Cấu Trúc Các Hiện Tượng Tâm Lý Con Người

Hình 1 1 Cấu trúc các hiện tượng tâm lý Con người 1 1 1 Tâm lý học và tâm lý 1

Hình 1.1: Cấu trúc các hiện tượng tâm lý Con người

1.1.1 Tâm lý học và tâm lý học lao động

Tâm lý học đã trở thành một chuyên ngành lớn trong xã hội học bao gồm hai bộ phận cơ bản là Tâm lý học đại cương và Tâm lý học chuyên ngành. Tâm lý học đại cương nghiên cứu các quy luật chung nhất của hoạt động tâm lý, nó có ba nhiệm vụ cơ bản là:

- Một xác lập một hệ thống các khái niệm và phạm trù khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu của mình.

- Hai phát hiện các quy luật hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý của Con người và động vật.

- Ba thiết lập và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu Tâm lý học để làm cơ sơ cho nghiên cứu các hiện tượng tâm lý cá biệt.

Tâm lý học chuyên ngành nghiên cứu các quy luật tâm lý đặc thù trong các mặt, các hiện tượng xã hội riêng biệt để làm cơ sở cho sự hoàn thiện các mặt, các hiện tượng xã hội đó, ví dụ như:

- Tâm lý học trẻ em nghiên cứu các đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em các lứa tuổi.

- Tâm lý học quản lý kinh tế nghiên cứu những quy luật, các biểu hiện của quy luật tâm lý của các thực thể tham gia các hoạt động kinh tế ở những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

- Tâm lý học xã hội nghiên cứu các quy luật hình thành, phát triển và biểu hiện của tâm lý số đông như: nhu cầu tập thể, tình cảm giai cấp, ý trí quần chúng, dư luận và tâm trạng xã hội, bản lĩnh dân tộc, đoàn thể...

- Tâm lý học sư phạm nghiên cứu các quy luật tâm lý trong huấn luyện và giáo dục chủ yếu cho các trường phổ thông. v..v....

Tâm lý học lao động là một môn Tâm lý học chuyên ngành nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong các loại hoạt động lao động nhằm hợp lý hóa quá trình lao động, cải tiến dạy nghề và xây dựng các thể chế quản lý lao động có hiệu quả. Trong thởi đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng nhanh và mạnh, nó đã tạo ra rất nhiều các dạng lao động từ tổng hợp đến chuyên môn hóa hẹp trong tất cả các ngành trong nền kinh te quốc dân. Sự ra đởi các máy móc thiết bị ngày càng tối tân, hiện đại đã làm thay đổi căn bản đặc điểm lao động hiện nay. Xu thế của sự thay đổi đó là giảm hao phí về thể lực, tăng hao phí về thần kinh và trí óc. Như vậy, chúng ta đang ở giai đoạn cơ khi hoá, tự động hoá lao động, giai đoạn chuyến từ sự căng thẳng thể lực sang căng thăng thần kinh, đây là giai đoạn hết sức phức tạp cho các hiện tượng tâm lý trong lao động Một nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho Tâm lý học lao động hiện nay là phải kết hợp các phương pháp nghiên cứu hiện đại với cổ truyền để tìm ra sự chuyển biến các hiện lượng Tâm lý học trong lao động để làm cơ sở cho hoạt động tổ chức và quản lý Con người một cách có hiệu quả và mang lại sự hạnh phúc cho người lao động.


Tâm lý học lao động ra đởi tương đối muộn so với các môn Tâm lý học chuyên ngành khác, nhưng nó đã sớm khẳng định được vai trò của nó trong việc nâng cao năng suất lao động và phát triển toàn diện người lao động. Người đặt nền móng cho Tâm lý học lao động là ông Êtơn Mayơ (1880-1949). Ông là nhà nghiên cứu quản lý doanh nghiệp, ông đã đề cập đến vấn đề Tâm lý học Con người trong lao động, những cơ sở và giới hạn tâm lý trong lao động, những khuyến khích tâm lý đến Con người... Những năm đầu của thế kỷ XX, hàng loạt các công trình nghiên cứu về tâm lý được ứng dụng trong công tác tổ chức và quản lý lao động. Những công trình đó mang tên “Tâm lý học công nghiệp”, “Tâm lý học ứng dụng”, “kỹ thuật Tâm lý học”, gắn liền với tên tuổi của các nhà nghiên cứu tâm lý như Stenơ, H. Miyntecbeo (Đức), Min man, Tran, Lyntan (Mỹ). Năm 1913 Miyntecbeo đã cho xuất bản cuốn “Tâm lý học và hiệu suất công nghiệp”. Trong đó, ông đã đưa ra hàng loạt các quan điểm ứng dụng Tâm lý học trong quản lý, tổ chức lao động, khuyến khích người lao động.

1.1.2 Hiện tượng tâm lý cá nhân

Hiện tượng tâm lý cá nhân phát ra mà chúng ta nhận thấy được đều dựa trên cơ sở sinh lý của Con người. Những cơ sở này quyết định tính chất biểu hiện của các yếu tố tâm lý ra bên ngoài. Cơ sở của hiện tượng tâm lý cá nhân bao gồm: hoạt động thần kinh cao cấp, hệ thống tín hiệu, các loại hình thần kinh.

a. Hoạt động thần kinh cao cấp

Sự hoạt động của não bộ Con người đã điều khiển toàn bộ sự hoạt động của Con người trong thực tế. Hiện nay sự hoạt động đó được chia ra làm hai loại có ảnh hưởng tới mức độ hoạt động khác nhau của Con người là hoạt động thần kinh cấp cao và hoạt động thần kinh cấp thấp. Hoạt động thần kinh cấp thấp là hoạt động của não trung gian, não giữa, hành tuỷ và

tuỷ sống nhằm điều hoà mối quan hệ giữa các bộ phận cơ thể với nhau để đảm bảo hoạt động sống bình thường của Con người. Đây là hoạt động có tính chất sinh học thuần tuý nhằm vận hành một cá thể sống tồn tại và phát triển.

Hoạt động thần kinh cấp cao là hệ thống các mối liên hệ thần kinh trong bán cầu đại não, hệ thống này đảm bảo thực hiện các quan hệ phức tạp, chính xác, tinh vi giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Hay có thể nói hoạt động thần kinh cấp cao là sự phản ứng của Con người với môi trường bên ngoài nhằm thể hiện mình tác động đến người khác, hoặc cải tạo điều kiện môi trường phục vụ cho Con người. Hoạt động thần kinh cấp cao là cơ sở cho hoạt động của mỗi cá nhân trong xã hội.

Hoạt động thần kinh của Con người diễn ra dưới dạng các phản xạ và cung phản xạ. Toàn bộ các phản xạ và cung phản xạ đó tạo nên các hoạt động của Con người trong những điều kiện môi trường nhất định. Phản xạ là phản ứng tất yếu của cơ thể với kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong tác động vào thần kinh chúng ta, nó được biêu hiện là hệ thống các xung động thần kinh được truyền dẫn trong hệ thống thần kinh để điều khiển hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Cung phản xạ là sự hoạt động của một chuỗi các tế bào thần kinh nhằm thực hiện một phản xạ nào đó. Cung phản xạ gồm bốn bộ phận là:

- Bộ phận dẫn vào là các giác quan tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài hoặc các thần kinh cảm giác được xuất phát từ bên trong cơ thể. Các bộ phận này nhận các kích thích và tạo ra các xung động thần kinh truyền về não bộ.

- Bộ phận trung tâm là hoạt động của não bộ làm xuất hiện các hiện tượng tâm lý.

- Bộ phận vận động là những động tác bên ngoài của cơ thề nhàm thực hiện các mệnh lệnh của nâo bộ đã phát ra ở các hiện tượng tâm lý nhất định.

- Bộ phận tác động trở lại là những tiếp nhận của các bộ phận cảm giác đối với hành động đã thực hiện. Các bộ phận này truyền những tín hiệu nhận được về não để tạo ra nhận thức về kết quả hành động và đồng thởi là khâu dẫn vào của cung phản xạ tiếp theo. Như vậy cung phản xạ của Con người không phải rởi rạc mà liên tục với nhau tạo thành chuỗi các cung phản xạ không có đầu và không có cuối.

Các phản xạ nói trên diễn ra trong hai trạng thái hoạt động của thần kinh là hưng phấn và ức chế. Hai trạng thái này ảnh hưởng tới tốc độ, cưởng độ và dạng của các phản ứng đối với môi trường. Hưng phấn là quá trình nâng cao tính tích cực của các bên tế bào thần kinh để đáp lại các kích thích (Chủ quan hoặc khách quan) gây ra. Quá trình hưng phấn sẽ làm cho khả năng làm việc của Con người tăng lên nhiều và cũng là quá trình tiêu hao nhiều năng lượng cho hoạt động thần kinh. Ức chế là quá trình đẩy mạnh tính tiêu cực, thụ động, mệt mỏi của hoạt động thần kinh làm cho khà năng làm việc giảm và xảy ra nhiều sai sót. Đồng thởi quá trình này tiêu tốn ít năng lượng và đẩy Con người vào trạng thái nghỉ ngơi.

b. Hai hệ thống tín hiệu

Con người nhận thức được thế giới khách quan là thông qua hai hệ thống tín hiệu đã tác động vào các giác quan của chúng ta, giúp chúng ta thấy và hiểu được các hiện tượng trong thế giới khách quan. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là sự phản ánh của sự vật và hiện tượng trực tiếp vào các giác quan chúng ta giúp cho chúng ta thấy và hiểu được. Đây là sự phản ánh trực tiếp sự vật và hiện tượng khách quan vào trong não người giúp cho ta hiểu được đúng và chính xác nhất. Hệ thống tín hiệu thứ hai là sự nhận thức thế giới khách quan thông qua ngôn ngữ. Các loại ngôn ngữ mà Con người đã tạo ra giúp chúng ta truyền tải các loại thông tin về sự vật và hiện tượng, giúp chúng ta hiểu được nó. Đây là sự phản ánh gián tiếp sự vật và hiện tượng khách quan vào trong não người. Nhở có hai hệ thống tín hiệu, Con người nhận thức được thế giới khách quan ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, sâu sắc hơn, giúp chúng ta xây dựng được cuộc sống ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn.

c. Các loại hình thần kinh cơ bản

Hành động của mỗi người trong xã hội không như nhau là do sự nhận thức của cá nhân khác nhau và kiểu hoạt động thần kinh cũng khác nhau. Loại hình thần kinh là kiểu hoạt động thần kinh của mỗi cá nhân quyết định đến tốc độ, cưởng độ và sức mạnh của phản xạ phát ra. Vì vậy, nó quyết định đến sự phản ứng của cá nhân với môi trường. Hiện nay người ta phân định ra hai nhóm kiểu thần kinh sau:

- Thứ nhất là kiểu thần kinh của người và động vật. Dựa vào cách hoạt động thần kinh chung của người và động vật, Páplốp đã chia ra bốn loại hình thần kinh cơ bản sau đây:

+ Kiểu thần kinh mạnh - không cần bằng - linh hoạt là kiểu thần kinh của người có tính khí nóng. Người này có tác phong thường mạnh bạo, vội vàng, hấp tấp, sôi động, hoạt động thiên về cơ bắp chứ không thiên về trí tuệ. Trong quan hệ họ thường nóng này, cục cằn, dễ bục nhưng không để bụng lâu.

+ Kiểu thần kinh mạnh - cần bằng - linh hoạt là kiểu thần kinh của người có tính khí hoạt. Người này có tác phong tự tin, hoạt bát, vui vẻ, quan hệ rất phong phú. rộng rãi, dễ thích nghi với môi trường biến đổi, nhiều sáng kiến, lắm mưu mẹo. Người này thường có tài tổ chức, lãnh đạo.

+ Kiểu thần kinh mạnh - cần bằng - không linh hoạt là kiểu thần kinh của người tính khí trầm. Người này thường có tác phong khoan thai, điềm tĩnh, ít bị môi trường kích động, làm việc thường nguyên tắc, ít sáng kiến, giao tiếp ít.

+ Kiểu thần kinh yếu - không cân bằng - không linh hoạt là kiểu thần kinh của người tính khí ưu tư. Người này thường rụt rè, tự ti, suy nghĩ tiêu cực thậm chí đến bệnh

hoạn. Họ ngại giao tiếp, khó thích nghi với sự biến đổi của môí trường.

- Thứ hai là kiểu thần kinh của người. Người ta dựa vào tính chất thăng hoa của tâm lý cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau để xác định kiểu thần kinh của người bao gồm:

+ Kiểu thần kinh nghệ sĩ là kiểu thần kinh của những người có tác phong hào hoa phong nhã, có thiên hướng nghệ thuật cao, có hành vi kiểu kịch tính, cách điệu, xa hoa, sang trọng. Người này thích ứng trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

+ Kiểu thần kinh trí thức là kiểu thần kinh của người có hiểu biết cao, sâu và rộng, tác phong của họ thường bình tĩnh, điềm đạm, chủ động trong mọi tình huống, quan hệ lịch lãm, chân thành và sang trọng.

+ Kiểu thần kinh trung gian là kiểu thần kinh của những Con người lao động bình thường. Tác phong hơi vội vàng, hấp tấp, quan hệ bình dị, đơn giản, chân thành, có phần hơi sợ sệt, lo lắng, e dè và thiếu tự tin vào mình.

Tóm lại, mỗi kiểu thần kinh trên sẽ chi phối đến các hoạt động của Con người trong xã hội, là cơ sở để giải thích tính đa dạng, phong phú của đặc tính tâm lý cá nhân trong cuộc sống. Trong quá trình sử dụng Con người, chúng ta cần nghiên cứu kỹ các kiểu thần kinh đó để sử dụng vào từng lĩnh vực lao động cho thích hợp. Cần chú ý rằng kiểu thần kinh cỏ tính chất sinh học, các cá nhân khó có thể thay đổi được trong thời gian ngắn. Vì vậy cần phải lựa chọn cán bộ công nhân viên chính xác để tiến hành phân công lao động.

1.1.2.1 Sự hình thành tâm lý ý thức

Tâm lý ý thức là một dạng tâm lý cao cấp chỉ có ở Con người. Sự ra đởi của tâm lý ý thức đã đánh dấu sự dần dần thoát li ra khỏi thế giới động vật của Con người là tách ra thành thế giới loài người. Để thấy rõ được sự ra đởi của tâm lý ý thức, chúng ta xem xét đến sự phát triển tâm lý chung. Các nhà nghiên cứu tâm lý đã chia sự phát triển tâm lý thành bốn giai đoạn sau đây: Thứ nhất, giai đoạn cảm giác là giai đoạn phản ánh thế giới khách quan một cách đơn lẻ vào não người và động vật. Giai đoạn này có ở tất cả các động vật. Thứ hai, giai đoạn tri giác là giai đoạn phản ánh trọn vẹn sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan vào não và bước đầu đã phản ánh được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Giai đoạn này có ở tất cả động vật có vú khi mà não bộ đã phát triển cao. Thứ ba, giai đoạn tư duy bằng tay (tư duy bậc thấp) nó phản ánh mối liên hệ giữa các sự kiện hiện tượng với nhau, bước đầu đã hình thành lên tư duy cụ thể. Giai đoạn này xuất hiện ở động vật thuộc bộ linh trường (động vật sát Con người). Thứ tư, giai đoạn tư duy trìu tượng (tư duy băng ngôn ngữ) là giai đoạn Con người sử dụng ngôn ngữ như là công cụ gián tiếp để thể hiện bản chất của sự vật và hiện tượng, xây dựng nên các khái niệm cơ bản giúp cho họ ngày càng khám phá ra nhiều điều bí mật của tự nhiên và bản thân, tạo ra hành động cải tạo nó phục vụ cho mình. Giai đoạn này

chỉ có ở Con người và người ta gọi nó là tâm lý ý thức.

Ý thức là năng lực nhận thức của những tri thức hoặc là tri thức của tri thức, phán ánh của phản ánh. Ý thức là chức năng cao cấp của Con người. Nhở có ngôn ngữ, Con người đã biến hình ảnh tâm lý thành đối tượng khách quan để phản ánh về nó, tạo nên trong não tâm lý mới hơn. Nhở nó Con người định hướng được hoạt động và cao hơn là xác định mục đích cho hành động. Thực chất ý thức là sự nhận thức về tự nhiên, xã hội và bản thân để lựa chọn hành động hợp logic và tối ưu của mỗi cá nhân. Ý thức vừa có tính chất xã hội, vừa có tính chất cá nhân. Tính chất xã hội của ý thức thể hiện là hệ thống các tri thức và kinh nghiệm xã hội đã được xã hội loài người sáng tạo ra trong cuộc song. Tính chất cá nhân của ý thức là sự nhận thức tri thức và kinh nghiệm xã hội của mỗi cá nhân để lựa chọ hành động cho minh. Do vậy, các cá nhân khác nhau có mức độ của ý thức khác nhau và năng lực hành động khác nhau, về cơ bản ý thức thường có bổn bộ phận cơ bản sau đây hợp thành:

- Năng lực nhận thức khái quát và sâu sắc về thế giới khách quan.

- Năng lực xác định thái độ đối với thế giới khách quan.

- Năng lực sáng tạo và cải tạo thế giới khách quan.

- Năng lực nhận thức về mình và tỏ thái độ với bản thân mình.

Con người là một sinh vật cao cấp, nhở có ý thức mà Con người đã thoát ra khỏi thế giới động vật nói chung. Song trong cuộc sống của loài người vẫn còn chứa đựng hai yếu tố sinh học (phần của động vặt) và ý thức (phần của Con người). Do đó hành vi của Con người thể hiện ở hai loại cơ bản là: Hành vi bản năng là hành vi sơ đẳng thấp nhất thoả mãn yêu cầu sinh học. Đây là hành vi bẩm sinh do bản năng sinh tồn của Con người chi phối. Hành vi ý thức (hành vi trí tuệ) là những hành vi có suy nghĩ, có tính toán trước theo mục đích đã đặt ra, là hành vi do ý thức của Con người chi phối. Cuộc sổng của chúng ta luôn luôn bị chi phối bởi hai loại hành vi bản năng và ý thức. Cả hai loại hành vi này pha trộn với nhau tạo nên hành động của Con người. Bản năng chi phối được hành động thì gọi là hành động vô thức, còn ý thức chi phối được hành động thì gọi là hành động ý thức. Trong xã hội hiện đại luôn đòi hỏi Con người phải chịu trách nhiệm về hành động của chính mình và như vậy đòi hỏi mỗi Con người phát ra hành động phải là hành động ý thức.

1.1.2.2 Hoạt động nhận thức của Con người

Ý thức của Con người có được là do hoạt động nhận thức. Hoạt động nhận thức của Con người theo một quá trình từ cảm thấy đến nhận biết đến hiểu được và đến cải tạo. Hoạt động nhận thức của Con người có thể được phản ánh khái quát qua bảng sau:

Cấu tạo tâm lý

Mức độ phản ánh

Cảm giác

Những cảm giác

Cảm tính

Tri giác

Những hình tượng

Tri nhớ

Những biểu tượng

Trung gian

Ngôn ngữ và tư duy

Từ khái niệm, phân đoán và suy lý

Lý tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Quá trình nhận thức


a. Cảm giác

Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan và trạng thái bên trong cơ thể đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta. Hệ thống thần kinh đã tạo ra các bộ phận cảm nhận các tác động của môi trường hay trạng thái của cơ thể. Cảm giác thường xảy ra nhanh, nó là cơ sở của hoạt động tâm lý. Sự nhận thức hiện thực thế giới khách quan bắt đầu từ cảm giác, do vậy cảm giác là công cụ duy nhất nối liền ý thức của Con người với môi trường bên ngoài và trạng thái bên trong của cơ thể.

b. Tri giác

Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn sự vật và hiện tượng khách quan khi chúng tác động trực tiếp lên giác quan của chúng ta. Tri giác được hình thành trên cơ sở của cảm giác nhưng không phải là phép cộng giản đơn của cảm giác mà là sự liên kết, điều chỉnh cảm giác riêng lẻ cho ta nhận thức trọn vẹn về sự vật và hiện tượng. Tri giác có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Tính trọn vẹn của tri giác là đối tượng được cảm giác theo nhiều dấu hiệu, thuộc tính khác nhau những vẫn được cảm thụ trong một chỉnh thể thống nhất. Tri giác cho ta một phiên bản, một hình ảnh trọn vẹn về sự vật và hiện tượng.

- Tính lựa chọn của tri giác là sự tách bạch của đối tượng này ra khỏi đối tượng khác, nhở nó mà chúng ta không bị nhầm lẫn các sự vật và hiện tượng khác nhau.

- Tính ý nghĩa của tri giác thể hiện các liên tưởng, mô phỏng của Con người khi quan sát một sự vật và hiện tượng mới bằng cách gán ghép, so sánh, phân loại nó với các sự vật đã biết trước.

- Tính bất biến của tri giác phản ánh tính theo dõi liên tục của tâm lý đôi với những tính chất không đổi của sự vật và hiện tượng thông qua kinh nghiệm, nhận định, quan điểm chủ quan của Con người.

Nhờ các tính chất này Con người dễ dàng định hướng hoạt động của mình trước môi trường khách quan đầy rẫy các hiện tượng.

c. Trí nhớ

Trí nhớ là quá trình tâm lý trong đó Con người ghi nhớ những hiểu biết kinh nghiệm đã có về sự vật và hiện tượng, giữ gìn và tái hiện lại với những tính chất nhất định của nó mà Con người có thể nhận biết được. Hay có thể nói cách khác, trí nhớ là quá trình phản ánh những hiểu biết và kinh nghiệm bằng con đưởng ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện lại. Trí nhớ là một quả trình tâm lý được thể hiện thông qua các biểu tượng. Biểu tượng chính là những hình ảnh khái quát của sự vật và hiện tượng mà Con người giữ lại trong óc thông qua việc khái quát hoá các cảm giác về sự vật và hiện tượng. Trí nhớ có bốn quá trình sau đây:

Ghi nhớ là sự ghi nhận cái mới bằng cách gắn nó với cái đã có trước, nếu trước đã có thì tăng cưởng được ghi nhớ. Nếu chưa có thì ghi nhận thành cái mới.

- Giữ gìn là quá trình tâm lý nhằm bảo đảm kinh nghiệm bằng cách hệ thống hoá các nội dung, tước bỏ những gì không cần thiết về sự vật và hiện tượng khách quan để giữ lại hình ảnh chính của nó trong não một thời gian nhất định.

- Lãng quên là hướng ngược lại của giữ gìn, nó loại bỏ các biểu tượng, các hình ảnh về sự vật và hiện tượng trong não người.

- Tái hiện có hai loại là nhận lại và nhớ lại. Nhận lại là quá trình của sự đối chiếu, so sánh hình ánh của đối tượng đã được tri giác trước đây. Nhớ lại là quá trình tái hiện lại sự vật và hiện tượng khi không gặp lại nó.

d. Tưởng tượng

Tưởng tượng là quá trình tâm lý nhằm tạo ra những hình ảnh mới trên chất liệu cái đã tri giác được trước đó. Tưởng tượng giúp cho chúng ta tạo ra những cái mới, cái hoàn thiện hơn và góp phần vào cải tạo thế giới khách quan cho phù hợp với nhu cầu của Con người. Có bốn loại Tưởng tượng sau đây:

- Tưởng tượng có chủ định là Tưởng tượng trên một ý đồ dự định đặt ra từ trước.

- Tưởng tượng không có chủ định là sự Tưởng tượng không cố ý của Con người, nó đến bất chợt và ngẫu nhiên như giấc mơ.

- Tưởng tượng tái tạo là tưởng tượng nhằm tạo ra các biểu tượng mới theo mô hình, kiểu mẫu đã có.

- Tưởng tượng sáng tạo là sự tưởng tượng ra các biểu tượng mới chưa có trong thực tế.

e. Ngôn ngữ và tư duy

Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng với tư cách là vỏ vật chất của tư tưởng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024