Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 18


lượng hoạt động của các tổ chức tài chính cổ phần thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại. Ví dụ, quy định một cách cụ thể về thủ tục, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động sáp nhập và mua lại. Việc quy định rõ ràng cụ thể hơn về trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể tham gia trong giai đoạn hậu sáp nhập và mua lại sẽ giúp tổ chưucs tránh được những mâu thuẫn nội bộ giữa các chủ thể sau khi sáp nhập và mua lại.

Hai là, trong việc đưa ra các quy định liên quan tới hoạt động mua bán và sáp nhập cần chú trọng đến quy định về nội dung liên quan đến M&A hơn là việc xác lập về mặt hình thức. Hiện nay, nhiều quy định liên quan đến hoạt động sáp nhập và mua lại để xác lập giao dịch đã được hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động sáp nhập và mua lại, trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa, bởi vì hoạt động sáp nhập và mua lại còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... của doanh nghiệp cũng như tổ chức tài chính trong quá trình và sau khi sáp nhập và mua lại. Do vậy, cần phải nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường của Việt Nam hiện nay nhằm đổi mới hệ thống luật pháp sao cho phù hợp để hoạt động sáp nhập và mua lại có thể phát triển mạnh hơn.

Ba là, đối với các quy định về thủ tục pháp lý khi thực hiện sáp nhập và mua lại cần phải thông thoáng và giám sát thời gian xét duyệt. Vấn đề này góp phần hạn chế những thủ tục hành chính không cần thiết, có thể gây lãng phí thời gian và chi phí thực hiện, cần quan tâm đến quy định về thời gian xử lý, hoạt động này cần được giám sát tránh trường hợp quy định thì ghi rõ thời hạn nhưng cấp có thẩm quyền cứ kéo dài thời gian xem xét nhưng không có cơ chế rõ ràng quy định chế tài về kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ đệ trình M&A nhưng không giải thích rõ lý do. Đây là điểm yếu rất lớn về thủ tục hành chính, nếu có quy định và chế tài rõ ràng sẽ tiết kiệm được thời gian và các chi phí phát sinh, điều này cũng góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Bốn là, tiếp tục xem xét hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động M&A. Theo quy định của Luật Cạnh tranh ban hành năm 2004, hành vi mua lại, sáp nhập, hợp nhất có thể dẫn tới tập trung kinh tế, dẫn đến


những tiêu cực do độc quyền sau hoạt động M&A. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh, Quy định sáp nhập, hợp nhất, mua lại mới ban hành (Thông tư 04) chưa làm rõ các vấn đề về “tập trung kinh tế”, đặc biệt liên quan đến ngành Ngân hàng. Nếu các ngân hàng tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh biết trước khi tiến hành tập trung kinh tế, và trường hợp tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị phần trên thị trường có liên quan là hoàn toàn bị cấm. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng đang cung cấp các dịch vụ trọn gói. Một số tổ chức có thể đem tới cho khách hàng một gói dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ như cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu. Vì vậy, cần quy định rõ cách tính thị phần là theo từng dịch vụ hay theo gói dịch vụ, để tránh trường hợp áp dụng sai có thể dẫn đến không thể tiến hành mua lại, sáp nhập thành công do vi phạm quy định về tập trung kinh tế của Luật Cạnh tranh. Vì tính đặc thù của lĩnh vực tài chính ngân hàng là cạnh tranh trong từng loại hình dịch vụ, nên quy định của pháp luật về mua bán và sáp nhập nên quy định cụ thể, việc sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt thường sẽ cho kết quả chính xác hơn, nhằm tránh trường hợp ngân hàng lợi dụng cách tính tính để gây nên tình trạng độc quyền.

Sáu là, trong các văn bản pháp quy cần quy định về loại hình M&A đa dạng hơn. Hiện trong Luật Cạnh tranh 2004 mới chỉ quy định về loại hình sáp nhập theo chiều ngang, vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định về loại hình sáp nhập theo chiều dọc để tạo điều kiện cho sự phát triển thành tập đoàn tài chính.

Bảy là, quy định rõ về ràng buộc trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia hoạt động M&A và trách nhiệm của các tổ chức tài chính cổ phần đối với quyền lợi của người lao động, cổ đông. Bởi, các đối tượng tham gia vào hoạt động M&A bên cạnh chủ thể chính là các tổ chức tài chính ngân hàng thì các tổ chức tư vấn (công ty môi giới, Công ty kiểm toán, chuyên gia và luật sư) cũng đóng vai trò quan trọng, sự thiếu trách nhiệm và chuyên môn của người tư vấn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà tổ chức tài chính có thể phải gánh chịu. Vì vậy, quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc họ đối với hoạt động M&A là cần thiết để giúp tăng thêm mức độ an toàn cho ngân hàng khi tham gia vào loại hình này. Bên cạnh đó, các quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc của tổ chức tài chính đối


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

với người lao động và cổ đông cũng là vấn đề cần thiết để mang lại sự thành công trước và sau M&A.

Các quy định pháp lý, nhìn chung, cần phải chặt chẽ và hiện đại, lường đến mức tối đa mọi khả năng có thể xảy ra để điều chỉnh các hành vi đa dạng và liên tục thay đổi, nhất là khi hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO. Cần có sự điều hành phối hợp giữa NHNN và các cơ quan có thẩm quyền đối với việc quản lý hoạt động mua bán và sáp nhập các tổ chức tài chính, đồng thời tận dụng được lợi ích thiết thực mà giải pháp tài chính này mang lại cho các tổ chức tài chính ngân hàng Việt nam trong bối cảnh mở cửa hội nhập.

Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 18

4.2.1.2. Nghiên cứu biên độ và thời gian tăng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tài chính Việt Nam

Trong thời gian qua, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam chủ động trong việc bán cổ phần cho các doanh nghiệp nước ngoài hay mời đối tác chiến lược. Đây là hình thức mua bán và sáp nhập là hoàn toàn phù hợp với xu hướng quốc tế. Các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và một số các quốc gia ở khu vực lân cận cũng đều đã bước vào giai đoạn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức bán cổ phần cho các đối tác chiến lược quốc tế. Tuy nhiên, thực tế đang cản trở việc thực hiện theo hình thức M&A này tại Việt Nam hiện nay là việc giới hạn mức tỷ lệ sở hữu cổ phần của các tổ chức nước ngoài trong các tổ chức tài chính Việt Nam.

Đối với ngành ngân hàng, mặc dù, theo Nghị định 01/2014 được Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 20/2/2014, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một NĐT chiến lược nước ngoài tại một NH sẽ được nâng lên 20% (quy định cũ là 15%). Đồng thời mức sở hữu cổ phần tối đa (room) của các NĐT nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NH (trước đó là 20%). Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt để thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém, room ở NH nội địa có thể vượt mức 30% và do Thủ tướng quyết định. Tuy nhiên, trước đây ở nhiều NH, room của các NĐTNN hầu hết đã ở mức 20% nên việc nâng lên 30% là không nhiều, do vậy điều này chưa tạo nên một bước đột phá có hiệu ứng mạnh trên thị trường NH. Thêm vào đó, NH bị buộc lên sàn niêm yết trong khi room đã đầy, chỉ còn nâng được thêm 10% thì hiệu quả thu hút được vốn ngoại để tái cơ cấu hoạt động của NH là không cao. Do vậy, Chính phủ cần xem xét tăng tăng tỷ lệ sở hữu của các NĐTNN tại các NH lên mức tối đa 49% thay vì


30% như quy định hiện nay. Một lý do nữa là, với tình hình hiện nay, nhiều ngân hàng Việt Nam không chỉ quản lý yếu kém mà gánh nặng nợ xấu, cơ cấu cổ đông cũng chưa hoàn thiện với tình trạng sở hữu gia đình, sở hữu chéo cao, do đó nếu chỉ cho phép một NĐTNN sở hữu 20% thì các NĐT tổ chức lớn sẽ không quan tâm nhiều tới việc bỏ tiền đầu tư bởi họ sẽ không có ảnh hưởng nhiều trong các quyết định của hội đồng quản trị.

Theo cam kết với WTO, đến năm 2020 tất cả trần về tỷ lệ cổ phần của ngân hàng ngoại nắm giữ tại tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ phải gỡ bỏ. Như vậy, chỉ còn 8 năm nữa để mở dần room cho khối ngoại, vậy nên, Chính phủ cần chỉ đạo NHNN, các cơ quan bộ ngành liên quan tính toán, cân nhắc thời điểm này để tiếp tục nới room ngân hàng lên 49% và theo lộ trình cứ 2, 3 năm nên điều chỉnh 'room' một lần. Hiện tại, quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các tổ chức tín dụng Việt Nam có thể sửa đổi tăng lên 49% thay 30%. Theo thời gian, chúng ta sẽ thực hiện nâng dần tỷ lệ sở hưu lên 51%, 75% và mở hoàn toàn vào năm 2020. Ngoài ra với các công ty chứng khoán và bảo hiểm Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cũng nên xem xét cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 49%, thậm chí lên tới 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên cần phải có sự chấp thuận trong từng trường hợp từ Bộ Tài chính.

Việc nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam sẽ có tác động tích cực tới hoạt động của thị trường tài chính, tính thanh khoản cổ phiếu, tăng huy động vốn cho thị trường, thay đổi cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp theo hướng gia tăng nhà đầu tư tổ chức, và tích dòng vốn nước ngoài từ các cổ đông nước ngoài. Tất cả điều này góp phần cải thiện hơn vấn đề quản trị, hiệu quả các doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở tái cơ cấu ổn định thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay.

4.2.1.3. Phổ biến kiến thức về mua bán và sáp nhập và khuyến khích các tổ chức chủ động thực hiện M&A bằng nhiều hình thức

Các cơ quan chức năng cần chủ động hơn nữa trong việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về mua bán và sáp nhập, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo các tổ chức tài chính để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm về mua bán sáp nhập đã diễn ra trên thế giới, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm của những vụ mua bán sáp nhập đã diễn ra tại Việt Nam trong thời


gian qua. Bởi ở Việt Nam hiện nay, hoạt động mua bán sáp nhập vẫn còn tương đối mới và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Bằng mọi cách, các cơ quan ban ngành chức năng cần phải ra sức hỗ trợ cho các tổ chức tài chính trong quá trình tìm hiểu về mua bán và sáp nhập để nâng cao nhận thức của các chủ thể tài chính. Từ đó, các tổ chức tài chính sẽ có bước chuẩn bị dần dần về mọi mặt cho các thương vụ mua bán sáp nhập trong tương lai.

Ngoài ra, cũng cần sự hỗ trợ về mặt thông tin từ phía các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ các tổ chức tài chính thực hiện hoạt động M&A với nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện có các tổ chức thực hiện các thương vụ M&A thành công. Một số hình thức M&A mà các tổ chức có thể áp dụng như các tổ chức tài chính nhỏ kết hợp lại với nhau, các tổ chức tài chính có cùng quy mô, chiến lược tương đồng kết hợp lại với nhau, các tổ chức tài chính lớn thực hiện mua lại các tổ chức nhỏ, hay các tổ chức tài chính trong nước tiếp tục thu hút, bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài chiến lược.

Đối với hình thức các tổ chức tài chính ngân hàng nhỏ kết hợp lại với nhau, đây là hình thức sẽ giúp các tổ chức khai thác triệt để các khe hở của thị trường. Thị trường Việt Nam hiện nay có quá nhiều các tổ chức tài chính so với quy mô của thị trường, do vậy việc sáp nhập các tổ chức nhỏ lại với nhau sẽ góp phần giảm áp lực cạnh tranh giữa các tổ chức trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau sáp nhập. Giá trị cộng hưởng nội tại thấy rõ là khi có sự kết hợp giữa các tổ chức tài chính nhỏ sẽ giúp tăng quy mô, tiết kiệm chi phí do doanh nghiệp loại trừ được các yếu tố trùng lặp như giảm bớt số lượng chi nhánh, cắt giảm nhân sự, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và mở rộng mạng lưới khách hàng. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn đạt được giá trị cộng hưởng tài chính như nâng cao tính thanh khoản do tăng vốn điều lệ. Ngoài ra, từ việc sáp nhập, hợp nhất này là các tổ chức tài chính có cùng quy mô về vốn sẽ có nhiều nét tương đồng về chiến lược kinh doanh, cách thức điều hành quản lý, do vậy khi kết hợp với nhau sẽ hạn chế được những khó khăn, mâu thuẫn do những khác biệt tạo ra.

Đối với hình thức các tổ chức tài chính có cùng quy mô trung bình, lớn sáp nhập, hợp nhất lại với nhau. Trong giai đoạn đầu, các tổ chức tài chính ngân hàng nắm giữ cổ phần của nhau thông qua hoạt động liên doanh góp vốn, ký kết thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Sau đó, khi thời cơ đến thì hai bên có thể tiến hành sáp nhập


lại với nhau để tạo nên một định chế tài chính ngân hàng lớn hơn. Lợi ích của hình thức sáp nhập này là phần chi phí mà hai doanh nghiệp tiết kiệm được nhờ tăng quy mô, giảm các yếu tổ trùng lặp, tận dụng chi nhánh, phòng giao dịch, cắt giảm được lượng nhân sự dư thừa, tập trung nguồn lực cho nghiên cứu phát triển, tăng cường khả năng khai thác thị trường và tập trung quyền lực. Hơn nữa, thông qua sáp nhập giữa hai đối tác có cùng quy mô và những nét tương đồng về chiến lược sẽ giúp quá trình sáp nhập giữa hai tổ chức trở nên dễ dàng hơn, việc ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, và thời gian sáp nhập sẽ được rút ngắn, đồng nghĩa với đó sẽ là giảm chi phí.

Đối với hình thức các tổ chức tài chính ngân hàng lớn sáp nhập hoặc mua lại các tổ chức tài chính ngân hàng nhỏ. Trong giai đoạn đầu, các tổ chức tài chính lớn có thể tham gia góp vốn, liên doanh, liên kết và trở thành cổ đông của các tổ chức nhỏ. Sau một thời gian, các tổ chức có thể tiến hành thực hiện sáp nhập, mua lại các tổ chức tài chính nhỏ này và các tổ chức tài chính nhỏ chấm dứt hoạt động và trở thành một phần của tổ chức tài chính lớn . Lợi ích từ việc các tổ chức tài chính lớn mua lại các tổ chức tài chính nhỏ là các tổ chức tài chính ngân hàng lớn sẽ có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch. Mặt khác, đối với các tổ chức tài chính nhỏ được hợp nhất với tổ chức tài chính lớn cũng sẽ có cơ hội tiếp cận các phân khúc thị trường cao cấp hơn mà trước đây doanh nghiệp mình chưa thể tiếp cận được. Ngoài ra, hai đối tác trong thương vụ cũng đạt được những giá trị cộng hưởng tài chính nhất định như các tổ chức nhỏ có thể nhận được sự trợ giúp đắc lực về vốn từ tổ chức lớn với khả năng tài chính mạnh. Còn các tổ chức tài chính lớn có thể khai thác nguồn tiền gửi dư thừa của các tổ chức nhỏ để thực hiện các dự án đầu tư lớn của mình.

Đối với hình thức tổ chức tài chính trong nước kết hợp với tổ chức tài chính nước ngoài, trong thời gian qua, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng chủ động trong việc bán cổ phần cho các doanh nghiệp nước ngoài hay mời đối tác chiến lược. Tuy nhiên, do có sự giới hạn mức tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam như Ngân hàng 30%, chứng khoán, bảo hiểm 49% do vậy Việt Nam vẫn chưa phát huy được lợi thế và hiệu quả của hình thức mua bán và sáp nhập này. Bởi việc mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc kết hợp giữa một doanh nghiệp trong nước và một doanh nghiệp nước ngoài là xu hướng hoàn toàn phù hợp của quá trình mở cửa thị


trường. Lợi ích hình thức mua bán và sáp nhập này là các tổ chức tài chính yếu kém trong nước khi bán cổ phần cho đối tác nước ngoài sẽ tranh thủ được nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm, nhận chuyển giao công nghệ mới, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng và mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới. Ngoài ra, sự tham gia của cac tổ chức tài chính nước ngoài vào thị trường Việt Nam sẽ tạo nên một thị trường cạnh tranh, buộc các tổ chức tài chính trong nước muốn tồn tại phải tìm cách nâng cao chất lượng hoạt động từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.

4.2.1.4. Ban hành quy trình chuẩn cho các thương vụ mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam

Một quy trình M&A hoàn chỉnh sẽ góp phần không nhỏ cho sự thành công của giao dịch mua bán. Tuy nhiên, cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định quy thể hướng về một quy trình chuẩn để áp dụng cho các doanh nghiệp khi tiến hành các thương vụ mua bán và sáp nhập tại Việt Nam. Do vậy, đây cũng là một hạn chế đối với sự phát triển và gia tăng của số lượng và các thương vụ mua bán và sáp nhập trên thị trường. Qua nghiên cứu tình hình mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua, cũng như tình hình mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, tác giả luận án đề xuất một quy trình mua bán sáp nhập gồm 8 bước và các giải pháp hỗ trợ thực hiện đề xuất này: (1) Xây dựng chiến lược, mục tiêu cụ thể cho thương vụ mua bán và sáp nhập; (2) Xác định cụ thể loại hình doanh nghiệp để tiến hành mua bán và sáp nhập; (3) Tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan tới doanh nghiệp; (4) Đánh giá các vấn đề liên quan tới tài chính doanh nghiệp; (5) Xác định hình thức giao dịch mua bán và sáp nhập; (6) Tiến hành định giá, xác định giá trị doanh nghiệp; (7) Thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán và sáp nhập; (8) Giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập.

(1) Các tổ chức cần xây dựng chiến lược, mục tiêu cụ thể cho thương vụ mua bán và sáp nhập;

Chiến lược, mục tiêu của hoạt động M&A là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến kết quả thành công và thất bại của hoạt động này. Chiến lược, mục tiêu rõ ràng hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch đúng đắn, giúp nhận biết và đánh giá tiến độ của thương vụ M&A nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời và có kết quả. Trong xác định chiến lược, mục tiêu, doanh nghiệp cần quan tâm tới:


Một là, xác định rõ doanh nghiệp dự định thực hiện M&A vì mục đích lâu dài hay chỉ vì mục đích trước mặt do áp lực từ hoạt động kinh doanh. Nếu dự định thực hiện M&A của doanh nghiệp được đề xuất dựa trên những chiến lược kinh doanh chính đáng, có mục đích và kế hoạch cụ thể dựa trên những dự báo có căn cứ, những thương vụ M&A như vậy khả năng thành công sẽ cao. Trong khi đó, nếu thương vụ M&A đề xuất trên cơ sở chạy theo trào lưu trước mắt hoặc là nhằm mục đích lẫn tránh trách nhiệm, muốn tạo ra một cái gì đó mới nhằm tìm kiếm cơ hội giải cứu doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn hay áp lực cạnh tranh. Những thương vụ M&A loại này thường đưa ra những lý do thực hiện không rõ ràng và tính thuyết phục cho sự thành công của thương vụ này cũng không thấy rõ.

Hai là, khi đã quyết định thực hiện M&A, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược M&A có tính khả thi, tránh sự dàn trải và thiếu tính hiệu quả. Để thực hiện giải pháp này, các doanh nghiệp cần hoạch định từng bước sẽ thực hiện M&A, trong đó nêu rõ vấn đề quan trọng là xem xét, đánh giá chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp, các điểm mạnh có thể thu được, những điểm yếu cần khắc phục và loại bỏ nếu thực hiện M&A. Từ đó, doanh nghiệp lập một bản kế hoạch cụ thể về chiến lược sẽ tiến hành theo các bước rõ ràng.

Ba là, doanh nghiệp xác định rõ một số vấn đề sẽ phải đối mặt trong M&A như thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp mục tiêu, giải quyết nhân sự dư thừa, môi trường văn hóa doanh nghiệp hậu M&A, tính toán các vấn đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị của tổ chức ngày càng tăng.

Bốn là, xem xét dự định một số nhà tư vấn M&A có uy tín và kinh nghiệm để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sáp nhập và mua lại, nhằm đảm bảo cho quá trình M&A sẽ diễn ra hiệu quả và nhanh chóng.

Năm là, xây dựng một bản kế hoạch chi tiết các vấn đề có thể phát sinh thời hậu M&A Một thương vụ M&A chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh, đặc biệt thời kỳ hậu sáp nhập và đôi khi dẫn tới sự thất bại không mong muốn của thương vụ M&A. Vì vậy, điều quan trọng là doanh nghiệp cần có lập kế hoạch chi tiết, cụ thể để có phương án phòng ngừa và giải quyết khi vấn đề phát sinh.

(2) Xác định cụ thể loại hình doanh nghiệp để tiến hành mua bán và sáp nhập;

Các tổ chức cần xác định rõ doanh nghiệp mình đang mong muốn hợp tác hoặc

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí