Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 10


Thị phần khách: Khách Châu Âu, Australia, Nam Mỹ chiếm 92%. Còn lại 8% là khách các nước khác như Israel, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Khách Châu Âu chiếm đa số (63% số khách nước ngoài). Trong đó khách Pháp đứng đầu danh sách (40%), Anh (7%), Đức (4%), Hà Lan (4%). Các quốc tịch khác như Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, mỗi quốc tịch chiếm từ 1- 3 %; Australia đứng ở hàng thứ 2 sau Pháp và tỷ lệ khoảng 19% và du khách đến Sa Pa chủ yếu là từ Melbourne - nơi có cộng đồng Việt Kiều đông đảo và họ đến chủ yếu vào tháng 1 và tháng 2 là thời điểm mà họ được nghỉ đông. Đứng vị trí thứ 3 là Mỹ (8%), Canada chỉ chiếm 2%.

Sự khác biệt với các khách nước ngoài khác đó là đa số trong loại khách này đi theo nhóm (65%), đi theo cá thể (35%). Xu hướng đi theo nhóm từ 1 - 4 người chiếm 40%, từ 5 - 10 người chiếm 33%, nhóm trên 10 người chiếm 27% số người điều tra.

Cách thức du khách thu nhận thông tin: du khách nước ngoài biết thông tin về Lào Cai từ quốc gia của họ chiếm 72%, 33% biết đến Sa Pa qua trung gian một công ty, 30% thông qua bạn bè, 15% qua internet, 13% qua các con đường khác (hướng dẫn viên du lịch, phóng sự trên tivi...), 9% qua báo chí; 77% đến Sa Pa trong một tuyến tour tổ chức xuyên suốt trên lãnh thổ Việt Nam. Con số này cho thấy vai trò quan trọng của các công ty lữ hành trong việc thông tin về Sa Pa cho khách nước ngoài, nó cũng chứng tỏ việc truyền khẩu và internet cũng là phương tiện quảng bá quan trọng. Tuy nhiên, việc truyền khẩu này là con dao hai lưỡi, cũng có thể tuyên truyền tiêu cực rất nhanh. Vì lẽ đó việc bức thiết là đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong phạm vi mà khách hàng trực tiếp là nguồn tạo ra số khách hàng mới.

Động cơ của khách có sức mua lớn: 75% du lịch phong cảnh và dân tộc, 18% du lịch thể thao.

Các điểm thường đến: thực ra Sa Pa chỉ là một điểm đến quan trọng trong các tuyến tour tại Việt Nam, thời gian lưu trú ngắn (lưu lại từ 1 - 3 đêm 88%, 2 đêm là 47%) có ảnh hưởng tới các điểm thăm quan: Lao Chải, Cát Cát, Tả Van, Tả Phìn chiếm 79% do những điểm này rất gần với Sa Pa. Các điểm khác như Bắc Hà


(10%), Bản Hồ (10%), Mường Khương (1%) số du khách. Những tuyến khác chỉ chiếm 2% (như vườn quốc gia Hoàng Liên). Tại Sa Pa, khu du lịch núi Hàm Rồng thu hút rất đông khách nội địa thì lại chỉ đón được 2% du khách quốc tế.

Vậy, du khách có sức mua lớn là khách Châu Âu, nhất là Pháp, tiếp đến là Australia. Họ là cán bộ hoặc nhân viên, các nghề tự do, có tài chính rộng rãi, sức mua lớn, độ tuổi cao, chủ yếu đi theo cá thể hoặc theo nhóm nhỏ. Họ mua tour từ đất nước họ, đến Sa Pa do sự giới thiệu của các công ty hoặc qua lời khuyên của bạn bè với mục đích phong cảnh, dân tộc, lưu trú khoảng 2 ngày và Sa Pa chỉ là một điểm trong toàn chương trình tour, họ chi tiêu tại địa phương 115 USD/ngày, họ không tiêu hết số tiền dự định vì thiếu các sản phẩm phục vụ du lịch.

Như vậy có thể kết luận:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Du khách chỉ tập trung vào một số ít danh thắng, đa số là gần Sa Pa. Ngay cả chợ Bắc Hà cũng chỉ thu hút được 10% khách nước ngoài và 5% tổng số du khách (xấp xỉ 3.000 du khách/năm). Như vậy tại 5 bản xung quanh Sa Pa tập trung tới

60.000 du khách/năm. Do đó, ưu tiên hàng đầu là phải phân tán số khách hàng này ra các nơi khác bằng việc mở các tuyến tour mới và các danh thắng mới ngoài Sa Pa, trong đó cần tính đến cả việc xây dựng nhà nghỉ, khách sạn.

Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 10

Một điều rất ngạc nhiên là Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một trong những nơi đẹp nhất và phong phú nhất của Đông Nam Á lại chỉ thu hút được rất ít khách tới thăm quan. Sự phong phú về sinh thái của nó hoàn toàn chưa được khai thác, trong khi nó có thể là một nguồn du lịch sinh thái chất lượng cao và quan trọng.

Qua điều tra nghiên cứu có thể khẳng định: Một mặt, du khách Việt Nam là khách trẻ, khá giả nhưng sức mua còn hạn chế, đến đây tận hưởng không khí mát mẻ trong nhiều ngày, nghỉ ngơi, đi dạo và vui chơi trong gia đình, như là bất cứ vùng du lịch khí hậu nào khác trên thế giới. Cần phải đưa ra cho họ các dịch vụ và các hoạt động phù hợp. Mặt khác, du khách nước ngoài đến thăm Sa Pa như một điểm đến thứ yếu tại Châu Á hay tại Việt Nam để khám phá về phong cảnh và dân tộc. Tuy nhiên, khách quốc tế này, mà động cơ đã được xác định thì không phải là đồng nhất trong hạn định về các nhu cầu, sự cấu thành xã hội và sức mua. Có thể nhận dạng ba đối tượng khách hàng.


Người nước ngoài ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội, rất độc lập, sẵn có hiểu biết về đất nước và về quan hệ, họ tự tổ chức chuyến thăm. Đó là loại khách có độ tuổi trẻ, chủ yếu khám phá các khu vực ít mang tính du lịch. Loại khách gia đình hoặc có độ tuổi lớn hơn thì thích kiểu du lịch tiện nghi và thư giãn, chủ yếu ở khách sạn Victoria. Vì thế nên duy trì, đồng thời mở rộng các hoạt động du lịch.

Du khách có thu nhập thấp (trong đó có nhiều “Tây Ba lô”) thường thích loại hình trekking, lưu trú tại gia, sử dụng rất ít dịch vụ hoặc sử dụng dịch vụ kém chất lượng. Nhìn từ góc độ thương mại thì không phải là đối tượng hướng tới, bởi họ chi tiêu ít tiền tại các điểm du lịch, và qua điều tra thì ngay cả trong các bản họ cũng chi tiêu rất ít. Cần phải hạn chế việc phát triển loại khách này vì hiệu ứng tiêu cực do loại khách hàng này mang lại cho các bản dân tộc là không thể bù đắp.

Du khách có thu nhập cao là đối tượng đáng quan tâm nhất cần phát triển trong bối cảnh xã hội và văn hóa của Lào Cai hiện nay. Sức mua của họ đối với địa phương là rất lớn. Phát triển loại khách này và hạn chế loại khách kể trên có nghĩa là tăng đáng kể lượng du khách mà có thể đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngành du lịch. Điều đó cũng có nghĩa là giới hạn được ảnh hưởng tiêu cực do việc quá đông khách đến các bản và cùng lúc xây dựng và giữ gìn hình ảnh: "chất lượng cao" của điểm đến. Như vậy cần ưu tiên đáp ứng nhu cầu của loại khách này.

+ Nhu cầu khách du lịch:

An toàn vệ sinh: Vấn đề thường được cả khách du lịch quốc tế và nội địa đề cập tới là vấn đề về an toàn vệ sinh tại các khu, điểm du lịch. Do lượng khách du lịch tăng, đã gây ra tình trạng quá tải dân số tại một số khu, điểm du lịch như Sa Pa và cũng gây ra nhiều vấn đề về lượng rác thải... Sa Pa ngày càng bị ô nhiễm và ngày càng có nhiều bãi rác hoang bên các sườn núi, đường phố. Chất thải các loại phủ đầy các sườn đồi phía dưới đường đi. Về điểm này, nếu tất cả du khách nước ngoài đều nói đáng tiếc lượng rác này làm ô nhiễm thiên nhiên, thì những người Việt Nam lại ít nhạy cảm đối với hậu quả của nó và không ngần ngại vứt giấy, chai lọ và các đồ rác thải ra vệ đường. Nhiều du khách cũng thấy phiền lòng về vệ sinh trong đô thị và đề nghị gom rác thường xuyên hơn, vì rác thải đọng lại rất lâu trên các đường phố (nhất là xung quanh chợ), cần quét dọn thường xuyên các đường phố, bố trí


thêm các thùng rác và bố trí các thiết bị vệ sinh công cộng. Vấn đề thiếu vệ sinh là khá phổ biến ở các cơ sở nhà hàng khách sạn. Khách quốc tế rất phê phán về việc vệ sinh của các cơ sở mà họ đã đánh giá là bẩn hoặc không được duy trì về chất lượng của đồ ăn và vệ sinh thực phẩm. Nhiều người cho biết là họ đã bị ốm sau khi ăn ở trong một số nhà hàng.

Bảo tồn danh thắng và bảo vệ môi trường: Vấn đề thứ hai mà du khách đặt ra đó là việc giữ các danh thắng và bảo vệ môi trường đang bị đe doạ do sự phát triển các đô thị du lịch như Sa Pa. Du khách, nội địa cũng như quốc tế phàn nàn về việc xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn khắp nơi mà không có sự hài hoà với phong cảnh. Hơn nữa việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch đã không tính đến yếu tố chiều cao, vật liệu, màu sắc, kiến trúc, môi trường cảnh quan và văn hóa địa phương. Việc tăng nhanh lượng khách đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các di sản xưa. Đồng thời do nhu cầu phát triển và khai thác cho du lịch mà một số công trình kiến trúc đã được trùng tu một cách thiếu thận trọng, những công trình khách sạn, nhà nghỉ mới được xây dựng đã không tuân thủ kiểu kiến trúc phù hợp với truyền thống văn hóa và cảnh quan. Ngoài ra ý thức về bảo vệ môi trường của nhân dân địa phương và của du khách còn chưa cao, ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch bền vững của tỉnh.

Nhu cầu đa dạng hoá các hoạt động: Khách nội địa phàn nàn về việc thiếu các nơi thư giãn và các hoạt động vui chơi trong các khu du lịch. Khu trung tâm của các đô thị du lịch được tổ chức kém, thiếu tính hấp dẫn và thiếu các hoạt động hỗ trợ cho các dịch vụ chính. Các khu ngoại vi thiếu các điểm vui chơi như vườn hoa, công viên cộng đồng. Nhiều người mong muốn có một khu vui chơi giải trí - nơi đó có các trò chơi, các quán bar và vũ trường. Nhu cầu này là rất chính đáng và nó có thể bao gồm cả yếu tố bổ sung để thu hút khách nội địa, tuy nhiên nó đi ngược lại với mong đợi của du khách quốc tế là những người muốn tìm sự yên tĩnh và nó không tương thích với hình ảnh của những khu du lịch miền núi như Sa Pa. Như vậy cần phải đáp ứng một cách hài hoà nhu cầu của cả hai đối tượng. Khách quốc tế mong muốn khu trung tâm có không khí dễ chịu và có các nơi đi dạo để khám phá toàn bộ Sa Pa. Họ cho rằng thiếu sự đa dạng các hoạt động diễn ra tại đây.


- Các thành phần tham gia du lịch:

+ Các nhóm dân tộc và ngành du lịch: Các dân tộc thiểu số bị kéo theo ngành công nghiệp du lịch trong các trung tâm du lịch như thị trấn Sa Pa và trong chính thôn bản của họ. Hiện nay, họ nhận được rất ít lợi ích từ ngành du lịch trong khi họ là động cơ bản lề cho việc khách du lịch nước ngoài tới đây. Tình trạng này dễ nảy sinh bất mãn, kèm theo những hiệu ứng tiêu cực của người dân đối với ngành du lịch, như đã từng xảy ra ở một số nước. Một phần lớn tiền thu được từ việc bán tour nằm ở các công ty lữ hành tại Hà Nội, các nhà tổ chức tour thuê xe, hướng dẫn viên, hơn nữa khách thường đề nghị tuyến trekking một ngày do những nhóm được ghép quá đông, khó qua đêm trong các bản, như vậy dân địa phương hầu như không được lợi gì, trừ tiền mua đồ uống trong bản (khoảng mười nghìn đồng một chai nước) và các hàng thủ công (khoảng ba mươi nghìn đồng). Đối với các công ty lữ hành cao cấp bán tour tại Hà Nội các tuyến trekking 3 hoặc 4 ngày có lưu trú tại gia trong bản họ sử dụng hướng dẫn viên Hà Nội (65%) và hướng dẫn viên Sa Pa (35%) thì số tiền thu về được phân chia cho cả họ lẫn các khách sạn địa phương là người tổ chức hành trình trekking. Ví dụ: Công ty Hanspan làm việc với khách sạn Châu Long thì 30% lợi nhuận chuyển Hà Nội, 70% cho Sa Pa và một khoản tiền không đáng kể cho các nhóm dân tộc. Cần khẳng định rằng dù tour được mua ở đâu thì người dân tộc cũng chỉ nhận được một phần rất ít tiền từ ngành du lịch và họ chỉ tham gia ngoài lề trong việc phát triển hoạt động này. Khi phỏng vấn các công ty lữ hành tại Hà Nội hoặc các khách sạn tổ chức các tuyến trekking trong khu vực, hầu như tất cả đều từ chối trích phần trăm lợi nhuận cho các bản dân tộc thiểu số khi họ tổ chức thăm quan các bản, trừ khi tổ chức bữa ăn trong gia đình và khi nghỉ qua đêm. Khi điều tra trong các bản, tác giả nhận thấy các chuyến thăm quan tổ chức trong các bản đôi khi không mang lại gì cho dân bản nếu hướng dẫn viên mang theo đồ ăn và nhà trọ chỉ được trả từ 20.000 - 30.000 đồng một ngày, từ việc bán được một vài đồ uống và một số sản phẩm thủ công. Các cô gái dân tộc, đặc biệt là các cô gái Mông nhận tiền trực tiếp từ du khách khi làm hướng dẫn viên thăm các bản hoặc khi dẫn đường. Đa số khách muốn mua các sản phẩm thủ công để cảm ơn về việc họ đã được phục vụ. Họ khẳng định mua khoảng 60 000 đồng/mặt hàng (nhạc cụ, khuyên tai,...). Vậy, cần bảo đảm một sự phát triển hài hòa và bền vững của ngành du lịch


trong tỉnh, có sự tham gia tích cực của các nhóm dân tộc và cố gắng làm sao để người dân tộc thu được nhiều lợi nhuận hơn.

+ Hướng dẫn viên du lịch: Khách du lịch nội địa và quốc tế mong muốn hiểu biết nhiều hơn về thiên nhiên và dân tộc, nhưng thực tế họ đã rất thất vọng do trình độ yếu kém về hiểu biết của hướng dẫn viên trong các lĩnh vực: múa truyền thống, phong tục, trang phục truyền thống, kiểu cư trú, lối sống, hệ thống canh tác, hệ thực vật...nhưng thường không nhận được các thông tin hữu ích từ hướng dẫn viên. Ngoài ra, do việc giao tiếp giữa các dân tộc và hướng dẫn viên là sợi dây liên kết, nhưng trường hợp này thật hiếm. Cũng vì lẽ đó du khách thích đọc các cuốn sách giới thiệu về các dân tộc khác nhau sống trong khu vực Sa Pa hoặc có thể hỏi thông tin ở một Trung tâm thông tin du lịch mà trung tâm này cần phải có khả năng cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến các nhóm dân tộc và môi trường. Không những du khách phàn nàn hướng dẫn viên vì họ thiếu khả năng giúp đỡ và không sử dụng tốt ngoại ngữ hoặc là không am hiểu về dân tộc, lịch sử, văn hóa và các vùng dân tộc cư trú mà còn phàn nàn các hướng dẫn viên dẫn khách thường không chú ý đến các nhóm dân tộc và đôi khi họ không thèm xin phép trước khi cho khách đi thăm nhà của bà con, hoặc thậm chí đưa ra các lời bình phẩm không tốt về người dân địa phương. Đó là điểm mà du khách cho là rất xấu và đôi khi gây ra các hậu quả khôn lường. Vấn đề đào tạo trình độ của các hướng dẫn viên là một vấn đề hết sức nghiêm túc hiện nay, đa số họ hiện không có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu của du khách đến Sa Pa.

+ Thực trạng nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú và nhà hàng: Tổng số lao động trong cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến thời điểm hiện nay có khoảng 3200 lao động trực tiếp. Trong đó có gần 40% lao động đã được đào tạo qua trường lớp nghiệp vụ còn đa số chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ du lịch (trên 60%). Tình hình đội ngũ lao động chuyên nghề trong các cơ sở dịch vụ du lịch còn thiếu so với nhu cầu. Số lao động được đào tạo chủ yếu tập trung ở các cơ sở lớn, có năng lực dịch vụ mạnh như khách sạn Victoria, khách sạn Châu Long, khách sạn Công Đoàn, khách sạn Thiên Hải… Một số cơ sở lưu trú còn sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số chưa qua đào tạo nghiệp vụ, hay chưa tốt


nghiệp trung học phổ thông. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Có cơ sở dịch vụ du lịch chỉ tuyển dụng lao động theo yêu cầu mùa vụ du lịch. Các kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng công việc chung mới chỉ dừng lại ở mức độ rất thấp, chủ yếu là trình độ trung, sơ cấp hoặc được đào tạo ngắn hạn để phục vụ nhu cầu công việc, ở một số cơ sở kinh doanh đội ngũ nhân viên hầu hết là người nhà, chỉ mới được đào tạo rất sơ đẳng cho nên dẫn đến việc kinh doanh không mang tính chuyên nghiệp. Mặt khác, việc sử dụng đội ngũ nhân viên trong các cơ sở cũng chưa mang lại hiệu quả trong kinh doanh, nguyên nhân một phần do chưa có sự hướng dẫn và đào tạo một cách bài bản, một số cơ sở chất lượng phục vụ không cao, thái độ ứng xử còn chưa văn minh, lịch sự. Mặt khác, các kiến thức về văn hoá, phong tục, tập quán và ngoại ngữ còn yếu và thiếu vì vậy chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chung. Về trình độ ngoại ngữ, rất ít nhân viên phục vụ được đào tạo về ngoại ngữ, hoặc có khả năng giao tiếp thành thạo ngoại ngữ với du khách. Thiếu nhân viên chuyên môn và đầu bếp có trình độ tay nghề cao.

+ Thực trạng cán bộ quản lý trong kinh doanh du lịch: Phần lớn cán bộ quản lý trong các cơ sở kinh doanh du lịch chưa qua đào tạo chuyên ngành về du lịch, trình độ ngoại ngữ yếu; một số đã qua đào tạo các chuyên ngành kinh tế khác nhưng không thuộc lĩnh vực du lịch, đồng thời hệ thống cán bộ quản lý chủ yếu tập trung ở tỉnh, các huyện hầu như không có. Đây là một trở ngại lớn cho công tác quản lý điều hành, phát triển hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Tình trạng yếu kém trong quản lý đã dẫn đến sự phát triển ồ ạt các khu, điểm du lịch không theo quy hoạch; việc khai thác tài nguyên du lịch còn gây ảnh hưởng đến sự bền vững tài nguyên; chưa hoạch định được chiến lược phát triển đúng đắn, xuyên suốt làm nền tảng cho các kế hoạch phát triển của ngành.

+ Đánh giá mức độ xã hội hóa du lịch: Xã hội hóa du lịch được hiểu là "sự tổ chức vận động cộng đồng xã hội tham gia vào các hoạt động du lịch, trên cơ sở xác định trách nhiệm, khai thác các nguồn lực vào quá trình phát triển du lịch phù hợp với quy luật phát triển, với quy hoạch chiến lược và pháp luật của Nhà nước nhằm tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch. Đồng thời mang lại cơ hội cho


đông đảo nhân dân được hưởng thụ những lợi ích từ hoạt động du lịch". Ngành du lịch với sự tham gia tích cực của toàn xã hội, được nhiều tầng lớp nhân dân quan tâm, đóng góp làm chuyển biến định hướng nghề nghiệp của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đối tượng, trong đó có cộng đồng các dân tộc thiểu số. Hoạt động du lịch Lào Cai trong những năm qua đã tác động tích cực đối với ngành kinh tế của tỉnh, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương. Phát triển và tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhân dân, tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số đã biết đầu tư, tổ chức sản xuất nhiều hàng lưu niệm để bán cho khách du lịch, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch Lào Cai đã làm chuyển biến nhận thức cho người dân địa phương và những người dân tộc thiểu số ý thức được trách nhiệm của cộng đồng và của bản thân mình trong quá trình tham gia vào phát triển du lịch tại nơi mình sinh sống, gắn quyền lợi của họ với các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự và văn minh ứng xử. Đặc biệt xã hội hóa công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Lào Cai được thực hiện một cách hiệu quả thông qua việc trực tiếp quảng bá tuyên truyền hình ảnh về du lịch Lào Cai trên các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân cư tại các bản làng dân tộc. Vậy, hoạt động du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến thu hút hàng triệu lượt người tham gia với tư cách là người đi du lịch hay người phục vụ khách du lịch. Du lịch phát triển nhờ có sự tham gia tích cực, chủ động, năng động của tất cả các thành phần kinh tế, tốc độ phát triển của các dịch vụ trực tiếp, dịch vụ bổ sung cho thấy mức độ quan tâm đến lĩnh vực này của xã hội và tầm quan trọng của ngành du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Điều này đã được thể hiện cụ thể qua các hoạt động du lịch như đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ... Cùng với sự tham gia tích cực của tầng lớp nhân dân góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch:

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí