a. Nước hoa
b. Than hoạt tính
Câu 6. Loại cảm biến nào sử dụng một ống hút gió?
a. Nhiệt độ trong xe
b. Nhiệt độ không khí ngoài xe
c. Vật liệu giấy
d. Sợi tống hợp
c. Nhiệt độ không khí đầu miệng thổi gió
Có thể bạn quan tâm!
- Lớp Cao Su Ngoài 2-Lớp Cao Su Chịu Giãn Nở 3- Lớp Cao Su Trong 4-Lớp Nylon
- Hệ Thống Điều Khiển Điều Hoà Không Khí Kiểu Hoà Trộn Làm Việc Ở Nhiệt Độ Thấp
- Sơ Đồ Cấu Tạo Bộ Điều Khiển Tan Băng Loại Epr
- Bảo dưỡng sửa chữa điện lạnh ô tô - Nghề Công nghệ ô tô Dùng cho trình độ Cao đẳng - 7
- Bảo dưỡng sửa chữa điện lạnh ô tô - Nghề Công nghệ ô tô Dùng cho trình độ Cao đẳng - 8
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
d. Nhiệt độ dàn bay hơi
Câu 7. Kỹ thuật A nói rằng một số bộ lọc gió cabin có thể tháo dễ dàng trong khay bên phụ. Kỹ thuật B nói rằng một số bộ lọc gió cabin có thể tháo dễ dàng từ dưới nắp ca pô. Ai đúng?
a. Chỉ kỹ thuật A đúng
b. Chỉ kỹ thuật B đúng
Câu 8. Điện trở quạt thổi gió được sử dụng để giới hạn :
a. Điện áp
b. Dòng điện
c. Cả hai A và B đúng
d. Cả hai A và B sai
c. Lưu lượng gió
d. Cả a và b
Câu 9. Bộ phận nào dưới đây không phải là của hệ thống điều hòa không khí sau?
a. Bộ bay hơi sau
b. Bộ sưởi ấm sau
c. Máy nén AC sau
d. Mô tơ quạt thổi gió sau
Câu 10. Bộ phận nào dưới đây trong hệ thống điều hòa không khí có thể khác trong hệ thống ĐHKK trên xe hybrid?
a. Dàn bay hơi
b. Máy nén
c. Dàn ngưng tụ
d. Mô tơ quạt thổi gió
CHƯƠNG 3
KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Giới thiệu
Phần này giới thiệu thiết bị kiểm tra hệ thống điều hòa trên ô tô và sinh viên thực hiện sử dụng thiết bị để kiểm tra hoạt động hệ thống trên xe.
Mục tiêu
Sau khi học xong phần này, học viên sẽ có khả năng:
- Sử dụng được các dụng cụ kiểm tra hệ thống ĐHKK
- Chẩn đoán sự thiếu nhiệt sưởi ấm
- Nêu được quy trình kiểm tra hệ thống điều hòa
- Thực hiện được việc xả ga, thu hồi và nạp ga hệ thống điều hòa
- Kiểm tra và đánh giá hệ thống ĐHKK trên xe
Thuật ngữ quan trọng: Mã DTC; bộ đồng hồ (manifold gage); mắt ga; cao áp; thấp áp
I. ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT DÙNG ĐỂ KIỂM TRA HỆ THỐNG LẠNH
- Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra áp suất trong hệ thống lạnh khi hút chân không hay nạp ga. Khi ta vặn van LO và HI trên phía trước của đồng hồ sẽ mở và đóng van áp suất thấp và áp suất cao.
Hình 3.1 Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra hệ thống lạnh
Hình 3.2 Cấu tạo bên trong đồng hồ đo
- Đồng hồ được sử dụng để nạp ga, hút chân không, đo áp suất hệ thống, bằng cách sử dụng van tay điều khiển tùy theo các vị trí khác nhau.
II. QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ (HVAC)
Khi chẩn đoán một hư hỏng của hệ thống sưởi và hệ thống lạnh , thì hầu hết các nhà chế tạo đề nghị theo quy trình theo 5 bước sau:
1. Kiểm tra lại lời phàn nàn của khách hàng
Đôi khi khách hàng không biết hệ thống hoạt động như thế nào hoặc không giải thích rõ ràng về hư hỏng. Xác minh lại hư hỏng có nghĩa là người kỹ thuật viên kiểm tra lại sự chính xác của hư hỏng liên quan đến hệ thống.
Hình 3.3 Phương pháp xác định triệu chứng pan hệ thống điều hòa nhiệt độ
2. Thực hiện kiểm tra sơ bộ bằng mắt
- Kiểm tra bảng điều khiển
Hình 3.4. Một bảng điều khiển của hệ thống điều hòa
- Kiểm tra sức căng dây curoa (dây đai)
Hình 3.5 Phương pháp kiểm tra dây curoa
- Kiểm tra chất lượng ga bằng cách qua sát trên mắt ga
Hình 3.6 Phương pháp kiểm tra lượng ga nạp
Hình 3.7 Hình dạng của mắt gas
- Kiểm tra rò rỉ tại các ống nối
Hình 3.8 Vị trí kiểm tra rò rỉ
3. Kiểm tra mã hư hỏng (DTC)
Nhiều hệ thống ĐHKK trên xe hiện nay sử dụng các cảm biến và các bộ chấp hành thông qua các máy tính. Vì thế ta cần phải xem hệ thống có đưa ra mã lỗi nào không?
4. Kiểm tra tài liệu kỹ thuật sửa chữa của xe. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm hư hỏng
5. Xác định nguyên nhân cốt lõi của hư hỏng. Mức ga thấp hoặc áp suất thấp có nghĩa là có sự rò rỉ ga trong hệ thống. Tìm và sửa chữa vị trí xì là sữa chữa nguyên nhân cốt lõi của hư hỏng.
6 . Kiểm tra xác nhận lại việc sửa chữa. Chạy xe dưới trong điều kiện tương tự để xem lại lời phàn nàn của khách hàng đã hết chưa?
III. CHẨN ĐOÁN SƯỞI ẤM
Thiếu nhiệt từ két sưởi hoặc nhiệt thổi ra không đúng có thể gây nguy hiểm và gây khó chịu cho người trong xe. Bước đầu tiên là quan sát và thực hiện các kiểm tra đơn giản. Bao gồm các bước sau:
Kiểm tra mức nước làm mát. Mực nước thấp có thể gây thiếu nhiệt hoặc nhiệt không đều.
CHÚ Ý: Không tháo nắp két nước khi động cơ nóng. Để cho xe tắt động cơ 1 vài giờ trước khi tháo nắp đậy.
Chạm tay cẩn thận vào ống trên két nước khi động cơ đang chạy. Nhiệt độ không quá nóng nên có thể sờ tay vào (khoảng 880C – 1040C).
LƯU Ý: Súng bắn nhiệt có thể được sử dụng để đo nhiệt ở ống trên két nước và vùng xung quanh vỏ bộ điều nhiệt.
Kết quả: nếu ống trên không quá nóng khi cầm vào thì bộ điều nhiệt động cơ bị hư. Nếu ống bộ tản nhiệt quá nóng khi cầm vào thì khi đó thiếu nhiệt từ két sưởi không phải là do thiếu nước nóng trong động cơ. Còn những nguyên nhân gây ra như: không nóng khi chạm vào; chỉ nóng 1 ống khi chạm vào thì cần tìm ra nguyên nhân của nó.
IV. KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LẠNH
A. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Khởi động xe cho nước động cơ ở bình thường, mở các cửa và bật AC
Chọn kiểu gió FACE
Để vị trí gió trong (RECIRC)
Tốc độ động cơ: từ 1500 v/ph - 2000 v/p trong thời gian 5 - 10 phút
Nhiệt độ vào môi trường : 25 - 350C
Tốc độ quạt gió: ở mức HI
Cài đặt nhiệt độ: ở vị trí lạnh nhất (Max Cool)
Đặt nhiệt kế tại miệng thổi giữa. Nếu nhiệt độ từ 2 đến 70C thì hệ thống tốt. Nếu trên 70C thì dùng lắp bộ đồng hồ vào để tìm ra nguyên nhân.
1. Nếu hệ thống lạnh làm việc bình thường thì các đồng hồ hiển thị như sau:
- Đồng hồ áp thấp: P =( 22 – 36) psi ; (150 – 250) kPa
- Đồng hồ áp cao: P = 190 – 230 psi ; (1370 – 1570) kPa
Thấp áp
Cao áp
Hình 3.9 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh làm việc bình thường
2. Hệ thống lạnh không đủ lãnh chất (thiếu ga)
Nếu hệ thống lạnh không đủ lãnh chất (thiếu ga) thì giá trị báo trên các đồng hồ áp suất thấp và cao đều thấp hơn bình thường
* Triệu chứng:
- Áp suất thấp ở cả hai vùng
- Có bọt ở mắt ga
- Lạnh yếu.
* Nguyên nhân:
- Thiếu lãnh chất
- Rò rỉ ga
* Biện pháp khắc phục:
- Kiểm tra sửa chữa rò rỉ ga
Thấp áp
Thấp áp
Thấp áp
Cao áp
Cao áp
- Nạp thêm ga
Thấp áp
Cao áp
Hình 3.10 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh thiếu ga
áp
Cao áp
3. Hệ thống dư ga hay giải nhiệt giàn nóng kém
Thấp
Hình 3.11 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh thừa ga hay giải nhiệt kém
Nếu hệ thống lạnh thừa gas hay giải nhiệt giàn nóng kém thì giá trị báo trên các đồng hồ, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được trình bày như sau:
* Triệu chứng:
- Áp suất cao ở cả hai vùng
- Không có bọt ở mắt ga
- Lạnh yếu
* Nguyên nhân:
- Nạp ga quá nhiều
- Giải nhiệt giàn nóng kém
* Biện pháp khắc phục:
- Kiểm tra, sửa chữa hệ thống làm mát (quạt giải nhiệt)
- Vệ sinh giàn nóng
- Xả bớt ga
4. Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh
Nếu có hơi ẩm trong hệ thống thì giá trị báo trên các đồng hồ, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được trình bày như sau:
*Triệu chứng:
Khi mới bật máy lạnh hệ thống hoạt động bình thường. Sau một thời gian, phía áp thấp giảm tới áp suất chân không, tính năng làm lạnh giảm.
* Nguyên nhân:
Hệ thống có hơi ẩm
*Biện pháp khắc phục:
- Thay bầu lọc và nạp ga lại
Cao áp
- Hút chân không triệt để trước khi nạp ga
Thấp áp
Cao áp
Hình 3.12 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh có hơi ẩm
5. Máy nén của hệ thống lạnh làm việc yếu
Nếu máy nén của hệ thống lạnh làm việc yếu thì giá trị báo trên các đồng hồ, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được trình bày như sau
* Triệu chứng:
- Áp suất phía áp thấp: cao hơn bình thường
- Áp suất phía áp cao: thấp hơn bình thường
- Khi tắt máy lạnh thì áp suất phía áp thấp và phía áp cao bằng nhau ngay lập tức.
- Khi sờ thân máy nén không thấy nóng