DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2019 40
Biểu 2.2: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2019 quận Cầu Giấy 41
Biểu 2.3: Diện tích đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính năm 2019 quận Cầu Giấy 42
Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất công năm 2019 trên địa bàn quận Cầu Giấy 43
Bảng 2.5: Diện tích đất công các phường được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bàn giao quản lý theo địa giới hành chính 52
Bảng 2.6: Diện tích đất công các phường quản lý năm 2019 53
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý và sử dụng đất công tại các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy 56
Bảng 2.8: Diện tích đất công, đất chưa sử dụng do Uỷ ban nhân dân phường quản lý nằm ngoài Quyết định 73/1998/QĐ-UB 57
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - 1
- Khái Niệm Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp
- Thanh Tra, Giám Sát Việc Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Bảng 2.9: Công tác bàn giao đất nông nghiệp giữa Hợp tác xã và Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy 59
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, văn minh, quốc phòng. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một các hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ”[19].
Cầu Giấy là một quận có diện tích đất tự nhiên tương đối lớn, được thành lập theo Nghị định số 02/2005/NĐ-CP ngày 05/01/2005 của Chính phủ. Từ vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa cao và phát triển kinh tế nhanh của Thủ đô Hà Nội. Tốc độ gia tăng dân số cao dẫn đến đất đai trên địa bàn quận trở thành hàng hoá có giá trị tăng với tốc độ rất cao và lợi nhuận mà đất đai mang lại là rất lớn. Do vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý các thửa đất công, đất nông nghiệp còn lại trên địa bàn quận nói riêng đang là một nhiệm vụ trọng trọng cần được đặt ra cụ thể nếu như quỹ đất công, đất nông nghiệp nằm xen kẹt rải rác trong các khu dân cư không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến
tình trạng lấn, chiếm đất công xây dựng nhà ở trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích SDĐ trái pháp luật,…..
Tình hình quản lý và sử dụng đất (SDĐ) trên địa bàn quận Cầu Giấy những năm gần đây khá phức tạp. Việc quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai trên địa bàn quận thời gian qua còn tồn tại một số bất cập. Quá trình quản lý nhà nước về đất đai còn lơi lỏng, tình trạng đất công, đất nông nghiệp bị lấn, chiếm, sử dụng không đúng mục đích xảy ra ngày một nhiều. Vì vậy việc nghiên cứu về công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy là hết sức quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Quản lý nhà nước về đất đai là một trong những vấn đề nóng của mỗi quốc gia, đặc biệt là tại Việt Nam. Vấn đề QLNN về đất đai nói chung và QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp tuy không mới, nhưng vẫn là vấn đề cần phải bàn luận và nghiên cứu. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về QLNN về đất đai, nổi bật có một số công trình sau:
- “Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đai và sử dụng hợp lý quỹ đất đai”[6], đề tài nghiên cứu khoa học của Tổng cục Địa chính và Viện nghiên cứu Địa chính, do Tiến sĩ Chu Văn Thỉnh là chủ nhiệm đề tài, năm 2000.
- “Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai”[11], của tác giả Thạc sĩ Nguyễn Khắc Thái Sơn năm 2007. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội đã cung
cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của công tác QLNN về đất đai ở Việt Nam.
- “Giải pháp hoàn thiện chính sách đất đai trong giai đoạn hiện nay”[8], của Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Đặng Hùng Võ (2017). Bài nghiên cứu trao đổi của tác giả tại Viện chiến lược và chính sách tài chính được đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính: Bài viết đã nêu lên những bất cập của hệ thống pháp luật đất đai hiện hành, đồng thời đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai.
- “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”[13], Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng của tác giả Ngô Tôn Thanh, năm 2012.
- “Quản lý nhà nước về đất đai ở huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng”[14], Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia của tác giả Ngô Thị Thanh Thủy, năm 2013.
- “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội”[16], Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia của tác giả Phạm Thanh Tùng, năm 2017.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết phân tích và góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận cũng như thực tiễn QLNN về đất đai ở Việt Nam. Các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng và chỉ ra nhiều nguyên nhân, tồn tại trong QLNN về đất đai, đồng thời đề xuất nhiều định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào về công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy. Vì vậy, qua công trình nghiên cứu này, tác giả đã kế thừa, hệ thống hóa lý luận và tổng kết trong “Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội”, hy vọng đóng góp những ý kiến vào hoạt động QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy một cách hiệu quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy. Tổng kết các kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy.
- Phân tích thực trạng công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản về công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Từ năm 1998 đến 2019.
Luận văn đi sâu nghiên cứu các nguyên nhân, tồn tại, hạn chế, thực trạng và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm tối ưu hóa công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước về công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, quy nạp.
6. Đóng góp, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận chung về quản lý đất công, đất nông nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
6.2. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận QLNN về đất đai nói chung và QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp nói riêng. Đồng thời làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp.
6.3. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích thực trạng QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp, tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên, cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành 03 chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT CÔNG, ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Nhận thức chung quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp
1.1.1. Đất công, đất nông nghiệp
Đất công: Quỹ đất được gọi là đất công do Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường và thị trấn quản lý hiện nay khác với loại đất công làng xã trước đây, nếu như thời kỳ phong kiến, đất công làng xã được chia cấp cho những người trong làng xã đó sử dụng theo quy định của Nhà nước thì đất công hiện nay là loại đất được Nhà nước giao cho chính quyền cấp xã quản lý, sử dụng.
Đất công ngoài mục đích sử dụng là đất công cộng nó còn bao gồm tất cả các mục đích liên quan đến của công khác như đất xây dựng các công trình nhà nước, đất quốc phòng, đất an ninh, nghĩa trang, đất chưa sử dụng, các quỹ đất được nhà nước xác lập quản lý bằng văn bản…
Nói một cách chính xác thì đất công là đất thuộc quyền sở hữu nhà nước và không thuộc quyền sở hữu riêng của bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào làm bất cứ việc gì trên mảnh đất đó trừ khi có văn bản hoặc quyết định của Nhà nước.
Khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, đất công được thống kê vào nhóm đất chưa sử dụng và nhóm đất sử dụng vào mục đích công cộng. Theo điều 3, Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 thì đất chưa sử dụng và đất sử dụng vào mục đích công cộng thuộc trách nhiệm quản lý của UBND xã, phường, thị trấn.