theo cặp phạm trù “nhân - quả” giữa du lịch và môi trường thì du lịch có thể là nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi trường và đến lượt nó, du lịch phải chịu hậu quả xấu do môi trường bị ô nhiễm, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch bền vững cần phải luôn được xem là một nội dung quan trọng trong quan điểm chỉ đạo có tính nguyên tắc trong quá trình phát triển của ngành du lịch.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của người dân sở tại trong khi vẫn quan tâm việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các thế hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cuộc sống của con người” [40, tr.36].
Trên cơ sở định nghĩa này, Tổ chức Du lịch Thế giới cũng nêu ra những nguyên tắc cơ bản của sự phát triển du lịch bền vững là: Những tài nguyên du lịch tự nhiên, lịch sử văn hoá và những tài nguyên khác cần được bảo tồn đối với mục đích khai thác lâu dài trong hiện tại mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho cả tương lai; Những hoạt động về phát triển kinh tế du lịch cần được quy hoạch và quản lý để không gây tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường. Chất lượng của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội cần phải được bảo vệ và cải thiện trong quá trình khai thác du lịch; Cần chú ý sự hài lòng của du khách để tạo lập được uy tín và sự hấp dẫn với du khách đã thăm quan, đồng thời, qua kênh thông tin lan truyền từ người này đến người khác có thể phổ biến rộng rãi đối với những người chưa từng đến; Đối với cơ quan Nhà nước, các đại diện những tổ chức thương mại, thì nhiệm vụ quan trọng nhất là việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách nhằm đưa mục tiêu phát triển bền vững thành hiện thực; Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu cơ bản là xây dựng hệ thống cơ chế quản lý mà trong đó lấy việc phát triển bền vững là nguyên tắc cơ bản, đồng thời, tích cực tìm kiếm những giải pháp để biến những mục tiêu phát triển bền vững thành hiện thực.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Phát triển bền vững là chìa khoá cho sự thành công lâu dài của ngành kinh tế du lịch” [33, tr.74]. Nếu chỉ chú trọng đến việc phát triển kinh tế du lịch mà không hề chú ý đến việc bảo vệ môi trường thì đến một lúc nào đó môi trường sẽ trở nên ô nhiễm và nguồn tài nguyên phục vụ cho kinh tế du lịch sẽ bị cạn kiệt, không thể tiếp thu phục vụ cho hoạt động kinh tế du lịch. Bởi vậy, phát triển kinh tế du lịch bền vững là một trong những phương cách để “cứu lấy thiên nhiên” và như thế sẽ “cứu lấy con người” một cách gián tiếp.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng chiến lược phát triển kinh tế du lịch bền vững và đã đem lại những tác dụng về nhiều mặt. Đó là góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và khôi phục về vẻ đẹp, sự trong lành của môi trường; không chỉ nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo việc làm giảm thiểu sự nghèo đói, mang lại sự công bằng cho xã hội và ngăn ngừa sự suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai; Bên cạnh đó, phát triển kinh tế du lịch bền vững có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên tự nhiên đối với khách du lịch và người dân địa phương.
Chính vì những lý do trên, việc quy hoạch phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững. Từ đó, đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bài trí và nâng cấp tốt hơn. Phát triển kinh tế du lịch Lào Cai cũng cần phải gắn việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đi đôi với việc bảo vệ môi trường và tôn tạo những di sản văn hoá, lịch sử. Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực và xử lý nghiêm minh những hành vi làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường.
3.1.3. Phát triển kinh tế du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực, năng động của tất cả các thành phần kinh tế và toàn xã hội
Gắn lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi địa phương, doanh nghiệp với lợi ích chung của cộng đồng, nhằm khơi dậy và nâng cao nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch. Huy động và sử
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Do Khách Du Lịch Nội Địa Đến Sa Pa
- Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 10
- Quan Điểm Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Tỉnh Lào Cai
- Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Khách Hàng Bằng Cách Đa Dạng Hoá Các Hoạt Động Phục Vụ Du Lịch
- Hướng Phát Triển Vùng Du Lịch Và Tuyến Du Lịch
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho sự phát triển. Phát triển kinh tế du lịch gắn với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, phát huy vai trò kinh tế nhiều thành phần trong phát triển kinh tế du lịch.
Kinh tế du lịch là ngành có tính tổng hợp cao, vì vậy để phát triển ngành kinh tế du lịch đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các ngành kinh tế - xã hội khác như ngành giao thông vận tải, an ninh, bảo hiểm, y tế, môi trường, khí tượng… Tuy nhiên, quan hệ này có tính chất hai chiều, ngành kinh tế du lịch phát triển đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác phát triển. Sự tác động qua lại trong mối quan hệ trên đặt ra một yêu cầu cho sự phát triển của ngành kinh tế du lịch Lào Cai là cần phải có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của sự liên kết các ngành, trên cơ sở đó có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các ngành khác trong quá trình phát triển nhằm khai thác tốt mọi nguồn lực cho ngành kinh tế du lịch Lào Cai phát triển.
Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế sẽ nhằm khơi dậy mọi khả năng, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực như vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động trong và ngoài nước. Các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tỉnh Lào Cai nên tạo cơ chế, chính sách đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển.
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh, thành phần kinh tế nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng hướng dẫn, mở đường, là đầu mối tổ chức các cơ sở kinh doanh khu vực ngoài quốc doanh. Ở đây, vai trò quản lý của Nhà nước rất quan trọng, nhà nước vừa là người tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, vừa là người chỉ đạo tổ chức các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này. Do vậy, quan điểm phát triển kinh tế du lịch trên đây là sự cụ thể hoá chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.
Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế có sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong phát triển kinh tế du lịch là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau, vừa huy động được nhiều nguồn lực cho quá trình phát triển, vừa tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển kinh tế du lịch.
3.1.4. Phát triển kinh tế du lịch phải gắn với sự bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; vừa tạo được môi trường an toàn, thân thiện cho du khách, vừa giữ được sự ổn định và yên bình cho cuộc sống của nhân dân trong vùng du lịch
Trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn bị chi phối, ràng buộc lẫn nhau thông qua các thể chế kinh tế quốc tế cả song phương và đa phương. Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành kinh tế du lịch không tránh khỏi xu thế tất yếu này. Vì vậy, ngành kinh tế du lịch Lào Cai bên cạnh việc phát huy nội lực, cần phải tranh thủ nguồn lực bên ngoài trong quá trình phát triển của mình. Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế sẽ giúp ngành kinh tế du lịch Lào Cai từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới để thu hút khách, vốn đầu tư, tranh thủ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch.
Phát triển kinh tế du lịch một mặt có tác dụng làm tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, mặt khác đặt ra vấn đề khó khăn cho việc giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, trong định hướng chiến lược phát triển của mình, ngành kinh tế du lịch Lào Cai cần phải phân tích đánh giá thị trường, định hướng công tác tiếp thị du lịch, đồng thời xử lý nghiêm minh mọi hoạt động gây rối, hành vi lấy danh nghĩa khách du lịch để thực hiện mục đích chính trị nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Phát triển kinh tế du lịch Lào Cai cũng cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực, những luồng văn hoá độc hại du nhập cùng với khách du lịch đến từ nhiều vùng, nhiều nước khác nhau làm phương hại đến môi trường văn hoá, xã hội của địa phương.
3.1.5. Du lịch phải thực sự được coi là ngành kinh tế mũi nhọn
Quan điểm này xuất phát từ những lý do sau: Lào cai có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ở bất kỳ một quốc gia nào ngành kinh tế du lịch muốn trở thành ngành kinh tế quan trọng trước hết phải dựa trên lợi thế về tài nguyên. Có thể nói rằng, lợi thế về tài nguyên là tiền đề cơ bản, là yếu tố đầu tiền để lựa chọn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn ở một nước. Thực tế cho thấy ở nhiều nước trong khu vực như
Malaysia, Inđônêxia, Singgapo, Philippin… nhờ biết tập trung đầu tư khai thác lợi thế tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, phát triển thành công ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành kinh tế du lịch ở Lào Cai có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bởi sự phát triển của nó dựa trên nguồn tài nguyên du lịch dồi dào của tỉnh, trong khi đó, lợi thế so sánh này một số ngành kinh tế khác lại không có được như vậy.
3.1.6. Phải coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội trong phát triển kinh tế du lịch
Phát triển kinh tế du lịch không chỉ đơn thuần vì mục tiêu kinh tế mà quan trọng hơn vì sự phát triển xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội phải được coi là mục tiêu phát triển du lịch ở Lào Cai. Trong sự phát triển đó, cần phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến sự tiến bộ xã hội, thực hiện đúng phương châm tăng trưởng kinh tế gắn liền với cộng bằng và tiến bộ xã hội. Trong quá trình phát triển, để nâng cao hiệu quả kinh tế, ngành kinh tế du lịch Lào Cai cần có sự đầu tư chọn lọc, tránh sự đầu tư dàn trải gây lãng phí về nguồn nhân lực và thất thoát vốn đầu tư, đồng thời cần có cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Lào Cai. Song, trong chính sách đầu tư bên cạnh việc tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm về nguồn vốn của họ, cần phải đảm bảo yêu cầu mọi dự án, mọi khu du lịch đều đặt lợi ích của người dân địa phương lên trên hết, phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư phải có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện đầu tư và sử dụng kinh phí phát triển kinh tế du lịch một cách có hiệu quả, tránh chồng chéo, gây thất thoát, kéo dài tiến độ thi công, chất lượng công trình kém. Tỉnh cần tập trung xây dựng các khu du lịch trọng điểm mang tính chiến lược và ưu tiên phát triển kinh tế du lịch ở các vùng sâu, vùng xa nhằm phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí và góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
3.2. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai trong thời gian tới
3.2.1. Tiến hành quy hoạch chi tiết một số khu, điểm du lịch
Trên cơ sở phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của các ngành và quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch, cần tiến hành triển khai
quy hoạch chi tiết một số khu, điểm du lịch có tính chiến lược như Thành phố Lào Cai, thị trấn huyện Sa Pa, Bắc Hà và Bát Xát.
Đối với Sa Pa là một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực trong nước và quốc tế, tập trung các giá trị tài nguyên mà ít nơi có được. Nên tập trung thực hiện quy hoạch khu du lịch Sa Pa, trên cơ sở những nhận định, nhu cầu của khách du lịch trong nước, quốc tế mong đợi những gì, những tồn tại hiện nay đang vướng mắc cần phải khắc phục để đưa ra những giải pháp cho phù hợp. Nếu không xuất phát từ những mong đợi của khách, mà dựa vào ý muốn chủ quan của người quản lý và của người quy hoạch, thì dẫn đến hậu quả khôn lường.
Cùng với Sa Pa là Bắc Hà, Bát Xát, nên sớm triển khai để đầu tư và khai thác đảm bảo sự phát triển với chất lượng cao và bền vững. Vườn Quốc gia Hoàng Liên là điểm điển hình của hệ sinh thái, cần có dự án đầu tư nhằm bảo tồn các giá trị về tài nguyên du lịch. Một số điểm có tính hấp dẫn như: Cát Cát, Tả Van, Bản Hồ, Thanh Phú, Thanh Kim, Tả Phìn (Sa Pa); Mường Hum, Lao Chải, bình nguyên Ý Tý, Mường Vi (Bát Xát); Thị trấn Bắc Hà, Cốc Ly, sông Chảy, Tả Van Chư (Bắc Hà); xã Mường Khương, khu thác và hang động Hàm Rồng, Tả Chu Phùng (Mường Khương). Thị trấn Phố Ràng, Bảo Hà, Long Khánh, Nghĩa Đô (Bảo Yên); Phú Thuận (Bảo Thắng) và khu rừng sinh thái Liêm Phú, Nậm Tha (Văn Bàn). Rất cần thiết có phương án đầu tư, tôn tạo, tránh sự phá vỡ trước khi đưa vào khai thác.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, chi tiết, sau đó cần lập dự án đầu tư, tuy nhiên việc lập các dự án đầu tư trước mắt nên tập trung vào các dự án lớn, có tính đột phá và mang tính đặc trưng riêng của Lào Cai, từ đó mới có thể tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt hơn so với các khu vực trong nước và quốc tế.
3.2.2. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng
- Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch:
+ Về giao thông: Để khắc phục những tồn tại về hệ thống đường, chất lượng các phương tiện giao thông mà khách du lịch yêu cầu thì trước mắt ưu tiên đầu tư tuyến đường liên tỉnh Hà Nội lên Lào Cai, cùng với tuyến đường bộ này là tuyến đường sắt. Đồng thời đầu tư nâng cấp hệ thống đường cấp tỉnh, huyện và xã đến những nơi có khu, điểm du lịch hấp dẫn. Đảm bảo hệ thống biển báo, đèn hiệu và
tuyên truyền tốt đến với mọi người việc chấp hành nghiêm những quy định khi tham gia giao thông. Mặt khác du khách mong muốn có sự cải thiện về chất lượng phục vụ trong các phương tiện, trong đó có việc kết nối trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Thậm chí là phải giảm thời gian đi tàu, tổ chức tốt hơn các dịch vụ phục vụ khách ở trên tầu, nhà ga. Cải thiện, nâng cấp chất lượng các tuyến đường, phát huy và duy trì việc cải thiện có tính ưu tiên cho các trục đường: Sa Pa - thung lũng Mường Hoa (Thanh Kim - Bản Hồ) mở rộng, trang bị hệ thống an toàn, trải nhựa; Sa Pa - Bản Xèo (Mường Vi); Mường Hum - Ý Tý - A Lù - A Mú Sung - Nậm Chạc - Trịnh Tường - Cốc Mỳ; Si Ma Cai - Pha Long - Mường Khương; Mường Khương - Cao Sơn - Tả Thàng - Cốc Ly. Xây dựng những điểm dừng xe để ngắm và chụp phong cảnh trên các tuyến đường, trước mắt là đường Sa Pa - Lào Cai, Bắc Ngầm - Bắc Hà - Si Ma Cai.
+ Về hệ thống điện, để đảm bảo nguồn và mạng lưới cung cấp truyền tải điện theo nhu cầu thì hệ thống điện của Lào Cai cần phải được cải thiện cả về nguồn cung ứng và mạng phân phối. Hơn nữa cần bố trí lại mạng dây truyền tải điện tại các đô thị du lịch để hạn chế tình trạng thiếu điện cục bộ hay diễn ra, đồng thời đảm bảo về mặt mỹ quan và an toàn của hệ thống điện, giúp phục vụ phát triển kinh tế du lịch.
+ Về cấp thoát nước, cần xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho các tuyến điểm có tiềm năng khai thác du lịch. Trước mắt cho thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà đảm bảo tiêu dùng của nhân dân và cho các hoạt động dịch vụ. Đối với những vùng sâu, vùng xa, những vùng khó khăn về nước sạch nhưng có điều kiện phát triển du lịch Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hoặc hướng dẫn người dân xây dựng hệ thống bể chứa, bể lọc nước sạch cho các hộ gia đình. Để đảm bảo giữ gìn môi trường tốt, cần thiết xây dựng dự án xử lý chất thải, trong đó ưu tiên đầu tư cho các đô thị và các khu du lịch lớn.
+ Về thông tin liên lạc, phải hiện đại hoá mạng lưới thông tin toàn tỉnh theo hướng tự động hoá, mở rộng phát triển các dịch vụ điện thoại mới, tăng cường hiệu quả dịch vụ 108, 1080, dịch vụ truyền số liệu qua mạng internet; phát triển cơ sở bưu chính viễn thông tại các khu du lịch, các điểm du lịch, một số khu du lịch quan
trọng và ở vùng xa trung tâm đô thị bảo đảm phủ sóng liên lạc nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương, đồng thời phục vụ cho quá trình phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh, đặc biệt là phát triển ngành kinh tế du lịch. Để đáp ứng tốt nhu cầu hiện nay cần thiết sớm cải thiện và đa đạng hóa chất lượng dịch vụ thông tin liên lạc, đồng thời đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa công tác phục vụ chuyên ngành tại các trung tâm du lịch. Lắp đặt các đường truyền internet và hệ thống truyền phát sóng thông tin di động cho các khu, điểm du lịch. Cần có bộ phận thông tin riêng cho du lịch Lào Cai chuyên thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch cho tỉnh thông qua trang web, báo ảnh, truyền hình, tập gấp...
- Giải pháp về cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch:
+ Cơ sở lưu trú, trên cơ sở tiêu chuẩn hoá đã được ban hành của Chính phủ, hướng dẫn của Tổng cục Du lịch về các cơ sở lưu trú, để đánh giá chi tiết hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của Lào Cai, cần thiết xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng của các nhà hàng, khách sạn và lữ hành. Qua đó xây dựng huy hiệu chất lượng, có thể lấy “đỉnh Phan Si Păng” để cấp cho các nhà hàng, khách sạn, có đủ tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, tiếp đón và phong cách phụ vụ. Tất cả các nhà hàng và khách sạn được cấp “đỉnh Phan Si Păng” phải đáp ứng các chuẩn mực đó. Các cơ sở được công nhận nhưng không cùng mức trang bị, tiện nghi, giá cả và chất lượng sẽ được gắn số “đỉnh Phan Si Păng” khác nhau. Ví dụ:
: Khách sạn, nhà hàng hạng sang theo tiêu chuẩn quốc tế
: Khách sạn, nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc tế
: Khách sạn, nhà hàng đơn giản nhưng tiện nghi tốt
: Khách sạn nhà hàng rất đơn giản phù hợp cảnh quan môi trường Các huy hiệu sẽ được cấp chính thức, cứ 1 năm sẽ có 1 cuộc điều tra mới để
thẩm định lại các huy hiệu đã cấp nhằm luôn giữ được chất lượng đồng thời cho
phép cấp mới cho các cơ sở khác. Tiến trình chất lượng này nếu được thực hiện thì các dịch vụ này sẽ nâng cao chất lượng một cách đồng bộ, trước hết là của Sa Pa, sau đó là toàn tỉnh.