Tăng Cường, Nâng Cao Tính Trách Nhiệm Và Khả Năng Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quá Trình Phát Triển Du Lịch


huy động nguồn vốn đầu tư phục vụ du lịch bởi du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần tăng trưởng kinh tế cho tỉnh nhà. Vì vậy để thu hút vốn đầu tư phục vụ cơ sở hạ tầng du lịch, cần phải:

Có các chính sách thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong cũng như ngoài nước, thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch.

Lập quy hoạch các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch trên cơ sở nhận hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đặc biệt phải tạo điều kiện để khuyến khích và thu hút sự đầu tư lớn mạnh từ các doanh nghiệp.

Thu hút nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch của Trung ương, nguồn vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên danh với nước ngoài, nguồn vốn ODA.

Có chính sách thông thoáng, nhiều chế độ ưu đãi cho nhà đầu tư như rút ngắn thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai kịp thời dự án. Thực hiện miễn giảm, cho chậm nộp thuế, các ưu đãi về tín dụng, giảm giá thuê đất, chính sách giá điện nước riêng, tăng thời hạn cho vay vốn ngân hàng, giảm nhẹ các thủ tục thế chấp tài sản tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn.

Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh, tiếp thị nhằm khai thác thị trường làm gia tăng lượng khách du lịch đến tỉnh để tạo động lực ban đầu cho các nhà đẩu tư trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh.

5.2.1.2 Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Phát triển du lịch đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội nhưng cũng có tác động tổn hại không nhỏ đến tiềm năng tài nguyên và môi trường, do đó việc bảo vệ gìn giữ tài nguyên và môi trường du lịch được xem là một nhiệm vụ trọng tâm cần được quan tâm và thực hiện không của riêng ai mà là cộng đồng trách nhiệm của toàn dân toàn xã hội.

(1) Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Tăng cường phối hợp và tiếp nhận sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức định kỳ “Tuần lễ du lịch xanh” tại địa bàn du lịch trọng điểm của Khánh


Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 21

Hoà. Thông qua đó nhằm giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường bằng những hoạt động cụ thể có ý nghĩa, góp phần trách nhiệm chia sẻ thách thức khó khăn trong công tác bảo vệ, gìn giữ tài nguyên và môi trường du lịch an toàn và thân thiện.

Tăng cường tổ chức các chương trình tập huấn về vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong hoạt động phát triển du lịch cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức, có trách nhiệm trong tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

(2) Đào tạo, giáo dục môi trường

Thường xuyên vận dụng và lồng ghép nội dung bảo vệ tài nguyên môi trường vào chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh để trao đổi và giảng dạy.

Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch cũng như sinh sống trên địa bàn tỉnh luôn có ý thức trách nhiệm trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường.

(3) Tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường du lịch

Bảo vệ môi trường du lịch không chỉ là việc nâng cao nhận thức mà còn là sự tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường du lịch, giảm thiểu nguy cơ tổn hại đến môi trường. Khuyên khích phát triển "Du lịch xanh" với sự hưởng ứng tham gia tích cực của cộng đồng người dân địa phương, hướng tới mục tiêu PTBV du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hòa nói riêng.

Các hoạt động phục vụ du lịch như tàu, thuyền chở khách du lịch tham quan vịnh, đảo Nha Trang cần phải sử dụng động cơ với công nghệ “thân thiện” với môi trường.

Tăng cường và phát triển du lịch sinh thái sẽ mang lại cảm giác thân thiện và gần gũi cho du khách đối với môi trường du lịch.

(4) Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường Vì một môi trường du lịch thân thiện, giảm nguy cơ tác hại đến tài nguyên

thiên nhiên, hướng tới PTBV du lịch. Vì vậy cần khuyến khích phát triển du lịch


xanh, du lịch sinh thái, góp phần phát huy lợi thế so sánh của tỉnh trong phát triển du lịch, đồng thời thông qua hình thức du lịch này nhằm gắn với trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, hướng tới môi trường du lịch thân thiện bằng cách áp dụng chính sách miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.

Tăng cường và kêu gọi xã hội hóa trong công tác trồng cây ở các khu, điểm du lịch góp phần làm tăng chất lượng cảnh quan, môi trường du lịch. Lợi ích mang lại không chỉ để phục vụ du lịch mà còn đảm bảo lợi ích cho chính người dân địa phương được sống trong môi trường xanh sạch đẹp.

(5) Tăng cường năng lực quản lý “sức chứa” đối với các khu, điểm du lịch Sự quá tải đối với các khu, điểm du lịch ảnh hưởng không tốt đến phát triển

du lịch ở Khánh Hòa, do vậy cần tăng cường hơn nữa năng lực quản lý "sức chứa"

để khắc phục tình trạng quá tải đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường tài nguyên thiên nhiên. Điều này vừa tạo cho môi trường xanh sạch đẹp, xã hội văn minh thân thiện, vừa góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm đối với cán bộ trong công tác quản lý "sức chứa", vừa có ý nghĩa trong việc bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học và toàn vẹn lãnh thổ. Quản lý "sức chứa" tốt có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, thỏa mãn sự hài lòng của du khách đối với điểm đến, thu hút du khách quay trở lại, góp phần nâng cao giá trị của các khu, điểm du lịch tại Khánh Hòa.

5.2.1.3 Tạo nguồn khách ổn định và bền vững

Trong những năm gần đây, lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa liên tục tăng, tuy nhiên lượng khách mang quốc tịch Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha) và Nhật lại có xu hướng giảm.Thị trường khách Nhật Bản cũng như các thị trường khách Châu Âu, Úc, Mỹ là một trong những thị trường khách du lịch truyền thống của ngành du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Đây là những thị trường khách


khó tính, yêu cầu rất cao về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ, tuy nhiên họ được đánh giá cao vì sự lịch sự, gọn gàng và khả năng chi tiêu cao.

Việc đa dạng thị trường để tránh bị lệ thuộc là rất cần thiết, tuy nhiên hiện nay các đơn vị du lịch tập trung vào phục vụ thị trường khách Trung Quốc mà không chú trọng đến phục vụ các thị trường khác nữa. Vấn đề du khách Trung Quốc và những tour giá rẻ dành cho đối tượng này đang gây ra một số vấn nạn cho ngành du lịch Khánh Hòa và du lịchViệt Nam nói chung. Du khách Trung Quốc tăng không tỷ lệ thuận so với số tiền nhóm du khách này chi tiêu tại Khánh Hòa.Khách Trung Quốc là thị trường bình dân và giá thấp nên hiệu quả và lợi nhuận không đem lại được như kỳ vọng.

Ngành du lịch Khánh Hòa hướng đến PTBV phải đa dạng hóa thị trường khách, không nên chạy theo lợi nhuận trước mắt, cần tập trung phát triển các thị trường có khả năng chi tiêu cao, đồng thời quan tâm chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động du lịch ở thời điểm hiện tại, giữ gìn chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch hiện có, phát triển những sản phẩm du lịch mới phù hợp với thị hiếu của khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật. Để làm được việc này cần phải:

(1) Tìm hiểu các đặc điểm và sở thích của du khách để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu nhất với mục đích cuối cùng là sự hài lòng của khách du lịch.

(2) Xây dựng bộ quy tắc ứng xử của du khách khi đến Khánh Hòa, đồng thời có chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm, không thực hiện đúng quy định.

(3) Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Khánh Hòa bằng các ngôn ngữ của các thị trường mục tiêu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nhật, Hàn sẽ thuận lợi hơn khi đưa hình ảnh du lịch của mình đến trực tiếp với họ mà không phải thông qua hay phụ thuộc bằng hình thức khác.

(4) Đào tạo và nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực quản lý, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân lực ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

(5) Xây dựng chiến lược dài hạn trong việc thu hút và phục vụ du khách từ nhiều thị trường khác nhau, ưu tiên thị trường tiềm năng nhưng tránh việc bị động, lệ thuộc vào một số thị trường khách đột biến.


5.2.1.4 Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng

Để gia tăng doanh thu và tỷ trọng của ngành du lịch trong GDRP tỉnh Khánh Hòa, ngành du lịch cần xác định rò và tập trung phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang tính khác biệt so với sản phẩm du lịch của các địa phương khác cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa cần phải tập trung đầu tư và khai thác các sản phẩm du lịch chủ yếu như:

(1) Du lịch biển đảo là sản phẩm du lịch mang tính chủ đạo và quan trọng nhất bởi vì lợi thế có bờ biển dài và vịnh biển đẹp nhất thế giới (Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong), bãi biển (Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Bãi Dài) được nhiều tổ chức du lịch thế giới công nhận. Do đó, cần quan tâm hơn nữa trong quá trình đầu tư và vấn đề quy hoạch nhằm hướng đến PTBV du lịch biển đảo.

(2) Du lịch nghỉ dưỡng phải được xác định là một trong những sản phẩm du lịch có lợi thế so sánh với các địa phương lân cận. Loại hình du lịch này bao gồm các sản phẩm chính như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Sản phẩm du lịch này hướng đến thị trường là những du khách có khả năng chi trả chi phí cao, sở thích gần gũi với thiên nhiên, mong muốn được phục vụ thật chuyên nghiệp và chu đáo. Đây là loại hình kinh doanh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong PTBV du lịch tỉnh Khánh Hòa.

(3) Phát triển sản phẩm du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử cần được quan tâm hơn nữa, cần có những nghiên cứu, kế hoạch để bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể này. Các sản phẩm du lịch như: du lịch tâm linh (Chùa Long Sơn, Nhà thờ Đá Nha Trang, Tháp bà Ponagar), du lịch danh lam thắng cảnh (Hòn Chồng, Núi Cô Tiên, Ba Hồ, Suối Tiên, Hòn Bà), du lịch lễ hội (Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội tháp bà Ponagar), du lịch làng nghề (Làng chiếu Ngọc Hội, Làng gốm Lư Cấm), du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người (đàn đá Khánh Sơn), du lịch ẩm thực, du lịch tham quan di tích lịch sử (chiến khu Đồng Bò).

(4) Tạo điều kiện hơn nữa để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái với mục tiêu là đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút được du khách đến với Nha Trang Khánh Hòa ngày càng tăng cũng như kéo dài thời gian lưu trú của họ, đặc biệt là sự quay trở lại của khách du lịch đối với điểm đến.


Du lịch sinh thái bao gồm cả du lịch văn hoá các vùng dân tộc thiểu số, tuy nhiên vùng dân tộc thiểu số thường ở các vùng sâu, vùng xa. Vì vậy cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư sở hạ tầng liên quan để hình thành các khu du lịch sinh thái tại đây.

(5) Phát triển du lịch vui chơi giải trí

Với sự phát triển mạnh mẽ của lượng khách du lịch hiện nay, cần có thêm những dịch vụ vui chơi giải trí đặc trưng để thu hút cũng như thỏa mãn được nhu cầu của du khách. Dịch vụ vui chơi giải trí của Khánh Hòa được đánh giá khá đa dạng với nhiều loại hình, nhưng đa số chỉ thu hút được khách du lịch trong nước, đối với du khách nước ngoài thì vẫn còn chưa thỏa mãn được nhu cầu của họ. Vì vậy, trong thời gian tới cần nghiên cứu và xem xét nhằm phát triển loại hình dịch vụ này để kéo dài được thời gian lưu trú của khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế.

Để làm được điều này cần: Tập trung xây dựng tại một số khu vực ngoại vi trung tâm thành phố Nha Trang và các đảo những khu vui chơi giải trí mang tính đặc thù như casino, du thuyền trên biển, quán bar, dịch vụ giải trí cao cấp, pub phục vụ đến sáng.

Đầu tư thêm các địa điểm phục vụ thể thao trên biển cũng như tăng thêm các trò chơi mạo hiểm để tạo nên sự đa dạng cho loại hình còn mới này ở Việt Nam.

(6) Phát triển sản phẩm du lịch MICE: với tiềm năng tài nguyên du lịch cũng như cơ sở vật chất mà Khánh Hòa đang sở hữu đủ điều kiện để phục vụ những sự kiện, hội nghị hội thảo với quy mô lớn, vì vậy du lịch MICE cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Nên đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, các hội nghị hội thảo mang tầm quốc gia và quốc tế để phát huy thế mạnh của loại hình du lịch này trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

(7) Phát triển du lịch biển theo hình thức homestay: Hình thức này, khách du lịch đặt phòng tại các khách sạn gia đình hoặc ở cùng nhà dân tham gia đời sống sinh hoạt hàng ngày như: đi chợ, nấu ăn, tập thể dục, ngày ngày đi bộ, đạp xe, hít thở không khí trong lành. Với các hoạt động giản đơn bình dị thường nhật như vậy thì chi phí cho kỳ nghỉ dưỡng của họ tương đối thấp so với sinh hoạt thông thường ở các thành phố lớn. Du khách có thể trãi nghiệm, khám phá tại các làng chài như


làng chài Vĩnh Lương, Bích Đầm, Trí Nguyên, Bình Ba cũng như tham gia và tìm hiểu phong tục tập quán, các lễ hội của cư dân. Đây chính là hình thức phát triển du lịch cộng đồng, việc lan tỏa hình thức này ngày càng thu hút được du khách trong nước cũng như quốc tế có nhu cầu khám phá trãi nghiệm, cảm thấy thú vị mới mẻ, còn góp phần giải quyết việc làm, tạo thêm nguồn thu cho người dân địa phương. Hơn thế là sự góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường, nâng cao ý thứcvà trách nhiệm xã hội về bảo tồn văn hóa lịch sử, là sự nỗ lực gắn kết chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch.

5.2.1.5 Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch

Phát triển du lịch góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh, tạo thêm việc làm cho cộng đồng, đem lại quyền lợi trực tiếp cho người dân bản địa. Chính vì vậy cần tăng cường và nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch tỉnh nhà. Phát triển du lịch đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên để phát triển du lịch đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như cộng đồng người dân địa phương đã khai thác hết tiềm năng tài nguyên du lịch để phục vụ lợi ích cho doanh nghiệp và cho chính người dân bản địa. Phát triển du lịch có ý nghĩa về kinh tế xã hội nhưng cũng đồng thời tổn hại không nhỏ đến tài nguyên môi trường, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, đa dạng hóa sinh học, gây tổn hại đến môi trường du lịch ảnh hưởng đến sự PTBV. Vì vậy cần nâng cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm, cùng hưởng lợi, cũng chia sẻ những thách thức khó khăn trong quá trình phát triển du lịch, phát huy hơn nữa sự tham gia tích cực của cộng đồng người dân địa phương tham gia hoạt đông du lịch có ý thức bảo vệ gìn giữ tài nguyên môi trường, vừa khai thác vừa bảo tồn để đảm bảo tiềm năng cho PTBV du lịch hiện tại mà khổng tổn hại đến tương lai.

Khuyến khích động viên chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng dân cư như tạo thêm việc làm, tuyên truyền giáo dục nhận thức, đảm bảo chia sẻ quyền lợi từ hoạt động du lịch, chính họ nhận ra được lợi ích kinh tế đem lại chính là từ việc tham gia vào


trong quá trình phát triển du lịch. Mỗi một người dân địa phương chính là một hướng dẫn viên có trách nhiệm và nhiệt tình quan tâm hỗ trợ cho du khách, là cầu nối đưa du khách đến gần hơn với du lịch Khánh Hòa, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.

Tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, cộng đồng địa phương, có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các điểm, khu du lịch, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè kinh doanh, phải đảm bảo an ninh và an toàn du lịch.

Tổ chức thành lập các đội tự quản an ninh du lịch, các mô hình thanh niên tình nguyện, thường xuyên hỗ trợ khách du lịch, tạo môi trường thân thiện trong du lịch.

Nhân rộng và phát huy hiệu quả hình thức homestay, đây chính là hình thức du lịch thể hiện được ý thức trách nhiệm tham gia hoạt động phát triển du lịch của cộng đồng địa phương.

5.2.1.6 Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực du lịch được xem là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Khánh Hoà trong giai đoạn phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên phát triển du lịch Khánh Hoà phải đặt trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh và vì vậy giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng phải đặt trong bối cảnh chung đó, hướng đến chuẩn đào tạo quốc tế về du lịch.

Thực tế hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch đang thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Để nguồn nhân lực thực sự đáp ứng được nhu cầu du lịch hiện nay và trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt một số biện pháp như:

(1) Nâng cao nhận thức về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể đáp ứng tối ưu yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nhận thức là yếu tố vô cùng quan trọng, là nền tảng cơ bản của một hoạt động, bắt đầu từ xây dựng các chính sách cho đến vấn đề tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động phát triển đạt hiệu quả và tổ chức triển khai hoạt động một cách cụ thể hướng đến thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022