CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về phát triển du lịch
1.1.1. Các khái niệm và phân loại về loại hình du lịch
Luật du lịch năm 2017 đã giải thích các từ ngữ liên quan đến du lịch ở Việt Nam một cách căn bản, bao gồm:
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dư ng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 1
- Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 2
- Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 4
- Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Hội Nhập
- Sơ Đồ Hóa Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm Du Lịch Trên Địa Bàn Một Tỉnh
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
- Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
- Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
- Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.
- Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du
lịch.
- Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của
khách du lịch.
- Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.
- Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.
Bên cạnh đó, Luật du lịch năm 2017 đã chỉ rõ các loại hình du lịch phát triển ở Việt Nam gồm:
a) Du lịch tham quan: Du lịch tham quan là hành vi/nhu cầu của con ngu o i nhằm nâng cao hiểu biết về thế gio i chung quanh. Đối tượng mà du khách tham
quan có thể là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, hoặc một cơ sởnghie n cứu khoa học, co sosản xuất.
b)Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch nghỉ du ng với mục đích là nghỉ ngo i phục
hồi su khỏe của khách du lịch, ngoài ra du lịch nghỉ du ng còn đu ợc hiểu là nhu
cầu gần với thiên nhiên và thay đổi môi trường sống hàng ngày. Ngày nay nhu cầu
du lịch nghỉ du g càng lớn do sức ép của công việc căng thẳng, do môi trường ô
nhiễm, do các quan hệ xã hội,...
c) Du lịch khám phá: Tùy theo mức độ và tính chất chuyến du lịch mà có thể chia ra thành du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, về lịch sử, phong tục tập quán,... Ở một mức độ cao ho n, du lịch mạo hiểm dựa trên nhung nhu cầu thể hiện mình, tự r n luyện, tự khám phá
khả năng của bản thân,... Du lịch mạo hiểm để lại những cảm giác thích thú, đặc biệt trong gioi trẻ. Nhung vách núi cheo leo, nhung ghềnh thác, hang động, cánh rừng với môi trường hoang dã là những nơi lý thú cho những bạn trẻ thích du lịch mạo hiểm.
d) Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường (Luật du lịch, 2017). Du lịch sinh thái thu ờng đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi cho cộng đồng địa phu o ng. Du lịch sinh thái gắn liền với phát triển bền vững của du lịch, trong vi c sử dụng tài nguye n một cách bền vững bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, kiểm soát và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế.
e) Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.
g) Du lịch chu bệnh: Đáp ứng nhu cầu điều tri bệnh và phục hồi sức khỏe
của khách du lịch. Ngày nay, nhiều nước đã kết hợp có hiệu quả việc khai thác sudụng nước khoáng, tắm biển, tắm bùn...chữa bệnh bằng phu o ng pháp y học cổ truyền cũng nhu kết hợp việc giải phẫu chỉnh hình, thẩm mỹ...
h) Du lịch lễ hội - các su kiện đặc biệt: Ngày nay, lễ hội là một yếu tố rất thu hút khách du lịch. Tham gia vào lễ hội, khách du lịch có dịp hòa mình vào không khí tưng bừng của hoạt động này.
i) Du lịch công vụ: Là loại hình kết hợp các chuyến đi làm vi c với du lịch nghỉ ngo i.
k) Du lịch thể thao: Sở thích và nhu cầu khách du lịch thường gắn liền với một số môn thể thao, ngoài ra cho i thể thao vo i mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, tu thể hiện mình hoặc đo n giản chỉ để giải trí. Các hoạt động thể thao
nhu sa bắn, câu cá, cho i golf, đánh, bóng chuyền bãi biển, bo i lặn, trượt tuyết,...
n) Du lịch có tính chất xã hội: Loại hình du lịch này nhằm đáp ứng được nhu cầu giao tiếp xã hội của du khách nhu : viếng thăm người thân, bạn b , hồi hu o ng,
du đám cuoi,... Với loại hình này phát triển ở các quốc gia có nhiều kiều bào ở nước ngoài nhu: Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Tay Ban Nha, Việt Nam.
m) Du lịch tôn giáo: Mục đích của loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn
những nhu cầu tín ngư ng và thực hiện các nghi thức tôn giáo của các tín đồ hay tham quan tìm hiểu tôn giáo của những người không cùng tôn giáo. Điểm đến của các chương trình này là những thánh địa, nhà thờ, chùa chiền, đình miếu,...
o) Du lịch quá cảnh: Đo i tượng du khách này thu ờng chỉ dừng cha n trong một thời gian ngắn (sân bay, trạm dừng chân,...), không quá 24 giờ đe đi đe n một no i khác.
p) Du lịch MICE: (Meeting Incentive Conference Event): Là loại hình du lịch kết hợp của du khách giữa mục đích đi dự hội nghị, hội thảo, triển lãm, tham gia các sự kiện chính là vi c sử dụng các dịch vụ du lịch và tham quan du lịch. Đối tu ợng các du lịch MICE là các doanh nha n, chính khách, ngu ời có vị trí trong các tạ p đoàn, công ty, tổ chức.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu của Eugenio-Martin, Morales và Scarpa (2004) sử dụng dữ liệu của 21 quốc gia Mỹ Latinh trong giai đoạn từ năm 1985 - 1998 khi xem xét mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế. Bằng việc sử dụng công cụ ước lượng dữ liệu bảng và GMM, kết quả cho thấy du lịch có tác động tích cực đáng kể đến hiệu suất tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ Latinh. Tuy nhiên, việc phân chia mẫu này thành các nhóm thu nhập cao, trung bình và thấp cho thấy tầm quan trọng của du lịch đối với sự tăng trưởng của các nước thu nhập thấp và trung bình. Áp dụng mô hình dữ liệu bảng điều khiển AR Least Squares AR để giải thích khách du lịch nước ngoài xác nhận mối quan hệ tích cực giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù đối với các nước thu nhập thấp, số lượng khách du lịch tăng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, trình độ học vấn và an toàn ở một quốc gia.
Katircioglu (2009), Tourism, trade and growth: the case of Cyprus, Applied Economics, nghiên cứu này sử dụng mô hình Granger để kiểm định mối quan hệ nhân quả trong dài hạn giữa du lịch, thương mại và tăng trưởng kinh tế. Kết quả
kiểm định cho thấy du lịch, thương mại và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả với nhau. Kết quả thử nghiệm quan hệ nhân quả Granger cho thấy tăng trưởng kinh tế thực tế kích thích tăng trưởng trong thương mại quốc tế (cả xuất khẩu và nhập khẩu) và khách du lịch quốc tế đến đảo Síp. Hơn nữa, tăng trưởng trong thương mại quốc tế (cả xuất khẩu và nhập khẩu) cũng kích thích sự gia tăng lượng khách du lịch quốc tế đến đảo Síp.
Mello-Sampayo và De Sousa-Vale (2010), Tourism and Growth in European Countries: An Application of Likelihood-Based Panel Cointegratio, khi kiểm tra mối quan hệ giữa GDP, thu nhập du lịch trên mỗi khách du lịch và tổng khối lượng thương mại cho một nhóm các nước Châu Âu giai đoạn 1988 - 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ hợp tác giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Âu và chỉ ra rằng du lịch có tác động cao hơn đến GDP trong trường hợp các quốc gia Nam và Bắc Âu.
Ebru Caglayan, K. Karymshakov và Nazan Sak (2012) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa doanh thu du lịch và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 135 quốc gia. Tập trung phân tích quan hệ nhân quả Granger áp dụng cho 11 nhóm quốc gia bao gồm: Châu Mỹ (30 quốc gia), Châu Á (34 quốc gia), Châu Âu (37 quốc gia), Đông Á (13 quốc gia), Nam Á (6 quốc gia), Trung Á (5 quốc gia), Mỹ Latinh & Caribbean (28 quốc gia), Châu Đại Dương (7 quốc gia), Trung Đông & Bắc Phi (11 quốc gia), Châu Phi Sahara (24 quốc gia). Kết quả chỉ ra mối quan hệ hai chiều ở châu Âu giữa doanh thu du lịch (TR) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các phát hiện cho thấy có một quan hệ nhân quả đơn phương ở Mỹ, Mỹ Latinh & Caribbean và Thế giới tác động từ GDP tới doanh thu du lịch. Trong khi trong trường hợp Đông Á, Nam Á và Châu Đại Dương thì theo hướng ngược lại của quan hệ nhân quả, đã được tìm thấy tác động từ doanh thu du lịch tới GDP. Không có mối quan hệ nhân quả nào được tìm thấy ở Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi, Trung Á và Châu Phi Sahara.
Nikolaos Antonakakis và cộng sự (2014) đã thực hiên nghiên cứu về liên kết giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế ở Châu Âu. Nghiên cứu này đã thực hiện khảo sát và thu thập dữ liệu theo tháng từ 10 quốc gia Châu Âu từ năm 1995 - 2012.
Châu Âu được coi là điểm đến du lịch nổi bật, đang nắm giữ khoảng 40% tổng lượng khách du lịch toàn cầu vào năm 2011. Do đó, Liên minh châu Âu (EU) đã đặt trọng tâm nhiều vào ngành du lịch như một động lực phát triển kinh tế cho các nước thành viên. Nghiên cứu này chỉ ra rằng ngành du lịch có vai trò dẫn dắt và đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế đặc biệt trong cuộc suy giảm kinh tế năm 2007 và khủng hoảng nợ công năm 2010. Trong nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp như tăng cường ngân sách cho ngành du lịch đặc biệt trong quá trình khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Mặt khác, các nước như Ý hoặc Tây Ban Nha nên nhắm mục tiêu vào tính bền vững của ngành du lịch và sử dụng du lịch như một phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Ngoài ra, các quốc gia này cần hỗ trợ cho ngành du lịch để tái đầu tư.
Các tác giả Tuncer Govdell và Tuba Baskonus Direkci (2017) đề cập mối quan hệ dài hạn giữa doanh thu du lịch và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1997 - 2002 khi phân tích cho 34 quốc gia OECD. Kết quả phân tích cho thấy doanh thu du lịch có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nghiên cứu chỉ ra ở các quốc gia việc phát triển du lịch phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí địa chính trị, khí hậu, cấu trúc lịch sử, chính sách du lịch và cấu trúc kinh tế. Các khoản đầu tư vào du lịch làm tăng số lượng khách du lịch đến, và do đó, ngoại tệ do khách du lịch để lại đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, du lịch không chỉ cung cấp dòng ngoại tệ mà còn đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh các cân đối kinh tế vĩ mô thông qua tạo ra các cơ hội việc làm.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế
1.2.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng liên kết
Rebecca Torres (2003) khi nghiên cứu sự liên kết giữa du lịch và nông nghiệp tại Mexico đã chỉ ra rằng liên kết này mang lại nhiều lợi ích cho du lịch và nông nghiệp. Tác giả đã thực hiện khảo sát tại Quintana đối với các khách sạn, đầu bếp, nhà cung cấp thực phẩm, nông dân và chỉ ra rằng liên kết giữa du lịch và nông nghiệp còn yếu và bị nhiều yếu tố cản trở như nhân tố về cung cấp và các sản phẩm liên quan, nhân tố nhu cầu, nhân tố về marketing. Khi khảo sát nhu cầu của lĩnh vực
du lịch kết hợp với các nguồn lực cơ bản của địa phương đã cho thấy rằng có một tiềm năng to lớn trong việc liên kết này là cung cấp các thực phẩm tươi sống như rau, hoa quả từ nông dân địa phương. Kết quả nghiên cứu này khẳng định rằng củng cố liên kết giữa du lịch và nông nghiệp là cơ chế quan trọng để kích thích sản xuất địa phương. Do đó chuyển đổi nông dân và người dân ở vùng nông thôn trở thành các thành phần và người hưởng lợi ích từ du lịch là một cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống cho vùng Quintana. Đồng thời trong bài báo này tác giả còn đề xuất cần có một phương pháp nghiên cứu thực sự và thực hiện khảo sát trên diện rộng để thể hiện quan điểm của nhiều đối tượng liên quan như nông dân, các nhà cung cấp, khách du lịch, nhân viên hành chính…Làm được điều này sẽ giúp hiểu sâu sắc hơn bản chất của việc liên kết cũng như là các tiềm năng để phát triển và vượt qua các rào cản để sự hợp tác liên kết tốt hơn.
Khi nghiên cứu về liên kết giữa du lịch và phát triển vùng Julie Jackson (2005) đã chỉ ra được tầm quan trọng của hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế vùng, có khoảng cách phát triển giữa các vùng và bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh tại Trung Quốc. Bài báo này còn thiết lập mô hình liên kết giữa vùng và cụm du lịch. Ngoài ra cần có một mô hình thay thế cho mô hình quản lý du lịch tập trung ở chính quyền trung ương đối với phát triển vùng và cụm du lịch tại Trung Quốc. Julie Jackson đã kiến nghị rằng các cụm kinh tế có thể là một phương tiện phù hợp để xây dựng một cấu trúc trong đó các ngành liên quan đặc biệt là ngành du lịch, có thể hỗ trợ có thể tương tác và liên kết với nhau. Nó sẽ phù hợp với sự giao thoa trong mô hình kinh tế hiện tại của Trung Quốc với các di sản văn hóa-xã hội đặc biệt.
Một nghiên cứu rất có giá trị khác đó là nghiên cứu của Julie Jackson và Peter Murphy (2006) khi nghiên cứu về các cụm trong vùng du lịch tại Australia. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu sâu việc áp dụng lý thuyết cụm trong việc hỗ trợ thay đổi từ lợi thế so sánh sang lợi thế cạnh tranh cho 4 tỉnh quanh lưu vực sông Murray của Australia. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng có tiềm năng lớn để liên kết phát triển cụm kinh tế và du lịch của 4 địa phương này. Sự liên kết trong phát triển du lịch đã tạo ra sự tăng trưởng chung của cả vùng, tuy nhiên mức độ thành công là khác nhau trong 4 địa phương này. Bên cạnh đó nghiên cứu này còn chỉ rằng liên
kết cụm trong ngành du lịch dựa trên một cấu trúc tốt ở đó các cụm kinh tế và các ngành du lịch có thể tương tác ở cả 2 mặt hợp tác và cạnh tranh. Trong đó cạnh tranh dựa trên sự khác biệt và đổi mới hơn là việc chống lại cạnh tranh. Cụm kinh tế là vô vùng phù hợp cho phát triển và liên kết trong ngành du lịch, đặc biệt thích hợp đối với các vùng có vị trí địa lý nơi có các nhân tố địa phương, có các ngành công nghiệp tương tự và khúc thị trường đa dạng.
Theo nghiên cứu của Trung tâm thương mại quốc tế - một cơ quan của WTO (2010) đã chỉ ra rằng nông nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với việc phát triển du lịch của địa phương. Nghiên cứu này đã chỉ ra các doanh nghiệp du lịch thường mua thực phẩm phục vụ cho ngành du lịch từ các địa phương, vùng khác hoặc quốc gia khác để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Chi phí về thực phẩm thường chiếm 30% trong tổng chi phí của khách du lịch nghĩa là có một tiềm năng lớn cho ngành nông nghiệp địa phương nếu có thể cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về số lượng, chất lượng và sự đa dạng. Bên cạnh đó du lịch cần thêm các dịch vụ khác như chỗ ở, các hoạt động văn hóa lễ hội là các dịch vụ mà có thể cung cấp bởi nông dân địa phương từ đó giúp tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm ngh o ở nông thôn. Nghiên cứu này đã chỉ ra tiềm năng quan trọng trong liên kết phát triển giữa du lịch và nông nghiệp, tuy nhiên trong quá khứ liên kết này không được hỗ trợ và khuyến khích. Và điều này có nghĩa là cần hỗ trợ phát triển liên kết giữa nông nghiệp và du lịch, cần được tăng cường để hỗ trợ các nhà sản xuất nông nghiệp tiếp tục hưởng lợi từ du lịch.
Tại khu vực Đông Nam Á, Vannarith Chheang (2013) đã thực hiện một nghiên cứu sâu về liên kết giữa du lịch và vùng ở cấp độ khu vực. Nghiên cứu này chỉ ra rằng du lịch đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của vùng. Nó thể hiện ở việc Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á đã khẳng định du lịch là một trong ba ngành kinh tế để hỗ trợ ba trụ cột của cộng đồng ASEAN. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng du lịch có đóng góp quan trọng trong việc trao đổi văn hóa, phát triển kinh tế, thu h p khoảng cách, giúp giảm đói ngh o…của vùng. Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra rằng du lịch đã thực sự đóng góp vào sự ổn định của nguồn thu từ ngoại tệ, lao động và ngân sách quốc gia. Những vùng có sự ổn định và du lịch phát triển thường trở