Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Tỉnh Phú Thọ Thời Gian Tới


Việt Nam; đồng thời chuẩn bị chu đáo các điều kiện về vật chất và tinh thần để thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách Việt kiều từ các nước trên thế giới về cội nguồn.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN TỚI

4.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững

4.2.1.1. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức của các cơ quan quản lý liên quan đến phát triển du lịch, bố trí đủ biên chế cho các bộ phận chuyên môn về du lịch thuộc Sở VH,TT&DL và phòng VH,TT&DL. Chú trọng bổ sung và nâng cao năng lực cho cán bộ VH,TT&DL cấp huyện và cấp xã. Nâng cao trách nhiệm và vai trò của Trung tâm xúc tiến du lịch, Ban quản lý các khu du lịch thuộc Sở VH,TT&DL.

- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch với các cơ quan chức năng quản lý các lĩnh vực khác (như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và đào tạo…) để thống nhất tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch, nhất là trong xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển du lịch, trong tổ chức sử dụng, phát huy hiệu quả và bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch. Đảm bảo vai trò tập trung, thống nhất quản lý nhà nước của UBND tỉnh trong chỉ đạo kết nối, tạo sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, ngành, lĩnh vực với ngành du lịch để thực hiện các định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển du lịch bền vững.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch theo định hướng phát triển bền vững.

4.2.1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý của nhà nước trong hoạt động du lịch

Để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu lực và quả quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Phú Thọ, cần tập trung vào các nội dung:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

- Trên cơ sở bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cụ thể, với sự định lượng chi tiết hơn trên cả ba nội dung kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của địa


Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ - 18

phương. Đây là căn cứ quan trọng để hoàn thiện quy hoạch và xây dựng các chính sách hợp lý, khả thi đối với phát triển ngành du lịch ở tỉnh.

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch; tổ chức quản lý nghiêm ngặt và thực hiện đúng nội dung quy hoạch:

Rà soát một cách tổng thể và mang tính hệ thống các quy hoạch du lịch đang còn hiệu lực, tiến hành sơ kết việc thực hiện quy hoạch theo giai đoạn, phân tích, đánh giá cụ thể chất lượng, tính bền vững, tính đồng bộ của mỗi quy hoạch, trên cơ sở đó có các giải pháp tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh, bổ sung những nội dung không còn phù hợp, xây dựng mới các quy hoạch cần thiết làm cơ sở cho sự phát triển của du lịch địa phương. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chỉ được tiến hành khi thật cần thiết; điều chỉnh, bổ sung hay xây dựng mới quy hoạch phải do yêu cầu khách quan và có luận chứng khoa học về sự cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung chứ không phải do ý chí chủ quan của cơ quan quản lý du lịch và càng không phải chỉ do nhu cầu gắn với lợi ích cục bộ của một số nhà đầu tư.

Thực tế cho thấy, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 -2020, định hướng đến năm 2030 tuy cơ bản vẫn phù hợp song một số nội dung về quan điểm, mục tiêu, định hướng cụ thể cần phải được điều chỉnh cho phù hợp thực tế mới; một số quy hoạch du lịch cụ thể như quy hoạch chung khu du lịch đầm Ao Châu - Hạ Hòa, quy hoạch khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thể thao Tam Nông đã bộc lộ bất cập cần được rà soát để điều chỉnh; quy hoạch phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 đã hết hiệu lực thời gian, cần có quy hoạch mới để thực hiện; một số điểm tài nguyên du lịch tự nhiên đã được thể hiện trong phân kỳ thu hút đầu tư của quy hoạch tổng thể, cần phải được tiến hành quy hoạch cụ thể để mời gọi đầu tư đồng thời có giải pháp bảo vệ tài nguyên thời gian tới như các điểm du lịch Ao Giời - Suối Tiên (Hạ Hòa), Đầm Vân Hội (Hạ Hòa), Thác Cự Thắng, Ba Vực (Thanh Sơn).

Điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy hoạch về du lịch cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, đáp ứng các yêu cầu về nội dung phát triển du lịch bền vững, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch cả trong quy trình xây dựng cũng như trong việc xác định các nội dung cụ thể của quy hoạch.

Quy trình xây dựng quy hoạch phải được tiến hành chặt chẽ, lựa chọn được đơn vị tư vấn có trách nhiệm, năng lực chuyên sâu cả về du lịch và phát triển bền


vững, có cách tiếp cận khoa học và bền vững về nội dung cần quy hoạch. Thu thập đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch (bao gồm việc đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch giai đoạn trước; các căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn xác thực để minh chứng cho sự cần thiết phải xây dựng mới hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và để luận chứng cho từng nội dung của quy hoạch; các thông tin dự báo tác động đến nội dung của quy hoạch; các thông tin liên quan khác như kết quả phát triển du lịch của quốc gia, khu vực, của các địa phương có mối quan hệ gắn bó trong phát triển du lịch, kết quả thực hiện quy hoạch phát triển trong cùng thời kỳ của các ngành, lĩnh vực khác liên quan). Chú trọng chỉ đạo để nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo được sự đầy đủ, chính xác, khách quan, đồng bộ, thống nhất và cập nhật kịp thời các thông tin đầu vào. Có sự tham gia trách nhiệm của các ngành, cấp, các chuyên gia về những lĩnh vực liên quan trong quá trình xây dựng, điều chỉnh bổ sung quy hoạch. Trong quá trình xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, tỉnh cần phát huy được vai trò trách nhiệm của xã hội, nhất là vai trò và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào nội dung của quy hoạch (thông qua việc khảo sát, lấy ý kiến về nội dung dự thảo quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, qua các hội nghị, gửi phiếu lấy ý kiến tham vấn từ các chuyên gia, từ cộng đồng...). Trong quá trình xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch, Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực, nhất là các tỉnh có không gian liền kề cũng cần có sự trao đổi, liên kết để tạo nên sự thống nhất về các nội dung liên quan, đặc biệt là về định hướng sử dụng những tài nguyên tự nhiên ở khu vực giáp ranh, định hướng tổ chức không gian du lịch, tránh xung đột trong quan điểm khai thác, sử dụng tài nguyên sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững của mỗi địa phương.

Đảm bảo được sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch du lịch của tỉnh và sự phù hợp với Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, các quy hoạch phát triển du lịch vùng, quy hoạch vùng thủ đô, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong cùng giai đoạn.

Điều chỉnh hợp lý nội dung các quy hoạch du lịch của tỉnh để đảm bảo có sự cân đối hơn giữa các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng, các nhóm giải pháp phát triển du lịch về khía cạnh kinh tế với các mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững về xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường.


Tỉnh cần chỉ đạo việc công khai quy hoạch và triển khai đồng bộ nội dung các quy hoạch đến các ngành, các cấp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, đảm bảo tiến độ, lộ trình thực hiện, kiên định và kiên trì các mục tiêu, định hướng phát triển nhất là định hướng tổ chức không gian du lịch và công tác quản lý tài nguyên du lịch, quản lý đất đai ở địa bàn có tài nguyên du lịch, quản lý các dự án đầu tư trong các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong khu vực quy hoạch du lịch.

- Xây dựng các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Trên cơ sở chủ trương nhất quán của tỉnh coi du lịch là khâu đột phá phải tập trung cao độ các điều kiện và nguồn lực thực hiện, rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh các chính sách, quy định không còn phù hợp, bổ sung các chính sách và quy định mới đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Hướng trọng tâm vào việc điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách, văn bản quy phạm về: (1) Ưu đãi (về đất đai, vay vốn, thủ tục hành chính, miễn giảm một số loại phí, lệ phí…) để khuyến khích, thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đầu tư vào các khu du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch; (2) Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, trong đó phân cấp rõ chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của từng cơ quan chức năng và cá nhân liên quan, mức độ chịu trách nhiệm khi vi phạm; (3) Nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và người dân địa phương, thu hút sự tham gia của cộng đồng cho phát triển kinh tế du lịch, bảo vệ tài nguyên, bảo tồn văn hoá; (4) Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng trong hoạt động du lịch.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật và các chính sách về du lịch của nhà nước, của tỉnh đến nhà đầu tư và mọi người dân trên địa bàn. Tăng cường hỗ trợ thông tin về du lịch cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế.

- Quản lý chặt chẽ việc cấp phép và hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch, việc tổ chức và tham gia các hoạt động du lịch, các sự kiện văn hoá, du lịch của tỉnh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất là về môi trường đầu tư, cơ hội tiếp cận nguồn lực, thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đồng thời tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài


nguyên, bảo vệ môi trường du lịch; kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy hoạch, các cam kết về tiến độ đầu tư, sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên, môi trường và việc thực hiện các quy định pháp luật khác của các nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý các dự án du lịch có vi phạm pháp luật trong sử dụng đất, tài nguyên du lịch, trong các hoạt động kinh doanh, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo đúng pháp luật.

4.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch gắn với phát triển các dịch vụ cơ bản cho khách du lịch

Thực hiện giải pháp này đòi hỏi tổ chức tốt một số nội dung cơ bản sau:

- Tiến hành điều tra, đánh giá tổng thể về hiện trạng của sản phẩm du lịch Phú Thọ (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách), những tiềm năng hình thành sản phẩm còn chưa được khai thác. Nghiên cứu khả năng nâng cao giá trị sử dụng của tài nguyên du lịch, xu hướng nhu cầu, thị hiếu của các thị trường khách tiềm năng; khảo sát, so sánh, đánh giá sự tương đồng và khác biệt giữa các điều kiện và yếu tố tác động đến phát triển du lịch Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực, đánh giá khả năng tương tác và liên kết… để có kế hoạch cụ thể phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Thọ trên cơ sở định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng đã được xác định, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách du lịch.

- Thế mạnh lớn nhất của du lịch Phú Thọ là du lịch văn hoá, đặc biệt là du lịch văn hoá tâm linh. Do vậy cần coi các giá trị văn hoá là cội rễ, là động lực để phát triển du lịch Phú Thọ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hệ thống các giá trị văn hoá, làm tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của vùng đất Tổ, tiếp tục lan tỏa và phát huy mạnh mẽ giá trị của 2 di sản phi vật thể của nhân loại và các di tích, di sản văn hóa đã được công nhận ở cấp quốc gia, cấp tỉnh; tăng cường xã hội hoá, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, của cộng đồng dân cư địa phương trong công tác bảo vệ, phục dựng, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (như phát triển các làng nghề truyền thống, phục dựng và duy trì các lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng, phát triển các câu lạc bộ hát Xoan, diễn xướng dân gian…) để phát triển các loại hình của sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng. Tiếp tục phát triển thương hiệu du lịch về cội nguồn đặc trưng của du lịch Phú Thọ.

- Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đến các điểm tài nguyên du lịch để tăng cường khả năng tiếp cận điểm đến của du khách, đồng thời tạo sự liên kết


chuỗi tài nguyên du lịch phục vụ đa dạng hóa sản phẩm. Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ theo sát xu hướng nhu cầu thị trường; đầu tư hạ tầng, mở rộng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh (thành phố Việt Trì, khu du lịch Đầm Ao Châu, khu du lịch Xuân Sơn, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ). Đầu tư nghiên cứu để tạo ra và phát triển các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Phú Thọ, các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của địa phương phục vụ du lịch.

- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong thực hiện, tham gia các quy chuẩn ngành về chất lượng sản phẩm du lịch, thúc đẩy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm du lịch. Xây dựng cơ chế liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa ngành du lịch và các ngành liên quan (giao thông, văn hoá, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thông, thương mại…); duy trì và phát triển các mối quan hệ liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa Phú Thọ và các địa phương bạn trong khu vực. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của cộng đồng đối với phát triển sản phẩm du lịch.

4.2.3. Đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phát triển du lịch bền vững

Các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong du lịch cần tổ chức thực hiện tốt bao gồm:

- Trên cơ sở danh mục tài nguyên du lịch đã được xác định, tiếp tục thường xuyên rà soát, đánh giá, kiểm kê thực trạng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về tài nguyên du lịch của tỉnh (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn).

- Xây dựng quy hoạch sử dụng, bảo vệ hệ thống tài nguyên trên địa bàn tỉnh, trong đó cần đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về quan điểm sử dụng và bảo vệ của các ngành, các địa phương dưới sự quản lý tập trung của UBND tỉnh đối với những tài nguyên đa tác dụng. Khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng cao như các khu vực cảnh quan thiên nhiên, đầm, hồ, hệ sinh thái rừng núi, các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng... dễ bị tổn thương, ảnh hưởng do tác động của các hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế khác như nông lâm nghiệp, thủy sản, khai thác khoáng sản, xây dựng. Quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch. Đảm bảo tuân


thủ đúng các yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng tài nguyên; kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc sử dụng tài nguyên, tránh sử dụng quá mức gây nguy cơ cạn kiệt, suy giảm hoặc xuống cấp nghiêm trọng tài nguyên.

- Đồng thời với việc sử dụng, phải thường xuyên theo dõi biến động của tài nguyên để có những giải pháp phối hợp kịp thời giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch với các cơ quan, ngành chức năng liên quan và các địa phương trong tỉnh trong việc khắc phục sự cố, tình trạng suy thoái, xuống cấp của tài nguyên du lịch. Các khu vực tài nguyên quý hiếm, các khu vực có nguy cơ suy thoái hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng cao của các tác động xấu do hoạt động khai thác của con người đều phải được xác định, khoanh vùng dưới sự kiểm soát chặt chẽ để có biện pháp nghiêm ngặt và giải pháp xử lý phù hợp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Trong tỉnh Phú Thọ, một số khu vực tài nguyên du lịch quý hiếm và có nguy cơ bị khai thác quá mức hoặc trái phép hiện nay cần phải có ngay biện pháp khoanh vùng kiểm soát và bảo vệ chặt như khu vực nước khoáng nóng Thanh Thuỷ; các tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái như vườn Quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu…

- Có chính sách ưu đãi trong việc huy động, thu hút vốn đầu tư vào các hoạt động bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch. Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch áp dụng công nghệ ít tiêu thụ năng lượng và thân thiện với môi trường trong đầu tư và hoạt động (như sử dụng các giải pháp thiết kế phù hợp để tránh tiêu tốn năng lượng khi vận hành; sử dụng hệ thống pin mặt trời để cung cấp nước nóng…).

- Đối với các tài nguyên du lịch nhân văn, cần nghiên cứu, xác định được giới hạn áp lực của hoạt động du lịch lên tài nguyên để có biện pháp duy trì áp lực và cường độ sử dụng trong giới hạn an toàn cho tài nguyên. Thực hiện các biện pháp cụ thể như xây dựng quy chế quản lý khách du lịch, nội quy lễ hội, các bộ quy tắc ứng xử..., tuyên truyền để du khách tôn trọng và có thái độ ứng xử văn hoá với các tài nguyên du lịch nhân văn (tôn trọng di sản, tôn trọng truyền thống văn hoá, chuẩn mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng địa phương nơi có hoạt động du lịch); đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, môi trường xã hội truyền thống của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch.


- Thực hiện nghiêm quy định về khảo sát, đánh giá tác động môi trường khi đầu tư dự án du lịch. Khuyến khích, tăng cường quảng bá cho các loại hình du lịch thân thiện với môi trường. Hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế, quy định về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức cho các cơ sở kinh doanh học tập và ký cam kết thực hiện quy chế. Đôn đốc, giám sát thường xuyên các cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch.

- Tỉnh cần tăng cường đầu tư cho lực lượng bảo vệ môi trường, vệ sinh tại các khu vực du lịch. Chú trọng xây dựng hạ tầng xử lý chất thải, nước thải ở các khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú và ăn uống phục vụ du lịch. Kiểm soát chặt chẽ tác động của các hoạt động kinh tế trong những lĩnh vực khác (xây dựng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp) đến môi trường tại các khu, điểm du lịch. Kiểm tra thường xuyên các hoạt động kinh doanh du lịch và các hoạt động kinh tế khác trong khu vực du lịch; xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường khi tham gia hoạt động du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh tế khác gây ô nhiễm môi trường du lịch.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Lồng ghép nội dung giáo dục về môi trường trong chương trình của hệ thống các cấp độ đào tạo du lịch cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục qua phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đối tượng tham gia kinh doanh lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư trong nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch.

4.2.4. Tăng cường bố trí nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch

Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước, môi trường, bưu chính viễn thông, hạ tầng các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phát triển du lịch như ngân hàng, tài chính, tín dụng, y tế. Trong số hạ tầng nói trên, các công trình kết cấu hạ tầng then chốt như giao thông, điện, cấp thoát nước và xử lý môi trường có ý nghĩa nền tảng cho sự phát triển của du lịch nói riêng cũng như của tất cả các ngành khác trong tỉnh nói chung. Do ý nghĩa tổng thể này và do nhu cầu vốn đầu tư các kết cấu hạ tầng rất lớn, hiệu quả kinh tế - xã hội lâu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023