Biện Pháp Phát Triển Marketing Du Lịch Tại Cao Bằng

Việc chú trọng phát triển chính sách Marketing đồng bộ, hiệu quả trong đó quan tâm đến chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách con người sẽ góp phần làm giàu cho xã hội, tạo nguồn thu cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

4.1.2.2. Mục tiêu văn hóa xã hội

Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng nhằm mục tiêu giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, lành mạnh, đồng thời khai thác hợp lý các di tích lịch sử, văn hóa và những phong tục tập quán tiêu biểu cho nền nghệ thuật dân gian đặc sắc. Tiếp thu kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa có chất lượng cao của cả nước và nước ngoài để đa dạng hóa sản phẩm du lịch địa phương

Bên cạnh đó, phát triển ngành du lịch có sự kết hợp hài hòa giữa các tổ chức Nhà nước và khu vực tư nhân nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương, mở mang dân trí, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt là ở cùng sâu, vùng xa.‌

4.2. Biện pháp phát triển Marketing du lịch tại Cao Bằng

Cao Bằng có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, cầ n thực hiện nhiều chính sách nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển dịch vụ du lịch. Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Cao Bằng, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh, trong thời gian tới đây phải có đầu tư công tác Marketing du lịch của tỉnh Cao Bằng để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng mang lại lợi ích thiết thực cho hoạt động du lịch nói riêng và sự phát triển chung của tỉnh Cao Bằng.

4.2.1. Nâng cao nhận thức về Marketing Du lịch, đưa Marketing Du lịch trở thành điểm nhấn xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Cao Bằng

Để phát triển Marketing du lịch tại Cao Bằng, trước hết phải nâng cao nhận thức về Du lị ch và Marketing du lịch, đặc biệt là về vai trò to lớn của Marketing trong việc tạo lập và khai thác thị trường khách du lịch. Nhận thức này trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động Marketing Du lịch, gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh du lịch, do đó để đạt được hiệu quả trong việc nhận thức này, cần tác động

vào tất cả tri giá, nhận thức, quan điểm, hành động. Xuất phát từ vấn đề, ngành du lịch có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của địa phương, là ngành tiên phong dẫn đầu chuyển dịch cơ cấu sang dịch vụ, phát huy thế mạnh kinh tế địa phương và nâng cao đời sống nhân dân. Đầu tiên cần nâng cao nhận thức và kiến thức từ một bộ phận các nhà quản lý kinh tế và du lịch của tỉnh. Việc mời một chuyên gia nước ngoài đến thuyết giảng về vai trò và lợi ích của Marketing du lịch, hoặc nhấn mạnh tác động của công tác Marketing du lịch của các địa phương lân cận đến hiệu quả kinh doanh du lịch sẽ có tác động đến nhận thức từ đó có ảnh hưởng tích cực đến các nhà quản lý, để có chính sách hoạch định và chiến lược Marketing hợp lý cho Du lịch Cao Bằng.

4.2.2. Tổ chức, khai thác, phát triển du lịch vớ i cá c ngà nh liên quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

* Uỷ ban nhân dân Tỉnh và các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Ca o Bằ ng từ cá c quyế t đị nh và văn bả n phá p luậ t để cá c đơn vị kinh doanh lữ hà nh phá t triể n tố t nhấ t ; có kế hoạch xây dựng các dự án chi tiết ở các cụm, điể m du lị ch trọ ng điể m , xem xé t cá c dự á n ưu tiên , tạo nguồn vốn ngân sá ch cho công tá c xú c tiế n – quảng bá du lịch (có thể huy động từ các doanh nghiệp du lịch và trích từ lệ phí phục vụ du lịch ), đồ ng thờ i tậ p trung bả o vệ cả nh quan , môi trườ ng tạ i cá c khu điể m du lị ch có kế hoạ ch dự trữ đấ t đai phá t triể n du lị ch ; tậ p trung nguồ n vố n đầ u tư xây dự ng cá c khu vui chơi giả i trí và du lị ch thể thao , kế t cấ u hạ tầ ng tạ i cá c khu du lị ch, tuyế n du lị ch trọ ng điể m.

* Sở Văn hoá , Thể thao và Du lị ch tỉ nh C ao Bằ ng dà nh vố n đầ u tư để giữ gìn, nâng cấ p nhữ ng di tí ch lị ch sử , văn hoá đã đượ c xế p hạ ng quan trọ ng trên đị a bàn tỉnh, đặ c biệ t là khu vự c hang Pá c Bó , thị xã Cao Bằng và vùng phụ cận , giải quyế t triệ t để tì nh trạ ng lấ n chiế m, xâm phạ m di tí ch.

Biện pháp phát triển marketing du lịch tại Cao Bằng - 10

* Uỷ ban Nhân dân Tỉnh thí điểm cổ phần hoá những khách sạn , nhà hàng của Nhà nước làm ăn kém hiệu quả , nhằ m thu hú t vố n đầ u tư , giải thể các doanh nghiệ p là m ăn thua lỗ , chuyể n mụ c đí ch sử dụng của những cơ sở du lịch đã có đầu tư phá t triể n song không đem lạ i hiệ u quả kinh tế .

* Sở Giao thông Vậ n tả i tiế n hà nh khả o sá t đầ u tư mớ i , nâng cấ p cá c cơ sở hạ tầng (đườ ng, cầ u, .. ) tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, vậ n chuyể n khá ch ;

Nâng cấ p nhữ ng tuyế n đườ ng bộ và đườ ng và o cá c khu danh lam thắ ng cả nh , di tí ch văn hoá .

* Sở Giá o dụ c – Đà o tạ o Cao Bằ ng chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý và kinh doanh du lịch, Marketing du lịch vớ i nhân viên điề u hà nh và hướ ng dẫ n du lị ch . Liên kết hợp tác với các trường đại học nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc) để bồi dưỡng cho cán bộ.

* Sở Công thương Cao Bằ ng chú trọ ng phá t triể n cá c khu mậ u dị ch tự do ở cử a khẩ u Tà Lù ng , Bằ ng Ca , tạo điều kiện phát triển dịch vụ thương mại và phát triể n du lị ch quá cả nh ở Cao Bằ ng.

* Cục Hải quan Cao Bằng đề xuất các văn bản pháp luật quy định về người và hành lý xuất nhập qua con đường du l ịch, nâng cấ p hệ thố ng trang thiế t bị và nhân viên kiể m tra, làm thủ tục nhanh chóng và gọn gàng cho khách , nâng cao trì nh độ chuyên môn , đả m bả o tá c phong nghiêm tú c , văn minh lị ch sự để khá ch du lị ch quố c tế có ấ n tượ ng tố t ngay từ lú c mớ i nhậ p cả nh.

* Ngành An ninh , Cục xuất nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng trong việ c cấ p hộ chiế u , thị thực cho khách du lịch nhập cảnh, quán triệt thái độ làm việ c vớ i khá ch du lị ch , giúp đỡ du khá ch xuấ t nhậ p cả nh thuậ n lợ i , dễ dà ng theo quan điể m đả m bả o an ninh quố c gia, an toà n cho du khá ch.

* Sở Tà i nguyên Môi trườ ng , Sở Khoa họ c – công nghệ và cá c ngà nh liên quan phố i hợ p để chỉ đạ o cá c vấ n đề về gì n giữ , bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan du lịch , giải quyết và khắc phục các sự cố về môi trường , để tạo điề u kiệ n cho phá t triể n du lị ch tố t nhấ t.

Trong công tá c tổ chứ c và thự c hiệ n cầ n chú ý : Sử dụ ng có hiệ u quả nguồ n vố n thu hú t , đầ u tư và o cá c lĩ nh vự c đem lạ i lợ i nhuậ n cao , mang tí nh cấ p thiế t , về lâu dà i sẽ tạ o đà cho du lị ch Cao Bằ ng phá t triể n và đem lạ i nguồ n thu cho ngân sách Nhà nước và lợi ích xã hội khác ; Hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh thông thườ ng để trá nh dà n trả i vố n trong khi nguồ n vố n đầ u tư cò n hạ n hẹ p ; Chú trọng đến ngành kinh doanh khách sạn đưa ngành này hoạt động kinh doanh đạt

hiệ u quả cao như cá c đị a phương lân cậ n đã thự c hiệ n tố t . Nguồ n vố n đượ c sử dụ ng hiệ u quả sẽ tạ o môi trườ ng kinh tế thuậ n lợ i cho sự phá t triể n kinh tế – xã hội nói

chung và du lị ch nó i riêng trên đị a bà n tỉ nh . Tập trung đầu tư thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất để được đầu tư xây dựng. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các ngành và toàn xã hội trong việc tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường và hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch để du lịch phát triển bền vững.

4.2.2. Xã hội hoá du lịch

Đối với tỉnh Cao Bằng, “Xã hội hóa du lịch” là định hướng thiết thực hơn cả. Không gì hiệu quả hơn việc người dân đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số cùng chung tay làm Marketing Du lịch. Chỉ có các bản sắc dân tộc thể hiện trong các nếp nhà sàn, những bóng áo chàm vốn là đặc trưng của miền đất Cao Bằng, mới thực sự thu hút khách tham quan.

Tuy nhiên, như đã trì nh bà y ở chương III , công tác xã hội hoá du lịch tại tỉnh Cao Bằng hiệ n nay thực hiện chưa tốt. Chủ trương xã hội hóa du lịch cầ n được thực hiện nhằm tranh thủ các nguồn lực của xã hội để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, vớ i cá c biệ n phá p sau:

Thứ nhất, chú trọng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quy hoạch phát triển du lịch; đảm bảo sự phân chia lợi ích hợp lý giữa các đơn vị kinh doanh du lịch và dân cư địa phương, nâng cao đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển dịch vụ du lịch ở đây gắn liền với lợi ích của dân cư địa phương, họ trực tiếp tham gia vào các dịch vụ như bán đồ lưu niệm, chụp ảnh, kinh doanh nhà hàng, khách sạn… Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh du lịch xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo, mang sắc thái riêng của Việt Bắc nói chung và Cao Bằng nói riêng , song song vớ i n âng cao chất lượng của sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và sinh thái.

Thứ hai, Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hoạt động du lịch để cho người dân hiểu, biết cách làm du lịch, tiến tới xã hội hóa du lịch. Đưa ý thức “bản làm du lịch, nhà làm du lịch, người làm du lịch”

đến từng cá nhân trong tỉnh, hiệu quả nhất qua biện pháp tuyên truyền đưa đến từng địa phương. Nâng cao ý thức của người dân về vai trò của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đem lại thu nhập bền vững.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao nhận thức cho người dân cũng như các thành phầ n kinh tế trong bảo vệ môi trường, cảnh quan các điểm du lịch, nâng cao nhận thức của người dân về các sản phẩm địa phương, như thổ cẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề, các món ăn ẩm thực ...; đồng thời chỉ đạo chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về văn hoá, du lịch, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch, bảo đảm xanh, sạch, đẹp và văn minh để thu hút ngày càng đông khách du lịch đến tham quan.

Bảo vệ tài nguyên DL

Xã hội hoá DL

Nâng cao hiệu quả DL

Phát triển XH

Hình 4.1. Lợi ích xã hội hoá du lịch


Phát triển KT

Nguồ n: Tác giả tổng hợp từ Internet

Hoạt động xã hội hoá được thực hiện tốt trước hết thể hiện trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, ngành liên quan chỉ đạo triển khai, đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong toàn ngành văn hoá, thể thao và du lịch, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Bằng những chính sách ưu đãi, tạo môi trường thông thoáng nhằm huy động được các nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển ngành du lịch song song với đẩy mạnh công tác tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, xây dựng các cụm, tuyến du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch… Ngoài chính sách hỗ trợ theo quy định của nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, thành lập

quỹ hỗ trợ phát triển, hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, nhất là các loại hình du lịch tại các gia đình, thôn, bản, các làng văn hoá - du lịch.

Tất cả các hoạt động xã hội hoá, dù dưới hình thức nào cũng đã góp phần ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển của ngành văn hoá, du lịch. Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững thì xã hội hóa du lịch nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển là điều cần thiết. Ngoài ra xã hội hóa sẽ dần tạo cho người dân tính chuyên nghiệp khi làm du lịch, đồng thời quan tâm giữ gìn các di sản văn hóa, thiên nhiên, đưa du lịch tỉnh phát triển ổn định và bền vững, xứng đáng là một địa danh du lịch lớn của cả nước.

4.2.3. Đị nh vị sả n phẩ m, phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu

Công tá c đị nh vị sả n phẩ m củ a cá c doanh nghiệ p kinh doanh du lị ch tạ i Cao Bằ ng là hế t sứ c cầ n thiế t . Du khách, giống như người tiêu dùng, cân đo chi phí và lợi ích từ những điểm đến cụ thể - sự đầu tư của họ về thời gian, công sức và nguồn lực so với lợi ích thu về hợp lý từ giáo dục, kinh nghiệm, vui thích, thư giãn và những ký ức về sau. Địa phương và doanh nghiệp du lịch cầ n cố gắng cạnh tranh về chi phí, giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa sự tiện lợi và tiện nghi. Ngoài những nguyên tắc cơ bản đó, du khách còn so sánh những ưu và khuyết điểm của các điểm đến cạnh tranh, như địa lý, sở thích đặc biệt, tiện nghi khá do đó ngoài việc tiếp thị cho điểm đến , còn cần tiếp thị những nét thu hút cụ thể và đặ c trưng củ a từ ng doanh nghiệ p, từ ng loạ i hì nh dị ch vụ mà đơn vị cung ứ ng cho khá ch hà ng .

Qua việc phân đoạn thị trường du lịch để xác định rõ không chỉ bao nhiêu du khách cần thu hút mà còn cần xác định đối tượng khách nào cần thu hút và chính sách riêng cho từng đối tượng khách. Phân đoạ n thị trườ ng khá ch theo khả năng chi trả (đườ ng cầ u và mứ c co giã n ), phân đoạ n theo mụ c đí ch đế n du lị ch củ a khá ch như chương III đã đề cậ p . Hiện tại, Cao Bằng đang lãng phí nguồn lực và tài nguyên khi cố gắng thu hút mọi đối tượng khách du lịch, không có chính sách riêng cho từng đối tượng nào. Có hai phương pháp để nhận dạng các nhóm mục tiêu tự nhiên, phương pháp thứ nhất là sưu tập thông tin về những du khách hiện có, như địa điểm đến, tới từ nơi nào, tại sao họ đến du lịch… Phương pháp thứ hai là kiểm

tra những điểm hấp dẫn của địa phương và dự đoán các loại hình du khách nào quan tâm một cách tự nhiên tới những điểm hấp dẫn đó [19, 7]. Qua tiến hành điều tra khảo sát và phân tí ch những đặc điểm hấp dẫn của du lịch của Cao Bằng (Phụ lục 2) và phân tí ch, có thể rút ra kết quả tương đối đồng nhất, thị trường mục tiêu hiệ n tạ i của Cao Bằng cầ n đị nh rõ là hướ ng đế n thị trường nội địa, chú trọng đối tượng khách tri

thức, cán bộ, tuổi đời tương đối cao; khách tham quan kết hợp hội thảo, thương mại; đối tượng khách trẻ ham mê khám phá. Với đối tượng khách tri thức, việc làm hài lòng khách tương đối khó khăn, đối tượng khách này thường ưa du lịch văn hóa, du lịch hội nghị, khả năng tiêu dùng không cao, tuy nhiên họ rất ham mê khám phá, tìm tòi và có thể quay trở lại nhiều lần. Một khi đã để lại ấn tượng tốt trong lòng khách, sẽ mang lại nhiều hiệu quả to lớn như các cơ hội đầu tư, hoặc các cơ hội phát triển văn hóa khác. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, thế hệ cựu chiến binh và những người trưởng thành trong kháng chiến - những người đánh giá cao về giá trị của di tích lịch sử của Cao Bằng, sẽ dần già nua không còn khả năng đi lại du lịch tham quan, và đến thời kỳ của các thế hệ sinh ra sau, với nhu cầu tiêu dùng cao và mức chi trả cao hơn nhưng độ quan tâm đến vấn đề văn hoá lịch sử có thể không bằng được lớp người đi trước. Do đó du lịch Cao Bằng cần có khả năng sẵn sàng phản ứng trước sự thay đổi của dân số và lối sống. Các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần hết sức quan tâm lưu ý.

Đối tượng khách trẻ ham mê du lịch thám hiểm, những ấn tượng độc đáo về cảnh quan, cách sinh hoạt của dân bản địa, ẩm thực sẽ làm họ hài lòng và khi trở về quảng cáo cho người thân, bạn bè hoặc chia sẻ trên các mạng xã hội, chính là một phương thức quảng cáo hiệu quả.

Thị trường tiềm năng khách du lịch Cao Bằng là những đối tượng khách chưa đến tham quan, thưởng ngoạn Cao Bằng, hoặc đến rồi song chưa có điều kiện đến thăm hết các địa chỉ du lịch. Ngành du lịch Cao Bằng cần coi trọng việc khai thác tận thu chi tiêu từ các đối tượng này, do đời sống nhân dân trong nước ngày càng cải thiện, nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh lao động căng thẳng, mệt mỏi, tận dụng tiềm năng du lịch rừng sinh thái rất có lợi cho sức khỏe, tận dụng những ưu thế mà thiên nhiên cảnh quan mang lại cho Cao Bằng

và khí hậu mát mẻ quanh năm ở nhiều vùng trong tỉnh để mở rộng việc du lịch sinh thái cho thị trường khách nội địa, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất của nhân dân, nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó Cao Bằng cũng có điều kiện phát triển du lịch hội thảo, nghiên cứu, vì vậy khách du lịch kết hợp hội thảo, công tác cũng là môt thị trường tiềm năng. Với đối tượng thị trường khách tiềm năng này cần có riêng một chính sách xúc tiến riêng. Hiện nay các đơn vị kinh doanh du lịch Cao Bằng tương đối bị động theo mùa vụ, nên ngành du lịch tỉnh Cao Bằng cần chủ động linh hoạt, liên lạc với các đơn vị kinh doanh lữ hành ở các địa phương khác, làm tốt công tác thị trường và tiếp thị, tùy theo mục tiêu đạt doanh số hay doanh thu mà phát triển thị trường.

Đối với riêng thị trường khách Trung Quốc, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Cao Bằng hàng năm, vì vậy ngành du lịch Cao Bằng cần đẩy mạnh khai thác thị trường hơn 50 triệu dân này. Hiện nay thủ tục du lịch của nhân dân Quảng Tây vào Cao Bằng du lịch đã được rút gọn và thuận lợi hơn rất nhiều, vì thế Cao Bằng cần đẩy mạnh: tổ chức thực hiện tốt Quyết định 229 của Tổng cục du lịch về Quy chế đón khách du lịch Trung Quốc bằng thẻ du lịch; Tập trung giải quyết những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút khách; mở rộng liên doanh, liên kết với tỉnh Quảng Tây, tổ chức các tour du lịch liên tỉnh đáp ứng nhu cầu của khách đi sâu vào nội địa.

4.3.4. Phát triển các chính sách Marketing cho du lịch Cao Bằng

4.3.4.1. Chính sách sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những việc mà các nhà đầu tư du lịch phải làm, nhằm mang đến những niềm vui, sự thích thú và cảm giác mới lạ cho du khách. Nếu các doanh nghiệp, địa phương trong tỉnh chú trọng đầu tư đa dạng hóa sản phẩm du lịch thì du lịch Cao Bằ ng sẽ có bước đột phá và phát triển mạnh.

a. Tổ chức các điểm, cụm, tuyến du lịch

Về điểm du lịch, tỉnh Cao Bằng cần ưu tiên đầu tư cho các điểm du lịch có sự độc đáo về tài nguyên và khả năng thu hút cao đối với du khách, trong đó đặc biệt ưu tiên cho các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và một số điểm du lịch triển vọng các của tỉnh.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí