DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên tiếng Anh | Tên tiếng Việt | |
WCED | World Commission on Environment and Developmen | Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển |
UNWTO | World Tourist Organization | Theo Tổ chức Du lịch Thế giới |
GNP | Gross National Product | Tổng sản phẩm quốc gia |
GDP | Gross Domestic Products | Tổng sản phẩm quốc nội. |
HDI | Human Development Index | Chỉ số phát triển con người |
HFI | Human Freedom Index | Chỉ số tự do của con người |
ASEAN (AFTA) | ASEAN Free Trade Area | Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN |
EC | European Community | Cộng đồng Kinh tế châu Âu |
EFTA | European Free Trade Association | Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu |
EU | European Union | Liên minh châu Âu |
CACM | Common America Central Market | Thị trường chung Trung Mỹ |
NAFTA | North American Free Trade Agreement | Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ |
PTDL | Tourism development | |
GTGT | Giá trị gia tăng | |
QLNN | Quản lý nhà nước | |
NDTK | Niên giám thống kê | |
LĐXH | Lao động xã hội | |
TDMN | Trung du miền núi | |
TB | Trung bình | |
UBND | Ủy ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 1
- Các Khái Niệm Và Phân Loại Về Loại Hình Du Lịch
- Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 4
- Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Hội Nhập
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Vai trò của du lịch đã ngày được khẳng định trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được xác định tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị. Việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ ngành liên quan và các địa phương triển khai thông qua Kế hoạch hành động.
Để thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ- TTg ngày 22/1/2020. Việc thực hiện liên kết vùng và tăng cường hội nhập quốc tế là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định trong bối cảnh hiện nay. Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng ở trung ương và các địa phương triển khai lập quy hoạch phát triển du lịch theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, ban hành hàng loạt chính sách để đẩy mạnh phát triển du lịch trong cả nước. Song thực tế, việc phát triển du lịch ở Việt Nam đang gặp nhiều vướng mắc. Có nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể đến các vấn đề về lý luận còn chưa được nghiên cứu thỏa đáng, nhiều vấn đề lý luận chưa được tường minh như: Nội hàm của phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế; các tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế…
Phú Thọ là địa phương có lịch sử lâu đời, được coi là đất Tổ của dân tộc Việt Nam, có hệ thống các di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hóa, kiến trúc, khảo cổ... Đặc biệt, Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là không gian văn hóa vô cùng thiêng liêng và mang tính tâm linh của dân tộc Việt Nam kết hợp cùng với loại hình nghệ thuật Hát xoan Phú Thọ , Tín ngư ng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn có Vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong 30 vườn quốc gia của Việt Nam, đa dạng sinh học cao; có mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy có trữ lượng lớn hàm lượng nguyên tố vi lượng hữu ích rất thích hợp cho công việc tắm ngâm, phục
hồi sức khỏe và chữa bệnh… Theo đánh giá của Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2016 thì Phú Thọ là vùng “đất vàng” cho phát triển du lịch. Để khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh đó, chính quyền tỉnh Phú Thọ đã có quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và triển khai nhiều kế hoạch, chương trình phát triển du lịch. Tỉnh Phú Thọ đã dành nhiều vốn đầu tư để nâng cấp các di tích, các khu du lịch, lễ hội truyền thống… và du lịch của tỉnh đã có những bước phát triển. Tuy nhiên hiện nay Phú Thọ vẫn chưa thật sự là điểm đến" hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế, ngành du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chủ trương chưa đi liền với giải pháp, hoạt động du lịch chưa được tổ chức hợp lý, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn chưa nhiều, thậm chí còn có thể nói là ít. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của cộng động kinh tế ASEAN (AEC) và đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do đã tạo ra cơ hội tốt để Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng hội nhập quốc tế. Phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế vừa là định hướng vừa là giải pháp.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ thì hiện nay thu nhập từ du lịch cũng như lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch chỉ chiếm khoảng 1% GRDP và gần 1% tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh. Làm thế nào để phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế một cách có hiệu quả và trong trạng thái bền vững là vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ.
Trong bối cảnh đó, NCS lựa chọn vấn đề: “Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề vừa nêu trên.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xem xét, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển du
lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, góp phần xứng đáng vào gia tăng quy mô kinh tế và cải thiện năng suất lao động của tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Thông qua đó chỉ rõ những mặt được, mặt chưa được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những thành công và của những hạn chế đó; đồng thời xác định được những bài học cần thiết để phát triển du lịch có hiệu quả trong bối cảnh mở rộng liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, kiến nghị định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ. Đề tài còn nghiên cứu các hình thức tổ chức du lịch, vai trò của chính quyền địa phương trong quá trình phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ, đặc biệt sẽ kiến nghị những việc chính quyền tỉnh Phú Thọ phải làm để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của tỉnh.
- Về thời gian: Tập trung vào đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2019 và đề xuất giải pháp đến năm 2030.
- Về không gian: Tỉnh Phú Thọ. Khi cần thiết có nghiên cứu các địa phương xung quanh hoặc có khả năng liên kết với tỉnh Phú Thọ để phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
4. Tính mới và những đóng góp của luận án
4.1. Về mặt lý luận và học thuật
Tác giả làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế; đánh giá hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
4.2. Về mặt thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các yếu tố phát triển du lịch, thực trạng phát triển du lịch ở Phú Thọ trong những năm vừa qua, kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở những địa phương tương đồng, luận án cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trường, đường lối và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tới.
5. Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu của luận án chỉ ra những việc phải làm và trình tự triển khai thực hiện các công việc đó. Cụ thể là:
- Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu.
- Thứ hai: Xác định khung lý thuyết sẽ trình bày ở chương cơ sở lý luận.
Để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế tác giả phải tiến hành tổng quan các công trình khoa học có liên quan đã công bố để tìm ra những điểm kế thừa cho luận án, xác định những vấn đề luận án phải đi sâu nghiên cứu làm rõ (kể cả những vấn đề chưa được ai nghiên cứu và những vấn đề tuy đã có người nghiên cứu nhưng mới ở mức sơ sài). Kết quả này cũng sẽ là căn cứ để đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
- Thứ ba: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua, một số bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập ở trong và ngoài nước.
- Thứ tư: Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tới.
Những nội dung nghiên cứu trên được thể hiện trong Khung nghiên cứu của luận án (Hình: 01)
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về PTDL
theo hướng LK và
HNQT
Tổng quan
2.Xác định khung lý thuyết về PTDL theo hướng LK và HNQT
3. Đánh
giá thực trạng PTDL
theo hướng LK và HNQT ở
tỉnh Phú Thọ
4. Định hướng và giải pháp nang cao hiệu quả PTDL theo hướng LK và HNQT đến năm 2025của Phú Thọ
Hình 01. Khung nghiên cứu của luận án
Trong quá trình nghiên cứu tác giả tuân thủ các quan điểm nghiên cứu. Đó là quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng phát triển vì con người do con người của Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nước.
6. Phương pháp tiếp cận và phươngpháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Luận án được tiếp cận theo các hướng chủ yếu như sau:
- Tiếp cận hệ thống: Phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế được coi như một hệ thống, đặt trong mối quan hệ hệ thống phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, coi trọng tiếp cận đa ngành (bởi vì hoạt động du lịch mang tính đa ngành rất rõ). Tiếp cận theo quan điểm liên vùng để xem xét liên kết hoạt động du lịch của Phú Thọ với hoạt động du lịch của các tỉnh khác cũng như của các nước khác.
- Tiếp cận theo các mối quan hệ giữa hệ thống hoạt động du lịch với các hoạt động phát triển khác trong một thể thống nhất.
- Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: Mỗi kết quả có nguyên nhân của nó. Luận án đi tìm các nguyên nhân của thành công cũng như nguyên nhân của hạn chế.
- Tiếp cận từ nguồn lực: Việc phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ với khả năng nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch, nhất là nhân lực hướng dẫn du lịch, nhân lực làm việc trong các khách sạn, nhà hàng…
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành việc nghiên cứu luận án, NCS sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích thống kê: Được sử dụng để phân tích số liệu thống kê về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế qua các năm cũng như chuẩn bị số liệu để dự báo phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế cho tương lai của tỉnh Phú Thọ. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích theo chỉ tiêu để nghiên cứu kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ.
+ Thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp phân tích định tính và định lượng: Được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm mô hình phát triển du lịch theo hướng liên kết ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, các địa phương trong nước. Trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ. Phương pháp này cũng sẽ được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn nghiên cứu.
+ Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ để minh họa khi phân tích, lý giải các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ giữa các năm hoặc giữa tỉnh Phú Thọ với đối tượng nghiên cứu khác. Trong quá trình phân tích tác giả gặp khó khăn là chưa có chuẩn so sánh. Tuy nhiên tác giả phân tích qua xu thế và động thái của các chỉ tiêu cụ thể.
- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để lấy thêm thông tin và để kiểm định các kết luận, các nhận định về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của tỉnh Phú Thọ. Tác giả đã tiếp xúc, phỏng vấn qua nhiều cách với các nhà khoa học và các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp dự báo: Tác giả sử dụng để dự báo những chỉ tiêu cần thiết về định hướng phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Dự báo một số chỉ tiêu phục vụ phân tích hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
- Trong quá trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở Phú Thọ tác giả đã sử dụng các phương pháp khác như:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Một số tổ chức, cá nhân để thu thập thêm thông tin cần thiết theo yêu cầu của quá trình nghiên cứu.
+ Phương pháp hệ số tin cậy Crombachs Alpha sử dụng để xác định mức độ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế qua phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng để xác định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của các yếu tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
+ Phương pháp phân tích hồi quy trên cơ sở phân tích bằng phần mềm SPSS để tìm giá trị trung bình của các biến quan sát trong phân tích phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận án chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy sự phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế đến năm 2025.
Mỗi chương có tiểu kết và toàn bộ luận án có kết luận chung