Hiện Trạng Khách Du Lịch Và Tổng Thu Từ Du Lịch Giai Đoạn 2005 - 2015

hội. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo nên một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội. Còn phần hội diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên, trong hội thường có những trò chơi dân gian. Đánh giá ý nghĩa của lễ hội phục vụ mục đích DL cần chú ý đến các chỉ tiêu về thời gian diễn ra lễ hội và quy mô của lễ hội.

- Làng nghề truyền thống: là làng nghề cổ truyền được hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sản phẩm kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động, tư duy triết học, tâm tư tình cảm của con người. Các làng nghề truyền thống góp một phần quan trọng vào sự phong phú của các sản phẩm DL, bao gồm cả giá trị vật chất (hàng lưu niệm) và phi vật chất (giá trị nghệ thuật, kỹ năng tạo ra các sản phẩm đó...).

- Các đối tượng DL gắn với dân tộc học: có ý nghĩa với DL là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc,…Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình, có địa bàn cư trú nhất định, có sức hấp dẫn riêng đối với khách DL, nhất là khách DL quốc tế.

- Các sự kiện văn hóa - thể thao: như các trung tâm khoa học, các trường học, thư viện lớn, các bảo tàng, nhà hát, triển lãm mỹ thuật, sự kiện thể thao trong nước và quốc tế...thu hút khách DL đến tham quan, nghiên cứu, vui chơi với nhiều mục đích khác nhau.

Ngoài ra, các đặc sản địa phương, các món ăn dân tộc cũng là những là những tài nguyên DL nhân văn độc đáo, đặc biệt hấp dẫn du khách.

1.1.5.3. Các nhân tố khác

* Dân cư - lao động

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Nhu cầu DL của con người tùy thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư. Cần phải nghiên cứu, phân tích kết cấu dân số, đó là nhân tố thúc đẩy DL phát triển.

* Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm xuất hiện nhu cầu DL, ra đời hoạt động DL. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu về DL càng lớn, chất lượng dịch vụ càng đa dạng. Hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển DL. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình công nghiệp hóa là tiền đề nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng thêm khả năng thực tế tham gia vào hoạt động nghỉ ngơi DL, hoàn thiện cơ cấu hạ tầng và tạo cho DL có bước phát triển vững chắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

* Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch

Nhu cầu nghỉ ngơi, DL và sự thay đổi của nó là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển DL. Nhu cầu nghỉ ngơi, DL mang tính chất KT-XH và là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe và khả năng lao động, thể chất và tinh thần.

Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 5

* Điều kiện sống

DL phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độ nhất định. Mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội tăng lên, các điều kiện sống khác liên tục được cải thiện, các phương tiện giao thông tăng lên góp phần phát triển rộng rãi hoạt động DL, tăng cường tính cơ động của nhân dân trong quá trình nghỉ ngơi.

* Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Tình hình chính trị trên thế giới trong nước và thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển DL và hướng đi của các luồng du khách, đặc biệt là khách

quốc tế. DL chỉ có thể phát triển trong tình hình chính trị hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

* Cơ sở hạ tầng

CSHT nói chung là tiền đề cần thiết cho sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào, nó có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh DL.

- Hệ thống giao thông vận tải: là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự tồn tại của các điểm DL vì thực chất DL là một chuyến đi ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của du khách, cần phải đưa họ tới các điểm, tuyến DL, đi mua sắm,… nó phụ thuộc vào mạng lưới và phương tiện giao thông. Hệ thống đường xá, cầu cống và các phương tiện giao thông thuận tiện sẽ giảm bớt thời gian di chuyển, tăng thời gian lưu trú của khách.

Việc phát triển giao thông giúp khai thác nhanh chóng các nguồn tài nguyên DL mới. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng, DL sẽ trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách DL trong nước và quốc tế. Trong đời sống KT-XH hiện đại nói chung cũng như trong ngành DL không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc, đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời. Du khách có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin về điểm đến, về tour DL. Tạo cơ hội tốt nhất cho quảng bá DL.

- Hệ thống điện và cấp, thoát nước: Điện và nước là điều kiện không thể thiếu để đáp ứng các nhu cầu bức thiết của cuộc sống con người hiện nay, đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của khách DL. Hệ thống điện đảm bảo cho các thiết bị phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí được vận hành thông suốt. Hệ thống cấp, thoát nước vừa đảm bảo cung cấp nước sạch, vừa đảm bảo xử lý các nguồn nước thải ra môi trường của điểm đến, đảm bảo sự trong sạch cho môi trường.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

CSVCKT DL đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm DL cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm

năng DL nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách DL. CSVCKT DL bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa DL nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách DL.

- Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú: Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú của ngành DL bao gồm các công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn, ngủ, giải trí cho khách DL. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn, ngủ) khi họ sống ngoài nơi thường trú của họ. Các cơ sở này có thể chịu sự quản lý của tổ chức, doanh nghiệp DL hoặc có thể hoạt động độc lập. Chúng được phân hạng tùy theo chuẩn và mức độ đồng bộ của dịch vụ có trong đó.

Các cơ sở lưu trú là các cơ sở thương mại kinh doanh buồng giường hay các căn hộ nhằm phục vụ khách vãng lai hay khách đến nghỉ ngơi. Các cơ sở lưu trú được phân chia thành nhiều loại: các cơ sở lưu trú DL xã hội, nhà khách, khách sạn trung chuyển DL, khách sạn thông thường, khách sạn DL lớn.

- Các cơ sở vui chơi, giải trí: Bộ phận này chủ yếu là các công trình nhằm tạo điều kiện cho khách DL trong vui chơi, rèn luyện sức khỏe nhằm mang lại sự thích thú hơn về kỳ nghỉ hoặc thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. CSVC của bộ phận này bao gồm các trung tâm thể thao, phòng tập, bể bơi, sân tenis, các công viên, khu vui chơi, giải trí…

- Cửa hàng, dịch vụ: nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của khách DL là chủ yếu, bán các mặt hàng đặc trưng cho DL, hàng thực phẩm, đồ lưu niệm…

1.1.6. Phát triển du lịch trong xu thế hội nhập

1.1.6.1. Các quan điểm về hội nhập

Về ngữ nghĩa, “hội nhập” có nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa chung nhất là hành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại (tụ hội, tụ nhóm).

Khái niệm hội nhập xuất phát từ phương Tây và được sử dụng nhiều từ giữa thập niên 90 trở lại đây. “Hội nhập là quá trình chủ động gắn kết của từng

nước về một hay nhiều lĩnh vực khác nhau với khu vực và thế giới trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương” [29].

Hội nhập diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, biểu hiện rõ nhất là hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế là quá trình từng bước xây dựng nền kinh tế mở, gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và thế giới. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia nhập các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu (WTO, APEC,…) trong đó các thành viên quan hệ, ràng buộc nhau theo những quy ước đã được cam kết.

Quá trình hội nhập quốc tế đã phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, diễn ra trên nhiều cấp độ: song phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, thu hút hầu hết các nước trên thế giới. Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc và toàn diện hơn, luôn xuất hiện những thời cơ và thách thức đan xen, nếu nắm bắt được thời cơ thì các nước có nhiều cơ hội đẩy nhanh quá trình phát triển KT - XH, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

1.1.6.2. Xu thế hội nhập trong phát triển du lịch

Sự phát triển của DL với tư cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật khách quan của xu thế hội nhập. Hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển DL không thể bó hẹp trong một lãnh thổ “khép kín” mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Lượng khách quốc tế đến là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định mức độ hấp dẫn, danh tiếng của các địa điểm DL, hình ảnh của quốc gia. Đã có nhiều tổ chức DL của thế giới và khu vực được thành lập như UNWTO, PATA, ASEANTA. Nhiều quốc gia đã gia nhập các tổ chức DL trong khu vực và quốc tế, tham gia ký kết các hiệp định về phát triển DL khu vực và liên quan đến khu vực như: phát triển các tuyến DL xuyên Á, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, miễn thị thực xuất nhập cảnh, giảm giá các dịch vụ, hợp tác kinh doanh, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực,…

* Những cơ hội:

Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào các nước đang phát triển. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng DL khi tiếp cận xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động DL, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá DL, đưa hình ảnh quốc gia đến gần hơn với thế giới và tranh thủ được sự hỗ trợ của thế giới và khu vực.

Tạo vị thế bình đẳng trên trường quốc tế, tranh thủ được lợi thế và uy tín của các tổ chức DL khu vực và thế giới để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh trong mối quan hệ quốc tế.

Tạo điều kiện mở rộng thị trường về quy mô và khả năng tiếp cận. Thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ quản lý và kinh doanh từ các nước bạn.

* Những thách thức:

Thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập DL toàn cầu là sẽ chịu tác động mạnh mẽ những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, tài chính tại các nước đối tác. Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt về dòng vốn đầu tư, thu hút khách, chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia giữa các nước đang phát triển so với các nước có sự phát triển mạnh về DL. Nảy sinh những bất cập trong môi trường pháp lý do sự khác biệt về nhiều vấn đề liên quan đến thông lệ quốc tế và phong tục tập quán

Cơ chế quản lý, về trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, tổ chức hoạt động kinh doanh DL có sự khác biệt, chênh lệch trong hệ thống quản lý hiện đại giữa các nước.

* Các vấn đề đặt ra

Cần có sự thống nhất giữa chiến lược phát triển ngành của các địa phương với chiến lược phát triển ngành của quốc gia, đảm bảo tiến trình hội nhập, không làm tổn hại đến bản sắc riêng của địa phương.

Phát triển DL có trọng tâm, trọng điểm, xác định những mũi nhọn để tập trung đầu tư là đòn bẩy, tạo hạt nhân động lực cho vùng lân cận phát triển.

Hội nhập để phát triển DL cần song song với phát triển bền vững, không làm mất đi các giá trị truyền thống và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Do đó phải có biện pháp khai thác, bảo tồn, tôn tạo hợp lý đảm bảo phát triển lâu dài.

Cần quan tâm đến hiệu quả xã hội của hoạt động DL, vận động sự tham gia của dân cư địa phương vào hoạt động DL và đảm bảo cộng đồng được hưởng lợi từ hoạt động DL.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam

Nước ta nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới, có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu và hội nhập quốc tế, lại có tiềm năng thiên nhiên, di sản văn hóa đa dạng và phong phú bậc nhất trong khu vực.

Các vùng núi có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ như cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang) với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hạ Long (Quảng Ninh). Với hơn 200 hang động có khả năng khai thác phục vụ DL, có sức hấp dẫn đặc biệt. Tiêu biểu có động Phong Nha, đặc biệt hang động Sơn Đoòng (Quảng Bình) là hang động kỳ vĩ nhất thế giới, đây là kỳ quan thiên nhiên đã thu hút truyền thông thế giới trong năm 2014 - 2015, kênh truyền hình Mỹ ABC đã thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp tại Sơn Đòong, thu hút 5 triệu khán giả Mỹ đón xem. Ngoài ra còn có Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Pác Bó, Ngườm Ngao (Cao Bằng).

Hệ thống các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình, vùng biển ven bờ có

khoảng 2773 hòn đảo lớn nhỏ cùng 125 bãi biển phong cảnh đẹp cùng với một nền văn hóa đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời, phong phú về di sản văn hóa. Đặc biệt, nước ta có 22 di sản thế giới tại Việt Nam với 2 di sản thiên nhiên, 5 di sản văn hóa, 1 di sản hỗn hợp, 9 di sản văn hóa phi vật thể, 4 di sản tư liệu, 1 công viên địa chất toàn cầu [44]. Đó là nguồn tài nguyên vô cùng vô giá để Việt Nam trở thành một điểm sáng trên bản đồ DL thế giới.

Lượng khách DL quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015 tăng nhanh từ 3.468.000 lên 7.944.000 lượt khách, khách DL nội địa cũng tăng trưởng mạnh, đến 2015 số khách nội địa đạt 57 triệu lượt khách [34] (Hình 1.1), tăng 48% so với năm trước.

Tổng thu từ khách DL năm 2015 đạt 338 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế về thu nhập chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực. (Hình 1.1.)

Triệu lượt Nghìn tỉ đồng


60

50

40

30

20

10

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

400

350

300

250

200

150

100

50

0


Quốc tế Nội địa Doanh thu


Hình 1.1. Hiện trạng khách du lịch và tổng thu từ du lịch giai đoạn 2005 - 2015‌

Nguồn: Tổng cục Du lịch, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13462, ngày 31/12/2015

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023