Bradley, M., M., Desai, A., &kim, E. H. (1988), “Synergistic Gains From Corporate Acquisitions And Their Division Between The Stockholders Of Target And Acquiring Firms”, Journal Of Financial


KẾT LUẬN


Trong quá trình đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã đạt được khá nhiều các thành tựu trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Bên cạnh những thuận lợi của thời kỳ mở cửa, là rất nhiều những khó khăn, thách thức đối với cả doanh nghiệp và nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008, đến nay vẫn còn những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế, tài chính Việt Nam, vì vậy một công cuộc cải tổ lớn nền kinh tế đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là trọng tâm tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Một trong những giải pháp, công cụ góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp đó chính là M&A.

Hoạt động M&A mới chỉ thực sự phát triển tại Việt Nam từ giữa những năm 2000 mặc dù đã có những thương vụ thâu tóm và sáp nhập được tiến hành từ rất lâu trước đó. Làn sóng M&A này không xuất hiện ngẫu nhiên mà là hệ quả của quá trình tăng trưởng các dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp cũng như sự chủ động hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. M&A đã trở nên quen thuộc với cộng đồng doanh nghiệp và cả xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngoài những lợi ích có thể thấy rõ như tăng quy mô, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp Việt thậm chí còn nhìn nhận M&A như giải pháp thu hồi vốn đầu tư với lợi nhuận cao, phòng ngừa rủi ro kinh doanh và những bất trắc của môi trường kinh doanh.

Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang suy thoái hiện nay, Việt Nam không nằm ngoài những khó khăn chung của khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động cầm chừng, hoặc buộc phải tuyên bố phá sản, giải thể hoặc thực hiện sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp khác. Với những khó khăn chung của đất nước, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy đó, nền tảng tài chính đang bị lung lay do các doanh nghiệp đang trải qua một thời kỳ kinh tế vô cùng khó khăn, đối mặt với nhiều vấn đề như chất lượng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, chất lượng lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị và quản lý rủi ro. Do vậy, yêu cầu cấu trúc lại ngành tài chính là việc làm cấp thiết để đảm bảo các tổ chức không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, khánh kiệt về nguồn vốn, từ đó khôi phục hoạt động kinh doanh, tạo cơ sở thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Công cụ M&A được xem là một trong những công cụ tài chính cần thiết


cho quá trình tái cơ cấu các tổ chức tài chính ngân hàng và toàn bộ hệ thống tài chính Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững và ổn định của nền tài chính nước nhà trong bối cảnh hội nhập.

Với những lợi ích và cơ hội có thể có được từ công cụ tài chính M&A đối với nền kinh tế nói chung với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng, luận án với đề tài “Phát trển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam” được nghiên cứu nhằm tổng hợp rõ nét hơn sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua. Đề tài đã đạt được những kết quả sau:

Một là, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận quan trọng về hoạt động mua bán và sáp nhập trong các tổ chức tài chính ngân hàng và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn bùng nổ của M&A TCNH Việt Nam từ 2007 đến 2013.

Ba là, qua khảo sát bằng phiếu hỏi, thực hiện phân tích đánh giá, luận án đã thấy được có mối liên hệ mật thiết giữa tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tới khả năng doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động mua bán và sáp nhập. Bên cạnh đó, qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thấy rằng hoạt động mua bán và sáp nhập có tác động tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn sau mua bán và sáp nhập so với giai đoạn trước khi thực hiện hoạt động M&A.

Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 22

Bốn là, trên cơ sở nền tảng lý luận, thực tiễn và bảng khảo sát thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, tác giả đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt nam đến năm 2020.

Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập tại các doanh nghiệp tài chính là sự thể hiện quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt doanh nghiệp của người chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. Trên thế giới hoạt động M&A được pháp luật thừa nhận và quy định khá đầy đủ, chi tiết, nhất là các nước, khu vực có thị trường M&A phát triển cao như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam đây vẫn là một công cụ tài chính mới, chưa có đầy đủ các văn bản pháp quy điều chỉnh và tiềm năng phát


triển trong tương lai còn khá lớn. Tác giả đã cố gắng nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá thực trạng tình hình phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua, khảo sát ý kiến chuyên gia về triển vọng phát triển của M&A TCNH Việt Nam thời gian tới, tuy nhiên luận án cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận án kính mong nhận được sự đóng góp, ý kiến quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm, để luận án được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Diệu Chi (2013),“Triển vọng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam và một số vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu Hội thảo Viện Ngân hàng Tài chính – Phát triển hệ thống tài chính Việt Nam hướng tới sự bền vững kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng - Đại học Kinh tế Quốc dân, Tháng 3/2013, Trang 277 – 288.

2. Nguyễn Thị Diệu Chi (2013),“Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hướng tới sự bền vững”, Kỷ yếu Hội thảo Viện Ngân hàng Tài chính – Phát triển hệ thống tài chính Việt Nam hướng tới sự bền vững kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng - Đại học Kinh tế Quốc dân, Tháng 3/2013, Trang 29 – 42.

3. Nguyễn Thị Diệu Chi (2013),“Một số thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thế giới và bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số đặc san, Tháng 3/2013, Trang 48 – 54.

4. Nguyễn Thị Diệu Chi (2013),“Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 191 (II), Tháng 5/2013, Trang 12 – 20.

5. Nguyễn Thị Diệu Chi (2014),“Vấn đề nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Số 6, Tháng 3/2014, Trang 55 – 58.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Bùi Thanh Lam (2009), “M&A trong lĩnh vực Ngân hàng: Thực trạng và xu hướng”, Tạp chí tài chính tiền tệ, Số 1, Tháng 4/2009, Trang 23 – 28.

2. Công ty chứng khoán Bản Việt (2010), Kinh nghiệm thực tế từ các thương vụ M&A tại Việt Nam, Báo cáo tại diễn đàn Mua bán và Sáp nhập – TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5/2010.

3. Công ty chứng khoán Bản Việt (2010), Đặc điểm của M&A Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới, Báo cáo tại diễn đàn Mua bán và Sáp nhập – TP. Hồ Chí Minh, Tháng 6/2011.

4. Công ty StoxPlus Việt Nam (2012), “VCB Vietcombank bán 20% cổ phần cho Ngân hàng Mizuho: Cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam”, Báo cáo tư vấn tài chính, Số quý 2, Tháng 6/2012, Trang 25-32.

5. Công ty StoxPlus Việt Nam (2013), Báo cáo Triển vọng M&A Việt Nam 2013,

Số 03, Tháng 4/2013.

6. Chính Phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ban hành ngày 22/9/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

7. Đặng Thế Đức (2008), Hoạt động M&A tại Việt Nam: những cơ hội và kinh nghiệm, Báo cáo của Công ty Luật Counsel, Số quý 2, Tháng 6/2008.

8. Harry Hoan Tran CFA và Thuan Nguyen FCCA (2011), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hướng nào?, Tập đoàn StoxPlus, Số quý 3, Tháng 9/2011.

9. Lương Minh Hà (2010), “Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 97, Tháng 6/2010, Trang 55 – 63.

10. Mai Văn Bưu, Phan Kim Chiến (1999), Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh, NXB Khoa học & Kỹ thuật.

11. Minh Khôi và Xuyến Chi (2010), M&A căn bản: Các bước quan trọng trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp và đầu tư, Nhà xuất bản Tri Thức.


12. Nguyễn Hòa Nhân (2009), “Hoạt động Mua bán và Sáp nhập ở Việt Nam: Thực trạng và giả pháp cơ bản”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Số 5(34), Trang 25- 32.

13. Nguyễn Mạnh Thái (2009), Phát triển thị trường mua bán sáp nhập – Hướng đi mới cho Việt Nam, Luận Văn Thạc Sỹ, Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012), Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

15. Nguyễn Thanh Phương (2010), “Tái cơ cấu tài chính các công ty chứng khoán Việt Nam thông qua M&A”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa Tài chính - Tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp thời kỳ hậu khủng hoảng – Học viện Ngân hàng,, Tháng 5/2010, Trang 68 – 72.

16. Price Water Coopers Việt Nam (2008), M&A ở Việt Nam – Sự đo lường và rào cản đi tới thành công, Báo cáo tư vấn tài chính, Số 02, Tháng 4//2008.

17. Price Water Coopers Việt Nam (2013), Báo cáo M&A Việt Nam giai đoạn 2001

– 2013, Số 01, Tháng 1/2014.

18. Phan Thị Bích Nguyệt (2006), Đầu tư tài chính, NXB Thống Kê.

19. Quốc hội Việt Nam (2004), Luật cạnh tranh, www.mof.gov.vn.

20. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, www.mof.gov.vn.

21. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật đầu tư, www.mof.gov.vn.

22. Quốc hội Việt Nam (2006), Luật chứng khoán, www.mof.gov.vn.

23. Quốc hội Việt Nam (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, www.mof.gov.vn.

24. Thủy Nguyệt (2010), M&A thông minh, Nhà xuất bản Tri Thức.

25. Trần Ái Phương (2008), Giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam, Luận Văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế - TP. Hồ Chí Minh.

26. Trần Anh Đức (2012), “M&A trong lĩnh vực tài chính Việt Nam – Thảo luận một số vấn đề pháp lý”, Kỷ yếu Hội thảo Avalue Việt Nam - M&A Việt Nam, Tháng 06/2009.

27. Trần Đình Cung, Lưu Minh Đức (2007), “Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí


Quản lý kinh tế, Số 15, Tháng 6/2007.

28. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê.

29. Trần Phi Hùng (2008), Mua bán và sáp nhập – Hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt Nam, Báo cáo Công ty cổ phần chứng khoán Sen Vàng, Tháng 4/2008.

30. Trịnh Thị Phan Lan & Nguyễn Thùy Linh (2010), “M&A và tác động của yếu tố văn hóa”, Tạp chí Khoa học, Số 26, Tháng 10/2010.

31. Võ Văn Cần, Huỳnh Thị Xuân Mai (2011), Quy trình thực hiện M&A và thực trạng tình hình mua bán – sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Đại học Nha Trang.

32. Vũ Anh Dũng (2012), Để M&A thành công – Bắt đầu từ quy trình, Báo cáo tại diễn đàn Mua bán và Sáp nhập, Tháng 6/2012.

33. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ (1997), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê.

34. Vũ Thống Nhất (2011), Một số nhân tố tác động tới hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành ngân hàng Việt Nam”, Báo cáo Công ty cổ phần chứng khoán Sen Vàng, Tháng 05/2011.

35. Vương Hoàng Quân, Trần Trí Dũng và Nguyễn Thị Châu Hà (2009), “Thị trường mua bán và sáp nhập trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế & chính trị, Số 5, Tháng 3/2010.


Tiếng Anh

36. Amihud.Y, Lev.B, (2002), “Risk Reduction as a Managerial Motive for conglomerate mergers”, Journal of Economics, 2, pp. 605 – 617.

37. Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart (2006), Mergers & Acquisitions From A To Z, 3rd edition, Princeton Publisher, USA.

38. Andrew J.Sherman và Milledge A.Hart (2006), Mergers & Acquisitions from A to Z, 02nd edition, Prentice Hall.

39. Bank of International Settlement (2001), Report on Consolidation in Financial Sector, 03rd edition, Bis Organization.

40. Baumol, W.J. (1967), Business behaviour, value and growth, 5th edition, New


Yord Publisher, MacMillan.

41. Benston (1995), “Motivations for bank mergers and acquisitions: enhancing the deposit insurance put option versus earnings diversification”, Journal of Money, Credit, and Banking, 11, pp. 27.

42. Berger, A. N., D.B Humphrey (1992), Megamergers in Banking and the use of cost efficiency as an Antitrust Defence”, Antitrust Bulletin - MergerMarket Magazine, 37, pp. 541 – 600.

43. Bollen, K.A. (1989). Structural equations with latent variables, New York: John Wiley & Sons Publishers.

44. Bradley, M., M., Desai, A., &Kim, E. H. (1988), “Synergistic gains from corporate acquisitions and their division between the stockholders of target and acquiring firms”, Journal of Financial Economics, 21, pp. 3-40.

45. Carey, D. (2000), “Making mergers succeed”, Havard Business Review, 78(3), pp. 145 – 154.

46. Cartwright S., Cooper C.L., Jordan J. (1996), “Managerial Preferences in international Mergers and Acquisitions parters”, Strategic Change magazine, 4, pp. 263 – 269.

47. Cooke, T.E. (1986), Mergers and Acquisitions, Oxford and Masachusetts, Basil Blackwell Publisher.

48. David Logan Scott (2003), Wall Street Words: M&A: A to Z Guide to Investment Terms for Today’s Investor, Houghton Mifilin Company Publisher.

49. Davis, S. I. (2000), Bank Mergers: Lessons for the Future, New York: St. Martin’s Press.

50. Denzil Rankine (2005), Due Diligence for mergers and acquisitions in financial organization, Pearson Education Limited.

51. Dietrich, E.Sorenson (1984), “An application of Logit Analysis to Prediction of Merger Targets”, Journal of Business Research, 03, pp. 393 – 402.

52. Enrique R.Arzac (2004), Valuation for Merger, Buyout, and Restructuring, John Wiley&Sons Publisher.

53. Gaughan, P. A. (1991), Mergers and acquisitions, HarperCollins Publisher, NewYork.

54. Gaughan, P.A. (2011), Mergers, acquisitions, and corporate restructurings,

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí