Thực Tiễn Phát Triển Du Lịch Ở Vùng Trung Du Và Miền Núi Bắc Bộ

Năm 2005 cả nước có 6.383 cơ sở với 130.879 buồng, năm 2010 có 12.089 cơ sở lưu trú, trong đó có 381 cơ sở lưu trú DL được xếp hạng 3 - 5 sao [34]. Năm 2015, cả nước có 18.800 cơ sở với 355.000 buồng đạt tiêu chuẩn, trong đó có 747 cơ sở lưu trú DL được xếp hạng từ 3 sao đến 5 sao với 82.325 buồng. [45]

Thị trường khách DL quốc tế đến Việt Nam những năm qua tăng trưởng liên tục và mở rộng nhiều thị trường mới. Trong cơ cấu khách DL quốc tế đến Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn nhất là Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan), tiếp đến là các khu vực Bắc Á, Bắc Mỹ, châu Âu…

Hệ thống sản phẩm DL đang được chú trọng phát triển khá đa dạng và phong phú. Các nhóm sản phẩm DL chủ yếu là DL tham quan (cảnh quan, di tích…), DL nghỉ dưỡng (biển, núi); DL tâm linh, lễ hội, DL gắn với ẩm thực, DL thể thao - mạo hiểm, DL sinh thái, DL MICE…

DL có những thay đổi quan trọng và xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của Tổ chức DL thế giới (UNWTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 120 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2020 là 6%/năm. Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để DL Việt Nam nói chung và DL Cao Bằng nói riêng phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.

Đồng hành cùng đất nước trong thời kỳ hội nhập, ngành DL Việt Nam đã chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế như UNWTO, ASEAN, PATA, APEC; Ký kết điều ước thỏa thuận quốc tế về DL với hơn 76 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những năm gần đây, DL Việt Nam luôn chú trọng hợp tác khu vực, tham gia đầy đủ, phát huy vị thế của ngành qua các phiên họp, sự kiệ n thường niên của ASEAN, GMS, ACMECS, CLMV (Hợp tác phát triển Campuchia-Lào-Myanma-Việt Nam)…Tích cực tham gia các hoạt động tiêu biểu của UNWTO, PATA...

1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Vùng trung du miền núi Bắc Bộ với diện tích 95.338,8 km2, dân số 11.667,5 người [34], bao gồm 14 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Là vùng có nhiều điều kiện để phát triển DL:

Có vị trí địa lí thuận lợi, tiếp giáp với vùng DL Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc với các trung tâm DL lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và vùng Bắc Trung Bộ với nhiều di sản thế giới ở Việt Nam; Vùng có 1240 km đường biên giới với Trung Quốc và 610 km đường biên giới với Lào qua hệ thống cửa khẩu và Khu kinh tế cửa khẩu quan trọng như Pa Háng (Sơn La), Tây Trang (Điện Biên), Ma Lù Thàng (Lai Châu), Lào Cai (Lào Cai), Thanh Thủy (Hà Giang), Tà Lùng (Cao Bằng), Hữu Nghị (Lạng Sơn). Là những điều kiện thuận lợi thu hút thị trường khách DL, tiêu thụ sản phẩm DL, giao lưu, hợp tác phát triển, quảng bá, xúc tiến DL.

TNDL phong phú, nổi bật là hệ sinh thái núi cao gắn với dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipan cao 3143m được mệnh danh là mái nhà của Đông Dương, thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1500m và các địa danh khác như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai). Có hàng chục Khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, cùng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), lòng hồ Sông Đà (Sơn La), thác Bản Giốc (Cao Bằng), thác Bạc (Lào Cai); các hang động gắn với hệ sinh thái karst ở Đông Bắc và hệ sinh thái vùng trung du khu vực trung tâm; Nhiều DTLS gắn liền với truyền thống văn hóa và quá trình đấu tranh giữ nước của dân tộc như Đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng (Phú Thọ), hang Pác Bó (Cao Bằng), cây đa Tân Trào, An toàn khu (Tuyên Quang), DTLS chiến thắng Điện Biên Phủ…; Giàu bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Sán Dìu, H’mông…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Hệ thống cơ sở lý luận về các khái niệm liên quan đến DL, các loại hình DL, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển DL và một số chỉ tiêu đánh giá TNDL là tiền đề, cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn phát triển DL của Việt Nam nói chung và cụ thể hóa việc nghiên cứu phát triển DL Cao Bằng trong các nội dung tiếp theo.

Thực tiễn phát triển DL Việt Nam trong thời kỳ hội nhập phản ánh rõ nét một đất nước đầy tiềm năng DL, có lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, đang được đầu tư khai thác mạnh mẽ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, dần khẳng định thương hiệu và hướng tới là một điểm sáng trên bản đồ DL thế giới.

Chương 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CAO BẰNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP‌

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch tỉnh cao bằng trong xu thế hội nhập

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Cao Bằng là tỉnh miền núi, địa đầu Tổ quốc thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311 km. Phía Tây giáp các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê tỉnh Hà Giang và huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Phía Nam giáp các huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì tỉnh Bắc Kạn và huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. (Hình 2.1)

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6703,42 km2 [3], chiếm 2,02% diện tích cả nước. Theo chiều Bắc - Nam là 80 km, từ 23°07`12" - 22°21`21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16`15" - 106°50`25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang) [1]

Cao Bằng nằm án ngữ biên giới phía bắc với ba cửa khẩu lớn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế: Trà Lĩnh (Trà Lĩnh), Sóc Giang (Hà Quảng), Tà Lùng (Phục Hòa), trong đó quan trọng nhất là cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa) là cửa khẩu quốc tế tạo điều kiện giao lưu kinh tế với nước ngoài góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Đó là vị trí chiến lược quan trọng đối với việc phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh quốc phòng và đối ngoại, thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.


Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng 35 2 1 2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 2 1


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng


35

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm trong vùng cao nguyên rộng lớn ở đông bắc nước ta, núi non trùng điệp, rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên giới có độ cao từ 600- 1300 m so với mặt nước biển. Một số đỉnh cao đột biến tới gần 2000m, tiêu biểu như Phja Dạ (Bảo Lạc) cao 1980m, Phja Oắc 1931m và Phja Đén 1428m (Nguyên Bình). Hướng chính cao ở phía tây - tây bắc và thấp dần về phía đông - đông nam.

Dạng địa hình đặc trưng, phổ biến và độc đáo nhất là địa hình kac-xtơ, đặc biệt là các hang động kac-xtơ có giá trị lớn đối với ngành DL, phong phú về hình thái và chủng loại, tạo nên nhiều cảnh đẹp ngoạn mục. Nhiều hang động đẹp, nổi tiếng vừa rộng, vừa sâu, nhiều thạch nhũ hình thù kỳ lạ có giá trị thu hút khách DL như động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), hang Dơi (Hạ Lang), hang Pác Bó (Hà Quảng), động Dộc Đâư (Trà Lĩnh),…đã và đang được khai thác phát triển DL.

Nhìn chung, địa hình tỉnh Cao Bằng đa dạng, tạo điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có ngành DL của tỉnh. Nhưng do địa hình núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, các dãy núi đá vôi và núi đất xen kẽ các sông suối, thung lũng hẹp đã ảnh hưởng đến việc phát triển KT - XH, việc giao lưu với các tỉnh lân cận nói chung và với các trung tâm đô thị lớn của cả nước nói riêng, cũng như trong phạm vi nội tỉnh gặp nhiều cản trở.

2.1.2.2. Khí hậu

Đặc trưng khí hậu Cao Bằng là nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và khô, nhưng do nằm ở phía bắc vùng Đông Bắc, khá sâu trong đất liền lại có địa hình cao nên khí hậu Cao Bằng còn có tính chất lục địa, nền nhiệt giảm nhiều so với các nơi khác. Tổng bức xạ 90,2 kcal/cm2, cán cân bức xạ khoảng 78kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt năm giảm rõ rệt, nhiều nơi chỉ đạt tiêu chuẩn á nhiệt đới. Sự chuyển tiếp giữa mùa hè và mùa thu, giữa mùa đông và mùa xuân không rõ rệt, tạo thành nét độc đáo cho khí hậu của địa phương.

Về chế độ nhiệt có thể chia làm hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Phần lớn các huyện có nhiệt độ trung bình dưới 150C. Tuy nhiên giữa các vùng có sự phân hóa, vùng thấp như Hòa An, TP Cao Bằng, Phục Hòa có mùa lạnh ngắn hơn, chỉ có một tháng nhiệt độ dưới 150C, vùng thượng lưu sông Neo, vùng núi Phja Oắc, Phja Dạ và phía tây Hà Quảng rét đậm hơn. Nơi đây thường có 1-2 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 100C. Ở các vùng cao thường có sương muối, băng giá, sương mù kéo dài, nhiệt độ tối thấp có thể xuống đến -30C. Nhiều năm, nhiều nơi có tuyết rơi, đặc biệt ở vùng núi cao như Phja Oắc, Phja Đén (Nguyên Bình).

Ở vùng núi cao trung bình và núi thấp thường có mùa hạ mát mẻ, nhiệt độ những tháng nóng cũng chỉ khoảng dưới 250C. Phần lãnh thổ còn lại có mùa hè nóng, lúc nóng nhất nhiệt độ trung bình lên đến 350C - 360C (tháng 7). (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tại các trạm quan trắc Cao Bằng năm 2014 (0C)‌

Tháng Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

ToC TB

Bảo Lạc

13,9

16,8

20,6

25,7

28,5

29,0

28,5

27,7

27,5

24,1

20,2

14,7

23,1

Trùng

Khánh

11,8

12,9

16,6

22,0

25,6

26,3

26,0

25,7

25,3

21,8

17,9

11,9

20,3

Nguyên

Bình

12,3

13,6

17,2

22,6

25,8

26,6

26,6

25,8

25,4

22,2

18,2

12,7

20,8

TP Cao

Bằng

13,4

14,9

18,5

24,1

27,3

27,8

27,1

26,9

23,6

19,8

14,0

22,1

22,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2014.[3]

Về các trị số tuyệt đối, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đều dưới 00C, còn nhiệt độ tối cao tuyệt đối vượt quá 400C

Về chế độ mưa ở Cao Bằng thường mưa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 9, có nơi mưa đến sớm hơn và có chế độ mưa xuân - hạ như Trà Lĩnh, Trùng Khánh, đông Hà Quảng. Vùng núi thấp và trung bình có mùa mưa kéo dài sang thu.

Lượng mưa tương đối thấp, trung bình năm dao động từ 1.000 đến 1.900mm. Chế độ mưa chịu ảnh hưởng của hoạt động gió mùa đông nam tập trung vào bốn tháng mùa hạ, lượng mưa chiếm tới 75% lượng mưa cả năm. Mưa lớn nhất vào tháng VI hoặc tháng VII. (Bảng 2.2)

Bảng 2.2. Lượng mưa tại các trạm quan trắc của Cao Bằng (mm) năm 2014‌

Tháng Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Tổng số

Bảo Lạc

4,6

6,0

26,0

90,2

42,8

151,4

211,9

227,4

112,0

33,0

111,8

2,6

1.019,7

Trùng

Khánh

7,4

37,2

83,4

97,5

194,9

521,5

410,0

303,4

209,0

110,7

141,9

20,2

2.136,7

Nguyên

Bình

6,1

13,0

69,4

180

113,7

290,5

361,9

245,8

237,4

139,3

125,6

13,7

1.796,8

TP Cao

Bằng

2,5

11,5

74,1

94,5

128,3

460,8

255,0

195,9

124,6

80,7

104,2

10,9

1.543,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2014.[3]

Về phương diện DL, khí hậu Cao Bằng không thật sự thuận lợi, nhất là vào mùa đông (lạnh, sương muối, băng giá…). Tuy nhiên, các vùng có độ cao trên 1000m như Phja Đén, Phja Oắc, có thể khai thác những đặc thù của khí hậu phục vụ DL như hiện tượng tuyết rơi vào mùa đông hấp dẫn khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, mùa hè thích hợp với chế độ nghỉ dưỡng, là lợi thế phát triển DL.

2.1.2.3. Thủy văn

Hệ thống sông, suối Cao Bằng tương đối phong phú, mật độ sông ngòi khá dày, thuộc loại nhỏ, nhiều thác ghềnh. Trên địa bàn tỉnh có khoảng gần

1.200 con sông, suối có chiều dài trên 2km (tổng cộng 3.175km) với mật độ sông suối đạt 0,42km/km2. Tổng lưu lượng dòng chảy trung bình của sông Gâm là 1.784 triệu m3, sông Bằng Giang là 3.040 triệu m3[1].

Những sông lớn của tỉnh đều bắt nguồn từ Trung Quốc hoặc từ biên giới Việt - Trung, chảy qua miền núi và cao nguyên nên nước chảy xiết, nhiều thác ghềnh, có tiềm năng DL và thủy điện. Sông suối chính gồm sông Bằng Giang, sông Hiến, sông Gâm, sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng và sông Nho Quế.

Ngoài ra còn có hồ tự nhiên như Hồ Đồng Mu (Bảo Lạc), hồ Thăng Hen, hồ nhân tạo như Khuổi Lái, Nà Tấu, Khuổi Áng, Phia Gào (Hòa An), hồ Bản Nưa (Hà Quảng), hồ Bản Viết (Trùng Khánh)…Trong đó có một số hồ lớn có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển DL như hồ Thăng Hen, hồ Khuổi Lái,…

Nguồn nước dưới đất, nước khoáng khá phong phú, nguồn nước khoáng Tân An có giá trị đối với DL.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023