lượng.

3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật: Hiện nay đại bộ phận nhân dân địa phương đều không nắm rò về pháp luật, bởi vậy việc chấp hành pháp luật thường không nghiêm. Để nâng cao chất lượng du lịch, một yêu cầu cấp bách cần triển khai là học tập tốt những quy định của Nhà nước về pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực từ việc bảo vệ môi trướng sinh thái, việc chấp hành trong quản lý đầu tư xây dựng, đến thực hiện việc chấp hành luật giao thông và chấp hành những quy định của cơ sở lưu trú, nhà hàng, lữ hành v.v…Cần có sự chỉ đạo thường xuyên việc tuyên truyền học tập, nắm vững pháp luật, trước mắt tập trung vào các đối tượng liên quan trực tiếp đến các hoạt động du lịch. Việc tuyên truyền học tập, thông qua nhiều hình thức: Hội nghị, các phương tiện thông tin, áp phích, tờ thông tin ngắn gọn nhưng dễ hiểu và dễ chấp hành.

- Quản lý môi trường du lịch: Tại các điểm du lịch cần phải quét dọn thường xuyên trên các đường phố, bố trí thêm các thùng rác và bố trí các thiết bị vệ sinh công cộng. Cần thiết phải vận động ý thức và thông tin về vệ sinh đô thị. Ví dụ: niêm yết và thông tin cho các công ty lữ hành, bắt đầu từ các hướng dẫn viên là những người mà ngay chính họ cũng chưa ý thức được về vấn đề bảo vệ môi trường. Vận động cư dân địa phương, tổ dân phố nơi có các điểm, tuyến du lịch, tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt… Sử dụng các hình thức tuyên truyền quảng bá công cộng như panô, áp phích, biểu ngữ, tờ rơi, sách ảnh, báo chí, phát thanh, truyền hình… Thu hút cộng đồng dân cư bảo vệ môi trường, tạo điều kiện có lợi cho cộng đồng như quy hoạch vùng bán hàng: những vùng này có thể không thu thuế bán hàng nhưng khuyến khích người dân thay phiên nhau đi gom rác.


Đối với các cơ sở lưu trú sẽ gắn biển khách sạn xanh theo tiêu chuẩn quốc gia cho các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn về môi trường, từ đó tạo ý thức trách nhiệm cho các cơ sở lưu trú lôi cuốn khách hàng cùng thực hiện với cơ sở.

Dán các áp phích trong các bản, các công ty lữ hành và các khách sạn - nhà hàng phát các tờ rơi khuyến cáo cần thiết để nhắc nhở cho du khách có ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên và không làm ô nhiễm bằng các rác thải trong khi đi thăm quan tại các điểm du lịch tại Lào Cai.

- Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện chính sách cấp huy hiệu chất lượng cho các nhà hàng theo phương pháp xây dựng các tiêu chí về chất lượng thực phẩm và chất lượng phục vụ trong các nhà hàng. Kiểm tra thực tế, đánh giá chất lượng trên cơ sở các tiêu chí đã đề ra để chấm điểm cụ thể cho từng nhà hàng từ đó xếp loại và cấp huy hiệu theo mức độ sạch sẽ trong các nhà hàng để đưa ra các khuyến cáo cho khách du lịch. Mỗi năm một lần sẽ đánh giá lại và phân xếp loại để cấp lại huy hiệu. Bằng cách này sẽ góp phần cải thiện được vấn đề vệ sinh tại các cơ sở nhà hàng và nhằm duy trì được chất lượng các dịch vụ, đồ ăn và vệ sinh thực phẩm. Mặt khác công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn, nhà hàng, chợ cũng cần được tiến hành một cách thường xuyên, hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra thị trường, không cho phép lưu thông và nhập lậu các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

- An toàn y tế: Là yếu tố chìa khoá của phát triển du lịch chất lượng, để thực hiện cần ưu tiên trang bị xe cứu thương có đủ thiết bị. Cần có một bác sỹ cấp cứu ít nhất là phải nói được tiếng Anh tại các cơ sở y tế ở các trung tâm du lịch, hiện đại hoá các dịch vụ cấp cứu ở các trung tâm y tế, quy hoạch mặt bằng làm chỗ đỗ máy bay trực thăng.

- Quản lý các hoạt động du lịch và dịch vụ khác:

+ Đối với hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú: Thường xuyên phân loại, xếp hạng các cơ sở lưu trú, nhà hàng phục vụ khách theo Nghị định 39/2000/NĐ - CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch và thông tư hướng dẫn số 01/2001 TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 39/2000/NĐ-CP. Qua việc đánh giá, phân xếp loại này sẽ công bố công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022