2.2.5.1 Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN phân theo kỳ hạn
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo kỳ hạn tại Vietinbank – Bắc Hà
Nội
Đơn vị:tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | |||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Chênh lệch | ||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | |||||
Tổng dư nợ | 1.302,22 | 100 | 2.637 | 100 | 1.334,78 | 102,50 |
Ngắn hạn | 1.070,16 | 82,18 | 2.283,11 | 86,58 | 1.212,95 | 113,34 |
Trung và dài hạn | 232,06 | 17,82 | 353,89 | 13,42 | 121,83 | 52,50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh bắc Hà Nội - 1
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh bắc Hà Nội - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cho Vay Đối Với Dnvvn
- Bảng Kết Quả Hoạt Động Huy Động Vốn Của Vietinbank – Bắc Hà
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh bắc Hà Nội - 6
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh bắc Hà Nội - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ năm 2011 – 2012, phòng Khách hàng số 1)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 2.7, có thể thấy trong cơ cấu dư nợ theo thời hạn, năm 2011 dư nợ cho vay DNVVN ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là 82,18%, năm 2012 lên tới 86,58%. Việc DN vay vốn ngắn hạn chủ yếu là để nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động thiếu hụt, còn vay vốn trung dài hạn chủ yếu nhằm mua sắm máy móc, trang thiết bị, đổi mới dây chuyền sản xuất, thực hiện các phương án kinh doanh trong thời gian dài. Dư nợ trung và dài hạn về số tiền thì có sự tăng trưởng từ 232,06 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 353,89 tỷ đồng năm 2012, tăng 121,83 tỷ đồng, tuy nhiên; về tỷ trọng trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn thì dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm từ 17,82% năm 2011 xuống còn 13,42% năm 2012. Nguyên nhân của sự không tương ứng này là do trong năm 2012 số tiền trong tổng dư nợ tăng khá cao từ 1302,22 tỷ đồng năm 2011 lên 2.637 tỷ đồng năm 2012 tăng 1.334,78 tỷ đồng mức tăng cao hơn so với mức tăng của cho vay trung và dài hạn, vì vậy dù số tiền cho vay trung và dài hạn có tăng nhưng so với tỷ trọng tăng của tổng dư nợ thì tỷ trọng này vẫn còn khá thấp và giảm so với năm 2011. Mức chênh lệch trong cho vay ngắn hạn là 1.212,95 tỷ đồng tăng 113,34% so với năm 2011, trong khi đó chênh lệch trong cho vay trung và dài hạn chỉ tăng 121,83 tỷ đồng và chênh lệch 52,50% so với năm 2011, cho thấy CN đang tập trung chủ yếu vào việc cho vay ngắn hạn. Mặc dù, việc cho vay trung và dài hạn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho CN do lãi suất trong cho vay cao hơn, tuy nhiên cho vay trung và dài hạn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do đầu tư lâu dài, biến động thị trường lớn đòi hỏi nguồn vốn vay lớn, trong khi đó nhu cầu chủ yếu của các DNVVN
40
là vay ngắn hạn để đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong quá trình hoạt động của mình, vì vậy CN hạn chế trong cho vay trung và dài hạn, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn. Hơn nữa, CN nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung đang có xu hướng tăng cường công tác cho vay ngắn hạn đối với DNVVN để nhằm hỗ trợ trong nhu cầu vốn lưu động và nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh của các doanh nghiệp, tăng quá trình thu hồi vốn nhanh và góp phần tăng tính thanh khoản cũng như vòng quay vốn của CN.
2.2.5.2 Cơ cấu dư nợ với DNVVN phân theo ngành nghề
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành nghề
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | |||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Chênh lệch | ||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | |||||
Tổng dư nợ | 1.302,22 | 100 | 2.637 | 100 | 1.334,78 | 102,5 |
Nông-lâm-ngư nghiệp | 390,666 | 30 | 843,84 | 32 | 453,174 | 116 |
Thương mại, dịch vụ | 651,111 | 50 | 1.186,65 | 45 | 535,539 | 82,25 |
Công nghiệp, xây dựng | 234,399 | 18 | 527,4 | 20 | 293,001 | 125 |
Ngành khác | 26,044 | 2 | 79,11 | 3 | 53,066 | 203,8 |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ năm 2011-2012, phòng Khách hàng số 1)
Nhận xét:
Bảng 2.8, cho thấy đối tượng cho vay chủ yếu của CN tập trung vào các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, sau đó là các doanh nghiệp nông – lâm – ngư ngiệp, các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp, xây dựng và cuối cùng là các ngành khác.Tốc độ tăng trưởng cũng như thay đổi trong cơ cấu của mỗi ngành là khác nhau. Cụ thể là:
Đối với DNVVN trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, có sự tăng trưởng trong tỷ trọng cho vay. Năm 2011, dư nợ cho vay là 390,666 tỷ đồng, chiếm 30% trong tổng dư nợ của CN. Tới năm 2012, tăng lên 843,84 tỷ đồng, tăng lên 32% trong tổng dư nợ của CN và tăng 116% so với năm 2011. Trong năm 2012, CN đã áp dụng chính sách cho vay hỗ trợ cho vay đối với lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, tạo ra sự phát triển của ngành này trong cơ cấu kinh tế của xã hội, phát triển hoạt động kinh doanh, khai thác thủy hải sản và góp phần tăng trưởng kinh tế. Lĩnh vực thương mại và dịch vụ, là ngành mà các DNVVN lựa chọn nhiều nhất. Tỷ trọng dư nợ đối với ngành này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 chiếm 50% dư nợ cho vay, nhưng tới năm 2012 do CN áp dụng ưu đãi đối với lĩnh vực Nông-lâm-ngư
41
nghiệp và do sự phát triển của ngành này bị chững lại, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên tỷ trọng cho vay đã giảm xuống còn 45% so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2012 là năm nền kinh tế chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của Công nghiệp, xây dựng, cùng với nhịp phát triển ấy, tỷ trọng cho vay đối với các ngành này cũng tăng theo. Mặc dù, tỷ trọng trong cho vay của ngành này chỉ tăng nhẹ và tăng 2% so với năm 2011 nhưng chênh lệch lại tăng 125% so với năm 2011, sự chênh lệch không tương ứng này là do tổng dư nợ của năm 2012 tăng cao (tăng 102,50%) so với năm 2011, trong khi đó tỷ trọng của cho vay Công nghiệp và xây dựng chiếm ít hơn và tăng ít hơn so với mức tăng của tổng dư nợ (do các khoản vay trong lĩnh vực này thường khá lớn nên tỷ trọng vay không nhiều) nên tỷ trọng của ngành này chỉ tăng nhẹ về số liệu tương đối nhưng lại tăng mạnh về số tiền cho vay (từ 234,40 tỷ đồng lên 527,40 tỷ đồng). Đặc biệt, trong năm 2012 nhu cầu cho vay của các ngành khác đã tăng mạnh tăng 203,8% so với năm 2011. Mặc dù chỉ ở mức khiêm tốn 3% trong tổng dư nợ, song đây cũng là tín hiệu cho thấy sự phát triển của các ngành khác trong quá trình phục vụ cho nhu cầu của người dân trong thời kì nền kinh tế khủng hoảng.
2.2.5.3 Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | |||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Chênh lệch | ||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | |||||
Tổng dư nợ | 1.302,22 | 100 | 2.637 | 100 | 1.334,78 | 102,5 |
DNNN | 156,266 | 12 | 263,7 | 10 | 107,434 | 68,75 |
Công ty cổ phần | 286,49 | 22 | 659,25 | 25 | 372,76 | 130,11 |
Công ty TNHH | 377,644 | 29 | 817,47 | 31 | 439,83 | 116,5 |
DN có vốn đầu tư nước ngoài | 143,24 | 11 | 395,55 | 15 | 252,31 | 176,1 |
DN tư nhân | 338,58 | 26 | 501,03 | 19 | 162,45 | 47,97 |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ năm 2011-2012, phòng Khách hàng số 1)
Nhận xét:
Theo cơ cấu loại hình doanh nghiệp thì tỷ trọng Công ty TNHH (29%), DN tư nhân (26%) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (11%) đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay DNVVN của CN. Trong đó, phải kể đến tốc độ tăng của các
42
Công ty TNHH (tăng lên 31%, năm 2012) và DN có vốn đầu tư nước ngoài (tăng lên 15%, năm 2012), và tăng với tốc độ tương ứng lần lượt là 116,5% và 176,1% so với năm 2012. Điều này cho thấy, DN có vốn đầu tư nước ngoài và Công ty TNHH đã trở thành khách hàng truyền thống với nhu cầu về vốn lưu động là lớn và thường xuyên, cũng như có uy tín và trách nhiệm trong việc hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng. Việc dư nợ cho loại hình DN này liên tục tăng là một lợi thế trong hoạt động của CN nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Vì doanh số cho vay cũng như thu nợ của loại hình DN này là cao vì vậy lợi nhuận của CN luôn tăng qua các năm, hiệu quả của hoạt động cho vay tăng cao.
Số liệu từ bảng trêncho thấy cơ cấu cho vay của Công ty cổ phần cũng chiếm tỷ trọng khá cao (22%, năm 2011) đến năm 2012 tăng lên 25%, với tốc độ tăng trưởng 130,11%. Qua đó, ta có thể thấy, loại hình Công ty cổ phần đang là mục tiêu mà CN hướng tới trong hoạt động cho vay của mình thời gian tới. Chất lượng cho vay cũng như các nhu cầu về vốn của loại hình doanh nghiệp này khá đa dạng và cao, vì vậy, việc tăng trưởng cho vay đối với Công ty cổ phần là một trong những mục tiêu tăng trưởng dư nợ và lợi nhuận cho CN. Bên cạnh đó, DN tư nhân và DN nhà nước liên tục giảm trong thời gian qua. Năm 2011, DN tư nhân chiếm 26% tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ đối với DNVVN, tỷ trọng khá cao so với các loại hình DN khác, tuy nhiên; tới năm 2012 tỷ trọng này giảm xuống 19%. Thực tế, dư nợ đối với DN tư nhân vẫn tăng nhưng tốc độ tăng vẫn kém hơn so với các loại hình DN khác. Nguyên nhân là do thời gian qua DN tư nhân là loại hình DN chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém, nhiều DN dẫn tới tình trạng phá sản,…vì vậy để hạn chế rủi ro tín dụng, CN đã giảm tỷ trọng cho vay đối với các DN này, tăng dư nợ cho các DN khác mang lại lợi nhuận cho CN. DN nhà nước là loại hình DN mà có cơ cấu dư nợ chiếm tỷ trọng khá thấp (12%, năm 2011) và giảm xuống còn 10% năm 2012 nhưng tốc độ tăng vẫn là 68,75%. DN nhà nước là loại hình DN có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường và còn tồn tại nhiều khoản nợ chưa thể trả cho ngân hàng, vì vậy mà trong năm 2012 CN đã hạn chế trong cho vay đối với loại hình DN này.
