Đổi Mới Và Nâng Cao Nhận Thức Về Vai Trò Của Phát Triển Nhân Lực Ngành Du Lịch


3.4.1.5. Đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nhân lực ngành du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần đẩy mạnh thông tin mới về du lịch, các sự kiện du lịch của TP cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch nắm. Tuyên truyền để các tổ chức này đổi mới hoạt động đào tạo theo hướng thích nghi với nhu cầu xã hội.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức để các doanh nghiệp hiểu rõ được tầm quan trọng, lợi ích của đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thông qua tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, các ấn phẩm du lịch, chương trình quảng bá du lịch nâng cao hình ảnh nghề du lịch; giáo dục du lịch, văn minh du lịch đến mọi người dân; tuyên truyền làm thay đổi quan điểm của xã hội về việc dạy và học nghề ...

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển nhân lực ngành Du lịch. Mở các lớp tập huấn kiến thức về du lịch cho cán bộ chính quyền địa phương, cho các ngành liên quan như hải quan, hàng không.

Chú trọng giáo dục các môn học địa lý, lịch sử ở các cấp học phổ thông để giúp học sinh có kiến thức nền tảng về đất nước, con người Việt Nam. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các trường đào tạo du lịch kết hợp với các trường phổ thông định hướng, khuyến học và hướng nghiệp thu hút học viên lựa chọn theo học nghề du lịch.‌

3.4.2. Nhóm giải pháp về giáo dục đào tạo

3.4.2.1. Đổi mới chương trình, kiện toàn hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy

Thời gian qua, mặc dù bản thân các trường du lịch đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo với những thay đổi mạnh mẽ trong nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo… song việc đào tạo ở các cấp học vẫn chưa đạt chuẩn, đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Các trường phải chú trọng nâng cao chất lượng đào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


tạo, đổi mới chương trình học, như vậy mới có thể đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 12

- Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức cho tất cả các chức danh nghề nghiệp cụ thể trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch từ quản lý, giám sát đến nhân viên các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở vui chơi giải trí.

- Xây dựng chương trình, bồi dưỡng kiến thức cho lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các phòng văn hóa thông tin; các cán bộ, công chức viên chức ngành du lịch.

Các chương trình đào tạo về du lịch cần phải được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề của từng nghề cụ thể với các trình độ cụ thể và phù hợp tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN. Cần tham khảo các chương trình đào tạo của nước ngoài, tiêu chuẩn kỹ năng nghề của dự án EU, các chương trình đào tạo của các tập đoàn, các chuỗi khách sạn, các phương pháp đào tạo khoa học và hiện đại nhằm đảm bảo tính thực tiễn, khả dụng và tiên tiến.

Cần đa dạng hóa hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch theo yêu cầu của thị trường và hội nhập quốc tế. Phát triển đủ 4 cấp từ sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng và đại học. Đảm bảo tính liên thông lên trình độ cao hơn trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành nghề để tránh học lại những kiến thức, kỹ năng đã được học gây lãng phí thời gian và tiền bạc của người học. Việc đào tạo du lịch ở bậc đại học cần được dựa trên và kế thừa việc đào tạo nghề để đảm bảo đào tạo ra những cử nhân du lịch thành thạo các kỹ năng nghề lại có kiến thức, kỹ năng quản lý.

Vì nhân lực du lịch được đào tạo trong nhiều cấp học với thời gian học và định hướng nghề nghiệp khác nhau, nên không lấy tiêu chuẩn nghề làm chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo, mà các tiêu chuẩn nghề du lịch cần được chuyển thành chương trình đào tạo cụ thể, phù hợp mỗi cấp học.


Chuyển đổi việc xây dựng chương trình môn học theo niên chế sang chương trình modul, đào tạo theo tín chỉ, tạo điều kiện cho người lao động trong ngành du lịch có thể phát triển việc học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Bên cạnh đào tạo tập trung, bài bản, dài hạn về kiến thức chuyên ngành, cần chú trọng phải đào tạo truyền nghề, bù đắp, bổ sung những kiến thức, kỹ năng còn thiếu, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

Mời các chuyên gia, giảng viên du lịch đến các khu du lịch hoặc đến các điểm tham quan tìm hiểu, nắm bắt thực tế để xây dựng nội dung chương trình học cho phù hợp.

Ngoài ra, trong chương trình học cần chú trọng đến việc cung cấp kĩ năng giao tiếp và xử lý tình huống, cung cấp kiến thức về các nền văn hóa, luật pháp, về nhu cầu, sở thích, thói quen, tập quán giao tiếp ứng xử của khách du lịch quốc tế và trong nước, … Bên cạnh đó cần giảng dạy kiến thức về môi trường sinh thái như các giá trị du lịch sinh thái, tác động môi trường sinh thái với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong chương trình học có ít nhất một chương nói về nghề nghiệp trong lĩnh vực đó để người học mường tượng ra viễn cảnh tương lai của họ và giúp người học biết chú ý những gì trong thời gian thực tập.

Một vấn đề cần chú ý trong đào tạo nhân lực du lịch là du lịch là một ngành dịch vụ, do đó đào tạo du lịch chủ yếu đào tạo nghề, chú trọng kỹ năng thực hành, đi thực tế. Để sinh viên r n luyện những kĩ năng nghiệp vụ, các trường cần tạo điều kiện cho các em được thực hành như một nhân viên thực thụ, hay đi thực tập tại doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn... trong thời gian xen kẽ với thời gian học. Theo kinh nghiệm của Thái Lan và Nhật, thời gian thực hành cần chiếm 1/3 thời gian đào tạo. Qua đó, người lao động có điều kiện tiếp xúc thực tế và biết quan tâm, đầu tư vào những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai, có thể đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp khi ra trường mà không bỡ ngỡ.

Về đào tạo ngoại ngữ, cần xây dựng chương trình và đào tạo thang chuẩn tiếng Anh cho lĩnh vực du lịch. Các trường phối hợp tổ chức Anh ngữ quốc tế xây dựng chương trình học phù hợp với yêu cầu thực tế, nâng cao cơ sở vật chất, trang


thiết bị phục vụ cho việc học ngoại ngữ. Tổ chức các câu lạc bộ, đội, nhóm giao lưu các chủ đề về du lịch bằng tiếng Anh để sinh viên có điều kiện r n luyện kĩ năng giao tiếp tiếng Anh. Khuyến khích, ưu đãi cho sinh viên học thêm một số ngoại ngữ hiếm như tiếng Pháp, Nhật, Hàn,… để đáp ứng thị trường khách du lịch từ nhiều quốc gia khác nhau.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo: Việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tiên tiến theo kịp thực tế ngành du lịch sẽ đào tạo ra những lao động có kĩ năng nghiệp vụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Do đó các trường cần khai thác các nguồn kinh phí từ dự án trong nước, của nước ngoài, các chương trình của Chính phủ, sự hợp tác hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn, cân đối chi để xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc dạy và học. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị giảng dạy.

Xây dựng cơ sở thực hành riêng cho nhà trường gắn kinh doanh với đào tạo là một xu hướng phát triển hay cho các trường đào tạo về du lịch. Việc làm này giúp cho sinh viên có nơi thực tập, lại tăng thu nhập cho nhà trường. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn, Nhà nước cần tạo điều kiện về đất đai, hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, khuyến khích các trường trong quá trình triển khai giải pháp này.

Để giải quyết thiếu thốn, khó khăn trước mắt về cơ sở vật chất, các trường cần tăng cường phối hợp liên kết các doanh nghiệp, các Ban ngành liên quan để hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại nâng cao kỹ năng thực hành tay nghề cho sinh viên. Liên thông, kết hợp đào tạo với một số cơ sở dạy nghề hoặc các doanh nghiệp du lịch, khách sạn; Liên kết tổ chức thực hành ở các nhà hàng, khách sạn để sinh viên có điều kiện thực hành, trải nghiệm thực tế.

3.4.2.2. Đào tạo nhân lực theo nhu cầu Doanh nghiệp

Để phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch một cách bền vững, lâu dài, cần chú trọng đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng gắn với nhu cầu của DN. Các trường phải chủ động thường xuyên cập nhật các thông tin


về du lịch để có chương trình giảng dạy thích hợp bắt kịp xu hướng phát triển. Cần phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tiến hành đánh giá chất lượng lao động phục vụ du lịch qua ý kiến của du khách, từ đó xây dựng các giải pháp cụ thể, thiết thực, kịp thời nâng cao chất lượng đào tạo. Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện đào tạo theo nhu cầu, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tạo điều kiện cho các trường gặp mặt doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến của họ về các chương trình đào tạo, thay đổi hoặc bổ sung các học phần, bổ sung các kỹ năng, đổi mới phương pháp đào tạo. Hình thành bộ phận chuyên trách về đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Tổ chức thực hiện

Bước 1: Các trường cần chủ động phối hợp với Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP, Viện Nghiên cứu phát triển TP, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu và phân tích thị trường lao động, xu hướng phát triển kinh tế, cập nhật các thông tin về du lịch kết hợp chủ động gặp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, để xác định nhu cầu đào tạo cụ thể về số lượng, nghề, vị trí công việc cần đào tạo; tiêu chuẩn dịch vụ của đơn vị đặt hàng, thời gian và cách thức đào tạo; các yêu cầu khác…

Đánh giá chính xác nhu cầu đào tạo sẽ giúp các đơn vị đào tạo biết được nhu cầu đào tạo, đặc biệt là nhu cầu cụ thể về chất lượng đào tạo để các đơn vị điều chỉnh, định hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, của ngành.

Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu, nhà trường xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo theo những yêu cầu của doanh nghiệp và thực tế ngành. Sau đó, nghiên cứu phương pháp giảng dạy cho phù hợp, cuốn hút người học.

Bước 3: Thực hiện chương trình đào tạo theo chương trình đã xây dựng.

Bước 4: Theo dõi thông tin phản hồi về mức độ đáp ứng yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp để có điều chỉnh cần thiết. Gặp gỡ trao đổi, phỏng vấn các cá nhân đã tham gia chương trình đào tạo để biết về kết quả giảng dạy như thế nào.


Tiếp cận các doanh nghiệp xem đánh giá của doanh nghiệp về sự tiến bộ của các cá nhân được đào tạo. Song song đó, tìm hiểu các công việc thực tế có liên quan đến chuyên ngành đào tạo tại các đơn vị, tổ chức, địa phương, xã hội thông qua đi thực tế một số cơ sở sử dụng nhân lực để biết cụ thể hơn về chất lượng đào tạo. Việc đánh giá kết quả học tập cần dựa vào hành vi và kết quả làm việc thực tế, những thay đổi hành vi, kết quả làm việc của nhân viên để từ đó có sự điều chỉnh cho thích hợp với nhu cầu thực tế.

3.4.2.3. Đào tạo lại

Để kịp thời nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực hiện có, trước tiên cần đẩy mạnh công tác đào tạo lại nguồn nhân lực đang sử dụng trong ngành du lịch thông qua hình thức đào tạo tập trung hoặc đào tạo tại chỗ.

Tổ chức thực hiện

Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP cần:

- Lập kế hoạch đào tạo dài hạn, nhằm chuyên nghiệp hóa công tác đào tạo, đồng thời tạo điều kiện cho việc chuẩn hóa đội ngũ lao động trong ngành.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP phối hợp với Hiệp Hội Du lịch, Câu lạc bộ Hướng dẫn viên Du lịch tổ chức các buổi chuyên đề để giúp đội ngũ Hướng dẫn viên cập nhật kiến thức và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau về nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Phối hợp với các bảo tàng, tham quan và khu vui chơi giải trí tổ chức các buổi chuyên đề hoặc các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch dành cho Thuyết minh viên (bằng hình thức đào tạo tại chỗ hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức) để nâng cao chất lượng phục vụ cho du khách.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp tập huấn du lịch dành cho Lực lượng quản lý khách sạn, Lễ tân, buồng, Tài xế, thuyền viên và người lái phương tiện trên phương tiện đường thủy nội địa.

- Tăng cường đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, của các Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch do EU, Luxembourg tài trợ.


- Phát triển đào tạo viên để các doanh nghiệp có thể tự đào tạo nhân viên tại doanh nghiệp. Cần tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là EU trong phát triển đào tạo viên đạt chuẩn quốc tế.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong du lịch đối với lao động tại các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí…

Đối với doanh nghiệp: Thông qua hình thức đào tạo tại chỗ mời giáo viên, liên kết với các cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo tại cơ sở kinh doanh du lịch và tại các trung tâm dạy nghề. Các doanh nghiệp cần đưa ra những yêu cầu cụ thể, đầy đủ mà các thành viên trong công ty phải đạt được, trình độ nghiệp vụ mà mỗi người phải đạt được trong từng giai đoạn... để các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình phù hợp với thực tế nhu cầu của doanh nghiệp.

3.4.2.4. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao

Đội ngũ giảng viên du lịch có vai trò quan trọng, quyết định trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. Do đó, cần có chính sách để phát hiện, đào tạo sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên du lịch không những về chuyên ngành du lịch mà còn bồi dưỡng cả về ngoại ngữ và phương pháp dạy hiện đại, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có trình độ sư phạm và kĩ năng nghề, nhất là trình độ thực hành.

Các trường cần xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên du lịch và phải không ngừng tuyển chọn nhân sự, đào tạo lại lực lượng giảng viên du lịch, nâng tầm trình độ giáo viên theo yêu cầu của các mô hình đào tạo mới, có khả năng gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động của ngành Du lịch.

Do đặc thù của ngành du lịch, các trường cần chủ động liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các giảng viên đến các cơ sở doanh nghiệp cập nhật các kiến thức mới, học tập một số mô hình hoạt động kinh doanh thực tiễn. Đồng thời, đẩy mạnh việc cử giáo viên ra nước ngoài tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức hiện đại, công nghệ đào tạo mới. Đây là biện pháp khá hiệu quả nhằm tăng cường số lượng cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ


giảng viên, giáo viên tại các cơ sở đào tạo du lịch của TP. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là cầu nối liên kết giữa các đơn vị đào tạo du lịch trong và ngoài nước tạo cơ hội để đội ngũ giảng viên, đào tạo viên trong ngành có cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Đồng thời, nhà trường có thể mời các chuyên gia, các thợ ở các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn lớn tới giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế trong nghề.

Tổ chức các sân chơi cho đội ngũ giảng viên, đào tạo viên trong ngành nhằm nâng cao ý thức tự r n luyện, ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lòng yêu nghề.

Tôn vinh các giảng viên giỏi, giảng viên lâu năm có công sức đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

Có cơ chế khuyến khích cho giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học. Tạo điều kiện cho giáo viên được vay tiền mua nhà ở với lãi suất ưu đãi. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giảng viên, cải cách chế độ tiền lương, mức lương đảm bảo đời sống của giáo viên và gia đình, từ đó các giáo viên yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

3.4.3. Liên kết, hợp tác và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nhân

lực

Liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa 3

nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đây chính là biện pháp trọng tâm để các cơ sở giáo dục có thể đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường nguồn nhân lực du lịch.

3.4.3.1. Liên kết, hợp tác giữa 3 nhà: Nhà nước - Nhà trường- doanh nghiệp

Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý, tạo cơ chế phối kết hợp giữa các bên liên quan đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch, đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về nguồn nhân lực du lịch làm cơ sở cho đào tạo và sử dụng lao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022