Đánh Giá Tính Bền Vững Phát Triển Du Lịch Khánh Hòa Bằng Phương Pháp Chuyên Gia Dưới Góc Độ Môi Trường


Bảng 4.17: Chất lượng nước biển


Thông số

Đại Lãnh (bãi tắm)


Hòn Gốm

Bãi Dương

Quảng Trường

2/4

Cảng Cầu

Đá

Cửa sông

Tắc


Giá trị TB năm

(CT-CĐ)

Giá trị TB năm

(CT-CĐ)

8,17

8,20

8,19

8,18

pH

8,17 (8,10-8,21)

8,15 (8,00-8,30)

6,07

6,23

5,97

5,57

DO (mg/1)

6,05(5,5-6,8)

6,35(6,1-7,1)

33,7

33,3

33,1

31,7

TSS (mg/l)

5,45 (2,70-12,00)

4,75 (3,50-6,0) 1

14,9

12,4

4,9

7,1

BOD5 (mg/1)

3 (1-5)

3 (1-4)

3

3

3

3,3

COD (mg/1)

10 (7-12)

10 (6-14)

11


11,0

11,3

Amoni (mg/1)

0,032 (0,009-0,071)

0,061 (0,003-0,109)

0,079

0,048

0,074

0,143

Zn (µg/1)

14,5 (9,0-28,0)

13,5 (11,0-21,0)

15,6

10,6

26,8

21,8

Cu (µg/1)

3,6 (2,1-5,3)

3,6 (1,6-5,0)

3,7

3,4

4,1|

4,0

|Pb (µg/1)

4,53 (2,9-6,0)

3,3 (2,4-4,3)

4,6


4,9

4,3

Cd(µg/1)

0,6 (0,1-1,1)

0,7 (0,2-1,2)

0,5


0,8

0,7

As(µg/1)

4,3 (3,1-5,4)

4,3 (3,6-5,5)

4,1

3,3

4,3

4,4

Dầu mỡ (mg/1)

0,13 (0,10-0,20)

0,15 (0,10-0,40)

0,17

0,10

0,2

0,3

Coliform

(MPN/100ml)

701 (0-2.400)

1654 (0 -4.600)

947

2.491

2.697

3.623

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 18

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa

Bảng 4.18: Chất lượng nước tại Bãi dài

Thông số

Giá trị TB năm

pH

8,21

DO (mg/1)

6,1

Độ mặn (0/00)

34,1

TSS (mg/l)

12,33

BOD5 (mg/1)

3

Amoni (mg/1)

0,067

Zn (µg/1)

17,1

Cu (µg/1)

3,6

As(µg/1)

3,3

Dầu mỡ (mg/1)

0,10

Coliform (MPN/100ml)

16.227

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa


Bảng 4.19: Chất lượng nước biển khu vực rạn san hô


Khu vực

Tầng

Nhiệt độ

Độ Mặn

pH

DO

TSS

NH3,4-N

NO3-N

Dầu mỡ

(0C)

(0/00)


(mg/1)

(mg/1)

(µg/1)

(µg/1)

(µg/1)

Hòn Đen

Mặt

29,5

34,1

8,06

7,24

7,6

0

33

430


Đáy

27,7

34,4

7,98

6,64

21,4

0

32


Hòn Tằm

Mặt

28,9

33,0

8,18

6,11

6,6

0

32

267


Đáy

27,5

33,4

8,06

6,27

6,2

0

32


Tây bắc

Mặt

27,7

33,8

7,98

6,94

6,4

0

34

364

Hòn Mun

Đáy

26,1

34,0

8,18

6,47

6,9

0

35


Tây nam

Mặt

28,2

33,8

8,06

6,66

6,5

0

35

338

Hòn Mun

Đáy

26,4

34,2

7,98

6,31

6,9

0

34


Bãi cạn

Mặt

28,2

33,6

8,18

6,70

6,0

0

36

336


Đáy

25,3

34,1

8,06

6,71

7,2

0

35


Bãi Nồm

Mặt

28,1

34,0

7,98

7,00

7,9

0

36

333


Đáy

26,8

34,2

8,18

6,68

7,3

0

35


Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa

Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay, mặc dù số liệu quan trắc cho thấy các chỉ số vẫn trong khoảng cho phép, tuy nhiên theo các chuyên gia trong ngành cho rằng với tốc độ phát triển các hoạt động du lịch nếu không có các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực là điều đáng báo động về mức độ ô nhiễm môi trường biển có thể xảy ra trong tương lai, cụ thể đó là sự ảnh hưởng trực tiếp như:

Ảnh hưởng vấn đề ô nhiễm môi trường nước: với quy mô phục vụ du khách ngày càng tăng, lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày cũng tăng theo, nếu không được xử lý tốt, lượng nước thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường nước rất lớn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước tại các điểm, khu du lịch, khu bãi tắm.

Gia tăng lượng chất thải tại các khu vui chơi, giải trí: lượng khách đến Khánh Hòa tăng hàng năm tạo áp lực nguy cơ ô nhiễm nguồn nước biển ven bờ do việc xả rác thải từ các tàu thuyền du lịch, phương tiện thể thao biển, nước thải chưa xử lý triệt để từ các khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, thi công các công trình dịch vụ, du lịch ven biển, đảo. Lượng khách du lịch qua các tuyến đảo quá đông do vậy tàu thuyền phục vụ khách nhiều, lượng rác thải bừa bãi chưa được xử lý, thiếu kiểm soát chặt chẽ làm ô nhiễm môi trường nước biển. Bên cạnh đó một số tour tổ chức cho khách ăn uống tại các lồng bè trên biển nhưng nguồn thải không được xử lý do đó nguồn thức ăn trên lồng bè cũng ảnh hưởng đến môi trường nước.


Trong những năm qua, với tốc độ phát triển của ngành du lịch, nhiều khu, điểm du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí đã và đang tiếp tục được đầu tư và xây dựng. Có hệ thống cây xanh để hấp thụ khí CO2, hướng đến hình thành kiến trúc xanh, hạn chế việc tiêu hao năng lượng, sử dụng nhiều năng lượng tự nhiên, đảm bảo hệ thống chất lượng cảnh quan vì một môi trường du lịch trong xanh sạch đẹp theo đúng quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ở hiện tại cũng đã phần nào có những tác động đến chất lượng cảnh quan môi trường, mật độ lưu thông cao, tắc nghẽn giao thông gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư xung quanh, ảnh hưởng đến nét đặc sắc của bãi biển Nha Trang với dãi cây xanh, bãi cát trắng nắng vàng vốn dĩ của nó. Mặt khác người dân địa phương, du khách tham quan cũng sẽ mất dần sự hưởng thụ không khí trong lành của biển, cảnh quan của Vịnh.

Về góc độ môi trường, thông qua đánh giá thực trạng phát triển du lịch giai đoạn 2011-2019, nhìn chung theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, môi trường du lịch Khánh Hòa vẫn đang trong ngưỡng quy định. Tuy nhiên có thể nói môi trường du lịch chưa thực sự đảm bảo, sự phát triển của hoạt động du lịch đã đem lại tăng trưởng cao về kinh tế, xã hội nhưng cũng không ít những ảnh hưởng đến môi trường. Mặc dù trong thời gian qua các cơ sở kinh doanh du lịch cơ bản đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai hoạt động du lịch, nhưng vẫn còn một số bộ phận người dân địa phương, cơ sở kinh doanh du lịch cũng như du khách chưa có ý thức trách nhiệm cao trong khai thác nguồn tài nguyên môi trường tự nhiên phục vụ du lịch, chung tay gìn giữ môi trường, đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề vệ sinh môi trường, văn minh đô thị, an toàn cho du khách và cộng đồng người dân địa phương.

Trước những tác động đã và đang có nguy cơ tổn hại đến môi trường sinh thái, các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch cũng như du khách và cộng động địa phương phải luôn có ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường vì một mục tiêu PTBV du lịch. Vì vậy cần phải xây dựng chiến lược phát triển luôn gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường để đảm bảo cho phát triển du lịch hiện tại mà không làm tổn hại đến tương lai.


4.2.3.4 Đánh giá tính bền vững phát triển du lịch Khánh Hòa bằng phương pháp chuyên gia dưới góc độ môi trường

Để bình luận thêm tính bền vững của phát triển du lịch Khánh Hòa, tác giả kết hợp đánh giá PTBV du lịch bằng phương pháp chuyên gia dưới góc độ môi trường. Bằng cách tiếp tục thực hiện tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, đào tạo và kinh doanh du lịch tại Khánh Hòa. Mỗi chuyên gia sẽ được yêu cầu trình bày mức độ đồng ý với một chỉ tiêu cụ thể liên quan đến vấn đề PTBV du lịch tại Khánh Hòa trong thời gian qua bằng thang đo Likert với mức độ đánh giá từ (1) Rất không đồng ý; đến (5) Rất đồng ý. Kết quả đánh giá được thể hiện cụ thể như sau:

Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự bền vững dưới góc độ môi trường. Đối với nhóm chỉ tiêu này, tác giả phân thành 02 cụm. Cụm 1 thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch về vấn đề môi trường. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương; Cộng đồng địa phương tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường du lịch; Nhiều doanh nghiệp du lịch đầu tư hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường; Số phương tiện vận tải thân thiện với môi trường trong du lịch ngày càng tăng. Theo đó, nếu chuyên gia đánh giá điểm số bình quân càng cao hơn mức điểm trung bình 3,0 thể hiện tính bền vững tăng dần. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này được đánh giá ở mức khá, đây là tiền đề quan trọng giúp du lịch Khánh Hòa PTBV hơn dưới góc độ môi trường trong thời gian tới.

Trong khi đó, cụm 2 đại diện cho các yếu tố thể hiện tính thiếu bền vững nếu chuyên gia đánh giá mức độ đồng ý cao. Tiêu biểu như: Tỷ lệ điện tiêu thụ trong du lịch ngày càng tăng; Tỷ lệ nước tiêu thụ trong du lịch ngày càng tăng; Tỷ lệ chất thải từ hoạt động du lịch được thu gom, xử lý ngày càng tăng; Cảnh quan môi trường biển ngày càng bị lấn chiếm; Nguồn nước biển ngày càng bị ô nhiễm; Số cảnh quan phục vụ du lịch bị xuống cấp ngày càng nhiều; Số công trình kiến trúc không phù hợp với cảnh quan ngày càng nhiều. Đặc biệt, so với đánh giá bền vững dưới góc độ kinh tế, và xã hội, nhiều chỉ tiêu đánh giá tính thiếu bền vững dưới góc độ môi trường đã xuất hiện. Điểm số chuyên gia đánh giá tính thiếu bền vững là cao nhất 3,82. Kết quả này chứng minh những luận cứ về mâu thuẫn trong phát triển nói


chung và phát triển du lịch nói riêng trong đó, luôn tồn tại tính hai mặt của quá trình phát triển. Nếu địa phương ưu tiên cho phát triển kinh tế mà thiếu chú ý đến vấn đề môi trường và xã hội thì hiện tượng thiếu bền vững sẽ xuất hiện và ảnh hưởng lâu dài đến tính bền vững chung trong phát triển của ngành. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho Khánh Hòa xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển du lịch tỉnh nhà dưới góc độ môi trường trong thời gian tới.

Bảng 4.20: Tính bền vững trong phát triển du lịch dưới góc độ môi trường


Nhóm chỉ tiêu dưới góc độ môi trường

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứtự

Nhóm 1: thể hiện tính bền vững




Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo vệ tài nguyên môi

trường ở địa phương

3.61

.496

3.61

Cộng đồng địa phương tham gia nhiều hoạt động

bảo vệ môi trường du lịch

3.61

.496

3.61

Nhiều doanh nghiệp du lịch đầu tư hệ thống xử lý

chất thải bảo vệ môi trường

3.45

.506

3.45

Số phương tiện vận tải thân thiện với môi trường

trong du lịch ngày càng tăng

3.06

.242

3.06

Bình quân chung của chỉ tiêu môi trường

3.43



Nhóm 2: thể hiện tính thiếu bền vững




Tỷ lệ điện tiêu thụ trong du lịch ngày càng tăng

4.06

.242

4.06

Tỷ lệ nước tiêu thụ trong du lịch ngày càng tăng

4.06

.242

4.06

Cảnh quan môi trường biển ngày càng bị lấn chiếm

3.67

.540

3.67

Nguồn nước biển ngày càng bị ô nhiễm

3.64

.603

3.64

Tỷ lệ chất thải từ hoạt động du lịch được thu gom,

xử lý ngày càng tăng

3.58

.561

3.58

Số công trình kiến trúc không phù hợp với cảnh quan

ngày càng nhiều

3.36

.603

3.36

Số cảnh quan phục vụ du lịch bị xuống cấp ngày

càng nhiều

3.33

.540

3.33

Số động, thực vật quý hiếm được tiêu thụ trong du

lịch ngày càng tăng

2.73

.674

2.73

Bình quân chung của chỉ tiêu môi trường

3.82



Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

4.2.4. Đánh giá sức chứa của một số điểm du lịch

Trong thời gian qua với số lượng du khách tăng nhanh dẫn đến sự quá tải của các điểm du lịch, làm cho chất lượng dịch vụ của du lịch Khánh Hòa không được đảm bảo, ảnh hưởng đến xã hội và môi trường. Vì vậy, việc xem xét sức chứa của


các điểm đến du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm góp phần đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch.

Như chúng ta đã biết, Khánh Hòa với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, lợi thế đặc thù về du lịch biển đảo, du lịch văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái núi rừng. Trong đó, Nha Trang là một Thành Phố được xem là đại diện cho du lịch tỉnh Khánh Hòa với nhiều lợi thế du lịch vượt trội so với các điểm đến khác, điều này đã thu hút lượng du khách khá lớn đến đây, các điểm đến đặc trưng đó là khu danh thắng Hòn Chồng, tháp bà Ponaga và khu bảo tồn Vịnh Nha Trang. Trong phạm vi nguồn lực tài chính có hạn, để đánh giá sức chứa đối với điểm đến Khánh Hòa, trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn điểm đến để đánh giá sức chứa bao gồm khu danh thắng Hòn Chồng, tháp bà Ponaga và khu bảo tồn Vịnh Nha Trang.

Nghiên cứu sức chứa tại 03 điểm khảo sát qua hai năm 2016 và 2017 được tính toán bởi bảng sau:

Bảng 4.21: Sức chứa tại điểm đến du lịch



Chỉ tiêu

Tháp Bà

Hòn Chồng

Khu bảo tồn vịnh

2016

2017

2016

2017

2016

2017

Diện tích tự nhiên (m2)

17.683

17.683

29.174

29.174

37.800

37.800

Diện tích du lịch (m2)

5.305

5.305

11.670

11.670

26.460

26.460

Hệ số quay vòng

10

10

8

8

8

8

Tiêu chuẩn cá nhân (m2)

4

4

10

10

25

25

Hệ số nắng

0,42

0,42

0,42

0,42

0,42

0,42

Hệ số mưa

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Hướng dẫn viên

8

10

4

5

14

18

Sức chứa tự nhiên (PCC) (khách/ngày)


13.262


13.262


9.336


9.336


8.467


8.467

Sức chứa thực tế(RCC) (khách/ngày)


5.769


5.769


4.061


4.061


3.683


3.683

Sức chứa cho phép (ECC) (khách/ngày)


1.200


1.500


480


601


1.680


2.158

Khả năng đáp ứng

20,8%

26%

11,8 %

14,8 %

45,6 %

58,6 %

Số lượng khách thực tế (khách/ngày)


3.908


5.471


1.798


3.506


3.471


4.162

Quá tải (khách/ngày)

(2.708)

(3.971)

(1.318)

(2.905)

(1.791)

(2.004)

So thực tế với RCC

1.861

298

2.263

555

212

(479)

Nguồn: Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa và tính toán của tác giả


Kết quả đánh giá cho thấy mức độ quả tải tại điểm du lịch Tháp bà Ponaga năm 2016 là 2.708 khách, 2017 là 3.971 khách, tại khu danh thắng Hòn Chồng năm 2016 là 1.318 khách, 2017 là 2.905 khách, tại Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang năm 2016 là 1.791 khách, 2017 là 2.004 khách. Nguyên nhân quá tải là do: (1) Trong những năm gần đây, lượng khách đến Khánh Hòa ngày càng nhiều, đặc biệt vào những dịp lễ tết, dịp cao điểm, mùa du lịch; (2) Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa có nhiều khu vui chơi giải trí, mua sắm, thiếu sự liên kết giữa các tuyến điểm du lịch nên xảy ra tình trạng khách tập trung quá đông vào một số điểm du lịch nổi tiếng; (3) Số lượng hướng dẫn viên và thuyết minh viên còn quá thiếu không thể đáp ứng phục vụ các đoàn khách, một số đoàn khách không được thuyết minh vì vậy đã có tình trạng du khách tự thuê thuyết minh viên phục vụ riêng cho đoàn của họ khi đến tham quan tại các điểm du lịch, kể cả các hướng dẫn viên nước ngoài không được phép hoạt động.

Việc quá tải lượng du khách tại các điểm du lịch hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững trong phát triển du lịch tại Khánh Hòa như: (1) Lượng khách tập trung quá nhiều tại các bến cảng ra các đảo tham quan, tấp nập lượng tàu bè chờ đón khách du lịch. Tuyến đường giáp biển, thường xuyên là đường Trần Phú luôn xuất hiện cảnh bị ùn tắc các đoàn xe tour du lịch với tần suất vận chuyển khách du lịch tới các bến cảng quá dày; (2) Sự quá tải lượng khách du lịch xuất hiện tình trạng trốn thuế, cố tình lách luật để kinh doanh buôn bán, đặc biệt nghiêm trọng hơn là tình trạng người Trung Quốc đến Nha Trang thuê nhà ở lâu dài và kiêm luôn cả dịch vụ kinh doanh, buôn bán. Nhiều trường hợp thuê người Việt Nam đứng tên kinh doanh, nhưng thực chất là của người Trung Quốc nhằm trốn thuế, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương; (3) Nhiều tour du lịch của người Trung Quốc tới Nha Trang theo dạng sinh hoạt khép kín, sử dụng hầu hết các dịch vụ của chính người Trung Quốc kinh doanh quản lý. Lượng du khách là người Trung Quốc lên tới cả triệu lượt/năm, lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường cả trăm tấn/ngày. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp để khắc phục tình trạng quá tải tại các điểm du lịch như hiện nay.


4.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Khánh Hòa trong thời gian qua

4.3.1. Kết quả đạt được

Tiếp cận khoảng trống nghiên cứu, luận án nghiên cứu và giải quyết vấn đề phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững dưới ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời cũng vận dụng mô hình PTBV du lịch theo ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường. Tiếp cận khung phân tích lý thuyết theo ba trụ cột, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo chỉ tiêu đã xây dựng trên cơ sở kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá thêm tính bền vững của phát triển du lịch Khánh Hòa. Kết quả phân tích đánh giá đã cho thấy những chỉ tiêu tương đồng thể hiện được tính bền vững của du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua theo từng góc độ. Cụ thể, theo góc độ kinh tế, kết quả đạt được thông qua một số điểm nổi bật như: (1) Tốc độ tăng trưởng lượt khách trong và ngoài nước cũng như doanh thu tăng đều liên tục qua các năm cho thấy mức độ phát triển lâu dài và ổn định, (2) Mức độ đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách địa phương, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng địa phương, (3) Thu hút được nhiều nhà đầu từ vào phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch với chất lượng và tầm ảnh hưởng quốc tế. Theo góc độ xã hội, kết quả đạt được đó là (1) Đã thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch và tạo cơ hội cho du lịch được phát triển hướng đến tính bền vững; (2) Đã chú trọng hơn đến công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, phát huy giá trị văn hóa của địa phương nhằm hỗ trợ du lịch phát triển bền vững. Dưới góc độ môi trường, môi trường du lịch Khánh Hòa vẫn được đánh giá đang trong ngưỡng quy định, tuy nhiên trước những tác động đã và đang có nguy cơ tổn hại đến môi trường sinh thái, các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch cũng như du khách và cộng động địa phương phải luôn có ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường vì một mục tiêu PTBV du lịch. Vì vậy cần phải xây dựng chiến lược phát triển luôn gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường để đảm bảo cho phát triển du lịch hiện tại mà không làm tổn hại đến tương lai.

Ngày đăng: 07/08/2022