2.2.6 Tỷ lệ nợ qúa hạn
Nợ quá hạn của toàn chi nhánh là 325,55 tỷ đồng chiếm 10% trong tổng dư nợ, trong đó tổng nợ qúa hạn đối với DNVVN là 18,88 tỷ đồng năm 2011 chiếm 0,55% trong tổng nợ quá hạn của toàn chi nhánh. Đây là một tỷ lệ rất nhỏ và an toàn. Tới năm 2012, tổng nợ quá hạn của CN tăng lên theo mức tăng của tổng dư nợ là 393,75 tỷ đồng nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 9% thực tế này cho thấy CN đã tập trung hơn vào việc giảm nợ quá hạn đối với DNVVN xuống còn 7,911 tỷ đồng và chỉ chiếm 2% trong tổng nợ qúa hạn của CN. Cụ thể mức giảm được thể hiện qua bảng sau:
43
Bảng 2.10:Tình hình nợ quá hạn của DNVVN tại Vietinbank – Bắc Hà Nội
phân theo nhóm nợ
Đơn vị:tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | |||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Chênh lệch | ||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | |||||
Dư nợ cho vay đối với DNVVN | 1.302,22 | 100 | 2.637 | 100 | 1.334,78 | 102,50 |
Tổng nợ quá hạn | 18,88 | 100 | 7,91 | 100 | (10,97) | (58,10) |
Trong đó: -Nợ nhóm 2 | 6,51 | 0,5 | 7,91 | 0.3 | 1.4 | 21,5 |
-Nợ xấu Trong đó: Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 | 12,37 7,42 4,95 0 | 0,95 60 40 0 | 0 0 0 0 | 0 0 0 0 | 0 | 0 |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ năm 2011-2012, phòng khách hàng số 1)
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng nợ nhóm 2 và nợ xấu của CN chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng và hệ thống NHTM nói chung. Nợ xấu và nợ nhóm 2 đều có tỷ trọng nhỏ hơn 1% cho thấy chất lượng tín dụng của CN đối với DNVVN trong thời gian qua là khá tốt và CN cũng đã có những biện pháp xử lý nợ xấu khá kịp thời và hiệu quả để không làm ảnh hưởng tới doanh thu cũng như hoạt động hiệu quả của CN. Cụ thể:
Về nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): là các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Trong dư nợ cho vay đối với DNVVN thì khoản nợ nhóm 2 là 6,51 tỷ đồng chiếm 0,5% trong tổng dư nợ năm 2011 tới năm 2012, khoản nợ nhóm 2 là 7,91 tỷ đồng tăng 1,39 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản nợ quá hạn chỉ là 0,3% thấp hơn so với năm 2011. Điều này cho thấy tỷ trọng nợ nhóm 2 của CN đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Mặc dù số tiền của nợ quá hạn có tăng lên nhưng tăng theo tổng dư nợ
44
đối với DNVVN, cho thấy CN đang cố gắng trong việc giảm tỷ trọng các khoản nợ nhóm 2 để đưa CN hoạt động hiệu quả hơn.
Về các khoản nợ xấu ( chủ yếu là nợ nhóm 3, 4 ): là các khoản nợ mà khách hàng không trả được một phần hay toàn bộ khoản vay (cả gốc và lãi) trong thời gian từ trên 181 ngày và khoản nợ không có khả năng thu hồi vốn. Theo bảng trên ta có thể thấy, nợ xấu của CN là 12,37 tỷ đồng năm 2011, chiếm 0,95% trong tổng dư nợ đối với DNVVN , tỷ trọng này khá cao so với nợ nhóm 2, trong đó nợ nhóm 3 là 7,42 tỷ đồng chiếm 60% trong tổng nợ xấu và nợ nhóm 4 là 4,95 tỷ đồng, chiếm 40%. Đây là điều mà CN cần chú ý trong quá trình hoạt động cho vay của mình. Sang năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay đối với DNVVN đã được xử lý toàn bộ và không còn nợ xấu trong tổng dư nợ đối với DNVVN. Để có được kết quả trên, CN trong quá trình cho vay đã thực hiện khá tốt các công việc như: thẩm định khách hàng vay vốn một cách toàn diện, thực hiện lựa chọn, sàng lọc khách hàng theo ngành nghề kinh doanh, đối tượng khách hàng, đảm bảo khách hàng có dự án phương án có tính khả thi và phải xác định được mức độ cho vay đầu tư cho phương án, dự án thế nào, hiệu quả mang lại ra sao. CN thực hiện kiểm tra giám sát vốn vay đúng quy định định kỳ thường xuyên, đảm bảo vốn cho vay đúng đối tượng, kiểm soát được vốn vay nhằm thu hồi nợ vay đúng hạn. Những trường hợp khách hàng có khó khăn, ngân hàng luôn tìm cách tư vấn tìm ra hướng giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng và lợi ích của ngân hàng. Khi giải quyết nợ quá hạn và nợ xấu CN luôn dựa trên trên tắc: Giải quyết hài hoà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng thoát khỏi khó khăn và tiếp tục trả nợ ngân hàng. Điều này là hết sức quan trọng. Đây là một kết quả đáng được ghi nhận của CN trong năm qua. Tuy nhiên, chất lượng của khoản vay, việc khách hàng có khả năng trả nợ hay không phụ thuộc nhiều vào các nhân tố chủ quan và khách quan như: môi trường kinh tế, pháp luật, sản phẩm cạnh tranh, bản thân DNVVN, ngân hàng,... vì vậy CN không nên chủ quan và thờ ơ mà cần phải có những có chính sách và biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cho vay trong thời gian tới.
45
2.2.6.1 Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNVVN theo loại hình doanh nghiệp
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nợ quá hạn của DNVVN theo loại hình doanh nghiêp
Năm 2011 | Công ty cổ phần 10% Công ty TNHH 15% | Năm 2012 | ||
DN tư DNNN nhân 27% 38% | DN tư DNNN nhân 20% 32% | Công ty | ||
cổ phần | ||||
DN có vốn đầu tư nước ngoài 10% | DN có vốn đầu tư nước ngoài 15% | Công ty TNHH 19% | 14% |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ năm 2011-2012)
Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy nợ quá hạn phân theo loại hình DN của CN Bắc Hà Nội không đồng đều và thay đổi qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn của CN lớn nhất là DN tư nhân, chiếm 38% tổng nợ quá hạn (bao gồm nợ nhóm 2, 3,4), tương ứng với 7,17 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc DN tư nhân chiếm tỷ trọng nợ quá hạn cao như vậy chủ yếu là xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của DN này. DN tư nhân là loại hình DN mà do một cá nhân đứng ra làm chủ và thường làm tất cả các công việc của một nhà quản lý. Trong khi đó các nhà quản lý của DN tư nhân thường chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu hiểu biết đầy đủ về quản trị DN nên thường không thể thích nghi được với điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, khủng hoảng, hoạt động kinh doanh bị sa sút và trì trệ đồng nghĩa với việc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2012, khi mà nền kinh tế đã được phục hồi cũng như việc CN đã hỗ trợ DN, tư vấn giúp DN tìm ra hướng đi đúng đắn để phục hồi hoạt động của mình, DNTN đã có sự phát triển và đã trả được một phần nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 32% và chủ yếu là nợ nhóm 2.
Về DNNN, đây cũng là loại hình DN chiếm tỷ lệ nợ quá hạn tương đối lớn. Năm 2011 là 27% (tương ứng 5,10 tỷ đồng) và năm 2012 giảm xuống còn 20%. DNNN là DN được thành lập do nhà nước quản lý và hoạt động nhằm mục tiêu phát triển xã hội. Tuy nhiên, trong năm 2011, DNNN cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhà nước đã áp dụng các chính sách vĩ mô thắt chặt, vì vậy mà cũng có ảnh hưởng khá lớn đến DNNN, hoạt động của DNNN có nhiều hạn chế và không dạt hiệu quả cao, vì vậy mà nhiều DNNN đã không có khả năng chi trả cho ngân hàng đúng hạn. Đến năm
46
2012, tuy tỷ lệ này đã giảm xong vẫn còn khá cao, nên CN cần chú ý hơn nữa trong quá trình cho vay DNNN.
Về Công ty cổ phần và Công ty TNHH, đây là hai loại hình công ty phổ biến của DNVVN. Năm 2011, cả hai loại công ty này đều chiếm tỷ lệ nợ tương đối thấp lần lượt là 10% và 15%. Nguyên nhân là do hai nhóm công ty này đã có những thích ứng khá tốt trong nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Tuy nhiên, đến năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng tương ứng là 14% và 19%, lý do là khi nền kinh tế đang dần phục hồi thì các công ty lại tập trung tái cơ cấu, khó thích nghi nên hoạt động kinh doanh giảm sút và tăng tỷ lệ nợ quá hạn (chủ yếu là nợ nhóm 2). Còn DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng tương đối thấp năm 2011 là 10% đến năm 2012 tăng lên 15%. Đó là do DN có vốn đầu tư nước ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng nên việc hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.
Nhìn chung, trong 2 năm qua, CN đã nỗ lực hết sức trong quá trình xử lý nợ quá hạn. Mặc dù có hết tỷ lệ nợ xấu nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cao trong nợ nhóm 2 và CN cần phải thận trọng hơn nữa trong việc quyết định cho vay.
2.2.6.2 Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo ngành nghề
Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn phân theo ngành nghề
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm 2011 | Năm 2012 | |||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Chênh lệch | ||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | |||||
Tổng nợ quá hạn | 18,88 | 100 | 7,91 | 100 | (10,97) | (58,00) |
Nông-lâm-ngư nghiệp | 4,72 | 25 | 2,37 | 30 | (2,35) | (49,79) |
Thương mại, dịch vụ | 2,83 | 15 | 1,60 | 20 | (1,23) | (43,46) |
Công nghiệp, xây dựng | 4,72 | 25 | 2,76 | 35 | (1,96) | (41,52) |
Ngành khác | 6,61 | 35 | 1,19 | 15 | (5,42) | (82,00) |
(Nguồn: Bảng tổng hợp dư nợ năm 2011-2012)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của CN phân theo ngành kề kinh doanh thay đổi qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở ngành khác (35%), sau đó là nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp-xây dựng (25%) và thương mại-dịch vụ chiếm tỷ trọng là 15%. Ngành khác có tỷ lệ nợ quá hạn lớn là do ngành khác bao gồm ngành nghề chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ cuộc
47
khủng hoảng kinh tế như hàn tồn kho nhiều, vốn không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh,.... nên quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút mạnh, sản phẩm không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, do đó không có khả năng trả nợ đúng hạn. Trong khi đó, nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp-xây dựng là hai ngành chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam, có bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng nhờ có những sự chỉ đạo và hỗ trợ của nhà nước nên tỷ lệ nợ quá hạn không cao. Thương mại-dịch vụ là ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, là ngành mà kinh tế Việt Nam đang hướng tới vì sự an toàn cũng như phát triển của nó, vì vậy dù nền kinh tế có bị khủng hoảng xong do đặc điểm là linh hoạt và sáng tạo nên ngành này không bị ảnh hưởng nhiều. Sang năm 2012, tỷ trong nợ quá hạn của các ngành này có tăng xong đó chủ yếu là nợ nhóm 2, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ xấu đã được giải quyết hết và mức tăng trưởng âm. Do nền kinh tế đang dần phục hồi nên theo đó các ngành cũng dần lấy lại sự phát triển của mình.
Tuy nhiên, dù chỉ là nợ nhóm 2 xong CN cũng cần chú ý hơn nữa trong hoạt động cho vay vì cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn.
2.2.6.3 Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo kỳ hạn cho vay
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | |||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Chênh lệch | ||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | |||||
Tổng nợ quá hạn | 18,88 | 100 | 7,91 | 100 | (10,97) | (58,10) |
Ngắn hạn | 7,93 | 42 | 3,56 | 45 | (4,37) | (55,11) |
Trung và dài hạn | 10,95 | 58 | 4,35 | 55 | (6,6) | (60,27) |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ năm 2011-2012)
Nhận xét:
Số liệu thực tế cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào cho vay trung và dài hạn, chiếm 58% năm giảm xuống còn 55% tại năm 2012. Nguyên nhân là do cho vay trung và dài hạn là các khoản vay để tài trợ tài sản cố định nên rủi ro khá cao do việc thu hồi vốn là lâu và khó khăn. Hơn nữa, năm 2011 là năm khủng hoảng kinh tế
nên việc thu hồi các khoản cho vay trung và dài hạn đến hạn là rất thấp và làm cho tỷ
trọng nợ quá hạn cao. Đến năm 2012, tỷ lệ này mặc dù có giảm, các khoản nợ xấu đã 48
được xử lý hết, DN đã dần phục hồi và có thể trả hết nợ xấu nhưng vẫn còn một khoản nợ chưa trả hết (nợ nhóm 2) vì vậy mà CN cần chú ý hơn trong cho vay trung và dài hạn.
Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 42% năm 2011 và tăng lên 45% năm 2012. Cho vay ngắn hạn là cho vay tài trợ tài sản lưu động nên có thể nói khả năng chi trả có thể nhanh hơn và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, năm 2011, là một năm khó khăn của các DNVVN nên không thể tránh khỏi việc giảm khả năng trả nợ. Đến năm 2012, khi mà hoạt động sản xuất phát triển và nền kinh tế được phục hồi, DN đã có thể trả hết nợ xấu và thay vào đó là các khoản nợ nhóm 2. Mặc dù không còn nợ xấu xong nợ nhóm 2 vẫn là nhóm nợ có khả năng sẽ trở thành nợ xấu nếu như DN không có cố gắng trong phát triển kinh doanh và ngân hàng không có những biện pháp giải quyết triệt để.
2.2.6.4 Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn được tính theo công thức:
Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn= (Tổng nợ xấu/Tổng nợ quá hạn)x100%
Từ công thức trên ta tính được tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn của CN năm 2011 là 65,51% một tỷ lệ khá cao còn năm 2012 là 0%. Nguyên nhân của sự giảm mạnh như vậy là do trong năm 2011 DNVVN chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế do không có đủ kinh nghiệm cũng như có những chính sách hợp lý để thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, tới năm 2012 khi mà nền kinh tế đang dần hồi phục, nhà nước có những chính sách hỗ trợ DNVVN nên hoạt động kinh doanh được cải thiện, cùng với sự nỗ lực của các CBTD của CN nên đã xử lý hết nợ xấu còn tồn đọng trong năm 2011. Tuy nhiên, CN cũng cần quan tâm hơn nữa tới chất lượng cho vay để có thể có những khoản vay chất lượng cao, hạn chế tối đa các khoản nợ xấu, nợ quá hạn.
2.2.7 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tại CN Bắc Hà Nội năm 2011-2012
2.2.7.1 Vòng quay vốn tín dụng
Bảng 2.13.: Vòng quay vốn tín dụng của hoạt động cho vay DNVVN
Đơn vị : tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | |
Doanh số thu nợ DNVVN | 2.671,93 | 5.885,17 |
Dư nợ bình quân DNVVN | 1.302,22 | 2.637 |
Vòng quay vốn tín dụng(vòng) | 2,05 | 2,23 |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2011-2012, phòng Khách hàng số 1)
Nhận xét:
Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ về khả năng ngân hàng luân chuyển vốn tốt, hiệu quả sử dụng vốn tốt và lãi thu được từ vốn vay cũng cao hơn. Khả năng quay vòng vốn nhanh giúp ngân hàng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn cho các
49
doanh nghiệp, và nhanh chóng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác.Đây là chỉ tiêu quan trọng của ngân hàng trong việc xem xét chất lượng tín dụng.
Qua bảng trên ta thấy, vòng quay vốn tín dụng của CN đối với DNVVN đã tăng từ 2,05 vòng năm 2011, tăng lên 2,23 vòng năm 2012, cho thấy chất lượng tín dụng đối với DNVVN có sự cải thiện. Điều đó cho thấy, mặc dù trong năm 2011 và 2012, nền kinh tế bị ảnh hưởng của khủng hoảng nhưng bằng những chuyên môn nghiệp vụ cũng như nhũng tư vấn kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các DNVVN để có thể làm tốt công tác trả nợ và thu hồi nợ của CN đạt hiệu quả cao. Tuy vậy, cùng với sự tăng lên của Doanh số thu nợ, thì Chi nhánh cũng cần phải có các biện pháp hợp lý để gia tăng Dư nợ cho vay DNVVN trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN của Chi nhánh.
2.2.7.2: Hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn
Đơn vị:tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | ||
Số tiền | Số tiền | Chênh lệch | |
Tổng nguồn vốn huy động | 3.366,43 | 4.713 | 1.346,57 |
Dư nợ cho vay DNVVN | 1.302,22 | 2.637 | 1.334,78 |
Hiệu suất sử dụng vốn | 0,39 | 0,55 | 0,16 |
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2012 của Vietinbank – Bắc
Hà Nội)
Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng đối với DNVVN càng cao, thì hiệu quả cho vay càng được cải thiện.Qua bảng trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của CN khá cao, dao động khoảng trên dưới 0,5. Con số này cho biết, trong 1 đồng vốn huy động được, CN sử dụng cho vay các DNVVN là khoảng 0,5 đồng.
Hiệu suất sử dụng vốn năm 2012 cao hơn năm 2011 với mức tăng là 0,16 cho thấy cứ mỗi đồng vốn huy động thì dư nợ đối với DNVVN tăng 0,16 đồng. Như vậy cho thấy, trong năm qua CN luôn quan tâm và hướng tới khách hàng mục tiêu là các DNVVN. Dư nợ đối với DNVVN tăng cao cùng với mức tăng của nguồn vốn huy động nên đã đáp ứng được gần hết các nhu cầu về vốn của các DNVVN trong quá trình hoạt động của DN, hiệu quả cho vay khá cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro từ nền kinh tế, chất lượng quản lý của DNVVN,...trong hoạt động cho vay của CN. Vì vậy, CN cần chú ý hơn nữa trong quá trình cho vay để có thể hỗ trợ cho DNVVN một cách kịp thời vào đúng mục đích và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN,
50
tránh những rủi ro trong quá trình cho vay. Ngoài ra, CN cần tăng cường công tác Marketing các dịch vụ tốt hơn để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho CN.
2.2.7.3 Lợi nhuận từ cho vay DNVVN
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận từ cho vay DNVVN qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Lợi nhuận từ cho vay DNVVN qua các năm
60000,0
52398,0
50000,0
40000,0
34567,0
30000,0
700,0
20000,0
Lợi nhuận từ họat động tín dụng
Lợi nhuận từ cho vay DNVVN
098,0
10000,0
,0
Năm 2011 Năm 2012
20
12
(Nguồn:Số liệu tính toán từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2012)
Nhận xét:
Thu nhập của Ngân hàng TMCP Công Thương Bắc Hà Nội đến từ 3 hoạt động chính là: cho vay, dịch vụ và gửi vốn. Trong đó hoạt động cho vay mang lại nguồn thu không nhỏ cho Ngân hàng. Năm 2011, lợi nhuận từ hoạt động cho vay đạt 34,567 tỷ đồng sang năm 2012 tăng lên 52,598 tỷ đồng, tăng 18,031 tỷ đồng tương ứng 52,16% so với năm 2011. Kết quả trên cho thấy hoạt động cho vay luôn mang lại lợi nhuận cao cho CN với tốc độ tăng qua các năm là trên 50%. Đây là kết quả của sự chỉ đạo tận tình của ban giám đốc, cùng sự phối hợp hoạt động của NHCT Việt Nam nên việc tìm kiếm các khách hàng của CN mới diễn ra suôn sẻ, doanh số cho vay tăng đều qua các năm, lợi nhuận từ cho vay cũng tăng lên, hiệu quả cho vay được cải thiện và nâng cao hơn.
Trong hoạt động cho vay thì hoạt động cho vay DNVVN đã và đang mang lại nguồn thu nhập lớn cho CN qua các năm. Năm 2011, lợi nhuận từ cho vay DNVVN là 12,098 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 35% trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của CN; sang năm 2012, lợi nhuận từ cho vay DNVVN tăng lên 20,697 tỷ đồng, chiếm 39,5% tỷ trọng trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Các DNVVN đang trở thành đối tượng mục tiêu của CN, số lượng DNVVN đến với CN ngày càng tăng.Công tác tìm
51