Những Công Trình Nghiên Cứu Về Thực Tiễn Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội

có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra tác giả còn đưa ra quan điểm ucar mình về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội, cũng như ý nghĩa của nguyên tắc này đặc biệt là trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự.

Luận văn thạc sĩ “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm Nguyễn Việt Cường, tại Học viện khoa học xã hội năm 2019. Trong luận văn của mình, tác giả đưa ra phân tích về khái niệm, đặc điểm của suy đoán vô tội cũng như nguyên tắc suy đoán vô tội, đồng thời phân tích nội dung thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Một nội dung đặc sắc của luận văn này đó là tác giả đưa ra phân tích về mối quan hệ của nguyên tắc suy đoán vô tội với các nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự Việt Nam như nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án hình sự…

Luận văn thạc sĩ luật học “Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Văn Phúc, tại Học viện Khoa học xã hội năm 2020. Trong luận văn này, tác giả phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong một giai đoạn tố tụng cụ thể là giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Theo đó, tác giả cho rằng khái niệm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là Việc Tòa án và những người có thẩm quyền ở cấp xét xử lần đầu vụ án hình sự có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và tạo các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội cho đến khi có Bản án kết tội của Tòa án. Đồng thời tác giả cũng đưa ra phân tích về nội dung của bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội gồm có: bảo đảm người bị buộc tội được suy đoán vô tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật; bảo đảm trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội; bảo đảm mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm đối với người bị buộc tôi, nếu không bị loại trừ theo trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định thì phải được giải thích có lợi cho họ; bảo đảm bản án kết tội của tòa án không được dựa trên những giả định…

* Nhóm các công trình là các giáo trình, sách chuyên khảo:

Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của “Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội năm 2018, trong giáo trình này, nội dung về chương 3 thể hiện về các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam, trong đó có phân tích một cách khái quát nhất về nguyên tắc suy đoán vô tội và sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam.

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019, trong đó giáo trình dành 01 chương phân tích về hệ thống các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội. Đồng thời đưa ra phân tích về sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong hệ thống tố tụng hình sự Việt Nam.

Sách chuyên khảo“Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam” của các tác giả Hoàng Thị Sơn, Bùi Kiên Điện (Nxb. Công an nhân dân, 1999) tập trung làm sáng tỏ nội dung của các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo các tác giả, nguyên tắc suy đoán vô tội là một bước tiến trong nhận thức của loài người theo hướng tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự [83. tr.76]. Các tác giả đã khẳng định ý nghĩa của nguyên tắc này trong tố tụng hình sự, nêu lên những nội dung của nguyên tắc, khẳng định nguyên tắc suy đoán vô tội “là nguyên tắc mang tính định hướng cho toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Nó không chỉ khẳng định quyền phán quyết cuối cùng về sự có tội hay không có tội của công dân là thuộc thẩm quyền của tòa án mà nó còn xác định thái độ cần phải có của các chủ thể tiến hành tố tụng ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự”. Ngoài phần khái niệm chung, cuốn sách trình bày về mười nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, do đó nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện.

Ngay sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được thông qua, tác giả Nguyễn Hòa Bình cùng tập thể tác giả đã cho ra đời cuốn “Những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” (Nxb. Chính trị quốc gia, 2016). Cuốn sách tập trung phân tích, làm rò những điểm mới, tiến bộ của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong đó có sự thay đổi mạnh mẽ về cách nhìn nhận đối với các nguyên tắc trong tố tụng hình sự. Trong cuốn sách, GS.TSKH. Đào Trí Úc đã thực hiện chuyên

đề “Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”. Tác giả trình bày về nội dung của các nguyên tắc trong tố tụng hình sự, trong đó nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội được tác giả phân tích trên cơ sở quy định của Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và khẳng định, nguyên tắc suy đoán vô tội có địa chỉ là người bị buộc tội và sự suy đoán được đặt ra theo hướng suy diễn về sự vô tội mà không phải là suy diễn về sự có tội [2. Tr.72].

* Nhóm các công trình là các kỷ yếu hội thảo khoa học, bài viết trên tạp chí:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Năm 2016, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, tác giả Nguyễn Văn Tuân đã đóng góp cho hội thảo chuyên đề “Những nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” và có những phân tích khá cụ thể về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội.

Vẫn là nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội, nhưng PGS.TS.LS. Phạm Hồng Hải lại tiếp cận dưới góc độ hẹp hơn, bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội dưới góc độ chứng minh trong vụ án hình sự ở Việt Nam” đã thể hiện mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc về nghĩa vụ chứng minh vụ án, đồng thời cũng nêu ra các nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội. Ngoài ra, còn có một số bài viết về vấn đề này như: bài viết “Có cần ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội” của tác giả Đinh Văn Quế đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 12/2011; bài viết “Bàn về nguyên tắc suy đoán vô tội” của tác giả Hoàng Huyền Trang đăng trên Tạp chí Nghề luật số 4/2014; bài viết “Bên tách trà xuân ngẫm về nguyên tắc suy đoán vô tội” của tác giả Nguyễn Minh Tâm đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1/2014; bài viết “Một số ý kiến về nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Thế Hưng đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 3/2010; bài viết “Bàn thêm về việc có nên ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội” của tác giả Ngô Cường đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 18/2011, bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm Mạnh Hùng đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 15/2012; bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội” của tác giả Nguyễn Thái Phúc đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2016; bài viết “Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc xác định sự

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 3

thật của vụ án” của tác giả Nguyễn Duy Dũng đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2015.

Ngoài ra còn có thể kể đến bài viết “Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử của luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Thế Hưng đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2010; bài viết “Quy định nguyên tắc suy đoán không phạm tội để bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội” của tác giả Nguyễn Quang Hiền đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13/2010; bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 2013” của tác giả Phạm Hồng Phong đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 3/2014; bài viết “Sự thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh và chứng cứ của luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Thế Hưng đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10/2008; bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự” của tác giả Vũ Gia Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số 1/2014; bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6/2011; bài viết “Hiến pháp năm 2013 với nguyên tắc suy đoán vô tội và trách nhiệm triển khai thi hành của ngành Kiểm sát nhân dân” của tác giả Nguyễn Văn Quảng đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 6/2014. Các công trình nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc suy đoán vô tội không có nhiều và cũng chưa phân tích được hết quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc này trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự.

Những công trình nghiên cứu kể trên đã làm rò được một số vấn đề có tính chất lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội như chủ thể, nội dung và ý nghĩa. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu những vấn đề đã được làm sáng tỏ và thừa nhận rộng rãi, đồng thời cũng tiếp tục phát triển, nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội mà các công trình trước đó chưa làm được.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thực tiễn bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội

Ngoài nghiên cứu vấn đề lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội cũng như bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về thực tiễn bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Có thể kể đến như:

* Nhóm các công trình là các luận án, luận văn thạc sĩ luật học:

Trong luận án tiến sĩ luật học“Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thành Long tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010, tác giả đã nêu thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố. Tác giả căn cứ vào số người bị tạm giữ, số người bị khởi tố bị can, số bị can bị truy tố, số bị can được Viện kiểm sát đình chỉ vì không có tội, số bị cáo bị đưa ra xét xử, số bị cáo được tuyên không phạm tội… để đánh giá việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trên thực tế. Tác giả đã chỉ ra những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế, đồng thời, nêu hai nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế là về mặt nhận thức và quy định của pháp luật.

Trong luận văn thạc sĩ luật học “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Lâm Anh Tuấn tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 tác giả đã phân tích một số vấn đề về thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội thông qua phân tích tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ không đủ căn cứ khởi tố hình sự, thực trạng vấn đề mớm cung, dùng nhục hình đối với bị can bị cáo ở Việt Nam cũng như bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng còn nhiều hạn chế những nội dung này đều được tác giả đưa ra các số liệu để luận giải minh chứng một cách đầy đủ.

Trong luận văn thạc sĩ “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm Nguyễn Việt Cường, tại Học viện khoa học xã hội năm 2019 tác giả đưa ra nhận xét về thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội ở Việt Nam như sau: Nguyên tắc suy đoán vô tội ra đời đã khắc phục được những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Các cơ quan THTT mà trước hết là cơ quan điều tra Công an các cấp đã có rất nhiều nỗ lực, phát hiện, khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật, đặc biệt là thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn; tích cực chấn chỉnh khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. VKS cũng kiểm sát chặt chẽ hơn việc phê chuẩn các quyết định bắt người, khởi tố, truy tố. Tòa án nhân dân đã chú trọng hơn trong công tác xét xử, bảo đảm hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Nhờ đó tình hình oan, sai đã giảm so với trước đây, chỉ xảy ra một vài vụ án oan, còn án sai cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đồng thời tác giả luận văn này cũng đưa ra một số phân

tích về các biểu hiện vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trong một số năm vừa qua.

Luận văn thạc sĩ luật học “Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Văn Phúc, tại Học viện Khoa học xã hội năm 2020. Trong luận văn này, tác giả cũng đã đưa ra phân tích về nội dung liên quan đến thực tiễn bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tỉnh Bắc Ninh. Lựa chọn địa bàn một tỉnh để giải quyết vấn đề thực tiễn, tác giả luận văn này cũng đã đánh giá tổng thể về việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Bắc Ninh, từ đó xác định được những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của vấn đề.

