Những Thuận Lợi Và Thách Thức Về An Ninh - Phòng Thủ Biển Đặt Ra Đối Với Nhà Nguyễn Ở Nửa Đầu Thế Kỷ Xix

được biên soạn thời Lê sơ cũng ghi dấu khá rò nét vùng biển Đông (Đông Hải) và Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa). Cùng với sự mở rộng lãnh thổ, lãnh hải đó, những hiểu biết của triều Lê sơ về cửa biển, vùng biển cũng được mở rộng và sâu sắc hơn. Sự hiểu biết sâu sắc này đã được tập hợp và hệ thống lại trong cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi - cuốn sách địa lý cổ nhất còn lưu giữ được đến ngày nay và được dùng để phổ biến kiến thức trong hoàng tộc và quần thần thời đó.

Dưới triều Lê, vùng lãnh thổ, lãnh hải được mở rộng bằng những cuộc chinh phạt vùng đất và biển miền Trung nên bản thân vương triều cũng ý thức rò được tầm quan trọng của việc phải phòng thủ miền hải cương. Cũng vì hiểu được vai trò trọng yếu của vùng biển nên nhà Lê đã có những chính sách kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho sự an toàn của quốc gia từ phía biển. Vì vậy, dưới triều Lê, một trong những biện pháp phòng thủ quan trọng miền biển là kiểm soát chặt các hoạt động thông thương đường biển, nhất là hoạt động buôn bán của tàu thuyền nước ngoài với những điều cấm nghiêm ngặt trong luật pháp. Điều đó đã thể hiện một sự

phát triển mạnh mẽ của ý thức chủ quyền biển thời kỳ này1.

* Nhà Mạc (1527 - 1592)

Cũng giống như nhà Trần, nhà Mạc được dựng lên bởi Mạc Đăng Dung - một người gốc dân chài ở làng Cổ Trai (Kẻ Chài), huyện Nghi Dương (Kiến Thuỵ, gần Đồ Sơn, Hải Phòng ngày nay). Những hiểu biết, kinh nghiệm về biển đã giúp triều Mạc có cái nhìn phóng khoáng hơn về biển, trong đó có hoạt động thông thương đường biển. Sau khi lên ngôi, bên cạnh việc giữ nguyên vị trí Kinh đô như dưới triều Lê, nhà Mạc còn cho xây dựng thêm một Dương Kinh ngay sát bờ biển Kiến Thụy (Hải Phòng) và lấy thêm mấy huyện của Thái Bình làm ngoại thành. Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp (trong đó có thương nghiệp đường biển) đều được nhà Mạc khuyến khích phát triển. Chiến thuyền và thương thuyền Mạc “tung hoành” từ vịnh Hạ Long đến Thuận Hoá (Huế), Quảng Nam [94, tr.27]. Mặt hàng gốm sứ Mạc được xuất khẩu ra nhiều nước Đông Nam Á. Chính vì vậy, -


1 Xin xem thêm bài viết của tác giả Vũ Văn Quân, Vài nét về chính sách an ninh quốc phòng đối với vùng Đông Bắc của nhà Lê sơ (1428 - 1527), in trong Thương cảng Vân Đồn: lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa [36, tr.118-127].

Tomé Pires, một người Bồ Đào Nha du hành đến miền Đông Ấn vào đầu thế kỷ XVI, cho rằng gốm sứ và tơ lụa là những mặt hàng có giá trị của xứ Cochinchina1.

Với những chính sách thoáng mở đó, văn hoá tín ngưỡng gắn với thương nghiệp nói chung và hải thương nói riêng thời kỳ này cũng rất phát triển. Ở các chùa, Đức Quan Âm Nam Hải, vị thần (Bồ tát) phù hộ cho thương nhân, được tạc thờ phổ biến. Chử Đồng Tử - Tiên Dung, những người theo truyền thuyết là đi buôn biển đầu tiên kể từ thời Hùng Vương và trở thành tổ sư nghề buôn, cũng bắt đầu được thờ dọc sông - biển. Đạo Thiên chúa cũng bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam mà địa điểm đặt chân đầu tiên của các giáo sĩ là vùng ven biển Nam Định, Ninh Bình.

Nhìn chung, đây là thời kỳ Nhà nước đã mở cửa cho ngoại thương Việt Nam phát triển. Khác với triều Lê sơ, nhà Mạc đã giải quyết được vấn đề khai thác nguồn lợi biển đặt trong mối quan hệ với chủ quyền biển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

* Thời Lê trung hưng (1533 - 1789)

Sau cuộc thoán quyền của họ Trịnh đối với họ Nguyễn trong việc phụng sự vua Lê, năm 1558, Nguyễn Hoàng phải xin vào Nam trấn thủ vùng đất Thuận - Quảng. Đến cuối thế kỷ XVI, dòng họ Nguyễn bắt đầu mưu đồ cát cứ thành một “vương quốc” riêng, ra sức xây dựng lực lượng, mở rộng phạm vi cai trị xuống phía Nam bằng những cuộc khai hoang. Đến cuối thế kỷ XVII, đầu XVIII, toàn bộ Nam Trung Bộ và Nam Bộ đã thuộc về dòng họ này, bắt đầu hình thành nên một “vương quốc Đàng Trong” rộng lớn.

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 4

Trong cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn, cũng là cuộc đối đầu Đàng Trong - Đàng Ngoài (1627 - 1672), đường thuỷ (nhất là đường biển) trở thành con đường tiến quân quan trọng của cả 2 thế lực. Ở cuộc đối đầu này, cả hai phía đều phải ra sức phát triển công tác phòng thủ biển và khai thác nguồn lợi biển. Cuộc xung đột diễn ra đúng vào lúc “cơn sốt thương mại trên biển bắt đầu sôi sục phương Đông với sự


1Tomé Pires gọi chung cả nước Đại Việt thế kỷ XVI (hay An Nam theo cách gọi của người Trung Hoa và những người phương Tây đầu tiên thám hiểm miền nam Trung Hoa) là Cauchy Chyna, tức Cochinchina, tức bao gồm cả khu vực Kinh thành Đông Kinh. Tên gọi này bắt nguồn từ hai chữ “Giao Chỉ”, được người Bồ Đào Nha đầu thế kỷ XVI phiên âm thành “Cochin” và để tránh nhầm lẫn với Cochin, một thương cảng ở Ấn Độ, người phương Tây gọi thành Cochinchina, có ý ám chỉ sự phụ thuộc vào đế chế Trung Hoa. Về sau Cochinchina mới được dùng theo nghĩa là Đàng Trong của chúa Nguyễn, phân biệt với Tonkin/Đàng Ngoài của chính quyền Lê - Trịnh [99, tr. 115].

khuấy động ồ ạt của thương thuyền vũ trang thuộc các công ty Đông Ấn phương Tây đang mọc lên như nấm ở vùng này” [93, tr.271-272]. Các hoạt động trên biển như thương mại, cướp biển, can thiệp vũ trang, ngoại giao pháo hạm và xâm lược cũng ngày càng phát triển. Những biến chuyển này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước với những nguồn thu lớn từ mối lợi thương mại nhưng cũng đặt ra nguy cơ chủ quyền biển bị xâm phạm. Khi đó, Đàng Trong, Đàng Ngoài không chỉ tập trung đối phó lẫn nhau mà còn phải luôn cảnh giác trước những thế lực xâm phạm mạnh mẽ từ bên ngoài. Cả hai bên đều phải nỗ lực giải quyết mối quan hệ giữa khai thác nguồn lợi biển và chủ quyền biển. Trên thực tế, Đàng Trong và Đàng Ngoài đã xử lý khá tốt mối quan hệ đó. Tuy nhiên, Đàng Trong vẫn có những thành tựu vượt trội hơn.

Chính sách của Đàng Trong và Đàng Ngoài đối với biển tập trung chủ yếu vào các vấn đề: tổ chức khai thác biển (khai thác nguồn lợi hải vật, thông thương với bên ngoài); tổ chức phòng thủ biển (tuần phòng trên biển, phòng thủ bờ biển). Tuy vậy, chính sách này đã được Đàng Trong thực hiện một cách hệ thống, mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Tại mảnh đất Đàng Trong, nhà Nguyễn đã lập ra những đội khai thác tổ yến bằng cách tập hợp dân ven biển, tổ chức họ thành những đội chuyên nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước như đội Thanh Châu chuyên khai thác trên các cù lao ở cửa biển Tân Quan, Thời Phù, Nước Ngọt, Nước Mặn; đội Hải Môn chuyên hoạt động ở đảo Côn Lôn vùng biển Bình Thuận.

Đặc biệt, sự ra đời của đội Hoàng Sa dưới thời nắm quyền của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và hoạt động của đội này trong nhiều thế kỷ sau đó (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX) đã thể hiện một “phương thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông mà không có bất cứ một quốc gia nào trong khu vực có được” [39; tr.15-16]. Đội Hoàng Sa lúc ban đầu được các chúa Nguyễn tổ chức ra để thu lượm các hóa vật và hải vật trên các vùng quần đảo giữa biển Đông với phạm vi hoạt động bao gồm cả vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, việc lập ra đội Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở mục đích kinh tế. Hiệu quả kinh tế đạt được từ hoạt động này không nhiều mà tính chất của một đơn vị quân đội có kỷ luật chặt chẽ đã được thể hiện ngay trong cách thức tổ chức của đội khi mà những dân binh tham gia đội Hoàng Sa cũng là các “quân nhân” thực hiện các nghĩa vụ được các chúa Nguyễn giao phó [46; tr.9]. Thành phần của đội

gồm 70 dân đinh được tuyển chọn từ xã An Vĩnh1, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, cắt phiên “đi khai thác” trong vòng 6 tháng (tháng 2 đi, tháng 8 về) [23, tr.279].

Bên cạnh đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đã được các chúa Nguyễn lập ra nhưng muộn hơn với mục đích kiểm soát một vùng biển tương đương với khu vực quần đảo Trường Sa. Dù hoạt động độc lập nhưng về nguyên tắc, đội Bắc Hải vẫn do đội Hoàng Sa kiêm quản [46; tr.10]. Sự hiện diện và thực thi nhiệm vụ của các tổ chức này trên vùng biển Đông là sự khẳng định và thực thi chủ quyền của chính quyền chúa Nguyễn trên các vùng biển đảo này.

Cũng với ý thức sâu sắc của các chúa Nguyễn trong việc khẳng định và thực thi chủ quyền biển đảo, các hoạt động ngoại thương phát triển thời kỳ này cũng luôn được đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa những nguy cơ về an ninh, chủ quyền từ phía biển. Theo quy định của chúa Nguyễn, thuyền buôn nước ngoài khi đến cửa biển Đàng Trong, phải bắn súng báo hiệu ở ngoài khơi để trong bờ ty Tàu cử thuyền ra xét hỏi và hộ dẫn qua cửa biển. Chỉ trừ tàu thuyền Bồ Đào Nha, Đàng Trong đặc biệt đề phòng các tàu buôn phương Tây, kiểm soát chặt, đánh thuế nặng và trừng phạt nặng đối với những vi phạm. Ngay cả trong những hoạt động nhân đạo như cứu tuất thuyền buôn ngoại quốc khi gặp sóng gió đường biển cũng luôn được đi kèm với những quy định có tính chất phòng ngừa về vấn đề an ninh, chủ quyền từ phía biển. Theo quy định của nhà chúa thì: “Thuyền đi buôn bán ở nước khác gặp gió tạt vào, làm đơn trình xin tạm đậu thì cho đậu ở cửa Hàn và cù lao Chiêm, thuyền sửa đã xong thì dân thủ lệ và dân tiếp cận áp đuổi ra khỏi cửa biển” [23, tr.256].

* Triều Tây Sơn (1778 - 1802)

Dưới triều Tây Sơn, Nhà nước cũng đặt mối quan tâm đặc biệt của mình vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển và chăm lo xây dựng, phát triển lực lượng thuỷ quân. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải được thành lập từ thời các chúa Nguyễn được triều Tây Sơn tiếp tục tổ chức để tiến hành bảo vệ và khai thác nguồn lợi trên các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


1 Xã An Vĩnh ở vào thời điểm chúa Nguyễn tuyển chọn dân đinh tổ chức ra đội Hoàng Sa bao gồm hai khu vực cách xa nhau là làng (thôn) An Vĩnh ở cửa biển Sa Kỹ trong đất liền và xóm (phường) An Vĩnh ngoài Cù Lao Ré (nay là xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) [46; tr.7-8].

Bên cạnh đó, với quyết tâm đưa hải quân lên hàng quân chủng, ở thời kỳ này, “mỗi cảng biển là một căn cứ hải quân lớn” [93, tr.333]. Chiến thuyền của Tây Sơn có những loại trọng tải lớn, lên đến 900 tấn, có thể chở được voi chiến hoặc 700 lính và 60 khẩu đại bác. Đặc biệt, bộ phận cướp biển người Thanh đã được nghĩa quân Tây Sơn quy thuận và sử dụng trong quân đội của mình, đưa họ tham gia vào công việc giữ gìn biển Đông. Chính sách này dưới triều Tây Sơn tỏ ra có hiệu quả và là một chính sách quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh vượt trội cho lực lượng hải quân, biến lực lượng này thành một đội quân “hùng mạnh và loại nhất Đông - Nam Á đương thời, là biểu hiện của một bước nhảy vọt thực sự trong lịch sử quân thuỷ nước ta” [93, tr.352]. Trên thực tế, hải quân Tây Sơn “đã kiểm soát được các tuyến giao thông trên biển và là chủ nhân của các vùng đảo, quần đảo giữa biển Đông” [39; tr. 18].

Vai trò đặc biệt quan trọng của thủy quân Tây Sơn không chỉ thể hiện ở những đóng góp trong những thắng lợi cho sự thành lập của vương triều, trong thành tựu bảo vệ chủ quyền biển đảo mà ngay cả trong nguyên nhân bại vong của triều Tây Sơn cũng có sự có mặt của thủy quân khi sức mạnh của lực lượng này đã bị suy yếu và việc huấn luyện thủy quân không còn được Nhà nước quan tâm đúng mức. Điều này được thể hiện rất rò trong nhận định của Minh Mạng sau này khi rút ra bài học kinh nghiệm xương máu về nguyên nhân thất bại của triều Lê và triều Tây Sơn: “Địa thế nước ta ở ven biển, vốn lấy thuỷ quân làm món sở trường. Nhà Lê xưa không phòng thuỷ chiến, đến nỗi bại vong. Tây Sơn sau khi được nước cũng coi khinh thường không chịu thao luyện cho tinh. Thuỷ quân của Hoàng khảo ta tiến một trận giặc liền tan vỡ, dư uy lừng lẫy, cũng vì cớ đó” [67, tr.136].

Như vậy, trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, yếu tố biển đã in nhiều dấu ấn đậm nét trong đời sống của đất nước, trong đó có những thời kỳ để lại dấu ấn đặc biệt mạnh mẽ như sự phát triển của các vương quốc biển Chămpa, Phù Nam,là những ví dụ tiêu biểu. Khi các Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập được hình thành thì những chính sách đối với biển cũng từng bước được định hình và phát triển. Nhận thức cũng như chính sách về biển và về an ninh - phòng thủ biển có những thay đổi nhất định theo hướng ngày càng sâu sắc và có hệ thống. Các nhà nước độc lập Việt Nam từ Ngô, Đinh, Tiền Lê cho đến Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê- Trịnh, (chúa) Nguyễn và Tây Sơn “luôn luôn ý thức một cách đầy đủ tầm quan

trọng của biển, hải đảo và hầu như triều đại nào cũng đều có chiến lược đối với các vùng biển đảo” [45; tr.52].‌‌

Những tiến bộ cũng như những hạn chế trong nhận thức và trong chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam trước Nguyễn, trực tiếp và sâu sắc nhất là thời các chúa Nguyễn và vương triều Tây Sơn, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các vị vua đầu triều Nguyễn trong việc định hình và hoàn thiện chính sách an ninh - phòng thủ biển ở nửa đầu thế kỷ XIX. Có thể nói, “những đóng góp quan trọng của triều Nguyễn thế kỷ XIX vào lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là sự tiếp nối chính sách của chúa Nguyễn cũng như hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn trước đó” [39; 18-19]. Sự kế thừa những công trình quân sự phòng thủ dọc các cửa biển và trên các đảo miền Trung, miền Nam, kế thừa những kinh nghiệm khai thác, quản lý cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo, tiếp nhận sức mạnh của một đội thủy quân hùng mạnh dưới thời các chúa Nguyễn, những bài học kinh nghiệm trong việc huấn luyện thủy quân cũng như kinh nghiệm tổ chức và kinh nghiệm hoạt động mạnh, hiệu quả của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải trong việc khai thác tài nguyên biển, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển đảo,là những ví dụ.

1.3. Những thuận lợi và thách thức về an ninh - phòng thủ biển đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX

Thế kỷ XIX là thế kỷ đầy biến động trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh những thuận lợi, trong giai đoạn nửa đầu của thế kỷ này (1802-1858), nhà Nguyễn phải đối mặt với nhiều thách thức đặt ra cho nền an ninh - phòng thủ biển.

1.3.1. Những thuận lợi

Bước sang thế kỷ XVIII, thế giới được chứng kiến sự bùng nổ những thành tựu khoa học - kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu. Sự khởi đầu cho cuộc cách mạng đó được đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc máy hơi nước đầu tiên trên thế giới do James Watt (kỹ sư người Anh) sáng chế năm 1765. Cùng với thời gian, chiếc máy hơi nước được ứng dụng vào trong hoạt động của ngành hàng hải và nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, các phát minh sáng chế mới về khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực hàng hải thế kỷ XVIII-XIX đã đưa ngành hàng hải của châu Âu phát triển lên một bước tiến mới. Ví như những thành tựu trong việc sử dụng các loại súng đại bác trên thương thuyền, chiến hạm hay việc chế tạo ra nhiều loại tàu chiến bọc đồng, tàu vận tải vượt đại dương mới hiện đại, kính thiên lý đi biển,...

Cũng nhờ những bước tiến trong kỹ thuật hàng hải và quân sự ở các “quốc gia tư bản trẻ” mà ưu thế trong xâm chiếm thuộc địa đang nghiêng về các quốc gia như Anh, Pháp, Hà Lan, trong khi Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã dần trở nên “già cỗi”.

Cuộc tiếp xúc Đông - Tây từ sau phát kiến địa lý (thế kỷ XV) đến thế kỷ XIX đã đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật hàng hải hiện đại của phương Tây những thế kỷ này đến với phương Đông, tạo ra cơ hội cho những quốc gia phương Đông biết nhạy bén học tập, cải tiến kỹ thuật để biến những vũ khí sắc bén đó thành sức mạnh chống lại chính phương Tây trong cuộc chiến chống xâm lược. Cơ hội này không thiên vị cho riêng quốc gia phương Đông nào, nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX cũng không là ngoại lệ. Điều quan trọng chỉ là nhà Nguyễn có đủ khả năng để nắm bắt thời cơ đó hay không?

Bên cạnh thuận lợi đó, nhà Nguyễn còn được kế thừa kinh nghiệm và thành tựu trên lĩnh vực an ninh - phòng thủ biển của các triều đại trước Nguyễn mà trực tiếp nhất là của các chúa Nguyễn và triều Tây Sơn. Sự lên ngôi của nhà Nguyễn cũng đồng thời với việc sở hữu một lãnh hải rộng lớn, thống nhất Bắc - Nam (sự thống nhất đó đã bước đầu được thực hiện dưới triều Tây Sơn). Cùng với đó một số lượng đông đảo cư dân thạo nghề sông nước, thông thạo đường biển sẽ là nguồn bổ sung nhân lực đông đảo cho lực lượng an ninh - phòng thủ biển dưới triều Nguyễn.

1.3.2. Những thách thức

Khó khăn thường trực đối với vấn đề an ninh - phòng thủ biển dưới triều Nguyễn là những khó khăn do đặc điểm tự nhiên vùng biển Đại Nam gây ra như gió bão, sóng ngầm, đá ngầm, cát ngầm, triều cường.

Bão biển là nguy cơ thường trực (theo mùa) đe dọa các đời sống và các hoạt động trên biển của cư dân vùng ven biển và hải đảo. Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục, số lượng các cơn bão biển cũng như những thiệt hại mà chúng gây ra cho đối với các hoạt động trên biển và đối với cư dân vùng duyên hải, hải đảo là không nhỏ. Trong 56 năm đầu cai trị của nhà Nguyễn (1802-1858) đã có đến 47 năm xảy ra lũ bão [31, tr.39]. Hơn thế nữa, “trong một năm có thể xảy ra nhiều trận lũ bão, kéo dài từ tháng này sang tháng khác trong suốt chu kỳ mùa lũ (thường là từ tháng 5, 6 đến tháng 9, 10 hàng năm với khu vực Bắc Bộ; tháng 6, 7 đến tháng 11, 12 với khu vực Trung Bộ; tháng 7 đến tháng 11 với khu vực Nam Bộ)” [32, tr.39].

Hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định là một trong những ví dụ điển hình cho những tổn thất về người và của do những cơn bão biển gây ra. Chỉ trong một trận bão lớn vào tháng 5 nhuận năm 1846, cả hai tỉnh đã có tới 24.821 nhà đổ, 820 đền chùa vỡ, 305 thuyền đắm, 154 người chết. Năm 1851, trong một trận bão lớn, theo sự ước tính của một giáo sĩ chứng kiến tại chỗ trận bão đó, Nam Định và Ninh Bình có tới 10.000 người chết bởi cơn bão [60, tr.119].

Không chỉ gió bão, hiện tượng triều cường mạnh cũng gây nhiều thiệt hại. Năm 1842, nước biển ở hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa dâng lên cao 14 - 15 thước đã làm đổ nhà tới 50.413 hộ, thuyền đắm làm 5.347 người chết, trong đó số thương vong và thiệt hại tại tỉnh Nghệ An cao hơn Hà Tĩnh gấp ba lần [60, tr.119]. Triều cường lên cao còn đẩy sâu sự xâm thực của nước mặn vào đất liền, gây hiện tượng đất bị nhiễm mặn ngày càng phổ biến ở các huyện, tỉnh ven biển, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều nơi ven biển ruộng đất bị bỏ hoang, cư dân xiêu tán, có nhiều khả năng trở thành nơi lẩn trốn thuận lợi của giặc biển.

Bên cạnh đó, trong khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ, Đại Nam có tới hàng nghìn đảo chìm, chưa kể đến những dải đá ngầm không quá xa bờ, luôn tiềm ẩn những mối nguy hại cho sự lưu thông của thuyền bè, nhất là trong những ngày sương mù và mưa bão. Đó là chưa kể những con sóng lớn ngoài biển khơi hay ngay nơi cửa biển cũng cản trở hoạt động của tàu thuyền trên biển và gây không ít tổn thất cho thuyền bè. Chúng ta có thể kể tới những con sóng dữ cửa biển Thần Phù (Ninh Bình), nơi mà “khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”, hay chứng kiến những cảnh “sóng gió dữ tợn” tại cửa biển Tư Hiền nơi Kinh đô Huế.

Sự rộng lớn của lãnh hải dưới triều Nguyễn cũng đặt ra không ít khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát toàn bộ vùng duyên hải và biển đảo, nhất là vùng biển đảo Đông Bắc.

Các vua Nguyễn tuy đã kế thừa được những bài học kinh nghiệm trong cách thức quản lý vùng biển đảo của các triều đại trước Nguyễn song những bài học quản lý đối với cả vùng biển rộng lớn Bắc - Nam thì lại không có nhiều, có chăng chỉ là những kinh nghiệm để lại từ triều Tây Sơn - vương triều đã thống nhất được lãnh thổ, lãnh hải cả nước ở những bước đầu tiên khi sự thống nhất đó phần nào đã bị cản trở bởi sự phân quyền của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, các vua Nguyễn đã tiếp nối được những thành quả này một cách trọn vẹn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022