Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 10


kg. Song kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Bhuyan (1997) công bố khối lượng sơ sinh trung bình của trâu đầm lầy Assam là 27,52 kg. Tuy nhiên khối lượng sơ sinh của trâu đầm lầy luôn thấp hơn khối lượng sơ sinh của trâu sông: Zaman (1996) cho thấy khối lượng sơ sinh trung bình của trâu Murrah là 32,33 kg. Singh và cs. (1984), Vijai và cs. (1993) cho biết khối lượng sơ sinh của trâu Nili-Ravi thay đổi từ 26-41kg. Theo một số tác giả như Singh và cs. (1984), Tiwana và cs. (1985), khối lượng sơ sinh của trâu Nili-Ravi luôn cao hơn khối lượng của trâu đầm lầy.

Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau có khối lượng sơ sinh khác nhau vì hệ số di truyền của tính trạng này là khá cao (h2=0,34-0,41). Trâu được nuôi trong nông hộ và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc trâu mẹ trong giai đoạn mang thai là như nhau nhưng khối lượng sơ sinh lại giảm dần từ NT1 đến NTĐC điều đó cho thấy ảnh hưởng của trâu đực giống cho kết quả rất rõ rệt với

độ tin cậy cao (P<0,05). Các nghiên cứu cho thấy khối lượng sơ sinh của trâu đầm lầy phụ thuộc chủ yếu và yếu tố di truyền. (Ahmad và cs., 1983; Chantalakhana và cs., 1985; Sabrani và cs., 1994).

Tương tự như vậy, khối lượng trâu ở các mốc tuổi tiếp theo đều có xu hướng tăng dần: Thấp nhất là nghiệm thức đối chứng tiếp đó đến nghiệm thức 3, nghiệm thức 2 và cao nhất là trâu ở nghiệm thức 1. Khối lượng trâu lúc 60 tháng tuổi ở NT1 là 423,62 và 387,54; NT2 là 413,39 và 380,76; NT3 là 388,74 và

359,50; NTĐC là 379,81 và 352,59 kg, tương ứng với trâu đực và trâu cái. So với khối lượng đàn trâu điều tra trước khi thí nghiệm thì khối lượng nghé của các nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng đều cao hơn, đó là do bà con nông dân đã có ý thức hơn trong việc lựa chọn và cho trâu cái phối với trâu đực giống tốt, khối lượng lớn. Bên cạnh đó các hộ chăn nuôi trâu đều được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi trâu từ đó áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trâu


và các phương pháp chế biến dự trữ thức ăn mùa đông, vì vậy đã làm giảm sự ảnh hưởng của ngoại cảnh và khối lượng đàn nghé được cải thiện rõ rệt.

Khối lượng cơ thể nghé ở các mốc tuổi có sự khác nhau giữa các nghiệm thức (P<0,05), điều đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống đã cải thiện đáng kể khối lượng sơ sinh và sinh trưởng của nghé.

Hà Phúc Mịch (1985) khi khảo sát đàn trâu địa phương cho biết khối lượng nghé sơ sinh là 21 kg, lúc 6 tháng là 79,5 kg và 12 tháng là 132 kg tương đương với khối lượng nghé ở các nghiệm thức đối chứng và thấp hơn nghé ở các nghiệm thức thí nghiệm trong nghiên cứu này.

Mai Van Sanh và cs. (1995) điều tra trâu ở Bình Sơn, Thái Nguyên cho thấy khối lượng trâu vùng này thấp, trâu đực trưởng thành 326 kg, trâu cái trưởng thành 312 kg. Vũ Duy Giảng và cs. (1999) điều tra đánh giá tình hình phát triển đàn trâu miền Bắc thấy rằng khối lượng đàn trâu của nhiều địa phương ở 2 năm tuổi trâu đực chỉ đạt 234 kg, trâu cái 183 kg. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu Nguyễn Đức Chuyên (2004), khi theo dõi đàn trâu địa phương cho biết khối lượng lúc sơ sinh nghé đực 21,6 kg, nghé cái 19,5 kg; 12 tháng tuổi khối lượng nghé đực là 153,5 kg, nghé cái 143,9 kg; 36 tháng tuổi nghé đực 286,1 kg, nghé cái 267,1 kg.

Mai Văn Sánh (2005) cho biết: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống cho phối với trâu cái địa phương ở xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây đã cho kết quả nghé sơ sinh đực đạt 24,2 kg và nghé cái đạt 23,3 kg; 24 tháng tuổi nghé đực đạt 254,8 kg, nghé cái đạt 248,4 kg. Nếu so với các số liệu trên thì khối lượng nghé ở NT1 và NT2 của chúng tôi có phần cao hơn.

Như vậy, trong tất cả các giai đoạn tuổi đều cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa con đực và con cái (P<0,05), điều này thể hiện ưu thế vượt trội của con đực về sinh trưởng. Sinh trưởng còn bị ảnh hưởng bởi giới tính, tuy nhiên ảnh hưởng của giới tính trong thời kỳ nghé non chưa nhiều và sự khác biệt sẽ lớn hơn khi


trâu thành thục về tính do ảnh hưởng của hoóc môn và khi đến độ trưởng thành, tầm vóc của đực và cái là khác biệt một cách rõ rệt.

Sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm so với nghiệm thức đối chứng có xu hướng giảm dần theo tuổi có thể là do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh mà chủ yếu là chăm sóc nuôi dưỡng. Điều này cho thấy việc tuyển chọn đàn cái nền và sử dụng trâu đực giống Ngố khối lượng lớn kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt là việc hết sức quan trọng và cần thiết.

Từ những kết quả trên cho thấy tính trạng khối lượng của trâu là tính trạng mang tính di truyền khá cao vì khi nuôi trong cùng môi trường và điều kiện chăn nuôi như nhau nếu khối lượng của trâu bố mẹ càng to thì khối lượng đàn con sinh ra càng lớn. Kết quả này phù hợp với công bố của Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985); Topanurak và cs. (1991); Yadas (2004). Rõ ràng, sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn sẽ cải thiện được khối lượng của đàn con sinh ra.

4.1.2.2. Tăng khối lượng của trâu


Tốc độ sinh trưởng và khối lượng tích lũy là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả về tăng khối lượng của đàn trâu sinh ra được trình bày tại bảng 4.4.

Số liệu ở Bảng 4.4 cho thấy, khối lượng trâu bố có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng khối lượng của đàn trâu sinh ra qua các giai đoạn tuổi (P<0,05). Tăng khối lượng bình quân (g/ngày) của trâu ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi là cao nhất cho cả 2 giới tính: Trâu đực là 381,79; 370,16; 350,18; 334,71 g/con/ngày, tương ứng với NT1, NT2, NT3, NTĐC và trâu cái là 368,77; 353,10; 336,41; 323,99 g/ngày ở NT1, NT2, NT3, NTĐC. Sự sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong giai đoạn này, khối lượng nghé sinh ra phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dinh dưỡng của sữa mẹ cũng như bản chất di truyền của bố và mẹ. Vì vậy, để nghé có khả năng tăng khối lượng của nghé cao, cần sử dụng trâu bố mẹ có khối lượng lớn.


Tăng khối lượng tuyệt đối của trâu giảm dần theo tuổi: ở giai đoạn từ sơ sinh đến một năm tuổi là cao nhất, sau đó giảm dần và thấp nhất ở giai đoạn 48 – 60 tháng tuổi. Đồng thời, tăng khối lượng tuyệt đối của trâu cũng giảm dần theo khối lượng của trâu bố mẹ. Tăng khối lượng ở giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi tương ứng với trâu đực và trâu cái ở NT1 (381,79 g/ngày, 368,77 g/ngày); NT2 (370,16 g/ngày, 353,10 g/ngày); NT3 (350,18 g/ngày, 336,41 g/ngày) và NTĐC là 334,71 g/ngày với trâu đực và 323,99 g/ngày với trâu cái. Giai đoạn 48

– 60 tháng tuổi ở NT1 đạt 88,40 g/ngày với trâu cái và 105,95 g/ngày với trâu đực; NT2 là 86,22 và 103,77 g/ngày; NT3 là 85,18 và 102,78 g/ngày; NTĐC là 83,35 với trâu cái và 100,17 g/ngày với trâu đực.

Bảng 4.4. Tăng khối lượng của trâu qua các mốc tuổi (g/ngày)


Giai đoạn

Giới

NT1 NT2 NT3 NTĐC


(tháng) tính

n

Mean±SD

n

Mean±SD

n

Mean±SD

n

Mean±SD

Đực

160

381,79a±30,07

145

370,16b±37,05

97

350,18c±28,30

95

334,71d±25,82

SS-12

Cái

169

368,77a±26,69

169

353,10b±29,44

112

336,41c±33,82

111

323,99d±44,11

Đực

154

281,45a±33,05

133

275,57a±39,91

88

260,90b±31,57

86

257,18b±26,57

12-24

Cái

156

271,53a±38,60

150

268,16a±35,44

98

252,68b±67,25

98

248,24b±41,89

Đực

154

332,01a±13,06

133

324,57b±13,89

88

307,25c±12,97

86

296,44d±13,84

SS-24

Cái

156

318,71a±13,42

152

311,06b±20,70

98

296,79c±24,34

98

287,51d±14,87

Đực

98

196,92a±43,05

92

194,43a±44,96

68

185,66ab±36,02

67

182,70b±40,80

24-36

Cái

105

179,05a±45,15

107

176,52ab±57,15

86

165,38b±53,37

77

164,03b±40,35

Đực

98

287,36a±13,21

92

281,61b±12,35

68

265,93c±9,30

67

257,08d±11,16

SS-36

Cái

105

271,12a±11,49

107

265,42b±11,39

86

252,36c±11,80

77

245,41d±11,86

Đực

71

130,74a±39,05

78

125,96ab±40,91

56

119,94b±42,45

59

116,14b±45,21

Cái

68

98,23±36,26

71

95,20±36,47

52

90,41±52,69

48

85,84±43,62

Đực

73

247,04a±10,23

78

242,60b±9,47

56

227,96c±9,45

59

221,88d±10,79

SS-48

Cái

69

227,09a±8,97

71

221,89b±9,00

54

210,72c±11,74

48

206,28d±8,87

Đực

49

105,95±56,50

53

103,77±51,61

37

102,78±46,54

42

100,17±48,22

Cái

41

88,40±27,04

37

86,22±47,35

33

85,18±68,15

31

83,35±56,03

SS-60 Đực

52

218,20a±10,30

57

212,05b±10,44

38

200,77c±10,74

42

196,44c±8,39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 10

36-48


48-60


Cái 41 199,16a±8,61 37 195,37a±8,69 34 185,23b±11,80 32 181,99b±1,29

* Chú thích: Trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các nghiệm thức có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tăng khối lượng trong cả giai đoạn từ sơ sinh đến 60 tháng tuổi cao nhất ở NT1 (nghé đực là 218,20 g/ngày và nghé cái là 199,16 g/ngày), tiếp đến là NT2 (nghé đực tăng 212,05 g/ngày và nghé cái tăng 195,37 g/ngày), NT3 (nghé đực là 200,77 g/ngày và nghé cái là 185,23 g/ngày) và thấp nhất là NTĐC nghé đực tăng 196,44 g/ngày và nghé cái tăng 181,99 g/ngày. Sự sai khác về tăng khối lượng giữa các NT1, NT2 so với NT3 và NTĐC là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Như vậy, tăng khối lượng của trâu giảm dần theo tuổi đó là do trâu càng lớn thì càng tiến gần đến sự hoàn thiện về mặt thể vóc và thành thục về tính biệt, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc nói chung và với trâu nói riêng. Theo Nguyễn Trọng Tiến (1991), sau 18 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của tế bào cơ giảm thấp, hàm lượng nước giảm, sự tích lũy mỡ tăng kèm theo tiêu thụ năng lượng tăng, còn mỡ liên kết giảm, khả năng tổng hợp protein giảm, sự sinh trưởng của tế bào cơ bị kìm hãm. Nguyễn Đức Thạc (1983) nghiên cứu trên trâu nội khối lượng lớn có khả năng tăng khối lượng ở giai đoạn 0-6 tháng tuổi cả đực và cái là 465 g/ngày, 7-9 tháng tuổi đực tăng 353 g/ngày, cái tăng 190 g/ngày; 10-12 tháng tuổi đực tăng 482 g/ngày, cái tăng 353 g/ngày, sau đó tăng trọng giảm đến 19-24 tháng tuổi đực tăng 280 g/ngày, cái tăng 190 g/ngày.

Le Đang Đanh và cs. (1995) nghiên cứu trên 1.019 số liệu sinh trưởng của trâu nội Việt Nam ở các lứa tuổi đã nhận xét: Trâu sau khi sinh có tốc độ tăng trưởng khởi đầu rất cao (650 g/ngày), tăng khối lượng giảm dần xuống 300 g/ngày khi trâu đạt 1 năm tuổi, 200 g/ngày lúc trâu đạt 2 năm tuổi và tốc độ sinh trưởng giảm nhiều, chỉ ở mức dưới 100 g/ngày khi đạt 3 năm tuổi.

Tăng khối lượng của nghé chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giống và chế độ dinh dưỡng. Trong thực tế, đàn trâu ở các vùng thí nghiệm được nuôi dưỡng trong điều kiện nông hộ chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trâu,


thức ăn vẫn còn hạn chế và thiếu nhiều nhất là trong mùa khô đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng bình thường của chúng, đặc biệt với các nghiệm thức sử dụng trâu đực đại trà, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy nghé vẫn cho tăng khối lượng tương đối tốt và cao hơn so với nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs. (2008b) cho biết khả năng tăng khối lượng của trâu giảm dần theo tuổi, ở giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi là cao nhất (tăng khối lượng tuyệt đối nằm trong khoảng 330,9 – 361,3 g/ngày). Abeygunawardena và cs. (1996) cho biết trâu Surti có trọng lượng sơ sinh 29,4 kg, tăng khối lượng trong 12 tháng đầu trung bình là 256 g/ngày như vậy tăng khối lượng của trâu ở đây là cao hơn. Mai văn Sánh (1996), trâu Murrah nuôi tại sông bé cho tăng khối lượng giai đoạn 13-24 tháng tuổi đối với trâu đực là 260,3 g/ngày và trâu cái là 245,53 g/ngày. Tạ Văn Cần (2006) khi nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi tại nông hộ cho biết, với trâu đực: Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, tăng khối lượng của nghé lai F1 tăng 518 g/ngày, nghé địa phương 464,4 g/ngày; giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi trâu lai F1 tăng 390,6 g/ngày trâu địa phương: 307,2 g/ngày; giai đoạn 12- 24 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của trâu lai F1 đạt 279,7 g/ngày, trâu địa phương 200,5 g/ngày; giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi trâu lai F1 tăng 226,1 g/ngày, trâu địa phương: 167,8 g/ngày; Từ sơ sinh - 36 tháng tuổi tăng khối lượng của trâu lai F1 là 314,2 g/ngày so với trâu địa phương: 244,9 g/ngày; Với trâu cái, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi trâu lai F1 tăng 355 g/ngày, trâu địa phương tăng 303,9 g/ngày; giai đoạn 12- 24 tháng tuổi trâu lai F1 đạt 262,5 g/ngày, trâu địa phương 184,7 g/ngày; giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi trâu lai F1 tăng 225,8 g/ngày, trâu địa phương 158,6 g/ngày và từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của trâu lai F1 là 301,4 g/ngày so với trâu địa phương 229,3 g/ngày. Trần Quang Hân và Hoàng Quang Duy (2011) khi nghiên cứu sinh trưởng của trâu tại tỉnh Đăk Lăk cho thấy, tăng khối lượng giảm dần theo tuổi: Cao nhất giai đoạn sơ sinh – 12 tháng (375,17 g/ngày con đực và 367,60 g/ngày con cái), tiếp đến giai đoạn 12 – 24


tháng ( 293,46 và 281,23 g/ngày lần lượt với trâu đực và cái), thấp nhất khi tính chung từ sơ sinh – 36 tháng (Trâu đực tăng 267,73 g/ngày và trâu cái là 260,77 g/ngày).

Kết quả trong thí nghiệm này cho thấy: Trâu sinh ra từ nghiệm thức sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái được tuyển chọn cho khối lượng cơ thể và tăng khối lượng là cao nhất, tiếp đến là trâu của nghiệm thức sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái đại trà, rồi đến trâu của nghiệm thức trâu đực đại trà phối với trâu cái tuyển chọn và thấp nhất là trâu được sinh ra của nghiệm thức sử dụng trâu đực đại trà phối với trâu cái đại trà. Như vậy ảnh hưởng của trâu đực đến khối lượng con sinh ra là rõ rệt và ảnh hưởng về khối lượng của trâu bố lớn hơn so với của trâu mẹ. Nói cách khác, sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống đã cải thiện đáng kể khối lượng và tăng khối lượng tuyệt đối của đàn trâu đời sau.

Từ những kết quả trên về sự sai khác rõ rệt của khối lượng và tăng khối lượng tuyệt đối của trâu sinh ra ở các nghiệm thức khác nhau cho phép chúng ta rút ra các kết luận:

- Khối lượng của trâu bố lớn và trâu mẹ được tuyển chọn (khối lượng từ trung bình đàn trở lên) thì khối lượng đàn con lớn nhất (NT1).

- Khối lượng của bố lớn thì khối lượng đàn con lớn được thể hiện ở hai nghiệm thức bố có ngoại hình lớn (NT1 và NT2) thì con có khối lượng lớn hơn rõ rệt so với hai nghiệm thức bố là đại trà (NT3 và NTĐC).

- Khối lượng của bố có ảnh hưởng lớn hơn so với khối lượng của mẹ được thể hiện rõ rệt ở khối lượng đời con của NT2 (bố có khối lượng lớn và mẹ là đại trà) cao hơn so với trâu ở NT3 (mẹ được tuyển chọn và bố là đại trà).

- Khối lượng của đàn con nhỏ nhất khi bố và mẹ đều đại trà (NTĐC).

Để đánh giá một cách rõ ràng hơn trong việc cải tạo nâng cao khối lượng và tăng khối lượng tuyệt đối đàn trâu nội Việt Nam bằng cách sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn và trâu cái tuyển chọn, chúng ta làm phép so sánh với đàn trâu sinh ra từ phối giống đại trà (NTĐC).


So với trâu được sinh ra từ đại trà (NTĐC) thì khối lượng trâu đực sơ sinh, 3, 6, 12, 24, 36, 48 và 60 tháng tuổi ở NT1 cao hơn 11,53-19,04%, ở NT2 cao hơn 8,31-16,02% và ở NT3 cao hơn 2,35-6,83%, tương tự đối với nghé cái tăng 9,91-19,82% ở NT1, 7,99-18,48% ở NT2 và 1,96-6,77% ở NT3 (Bảng 4.5).

Như vậy, khối lượng sơ sinh của các nghiệm thức là tăng cao nhất, quá trình tăng giảm dần theo tuổi là do khi sơ sinh trâu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố di truyền và càng lớn lên thì yếu tố di truyền này bị giảm dần thay vào đó trâu chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Tỷ lệ tăng khối lượng giảm từ NT1 đến NT2 và NT3 cũng như giảm dần qua các lứa tuổi như vậy có thể thấy hiệu quả cao nhất khi sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái được tuyển chọn.

Giới tính

Tuổi (tháng)

NT1

NT2

NT3


Sơ sinh

19,04

16,02

6,83

3

18,32

14,05

5,82

6

15,89

12,24

5,28

12

14,84

11,37

4,95

24

12,67

10,04

3,96

36

12,39

10,02

3,65

48

11,81

9,70

2,90

60

11,53

8,31

2,35

Sơ sinh

19,82

18,48

6,77

3

18,59

14,53

5,83

6

15,22

12,07

5,18

12

14,69

10,35

4,24

24

11,63

9,07

3,51

36

11,11

8,93

3,08

48

10,61

8,25

2,39

60

9,91

7,99

1,96

Bảng 4.5. Tỷ lệ tăng về khối lượng của các nghiệm thức thí nghiệm so với nghiệm thức đối chứng (%)


Đực


Cái

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022