Trong Luận án Thạc sĩ luật học “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Toàn, tác giả đề xuất các bảo đảm cho nguyên tắc suy đoán vô tội gồm đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội, xét xử công khai, bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

* Các công trình nghiên cứu là các sách chuyên khảo:

Một số cuốn sách chuyên khảo cũng nghiên cứu về việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội và mang tính định hướng cho toàn bộ quá trình tố tụng như: Cuốn “Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Tiến Châu (Nxb. Tư pháp năm 2009). Tác giả tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chức năng xét xử và khẳng định, chức năng xét xử là những định hướng lớn trong lĩnh vực tố tụng hình sự nhằm phân định các hoạt động tố tụng của chủ thể có thẩm quyền khi xem xét và làm rò các tình tiết khách quan của vụ án, đánh giá hành vi có phạm tội hay không và ra bản án đối với người có hành vi phạm tội [7, tr.41].

Nội dung của chức năng xét xử chính là việc ra phán quyết của Tòa án nhằm kết tội đối với một người, việc kết tội chỉ diễn ra khi có đủ căn cứ cho thấy người đó đã thực hiện một tội phạm, còn không sẽ phải tuyên họ không có tội, chính là áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội đối với người đó. Cuốn “Độc lập xét xử trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” của tác giả Lưu Tiến Dũng (Nxb. Tư pháp năm 2012) thể hiện tư tưởng chỉ khi việc xét xử của Tòa án thực sự độc lập, không bị

phụ thuộc vào bất cứ cơ quan, tổ chức hay chủ thể, văn bản nào thì mới bảo đảm tính chính xác, khách quan. Cuốn “Một số vấn đề về luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tuân (Nxb. Tư pháp năm 2015) trình bày một số vấn đề cơ bản nhất của tố tụng hình sự như nguyên tắc tố tụng hình sự, chủ thể, thủ tục tố tụng hình sự và quyền con người trong tố tụng hình sự. Tác giả khẳng định nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc dân chủ trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm tự do và bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo vệ cho công dân không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vô căn cứ, bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa. Chỉ có bằng bản án của Tòa án được quyết định phù hợp với các quy định của luật, người bị buộc tội mới có thể coi là có tội trong việc thực hiện tội phạm cũng như chịu hình phạt [82, tr.33]. Đặc biệt, tác giả cuốn sách còn nghiên cứu về vấn đề oan trong tố tụng hình sự - hệ quả tất yếu của việc không bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội. “Một người bị oan trước hết họ là người vô tội và lâm vào “vòng tố tụng” do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng [82, tr.287], họ phải được Nhà nước bồi thường một cách thỏa đáng. Từ đó tác giả cũng nêu định hướng cho việc giải quyết vụ án hình sự trên thực tế và việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội.

* Các công trình là các bài viết trên tạp chí chuyên ngành luật:

Bài viết: “Thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong quy định về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Vũ Gia Lâm đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 12/2016, bài viết “Về cơ chế thực thi nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Tất Thành đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2016.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một số bài viết cũng đề cập đến vấn đề này như: bài viết “Những đảm bảo cho việc thực hiện quyền suy đoán vô tội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Văn Tỉnh; bài viết “Đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử của tố tụng hình sự Việt Nam”của tác giả Đinh Thế Hưng; bài viết “Quyền bào chữa và vai trò của luật sư bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội” của tác giả Đỗ Ngọc Thịnh; bài viết “Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp xây dựng nền tư pháp công bằng, nhân đạo, dân chủ, nghiêm minh, trách nhiệm trước nhân dân” của tác giả Nguyễn Hòa Bình đăng

trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2014; bài viết “Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội ở giai đoạn điều tra” của tác giả Phạm Văn Tuấn, Trần Xuân Thảo đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 21/2014; bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm Ngọc Hòa đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 7/2014; bài viết “Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội và tính thống nhất giữa Hiến pháp với Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự” của tác giả Trịnh Việt Tiến đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2013; bài viết “Hoàn thiện một số nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội” của tác giả Huỳnh Trung Trực đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8/2015.

1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề này đã được công bố trong một số công trình như sau:

* Nhóm các công trình là các luận án, luận văn thạc sĩ luật học:

Luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”, tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010, trong công trình này ngoài những vấn đề lý luận thì tác giả còn đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội. Các đề xuất của tác giả như: hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc suy đoán vô tội trong đó có việc ghi nhận đầy đủ và chính xác tên gọi và nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội, cũng như sửa đổi các quy định về thủ tục tố tụng để thực hiện tốt hơn nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên do đã công bố từ năm 2010 trong bối cảnh hệ thống tố tụng hình sự Việt Nam vẫn còn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 do đó những đề xuất này không còn mang tính thời sự, cũng như cũng có những đề xuất đã được bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Ngoài ra tác giả còn đề xuất các giải pháp về tổ chức thực hiện để thực hiện tốt hơn nguyên tắc suy đoán vô tội trong giải quyết vụ án hình sự.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí