Các Cảnh Quan Du Lịch Tự Nhiên Tiêu Biểu

Mạng lưới sông, suối, hồ cùng với đặc điểm địa hình đã tạo nên một số thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ có giá trị DL mà điển hình là thác Bản Giốc trên sông Quây Sơn (Trùng Khánh), hồ Thăng Hen (Trà Lĩnh) đã được khai thác phục vụ DL, ngoài ra, với hệ thống sông suối ngắn và dốc ở Cao Bằng có thể khai thác phát triển DL mạo hiểm…

Tuy nhiên, địa hình núi bị chia cắt mạnh nên vào mùa nước lũ, ở các sông suối nhiều khi gây ra lũ lụt, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, gây sạt lở nghiêm trọng. Vào mùa khô lại thiếu nước, có nơi không đủ nước ăn và nghiêm trọng nhất là vùng cao, nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người.

2.1.2.4. Đa dạng sinh học

Đối với hoạt động DL, lớp phủ thực vật, đặc biệt là rừng có vai trò tương đối quan trọng. Rừng ở Cao Bằng thuộc một số kiểu như rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh với quần hợp dẻ, sâu sâu xen một số loài rụng lá, kiểu rừng nhiệt đới ẩm xanh quanh năm. Trên các đai cao thường gặp kiểu rừng ôn đới trên núi và loài chiếm ưu thế là đỗ quyên, trên núi đá xuất hiện loại rừng lá kim.

Trong rừng ở Cao Bằng có nhiều loại gỗ quý, thông, tre, đỗ quyên, kim giao, pơmu…Nhiều loại dược liệu quý như đẳng sâm, sa nhân, tam thất, một số loại rau rừng như rau ngót, dạ hiến hiện nay đang được ưa chuộng…và các loại cây ăn quả nổi tiếng của vùng cao như lê Đông Khê, mận Đồng Mu, hạt dẻ Trùng Khánh, quýt Trà Lĩnh, mác mật,…

Bên cạnh sự đa dạng của quần thể thực vật, rừng Cao Bằng có nhiều loại động vật quý hiếm cần được bảo vệ, các loài thú: hổ, gấu, sói đỏ, khỉ, sơn dương, hươu, nai, báo; loài chim: trĩ đỏ, gà tiền mặt vàng, dù dì phương đông, vẹt, khướu; bò sát: tắc kè, rắn cạp nong, rắn hổ mang chúa, kỳ đà, rùa núi vàng, tê tê…

2.1.2.5. Các cảnh quan du lịch tự nhiên tiêu biểu

Các hợp phần tự nhiên nói chung và tài nguyên thiên nhiên nói riêng của Cao Bằng là một trong những cơ sở để phát triển DL. Về phương diện lãnh thổ, các hợp phần này kết hợp với nhau tạo nên các tổng thể tự nhiên ở các cấp khác nhau (Hình 2.2).


Hình 2.2. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Cao Bằng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tác giả: Nông Thị Anh. Lớp Địa lí học K22A (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng)

* Thác Bản Giốc

Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 7

Thác Bản Giốc được xem như một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam, là thác nước lớn thứ 4 thế giới và lớn nhất châu Á trong các thác nước nằm trên biên giới giữa các quốc gia, nằm trên biên giới Việt - Trung (thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh), cách TP Cao Bằng 89 km theo tỉnh lộ 206 về phía Bắc, cách thị trấn Trùng Khánh 26 km.

Thác nằm trên dòng sông Quây Sơn, chảy từ Trung Quốc sang tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê rồi chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn. Khi đến xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, dòng chảy quanh chân núi Cô Muông đến cánh đồng Đàm Thủy. Đến đây, dòng sông được tách ra thành nhiều nhánh rồi đột ngột hạ thấp, tạo thành thác Bản Giốc, sau đó đổ về phía Trung Quốc. Với độ cao 53m, rộng 300m, thác có 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau với những tên gọi khác nhau như Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Ngà Chang, Ngà Vài, Ngà Rằng, Thoong Áng,…. Thác Bản Giốc với những vẻ đẹp, ưu thế riêng, được xếp hạng cấp quốc gia năm 1998, đã và đang được đầu tư và ngày càng thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.

* Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao (theo tiếng Tày có nghĩa là động Hổ) là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Động nằm trong lòng núi đá vôi cách Thác Bản Giốc 3km (thuộc bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh). Theo số liệu khảo sát của đội khảo sát Hoàng gia Anh năm 1995, động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính, phong cảnh động rất đẹp với những hình thù độc đáo như hình người, căn phòng “trướng rủ màn che”, búp sen ngược khổng lồ, cột chống trời, ruộng bậc thang, cây xương rồng, thác vàng, núi bạc… Các nhũ đá như mọc từ dưới lên, thả từ trên xuống, nhũ nằm ngang, nhũ thẳng đứng, nhũ to, nhũ nhỏ chồng lên nhau, đan xen vào nhau, màu sắc lấp lánh. Động Ngườm Ngao hiện nay vẫn giữ được vẻ

hoang sơ, mang đậm sắc thái Việt Bắc đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là danh thắng quốc gia, đã và đang thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

* Động Dơi

Động Dơi (tiếng địa phương: Ngườm Ca Khào) là thắng cảnh đẹp do thiên nhiên hàng nghìn năm kiến tạo thành, nằm ở giữa lưng chừng núi thuộc xóm Lũng Rúm, xã Đồng Loan, huyện Hạ Lang, cách trung tâm huyện 20 km. Động nằm trong lòng dãy núi đá vôi cách đường dân sinh khoảng 700m; động tương đối lớn, có chiều sâu gần 1.000m, độ cao trung bình khoảng 40m. Năm 2014, Động Dơi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là thắng cảnh Quốc gia.

* Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, cách TP Cao Bằng 25 km. Về nguồn gốc, có thể trước đây miền núi đá này bị bào mòn hoặc bị nước đục khoét sụt xuống thành các thung bị bùn sét lắng đọng không thoát nước mà hình thành hồ. Hồ ở độ cao khoảng 500 - 600 m so với mặt nước biển có hình thoi, chiều dài khoảng 3000m, chiều rộng hơn 1000m, gồm 36 hồ, trong đó có 7 hồ lớn có tên Thăng Ghị Rằng, Thăng Lỏng, Thăng Luông, Thăng Nặm Chá, Thăng Ghiều, Thăng Hoi, hồ chính và lớn nhất là hồ Thang Hen (theo tiếng địa phương có nghĩa là hồ giữ nước) [19], nước xanh quanh năm ngay cả trong mùa lũ và không bao giờ cạn nước. Hồ có thượng nguồn là hang Thăng Hen, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Năm 2002, hồ Thăng Hen đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận là KDL sinh thái của tỉnh Cao Bằng.

* Phja Đén - Phja Oắc

Tổng diện tích tự nhiên là 24.631 ha [43], gồm các xã Thành Công, xã Phan Thanh, xã Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc thuộc huyện Nguyên Bình. Với độ cao từ 1.500 m - 2.500 m so với mặt biển, khí hậu mát mẻ trong lành, nhiệt độ trung bình từ 18 - 250C. Nhiều hang động và vẫn còn giữ được diện

tích rừng nguyên sinh, hệ sinh thái đa dạng có tính sinh học rất cao với nhiều loại động thực vật quý hiếm như hà thủ ô đỏ, tam thất, gà đen, các loại rau quả ôn đới, các loại côn trùng dùng cho nghiên cứu khoa học và sưu tập, đã tạo tiền đề quan trọng cho phát triển nhiều loại hình DL khác nhau như: DL sinh thái, DL văn hoá,... Đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây chủ yếu là dân tộc Dao có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, có cấu trúc nhà ở và ngành nghề riêng biệt, có thể khai thác bản sắc văn hóa cộng đồng.

* Hồ Khuổi Lái

Hồ Khuổi Lái rộng 72 ha, nước trong xanh, phẳng lặng quanh năm, cảnh quan thơ mộng. Có thể khai thác các chương trình DL sinh thái, câu cá, săn bắn, du thuyền dạo quanh hồ…

Ngoài những điểm DL tự nhiên tiêu biểu trên, còn có các điểm có thể phát triển DL sinh thái kết hợp với các loại hình DL khác như: khu vực Pác Bó (Hà Quảng), rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình), đèo Mã Phục (Trà Lĩnh), Ngườm Khu, Ngườm Én (Hạ Lang), Khu sinh thái Ngườm Lầm Nặm Khao (Phục Hòa).

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1.3.1. Di tích văn hóa - lịch sử

Với lịch sử hình thành lâu đời và trải qua nhiều thời đại, Cao Bằng có nhiều DTLS có giá trị. Theo thống kê đến nay, trên địa bàn tỉnh có 92 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 25 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đây là một nguồn TNDL quan trọng có khả năng thu hút khách DL ở trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. (Phụ lục 2)

Những di tích có giá trị DL tập trung chủ yếu ở các huyện Hòa An (10 di tích), TP Cao Bằng (4 di tích), huyện Nguyên Bình (4 di tích) và rải rác ở các huyện [15]. (Hình 2.2)

Hệ thống di tích đã được xếp hạng được chia ra làm 2 nhóm với các giá trị khai thác DL khác nhau là di tích lịch sử - văn hóa và di tích lịch sử - cách mạng.

* Di tích lịch sử - cách mạng

Nhóm DTLS - các mạng: là nhóm di tích chủ đạo của Cao Bằng. Trong số 25 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (2 DTQGĐB) thì có tới 20 DTLS cách mạng, chiếm hơn 70% di tích quốc gia, có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác phát triển các sản phẩm DL về nguồn, tham quan, tìm hiểu. Trong đó, đáng chú ý nhất là DTQGĐB Pác Bó, đây là 1 trong 9 di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quốc gia.

Đa số các di tích cách mạng đều tập trung ở huyện Hòa An (8 di tích), TP Cao Bằng (2 di tích), huyện Hà Quảng (2 di tích) trên một trục không gian thống nhất.

- Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng):

Di tích nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, sát biên giới Việt - Trung, cách TP Cao Bằng khoảng 55 km. Là một quần thể DTLS - văn hóa vô giá, đặc biệt quan trọng có ý nghĩa đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng, cả nước và Quốc tế. Quần thể khu di tích với hơn 50 điểm di tích [8], gắn liền với cuộc đời hoạt động Cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều sự kiện chính trị quan trọng của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1941 - 1945, chia thành 4 cụm di tích. Trong đó, có 42 di tích gốc [8] tiêu biểu như cột mốc 108 - nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài, núi Các Mác, suối Lê Nin, nền nhà ông Lý Quốc Súng và hang Pác Bó - nơi Bác chọn làm chỗ ở và nơi làm việc, hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (trên núi Các Mác), bàn đá “chông chênh dịch sử Đảng”,

Với tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử, Pác Bó trở thành khu DTLS đặc biệt quan trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 548/QĐ - TTg về việc công nhận DTLS Pác Bó là DTQGĐB, là điểm DL Đỏ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tham quan, tri ân, DL sinh thái.

- Di tích "Dấu chân Bác Hồ"

Nhiều di tích gắn liền với quá trình hoạt động của Bác ở Cao Bằng đã và đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư tôn tạo như: Khu di tích cách mạng Nà Sác; Di tích nhà ông Mã Văn Hản; Di tích hang Bó Tháy; Di tích Kéo Quảng; Ngôi nhà ông Lã Văn Ho; Di tích Vườn Cam; Nhà ông Hoàng Văn Thông và ông Nông Văn Lường; Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình)

Gồm các di tích: đồn Phai Khắt (Xã Tam Kim), đồn Nà Ngần (xã Hoa Thám), nhà trưng bày, rừng Trần Hưng Đạo (4 di tích) của huyện Nguyên Bình, cách TP Cao Bằng 50km về phía tây nam. Ngày 09/12/2013, Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg.

Đây là khu rừng nguyên sinh còn giữ được vẻ hoang sơ, có khí hậu mát mẻ quanh năm với nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 15 - 200C. Khung cảnh thiên nhiên của rừng Trần Hưng Đạo là địa điểm lý tưởng cho các chương trình nghiên cứu, DL lịch sử, DL sinh thái. Với ý nghĩa là nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 22 - 12 - 1944), khu di tích là điểm đến rất giá trị cho các tour DL “về nguồn”.

- Khu di tích anh hùng liệt sĩ Kim Đồng:

Kim Đồng (tức Nông Văn Dền), sinh tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Kim Đồng là Đội trưởng của Đội nhi đồng cứu quốc. Tháng 8/1942, Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Nà Mạ. Là thiếu niên nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm, 5 giờ sáng ngày 15 - 2- 1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của Ban Việt Minh, khi phát hiện giặc đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng và anh dũng hy sinh khi vừa tròn 14 tuổi (1929 -1943). Khu di tích được xây dựng trên quê hương Kim Đồng, gồm các công trình: mộ Kim

Đồng, tượng đài Kim Đồng, trước tượng có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngát, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, sinh hoạt văn hóa.

- Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng chiến dịch biên giới năm 1950

Cách TP Cao Bằng 60 km, đi theo đường QL 4, tại Nà Lạn, xã Đức Long huyện Thạch An. Khu di tích do Bộ Tư lệnh Quân Khu, Quân khu I, Quân khu II và tỉnh Cao Bằng phối hợp xây dựng, được đưa vào sử dụng ngày 19/05/2004, thể hiện đạo lý cao cả “Uống nước nhớ nguồn” đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc.

Khu gồm có hai phần: Nhà tưởng niÖm, được thiết kế với kiến trúc nhà sàn hiện đại, trưng bày những hình ảnh, hiện vật liên quan tới hoạt động của Bác trong chiến dịch và Cụm tượng đài Bác Hồ ngồi quan sát trận đánh trên núi Báo Đông thuộc làng Nà Lạn xã Đức Long huyện Thạch An. Là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp quan sát, chỉ huy mặt trận chiến dịch biên giới 1950. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 2004. Để đến được tượng đài trên núi Báo Đông phải đi qua 845 bậc đá, được chia thành 79 cung bậc, tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác, sẽ trải nghiệm hành chình băng rừng, leo núi; tại những vị trí lưng chừng núi hiểm trở - nơi mà Bác Hồ Chọn làm vị trí quan sát chỉ huy chiến dịch biên giới.

- Di tích lưu niệm Hoàng Đình Giong

Di tích này ở làng Nà Toàn, xã Đề Thám, TP Cao Bằng, nơi sinh ra và nuôi dưỡng đồng chí Hoàng Đình Giong. Đồng chí là người dân tộc Tày, sinh năm 1904 là một trong những Đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và cũng là người trực tiếp rèn luyện và xây dựng Đảng bộ Cao Bằng. Di tích được xếp hạng năm 1998.

* Di tích lịch sử - văn hóa

Nhóm DTLS văn hóa chủ yếu liên quan đến thời kỳ lịch sử Lê, Mạc như đền Vua Lê (Hòa An), thành Nà Lữ (Hòa An), thành Nhà Mạc, đền Kỳ Sầm,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023