cầu du khách cũng phần nào làm thay đổi cảnh quan môi trường. Hoạt động sân golf sử dụng nhiều nước có thể đe dọa những khu vực phải chia sẽ nguồn nước với các đối tượng khác và việc sử dụng một số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không chỉ gây tổn hại đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người (Sân golf Vinpearl và sân golf Dimond bay). Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học rừng, biển do khai thác quá mức nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu của du khách.
Việc phát huy và khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch phải đảm bảo sự đa dạng về sinh học, toàn vẹn về lãnh thổ, phát triển ở hiện tại nhưng không tổn hại đến tương lai, tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn diễn ra nhiều vụ khai thác lâm sản không được phép và săn bắt thú rừng bất hợp pháp.
Để đảm bảo sự đa dạng về sinh học, khai thác tài nguyên phục vụ du lịch nhưng phải có ý thức bảo vệ và tái tạo do đó Ban quản lý Vịnh Nha Trang đã thành lập Đội công tác truyên truyền tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cảnh quan Vịnh Nha Trang, biển, hải đảo Việt Nam và các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học cho các đối tượng là người dân, các tố chức xã hội, các doanh nghiệp, các đoàn thể quần chúng trong tỉnh. Phối hợp với 16 trường học tổ chức Chương trình giáo dục môi trường biển cho các em học sinh nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan, tài nguyên trong Vịnh Nha Trang. Ngoài ra còn vận động nhiều cá nhân, tổ chức trồng trên 05 ha rừng ngập mặn tại Đầm Bấy và bắt hàng nghìn con sao biển gai nhằm góp phần cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học.
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa theo góc độ xã hội giai đoạn 2011-2019 cho thấy những chỉ tiêu đánh giá đã phản ánh được tính bền vững trong phát triển du lịch như: Đã thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch và tạo cơ hội cho du lịch được phát triển hướng đến tính bền vững; Đã chú trọng hơn đến công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, phát huy giá trị văn hóa của địa phương nhằm hỗ trợ du lịch PTBV. Điều này có ý nghĩa đóng góp nhất định trong vấn đề tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo cho địa phương, cải thiện đời sống vật chất và tăng mức thu nhập ổn định và cao hơn, tạo cơ hội cho cộng đồng được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch. Phát triển du lịch thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội
ngày càng cao, đóng góp thu ngân sách từ du lịch góp phần bảo vệ di sản, tu bổ, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên qua đánh giá cũng cho thấy về trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động chưa cao, chưa đồng đều, còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, sự bất cập trong đào tạo và thực tiễn. Đồng thời cộng đồng địa phương mặc dù đã được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch tuy nhiên sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch vẫn chưa cao và còn hạn chế.
4.2.2.6 Đánh giá tính bền vững phát triển du lịch Khánh Hòa bằng phương pháp chuyên gia dưới góc độ xã hội
Để bình luận thêm tính bền vững của phát triển du lịch Khánh Hòa, tác giả kết hợp đánh giá PTBV du lịch bằng phương pháp chuyên gia dưới góc độ xã hội. Bằng cách tiếp tục thực hiện tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, đào tạo và kinh doanh du lịch tại Khánh Hòa. Mỗi chuyên gia sẽ được yêu cầu trình bày mức độ đồng ý với một chỉ tiêu cụ thể liên quan đến vấn đề PTBV du lịch tại Khánh Hòa trong thời gian qua bằng thang đo Likert với mức độ đánh giá từ (1) Rất không đồng ý; đến (5) Rất đồng ý. Kết quả đánh giá được thể hiện cụ thể như sau:
Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự bền vững dưới góc độ xã hội. Đối với nhóm chỉ tiêu này, nếu chuyên gia đánh giá điểm số bình quân càng cao hơn mức điểm trung bình 3,0 thể hiện tính bền vững tăng dần. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu: Tỷ lệ việc làm ngành du lịch ngày càng tăng lên được đánh giá cao hơn mức trung bình nhiều (4,09/5). Trong khi có nhiều chỉ tiêu được đánh giá chưa cao so với kỳ vọng: vấn đề an ninh, trật tự; vấn đề an toàn cho du khách; vấn đề bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa. Đặc biệt, so với đánh giá bền vững dưới góc độ kinh tế, những kết quả đánh giá bình quân chung về tính bền vững dưới góc độ xã hội cao hơn. Kết quả này tương đồng với phân tích về đóng góp của du lịch Khánh Hòa đã được chỉ ra trong phân tích thực trạng ở trên sẽ là cơ sở quan trọng cho Khánh Hòa xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển du lịch tỉnh nhà dưới góc độ xã hội trong thời gian tới.
Bảng 4.13: Tính bền vững trong phát triển du lịch dưới góc độ xã hội
Trung Bình | Độ lệch chuẩn | Thứ tự | |
Tỷ lệ việc làm ngành du lịch ngày càng tăng lên | 4.09 | .292 | 1 |
Mức độ tham gia của cộng đồng vào du lịch ngày càng nhiều | 3.97 | .467 | 2 |
Mức độ hài lòng của người dân địa phương ngày càng tăng | 3.91 | .459 | 3 |
Các chính sách quản lý xã hội trong du lịch tốt hơn | 3.85 | .508 | 4 |
Mức độ bảo tồn các di sản văn hóa ngày càng tốt | 3.70 | .529 | 5 |
Duy trì các vật thể văn hóa tốt hơn | 3.67 | .540 | 6 |
Sự an toàn của du khách ngày càng tốt hơn | 3.58 | .561 | 7 |
Duy trì an ninh, trật tự tốt cho phát triển du lịch | 3.58 | .614 | 8 |
Bình quân chung của chỉ tiêu xã hội | 3.79 |
Có thể bạn quan tâm!
- Grdp Khánh Hòa Và Tỷ Lệ Thu Nhập Từ Dịch Vụ Du Lịch Giai Đoạn 2011-2019
- Phân Tích Hệ Số Cronbach Alpha Cho Các Thang Đo Trong Nghiên Cứu
- Tính Bền Vững Trong Phát Triển Du Lịch Dưới Góc Độ Kinh Tế
- Đánh Giá Tính Bền Vững Phát Triển Du Lịch Khánh Hòa Bằng Phương Pháp Chuyên Gia Dưới Góc Độ Môi Trường
- Kết Quả Đánh Giá Chuyên Gia Về Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân
- Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Du Lịch Khánh Hòa
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả(2019)
4.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch theo góc độ môi trường
4.2.3.1. Mức độ ô nhiễm không khí
Chất lượng môi trường không khí của tỉnh Khánh Hòa được đánh giá dựa theo số liệu được tổng hợp từ số liệu thu được của các trạm quan trắc môi trường nằm trong Chương trình quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa được thực hiện theo Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 17/3/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn đến năm 2020 tại Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể bao gồm 15 trạm quan trắc định kỳ và 02 trạm quan trắc không khí liên tục, tự động.
Mức độ ô nhiễm môi trường không khí hiện nay xuất phát từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải và các nguồn gây ô nhiễm khác như hoạt động xây dựng, hoạt động du lịch, dịch vụ.
Đối với hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, theo báo cáo của Chi cục bảo vệ môi trường Khánh Hòa, kết quả kiểm soát mức độ ô nhiễm giai đoạn 2018-2019 tại một số khu vực cụ thể như sau:
Hình 4.1: Kết quả quan trắc môi trường không khí tại Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang năm 2019
Hình 4.2: Kết quả quan trắc môi trường không khí định kỳ tại Công ty Thuốc lá nguyên liệu Khatoco năm 2019
Đối với hoạt động giao thông vận tải, trong những năm gần đây, do hoạt động du lịch phát triển, dẫn đến sự gia tăng đột biến lượng phương tiện vận tải hành khách, phần lớn tập trung chính tại các tuyến đường giao thông nội thị, cường độ giao thông liên tục,… tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn, là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư.
Đối với các tác nhân gây ô nhiễm đó là hoạt động du lịch, dịch vụ, một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt khi mà hoạt động du
lịch ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc gia tăng lượng du khách tới các điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên, nhu cầu cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải... do đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường càng lớn. Một số cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, nhà hàng nằm gần kề trong khu dân cư, đã phát sinh mức ồn vượt quá quy chuẩn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân tại khu vực. Đặc biệt là thời gian ban đêm các hoạt động sau 22h, mức ồn quy định theo quy chuẩn là dưới 55dBA đối với khu vực thông thường, tuy nhiên các cơ sở có hoạt động phát sinh tiếng ồn lớn như karaoke, nhà hàng,… thường khó duy trì thấp hơn mức quy định này.
Theo đánh giá chung của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Khánh Hòa, hiện nay mức độ ô nhiễm không khí đang nằm trong ngưỡng quy định. Tuy nhiên trước sự gia tăng về hoạt động xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, khu đô thị, khách sạn, nhà hàng, mật độ cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng dày đặc trong lòng thành phố, lưu lượng giao thông gây ùn tắc, vấn đề xử lý tiếng ồn, nước thải, rác thải sinh hoạt hàng ngày tại các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng ngày càng nhiều... đây chính là những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí nếu không có sự kiểm soát và xử lý tốt từ ban đầu là điều không thể tránh khỏi.
Do đó để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở hiện tại cũng như trong tương lai, cần phải có những quy hoạch xây dựng trong dài hạn, quy hoạch mật độ xây dựng hợp lý, quy hoạch cơ sở hạ tầng được đầu tư phải có đầy đủ các hệ thống xử lý kèm theo đúng quy định để luôn đảm bảo được môi trường không khí không vượt ngưỡng quy định.
Bởi lẽ môi trường không khí trong lành không chỉ ảnh hưởng đến sự thu hút và bảo vệ sức khỏe cho du khách mà còn là để bảo vệ sức khỏe cho chính cộng đồng người dân địa phương. Vì vậy cần nâng cao ý thức trách nhiệm chung tay của cộng đồng, của du khách và sự phối hợp quản lý của cơ quan chính quyền địa phương, của các chủ thể kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo vì một môi trường không khí trong lành cho địa phương Khánh Hòa nói chung và cho hoạt động du lịch nói riêng.
4.2.3.2. Xử lý chất thải
Xử lý chất thải là một trong những chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch dưới góc độ môi trường, xử lý chất thải tốt góp phần tạo môi trường trong lành đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sức khỏe con người.
Theo kết quả thống kê giai đoạn 2016-2019, khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:
Bảng 4.14: Khối lượng chất thải rắn
Loại Chất thải rắn | Khối lượng phát sinh (tấn/ngày) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Chất thải rắn sinh hoạt | 1.075,65 | 86,08 |
2 | Chất thải rắn công nghiệp thông thường | 169 | 13,52 |
3 | Chất thải rắn y tế nguy hại | 0,924 | 0,07 |
4 | Chất thải rắn nguy hại | 4 | 0,32 |
Tổng khối lượng | 1.249,57 | 100 |
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa
Qua bảng trên cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ lệ lớn nhất, cụ thể trong giai đoạn 2016-2019 chất thải rắn sinh hoạt được thống kê như sau:
Bảng 4.15: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Năm | Khối lượng phát sinh (tấn/ngày) | |
1 | 2016 | 605,72 |
2 | 2017 | 807,26 |
3 | 2018 | 1.028,2 |
4 | 2019 | 1.075,65 |
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khá lớn tăng dần theo từng năm, chiếm tỷ lệ 86,08% trong năm 2019, đặc biệt là ở các trung tâm thành phố, trở thành vấn đề sức ép đối với môi trường. Điều này đáng quan ngại hơn khi vào mùa du lịch cao điểm, hoặc thời điểm tổ chức các lễ hội, các sự kiện chính trị kinh tế - văn hóa - xã hội. Vấn đề quản lý chất thải rắn như thế nào cho hiệu quả là trọng tâm của những chính sách phát triển môi trường hướng đến bền vững. Áp lực hơn nếu quản lý chất thải rắn không hiệu quả khu vực đô thị, các trung tâm, các khu điểm du lịch sẽ là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng dân cư địa phương cũng như
cảnh quan đô thị và ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách cũng như cảm nhận của du khách về môi trường du lịch Khánh Hòa.
Theo Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011- 2020, trong giai đoạn 2011 đến 2015, mục tiêu tái chế, tái sử dụng 60% lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị thì tỉnh Khánh Hòa chưa đạt được mục tiêu này. Các bãi rác của tỉnh không có dây chuyền phân loại rác, việc tái sử dụng rác thải phụ thuộc chủ yếu vào "đội ngũ nhặt rác" tự phát của người dân. Một số điểm du lịch chưa có hệ thống xử lý rác thải riêng, mà xử lý tại chỗ hoặc xử lý bằng phương pháp chôn lấp, do đó tình trạng xả rác thải tại các khu bãi tắm vẫn xảy ra thường xuyên (khu du lịch Suối hoa lan, thác Yangbay, khu du lịch Nhân Tâm…). Phần rác thải được phân loại chủ yếu là các thanh, mẩu kim loại, nhựa, giấy… có thể tái chế được tại các cơ sở tái chế hạt nhựa và thu mua phế liệu chỉ chiếm từ 5%-10% lượng rác tại các bãi rác. Do vậy, tài nguyên có thể tái chế, tái sử dụng từ rác thải đang được chôn lấp gây lãng phí và sẽ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Đối với việc xủ lý chất thải nguy hại, hiện nay tỉnh Khánh Hòa có 02 dự án liên quan đến xử lý chất thải nguy hại đang được triển khai: ô chôn lấp chất thải nguy hại tại Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Lương Hòa do Công ty cổ phần môi trường đô thị Nha Trang quản lý và Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp do Công ty Cổ phần môi trường Khánh Hòa làm chủ đầu tư tại thị xã Ninh Hòa.
Trước thực trạng về vấn đề xử lý chất thải rắn hiện nay, cần phải có giải pháp cụ thể để xử lý chất thải rắn một cách triệt để hợp vệ sinh bởi việc quản lý chất thải rắn không hợp lý là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, tác động ảnh hưởng đến việc giảm lượng khách du lịch dẫn đến giảm nguồn thu, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển ngành du lịch tại địa phương. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các Sở, ngành địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch trong việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân và doanh nghiệp thông qua tổ chức nhiều hoạt động nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường" nhân ngày Ngày Môi trường thế giới ngày 05 tháng 6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,…với mục tiêu hướng đến tính bền vững cho môi trường phát triển du lịch Khánh Hòa.
4.2.3.3. Chất lượng môi trường biển và cảnh quan du lịch
Trong những năm gần đây do tác động mạnh mẽ của phát triển du lịch đặc biệt là du lịch biển vì vậy các khu vực bãi biển Khánh Hoà đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm nguyên nhân là do các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải, tình trạng buôn bán hàng rong của người dân và khách du lịch vứt rác và thức ăn dư thừa tùy tiện. Mặt khác, ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận chuyển khách du lịch, phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm... gây ảnh hưởng suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển đáng báo động.
Theo báo cáo của Chi cục bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, chất lượng nguồn nước được thống kê như sau:
Bảng 4.16: Hệ thống nước thải
Các khu chức năng | Nước thải (m3/ngày) | Nguồn tiếp nhận | |||
Nước thải sinh hoạt | Nước thải công nghiệp | Tổng cộng | |||
1 | Khu bán đảo Hòn Gốm và vùng phụ cận | 39,6 | 52,3 | 91,9 | Vùng ven biên lân cận hoặc thấm vào đất |
2 | Khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang và các đảo phụ cận | 1,5 | 21,9 | 23,4 | Chuyển vào bờ để xử lý |
3 | Khu vực Nam Tu Bông đến Nam đèo cổ Mã | 0 1 | 0 | 0 | |
4 | Khu vực thị trấn Vạn Giã và vùng phụ cận | 57 | 31,8 | 88,8 | Vùng ven biển lân cận hoặc thấm vào đất |
5 | Khu vực Đông Bắc Ninh Hòa và Lạc An | 0,4 | 0,1 | 0,5 | Thấm vào đất |
6 | Khu vực Dốc Lết | 75,9 | 5 | 80,9 | Vùng ven biển lân cận hoặc thấm vào đất |
7 | Khu vực đô thị trung tâm cũ thị xã Ninh Hòa và vùng phụ cận | 7,3 | 3,2 | 10,5 | Thấm vào đất |
8 | Khu vực hai bên quốc lộ 26B | 6,8 | 27,1 | 33,9 | Thấm vào đất |
9 | Khu vực phía Đông và Đông Bắc Hòn Hèo | 182,6 | 454 | 636,6 | Vùng ven biển lân cận hoặc thấm vào đất |
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa