KDL Quốc gia phải có đủ các điều kiện: có TNDL đặc biệt hấp dẫn với ưu thế cảnh quan thiên nhiên, có tiềm năng thu hút du khách cao, có diện tích tối thiểu 1000 ha, có kết cấu hạ tầng, CSVCKT DL và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Có cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 1 triệu lượt khách DL mỗi năm và Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận.
Còn các KDL địa phương phải có đủ các điều kiện: có TNDL hấp dẫn, có khả năng thu hút khách DL diện tích tối thiểu 200 ha và có kết cấu hạ tầng, CSVCKT DL đảm bảo phục vụ 100.000 lượt khách DL mỗi năm.
1.1.2.3. Cụm du lịch
Cụm DL là sự tập trung gần gũi về mặt không gian của các điểm DL, KDL với mật độ tương đối dày. Trong cụm DL, hạt nhân của cụm là nơi tập trung TNDL, các điểm DL, KDL đặc trưng nhất cho toàn cụm. Ở các cụm DL phải có sự phát triển về CSHT, CSVCKT ngành tương đối hoàn thiện.
1.1.2.4. Tuyến du lịch
Cùng với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, việc xây dựng tuyến DL rất quan trọng để tạo điều kiện cho khách DL chủ động các tuyến tham quan trong quỹ thời gian cho phép nhưng lại tham quan được nhiều điểm và mang lại hiệu quả cao nhất.
Tuyến DL chính là “lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”[9].
1.1.3. Các loại hình du lịch
Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình DL được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có
cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. [Dẫn theo 4, tr.12].
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 1
- Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 2
- Phương Pháp Thu Thập, Phân Tích, Tổng Hợp, Xử Lý Số Liệu, Tài Liệu
- Hiện Trạng Khách Du Lịch Và Tổng Thu Từ Du Lịch Giai Đoạn 2005 - 2015
- Thực Tiễn Phát Triển Du Lịch Ở Vùng Trung Du Và Miền Núi Bắc Bộ
- Các Cảnh Quan Du Lịch Tự Nhiên Tiêu Biểu
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Hoạt động DL rất phong phú và đa dạng về loại hình. Phụ thuộc vào các nhân tố, đặc điểm, vị trí, phương tiện, mục đích khác nhau, dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân DL thành các loại hình riêng biệt. Trong các ấn phẩm về DL, người ta thường sử dụng phổ biến có các loại hình DL sau:
1.1.3.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch
- DL Quốc tế: là hình thức DL mà điểm xuất phát và điểm đến của khách DL nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, là chuyến đi từ nước này sang nước khác, một trong 2 phía phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và thanh toán bằng ngoại tệ. Gồm DL quốc tế chủ động và DL quốc tế thụ động.
- DL trong nước (hay DL nội địa): là hình thức DL trong phạm vi đất nước của người đi DL, thanh toán bằng tiền nội tệ.
1.1.3.2. Phân loại theo tài nguyên du lịch
Căn cứ vào cách phân loại TNDL thì cũng có 2 loại hình DL tương ứng:
- DL văn hóa: “hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”[9].
Đây là loại hình DL nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, KT-XH, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, lễ hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao,...
- DL sinh thái là “hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”[9].
Loại hình DL này giúp du khách tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa, các địa điểm DL sinh thái thường gắn với những khu vực có
hệ sinh thái còn tương đối hoang sơ, phong cảnh đẹp, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng văn hóa dân tộc...Loại hình này đã và đang phổ biến thu hút khách DL.
1.1.3.3. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch
- DL chữa bệnh: mục đích đi DL là vì sức khỏe, để điều trị một bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần tại các trung tâm chữa bệnh gần các nguồn nước khoáng, có giá trị, có phong cảnh đẹp, khí hậu tốt...
DL chữa bệnh có thể phân ra thành DL chữa bệnh bằng khí hậu (khí hậu núi, khí hậu biển), bằng nước khoáng, bùn, hoa quả, sữa...
- DL nghỉ ngơi (nghỉ dưỡng): là loại hình DL phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần. Thường gắn với các địa điểm có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp như bãi biển, vùng núi, làng quê,...
- DL giải trí: đáp ứng nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Loại hình DL này ngoài những địa điểm tham quan, thường có các dịch vụ vui chơi, giải trí cho khách như công viên, Casino,....
- DL thể thao: là các chuyến đi DL và lưu trú để tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao như leo núi, săn bắn, câu cá,...(DL thể thao chủ động), hoặc những cuộc hành trình DL để xem các cuộc thi đấu thể thao, các cuộc diễu hành, các thế vận hội...(DL thể thao bị động).
- DL khám phá: là loại hình DL nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Tùy thuộc vào mức độ và yêu cầu có DL tìm hiểu và DL mạo hiểm. Chủ yếu là ở các địa điểm có thiên nhiên còn tương đối hoang sơ hay các di tích lịch sử, các địa phương còn mang đậm nét đặc trưng dân tộc bản địa...
- DL tôn giáo: là một hình thức DL tâm linh, khách đến hành hương, cúng bái, chiêm ngưỡng những nơi như đền, chùa, thánh địa,...
- DL quá cảnh: nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác.
- Các loại hình DL kết hợp: ngoài mục đích DL thuần túy cũng có những cuộc hành trình tham quan với các lý do khác nhau như học tập, công tác, hội nghị,... như:
+ DL học tập, nghiên cứu: là loại hình DL ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận và thực tiễn, thực tế ở những nơi có các đối tượng phù hợp với nội dung học tập như: vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các di tích lịch sử, văn hóa,...
+ DL thể thao kết hợp: dành cho các vận động viên có mục đích chính là luyện tập, tham dự các hoạt động thể thao. Ngoài thời gian luyện tập, họ có thể đi tìm hiểu các giá trị tự nhiên - xã hội, những thắng cảnh đẹp ở nơi đến.
+ DL công vụ: bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, công tác... sau khi thực hiện xong các công việc, họ có thể tranh thủ nghỉ dưỡng, tham quan trong thời gian rảnh rỗi.
+ DL thăm thân: là loại hình DL kết hợp DL với việc thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè, đặc biệt là kiều bào xa tổ quốc.
* Ngoài ra, còn có các loại hình du lịch:
- Căn cứ vào vị trí địa lý của các cơ sở DL: DL nghỉ biển, DL nghỉ núi, DL thành phố, DL đồng quê,...
- Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông: DL xe đạp, DL ô tô, DL máy bay, DL tàu hỏa, DL tàu thủy.
- Theo thời gian cuộc hành trình: DL ngắn ngày, DL dài ngày.
- Theo đối tượng khách DL: DL thanh niên, DL thiếu niên, DL gia đình, DL dành cho những người cao tuổi, DL dành cho những người có công với cách mạng,...
- Căn cứ vào hình thức tổ chức: DL theo đoàn, DL cá nhân
- Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng: DL ở khách sạn (Hotel), DL ở khách sạn ven đường (Motel), DL ở lều, trại (Camping), DL ở làng DL (Tourism village)...
Cùng với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách DL và sản phẩm DL, dịch vụ DL phong phú, đa dạng, nên cùng một địa điểm DL, khu DL, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình DL khác nhau như DL nghỉ ngơi, giải trí với DL văn hóa, DL công vụ với DL văn hóa, DL sinh thái với DL thể thao, khám phá,...
1.1.4. Chức năng của du lịch
1.1.4.1. Chức năng kinh tế
DL là ngành “xuất khẩu tại chỗ”mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng thu nhập quốc dân, đa dạng hóa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
DL khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý.
1.1.4.2. Chức năng chính trị - xã hội
DL góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cải thiện đời sống cho người dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên. Thông qua đó giúp phục hồi sức khỏe, giảm bệnh tật, tăng cường khả năng lao động, tăng tuổi thọ, làm phong phú thêm đời sống, văn hóa, tinh thần cho người đi DL.
Nhờ vào sự phát triển của DL, góp phần quảng bá, trùng tu, tôn tạo các di tích, các truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lí, văn hóa đất nước..., qua đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.
DL góp phần mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc, thúc đẩy giao lưu quốc tế, tạo tình hữu nghị giữa các dân tộc, củng cố hòa bình giữa các quốc gia.
1.1.4.3. Chức năng sinh thái
DL tạo cho con người có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, góp phần tích cực vào việc giáo dục và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch
1.1.5.1. Vị trí địa lý
Đây là một nhân tố có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành DL. Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên (tọa độ địa lý, phạm vi
lãnh thổ và các điểm đặc biệt có liên quan) và vị trí địa lý kinh tế - xã hội, chính trị.
Trong hoạt động DL, có 2 yếu tố từ vị trí địa lý ảnh hưởng tới, đó là điểm DL nằm trong khu vực phát triển DL và khoảng cách từ điểm DL đến các nguồn gửi khách DL. Vị trí địa lý có ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến, một điểm đến có nhiều TNDL, cảnh quan đẹp nhưng nếu nằm ở quá xa thì sẽ hạn chế lượng khách DL, hoặc những loại hình DL sinh thái hay DL khám phá, DL mạo hiểm thì vị trí của điểm đến khá thuận lợi và gần đường giao thông không hẳn đã tạo được sự hấp dẫn du khách.
1.1.5.2. Tài nguyên du lịch
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình: Bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách và là nơi xây dựng các công trình thuộc CSHT và CSVCKT phục vụ DL. Đặc điểm hình thái địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho DL.
Địa hình vùng đồi rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan. Đồng thời có nhiều những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình DL tham quan chuyên đề. Còn ở miền núi, thường tập trung giới động thực vật phong phú, nhiều hệ sinh thái độc đáo, thích hợp để phát triển các loại hình DL sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi mạo hiểm.
Các kiểu địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức DL như địa hình karst. (Kiểu karst hấp dẫn khách DL nhất là các hang động karst, karst ngập nước) và các kiểu địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sông, hồ) có ý nghĩa quan trọng đối với DL. Có thể tổ chức các loại hình DL khác nhau như nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao dưới nước,...
- Khí hậu: Khí hậu ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành DL chủ yếu qua các chỉ tiêu nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến DL hoặc hoạt động dịch vụ về DL. Khách DL ưa thích những nơi có khí hậu điều hòa, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ không khí vào ban ngày không cao lắm, ít mưa,...và thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô, nhiều gió, những hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, gió mùa mùa đông, lũ lụt,...
Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng lớn đến tính mùa của DL, DL phát triển sôi động nhất là vào mùa hè với nhiều loại hình DL.
- Nguồn nước: các nguồn tài nguyên nước mặt như biển, hồ, sông ngòi, hồ chứa nước nhân tạo, suối, karst, thác nước, suối phun, nước khoáng...vừa tạo điều kiện để điều hòa không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình DL nói riêng như DL thể thao, DL biển,...
Đặc biệt, nguồn tài nguyên nước khoáng là loại tài nguyên tổng hợp có giá trị kinh tế và DL chữa bệnh rất rõ. Trong nước khoáng có chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, các khí, các nguyên tố phóng xạ,...), hoặc một số tính chất vật lý (nhiệt độ, pH...) có tác dụng sinh lý đối với con người, là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển DL chữa bệnh. Với các nhóm nước khoáng khác nhau có nhiều công dụng chữa các bệnh như cao huyết áp, sơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên (nhóm nước khoáng cacbonic), các bệnh đường tiêu hóa, thần kinh, khớp, phụ khoa (nhóm nước khoáng silic, brôm - Iot - Bo).
- Sinh vật: Các hệ sinh thái đa dạng và phong phú là một loại tài nguyên đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngành DL. Với một số chỉ tiêu nhất định phục vụ mục đích DL, tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, khám phá và nâng cao nhận thức cho du khách, thích hợp phục vụ cho DL sinh thái, DL dã ngoại tự nhiên, DL mạo hiểm, DL nghiên cứu tự nhiên.
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
Các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của DL, chúng có sức hấp dẫn đặc biệt trước nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của số đông khách DL.
- Di tích lịch sử - văn hóa: “Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [37]. Đó là tài sản quý giá, chứa đựng tất cả những gì tốt đẹp nhất của truyền thống, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của quốc gia. Bao gồm: Di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật, danh lam thắng cảnh. Với những giá trị to lớn, di tích lịch sử - văn hóa có khả năng rất lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Những sản phẩm DL này ngày càng thu hút đông đảo khách DL.
- Các lễ hội: Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về sự kiện lịch sử trọng đại, ôn lại truyền thống hoặc để giải quyết những lo âu, khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Theo tạp chí Người đưa tin UNESSCO, 12 - 1989, lễ hội đã tạo nên “tấm thảm muôn màu. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và kết đoàn, trí tuệ và bản năng”. [Dẫn theo 36, tr.5]. Thời gian diễn ra lễ hội thường xuất hiện vào thời điểm linh thiêng của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ lao động, chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới. Ở nước ta, lễ hội thường tập trung vào mùa xuân. Lễ hội gồm 2 phần: phần nghi lễ và phần hội. Phần lễ trang nghiêm mang tính tưởng niệm lịch sử những nhân vật có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã