Lý Thuyết Người Đại Diện Trong Ngân Hàng Việt Nam


hữu và quyền điều hành giảm, thì không phải lúc nào cũng giúp ngân hàng tăng hiệu quả sử dụng tài sản và giảm chi phí hoạt động. Ngược lại, vấn đề là cổ đông lớn hành động không vì lợi ích ngân hàng mà vì lợi ích cá nhân, ngắn hạn của họ nên đã giảm hiệu quả sử dụng tài sản và tăng chi phí của ngân hàng.

Kết quả phân tích định tính cho thấy tại các ngân hàng Việt Nam, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành tồn tại ở mức độ khác nhau đối với nhóm chủ sở hữu khác nhau. HĐQT đại diện trực tiếp cho lợi ích của cổ đông lớn. Lợi ích giữa HĐQT/cổ đông lớn và ban điều hành được gắn kết khá chặt chẽ với nhau. Ngược lại, mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông nhỏ và HĐQT/cổ đông lớn/ban điều hành là rất rõ và quyền lợi của cổ đông nhỏ và người gửi tiền chưa được đảm bảo.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, mặc dù chính sách bảo hiểm tiền gửi chỉ bảo hiểm có giới hạn, nhưng quan điểm của nhà nước trong giai đoạn này là không để ngân hàng nào bị đổ vỡ nên lợi ích của người gửi tiền được bảo vệ toàn bộ. Do vậy, rủi ro chủ yếu do cổ đông nhỏ gánh chịu.

Về vai trò của HĐQT

Xuất phát từ quan điểm về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành của lý thuyết người đại diện, HĐQT cần có vai trò giám sát, kiểm soát, để giảm thiểu mâu thuẫn và tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy vai trò của HĐQT tại ngân hàng thương mại Việt Nam có tác động tích cực tới hiệu quả sử dụng tài sản và quản lý chi phí. HĐQT vững mạnh và độc lập thì hiệu quả sử dụng ngân hàng tăng và chi phí ngân hàng giảm. Kết quả này ủng hộ lý thuyết người đại diện.

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy mối quan hệ xã hội giữa thành viên ban điều hành, HĐQT và cổ đông lớn có tác dụng gắn kết lợi ích và hành động của cổ đông lớn/HĐQT và ban điều hành. Tuy nhiên, sự gắn kết chặt chẽ nhờ mối quan hệ xã hội như vậy có thể dẫn đến rủi ro là giảm tính độc lập của HĐQT và qua đó, giảm vai trò giám sát của HĐQT để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ. Nếu HĐQT, cổ đông lớn, ban kiểm soát và ban điều hành cùng thực hiện các quyết định, giao dịch với mức độ rủi ro cao vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt, thì rủi ro này sẽ tác động xấu


tới sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Với kết quả nghiên cứu trên, luận án đề xuất nội dung của lý thuyết người đại diện trong hoạt động ngân hàng Việt Nam như sau:


Hình 5 1 Lý thuyết người đại diện trong ngân hàng Việt Nam 5 2 Khuyến nghị 1


Hình 5.1 Lý thuyết người đại diện trong ngân hàng Việt Nam


5.2 Khuyến nghị

5.2.1 Khuyến nghị về chính sách

Đối với các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng cần rà soát hệ thống văn bản quản trị như điều lệ, quy chế quản trị, kiểm soát v.v liên quan đến quản trị công ty đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của luật pháp và phù hợp với nguyên tắc quốc tế.

HĐQT có vai trò và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động của ngân hàng. HĐQT đại diện tất cả các cổ đông (cả cổ đông lớn và


nhỏ) để lãnh đạo và giám sát ban điều hành, đảm bảo ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, quy chế về quản trị công ty cần nêu trình tự và thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị. Trong đó phải bao gồm các tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị, tiêu chuẩn ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, công bố thông tin liên quan đến các ứng viên Hội đồng quản trị; cách thức bầu thành viên Hội đồng quản trị, điều kiện trúng cử; Các trường hợp phải miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị; Trình tự và thủ tục họp Hội đồng quản trị; trình tự và thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý cấp cao (chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, giám đốc chi nhánh); Quy trình, thủ tục phối hợp hoạt động giữa Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc điều hành; Quy định về đánh giá hoạt động, khen thưởng và kỷ luật đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc và đội ngũ cán bộ quản lý; Quy trình, thủ tục về việc thành lập và hoạt động của các tiểu ban, ủy ban thuộc Hội đồng quản trị. Qua đó, tăng cường tính độc lập và khả năng đánh giá khách quan của HĐQT và Ban kiểm soát.

Các ngân hàng nên công khai cho công chúng, cổ đông biết các quy chế, điều lệ và các văn bản liên quan để giúp người gửi tiền và cổ đông nhỏ theo dõi được hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cũng cần công bố thông tin liên quan đến quản trị công ty như báo cáo về quản trị công ty, tình hình hoạt động kinh doanh, các biến động nhân sự lớn, báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo thường niên. Ngoài ra, cơ chế chi trả thù lao và mức chi trả thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát cần được công khai và thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Qua đó, quyền lợi của cổ đông nhỏ và người gửi tiền được quan tâm hơn.

Các ngân hàng cần đa dạng hóa các kênh đào tạo liên quan đến kiến thức về quản trị công ty như đào tạo, thảo luận nội bộ, tham gia các khóa học tổ chức bởi Ngân hàng Nhà nước, các định chế tài chính quốc tế, hội nghị, hội thảo.

Đối với lãnh đạo ngân hàng

Nâng cao nhận thức của lãnh đạo NHTMVN về quản trị công ty theo chuẩn


quốc tế. Bản thân đội ngũ lãnh đạo tại các ngân hàng thương mại gồm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, giám đốc các chi nhánh…cần tự nỗ lực, tăng cường tìm hiểu, nâng cao nhận thức về các nội dung của quản trị công ty như quyền lợi của cổ đông và các chức năng sở hữu, sự đối xử bình đẳng với cổ đông lớn cũng như cổ đông nhỏ lẻ, sự minh bạch trong điều hành và công bố thông tin. Các cấp lãnh đạo cao nhất như Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị cần phải đảm bảo rằng các nguyên tắc, quy chế, quy định về quản trị công ty, điều lệ công ty phải được thực hành và tuân thủ, kể cả ở cấp điều hành cao nhất đến các cấp thấp hơn.

Ban lãnh đạo ngân hàng nhất thiết phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ. Hoạt động này cần được lãnh đạo bởi một thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Đặc biệt, trong cơ cấu điều hành hoạt động, vị trí Giám đốc Quản trị rủi ro có vai trò quan trọng, nên được trao quyền lực đủ để tiến hành các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát, ứng biến với các rủi ro trọng yếu liên quan đến các hoạt động tín dụng, thị trường, hoạt động hay pháp lý.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tác động tới quản trị ngân hàng thương mại trước hết thông qua hệ thống các luật, các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Nguyên tắc về quản trị ngân hàng thương mại của Ủy ban Basel ban hành năm 2006 với 14 nguyên tắc và 6 nội dung gồm mô hình HĐQT, Ban điều hành, công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, vai trò của người giám sát, quản trị đối với ngân hàng có cơ cấu phức tạp, công khai và minh bạch thông tin. Cơ quan quản lý cần xem xét, đánh giá khả năng áp dụng và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc này trong bối cảnh Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình áp dụng nguyên tắc này.

Việc áp dụng các nguyên tắc quốc tế về quản trị công ty hoặc xây dựng luật, quy định mới về quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề sau:


- Xây dựng khung pháp lý để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ. Rà soát, điều chỉnh và ban hành mới văn bản về hoạt động và quản trị ngân hàng để phù hợp điều kiện phát triển hệ thống ngân hàng. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới các chính sách và việc thực thi các chính sách để bảo vệ quyền lợi và nâng cao trách nhiệm các cổ đông nhất là cổ đông nhỏ.

- Tăng cường tính độc lập của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát HĐQT và tăng cường hiệu lực thực thi của các quy định hiện hành. Tăng cường vai trò kiểm soát và tính độc lập của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát HĐQT sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ, nâng cao sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Tăng cường minh bạch thông tin để thị trường đặc biệt là cổ đông nhỏ có thể tiếp cận thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Việt nam và các trường cần tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản trị ngân hàng. Trong đó, có thể huy động nguồn lực từ nhiều phía như sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến quản trị ngân hàng thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên, các hội nghị, hội thảo, cử chuyên gia đến đào tạo tại chỗ cho các cán bộ quản lý ngân hàng, gửi tài liệu đào tạo, tài liệu tham khảo về quản trị công ty.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần tăng cường các kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quản trị ngân hàng. Cần có khuôn khổ giám sát có hiệu lực để giảm khoảng cách giữa quy định của NHNN với thực tiễn thực thi các quy định của ngân hàng.

Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng hoặc không nên quá theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng nếu khả năng chịu đựng rủi ro hoặc quản lý của ngân hàng chưa tương xứng với quy mô hoạt động.


Nên xem xét xây dựng và công bố chỉ số quản trị (CGI) trong ngân hàng làm căn cứ đánh giá quản trị công khai của ngân hàng, thúc đẩy thị trường tài chính minh bạch và hiệu quả.

Vai trò của các định chế tài chính quốc tế

Trong thực tế, các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính lớn như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Công ty tài chính quốc tế (IFC), Qũy tiền tệ quốc tế (IMF)… luôn là các tổ chức đi đầu trong việc nâng cao nhận thức, phổ biến các kiến thức, cung cấp hỗ trợ, tài liệu, các báo cáo đánh giá, đưa ra các khuyến nghị về tình hình quản trị ngân hàng thương mại tại các nước thành viên.

Đối với Việt Nam, trong thời gian tới, các định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới, Qũy tiền tệ quốc tế có thể tiếp tục cấp hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản trị công ty cho các cơ quan quản lý ngân hàng-tài chính, các ngân hàng cũng như ban lãnh đạo các ngân hàng thông qua việc cung cấp tài liệu, tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ và từ xa, cung cấp, hỗ trợ ngân sách, tài trợ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan đến quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam. Việt Nam cần nỗ lực để tiếp nhận và triển khai tốt những chương trình hỗ trợ này.

5.2.2 Khuyến nghị về việc ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam

Khi thiết kế quy định pháp lý và chính sách về quản trị ngân hàng thương mại tại Việt Nam, ngân hàng và cơ quan quản lý cần quan tâm giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông nhỏ và HĐQT/cổ đông lớn, giữa người gửi tiền và HĐQT/cổ đông lớn (Hình 5.1).

Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng, cần lưu ý rằng việc “cấy ghép” một cách đơn giản các chuẩn mực quốc tế hay nội dung lý thuyết về quản trị vào thực tiễn của một quốc gia sẽ không đem lại kết quả tốt nếu khung pháp lý và năng lực thực thi của các cơ quan còn yếu. Để ứng dụng những nguyên tắc và lý thuyết quản trị trong hệ thống ngân hàng Việt Nam một cách hiệu quả, cần chuẩn bị các điều kiện cần


thiết như sau:

- Nâng cao năng lực thực thi của cơ quan quản lý, nâng cao nhận thức của lãnh

đạo ngân hàng và thực hiện nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực này.

- Việc thiết kế hoặc thay đổi chính sách cần có bước đi thận trọng.

Mỗi khi thay đổi quy định hay chính sách, cần thực hiện đánh giá hiệu quả chính sách sau một thời gian thực thi hoặc trước khi tiếp tục thay đổi chính sách. Ví dụ, các chính sách nhằm tăng tính độc lập và khả năng kiểm soát của HĐQT để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cổ đông nhỏ hoặc chính sách hạn mức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền đều có tác động ngoài dự kiến. Nếu HĐQT quá độc lập và số lượng thành viên HĐQT nhiều có thể khó cho việc ra quyết định của ngân hàng. Nếu hạn mức bảo hiểm tiền gửi quá cao, người gửi tiền lại quá ỷ lại vào sự bảo lãnh của nhà nước mà không có động lực giám sát hoạt động ngân hàng.

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn một số hạn chế. Kết quả hồi quy chỉ ra mối quan hệ giữa sự tách biệt quyền sở hữu với chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng và mối quan hệ giữa vai trò của HĐQT với chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc còn thấp, do vậy cần bổ sung các biến trong nghiên cứu tiếp theo.

Nghiên cứu này chỉ thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2012 đối với các ngân hàng Việt Nam. Với bối cảnh nền kinh tế, hệ thống tài chính, ngân hàng luôn biến động, để có thể đưa các phát hiện mang tính quy luật về quản trị ngân hàng thương mại, nghiên cứu sinh dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong các năm tiếp theo năm 2012.


DANH MụC CáC CÔNG TRìNH NGHIÊN CứU CủA TáC GIả LIÊN QUAN ĐếN Đề TàI LUậN áN


Bài báo, bài đăng tại hội thảo

1. Trần Thị Thanh Tú, Phạm Bảo Khánh (2010), ““The role of the board of directors in Vietnam banks – An analysis of actual practices” , cuốn sách “Các trường hợp thực tiễn về quản lý tại Việt Nam – Tầm nhìn quốc tế” do NXB Lao động, Đại sứ quán Pháp, CFVG.

2. Phạm Bảo Khánh (2011), “Quản trị công ty trong tái cấu trúc ngân hàng Trung Quốc”, Hội thảo quốc tế “Tái cấu trúc ngân hàng– Kinh nghiệm quốc tế và hàm cho Việt Nam” do Trường đại học kinh tế – ĐHQG, Ủy ban GSTC quốc gia tổ chức.

3. Trần Thị Thanh Tú, Phạm Bảo Khánh (2012), “Study on corporate governance index of Vietnam Commercial Bank – The case of a newly established, medium to large joint stock commercial bank”, Hội thảo quốc tế về quản lý môi trường và sản xuất bền vững – Chương trình Asian CORE, NXB Khoa học kỹ thuật. ISBN 978-604-67-0017-3212218H0.

4. Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú, Phạm Bảo Khánh (2014), “Testing the relationship between corporate governance and bank performance – an empirical study on Vietnamese Banks”, Asian Social Science, Vol.10, No.9, April 2014. ISSN 1911-2025

5. Trần Thị Thanh Tú, Phạm Bảo Khánh, Phùng Đức Quyền (2014), “Developing Corporate Governance Index for Vietnamese Banking system”, International Journal of Financial Research, ISSN 1923-4031, Vol 5, No 2. 2014.

Sách

1. Nguyễn Đức Thành, chủ biên (2012), thành viên nhóm tác giả, “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 – Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”, Đại học quốc gia Hà Nội, VEPR xuất bản. (Irish Aid tài trợ), ISBN 978-604-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022