Khái Quát Phát Triển Du Lịch Của Một Số Tỉnh Ở Lào

- Lao động: Số lượng hướng dẫn viên, nhân viên nhà hàng, khách sạn… Các tiêu chí trên góp phần phản ánh bức tranh về hiện trạng phát triển du lịch một địa phương cụ thể sao cho phù hợp thế mạnh riêng của từng địa phương. Với địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bo Kẹo, đề tài tập trung phân tích tiêu chí số lượng khách, cơ sở vật chất kỹ thuật, số lao động hoạt động trong ngành du lịch…

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào

- Kinh nghiệm của tỉnh Luang Pa Bang (di sản thế giới)

Tỉnh Luang Pra Bang là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và trung tâm du lịch lớn của miền Bắc nước CHDCND Lào. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội, vừa là thành phố cố đô ngàn năm lịch sử lâu đời, là di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, tỉnh Luang Pra Bang có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tỉnh Luang Pra Bang nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nằm Khan và sông Mê Kông. Tỉnh Luang Pra Bang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hua Phăn, phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía Đông giáp tỉnh Viêng Chăn.

Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã nêu trên, tỉnh Luang Pra Bang có điều kiện rất thuận lợi cho khách du lịch nghỉ mát.

Về điều kiện kinh tế - xã hội, tỉnh Luang Pra Bang có dân số đứng thứ 3 trên cả nước tốc độ tăng khá nhanh, từ năm 2000 trở lại đây tăng 1,65 lần và tốc độ tăng bình quân 3,35%. Kinh tế tỉnh Luang Pra Bang đã đạt được tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/ năm. Qua các số liệu của các năm tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định và tăng trưởng liên tục là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp. Phát triển du lịch là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng. Đây là cơ sở để nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

Ngoài các tài nguyên thiên nhiên nêu trên, còn có những tài nguyên hấp dẫn thu hút khách như: Chi nhánh Bảo tàng Vua Xỉ Xa Vang Vắt Tha Na và bức tượng Xỉ Xa Vang vông nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật hình ảnh cuộc đời sinh sống của Vua Luang Pra Bang. Các hoạt động lễ hội, các điểm đến du lịch như: Du lịch thắng cảnh Tạt Quang Xi, Thăm Pha Thoc, Mương Ngoi câu những căn cứ cách mạng, Thăm Tinh Mương Pác U, các loại hình nghệ thuật sân khấu hiện đại và truyền thống mà có thể thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Luang Pra Bang hàng năm. Riêng năm 2007, khách quốc tế là 186.819 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là 100USD, và khách nội địa (trong nước) là 124.826 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là 150.000 kip. Đồng thời tỉnh Luang Pra Bang không chỉ là điểm đến cho khách du lịch mà còn là điểm trung tâm xuất phát cho chuyến đi du lịch các tỉnh miền Bắc, miền trung, đó chính là cổng vào, ra của du khách trong nước và quốc tế. [22]

- Kinh nghiệm phát triển du lịch Cánh đồng chum Xiêng Khoảng

Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có tài nguyên thiên nhiên rất đẹp, có khí hậu trong lạnh mát mẻ và có truyền thống lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với vị trí địa lý phù hợp như: Phía Đông giáp Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. phía Bắc giáp tỉnh Hoà Phăn, phía Nam giáp tỉnh Bo Li Khăm Xay, phía tây giáp tỉnh Luang Pra Bang và tỉnh Viêng Chăn. Các tỉnh đã nêu trên có nền kinh tế du lịch phát triển nhanh, đồng thời cũng có sự liên kết phát triển du lịch với nhau và hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong nước và nước láng giềng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Tỉnh xiêng Khoảng có đường quốc gia chạy qua như: Đường số 1D, đường số 7(m 13), đường 1c và đường số 5 và có 2 bến xe trong tỉnh, 1 bến xe đi các tỉnh, có 1 sân bay. Tỉnh có mạng lưới điện, nước sạch, bưu chính, viễn thông khá thuận lợi có thể đáp ứng cho việc phụ vụ khách du lịch đến tham quan.

Thời gian qua Sở Du lịch tỉnh đã tranh thủ sự chỉ đạo Tổng cục Du lịch quốc gia, của UBND tỉnh, phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan trong việc thống nhất quản lý nhà nước về du lịch nên du lịch của tỉnh phát triển khá vững mạnh và hiệu quả.

Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lào giai đoạn 2010-2015 - 5

Các công việc quản lý du lịch, phát triển du lịch của tỉnh đều có kế hoạch sát thực với thực tiễn. Đồng thời, trong tổ chức thực hiện phát triển du lịch đều có sự hợp tác của quần chúng nhân dân. Do đó, tỉnh đã đánh giá đúng hiệu quả và tồn tại của việc phát triển du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, các công việc đều được, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, theo dõi đánh giá , báo cáo thường xuyên cho cấp trên.

Hiện tại, du lịch Tỉnh Xiêng Khoảng được coi là một ngành công nghiệp phát triển nhanh, là một trong ba ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh.

+ Ngoài những chính sách chung mang tính vĩ mô như ở tỉnh Luang Pra Bang đã nói ở trên, du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng được chính quyền sở tại đi sâu vào khai thác như du lịch sinh thái, du lịch khám phá.

+ Mở rộng sự hợp tác với các địa phương lân cận để tạo thành cụm du lịch sinh thái hài hoà tạo lên những tour du lịch thực sự hấp dẫn.

+ Giáo dục tuyên truyền người dân nhận thức về tiềm năng lợi nhuận kinh tế du lịch mang lại để người dân hiểu được và giữ gìn những danh lam thắng cảnh, không tàn phá nó, coi đó như là nguồn mưu sinh của họ, họ là những người hướng dẫn viên du lịch thực thụ của địa phương mình.

+ Ngoài ra trong tâm trí mỗi người dân cần coi trọng giữ gìn vệ sinh công cộng, vì đây là điều mà những khách nước ngoài rất quan tâm, nhất là trong các bữa ăn, điều này hầu hết các địa phương chưa làm được.

1.2.2. Khái quát phát triển du lịch một số tỉnh của Việt Nam

- Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La (Giáp CHDCND Lào)

Sơn La có mạng lưới sông suối dày đặc, nguồn nước dồi dào. Đến với Sơn La, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội rất cuốn cút

của đồng bào Thái, H’mông, Khơ Mú... và để hưởng thức hương vị men rượu cần thơm của lá cây rừng, cùng với những làn điệu dân ca mời rượu làm say đắm lòng người.

Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc phía Bắc Việt Nam nhưng giao thông cũng khá thuận lợi, có đường bộ với quốc lộ số 6, đường hàng không với sân bay Nà Sản. Với điều kiện thuận lợi như vậy, Sơn La còn có nhiều tiềm năng về thắng cảnh, thành phố Sơn La là một vùng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi đá vôi, nơi có nhiều hang động kỳ vĩ. Thành phố Sơn La ở độ cao 600 m so với mực nước biển, có sông Nậm Na chạy qua. Giữa lòng thị xã nổi lên một ngọn đồi cao. Trên đó, năm 1908 thực dân Pháp cho xây một nhà tù kiên cố để giam cầm các chiến sĩ cộng sản và các nhà yêu nước Việt Nam, các công ty lữ hành ở đây biết khai thác những di tích lịch sử, những di vật sống như hệ thống nhà tù, khơi lại nơi đây một thời mà các chiến sĩ cách mạng Việt Nam phải chịu đựng.

Quy hoạch ở đây tạo nên một quần thể du lịch thực sự thu hút khách tham quan với việc kết nối tuor giữa khu di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp với các di tích khác như chùa Chiền Viện, Tháp Mường …

Chính quyền tỉnh Sơn La thực sự quan tâm đến ngành du lịch, họ chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, khu vui chơi giải trí, chú trọng phát triển tổng thể khu du lịch như ở Mộc Châu với những cách đồng bạt ngàn chè, vừa là nguyên liệu cho ngành sản xuất chè, vừa tạo cảnh quan cho một vùng du lịch, ở đây được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu quanh năm mát mẻ.

Sơn La có nhiều phong tục tập quán khác nhau, bởi vì có nhiều dân tộc sinh sống mỗi dân tộc có lễ hội riêng của mình như: lễ hội Hoa Ban (xên Bản, Xên Mường) của người Thái. Lễ hội Tung Còn, Tìm Bạn của dân tộc Tày Tây Bắc. Tết Cơm Mới của người Khơ Mú.

Ngoài những tiềm năng du lịch phong phú sẵn có của tỉnh Sơn La, Chính quyền còn xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển cho tỉnh miền núi Tây Bắc này.

- Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An (tiếp giáp CHDCND Lào)

Nghệ An cũng là tỉnh tiếp giáp với Lào như Sơn La. Về tài nguyên du lịch, Nghệ An có nguồn tài nguyên rất phong phú với hệ sinh thái rừng đa dạng, nhiều thảm thực vật, hệ động vật. Cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều núi cao, vực sâu tạo cho Nghệ An có nhiều thác nước đẹp như ở Pù Mát, thác Sao Va, Ba Cảnh, Thác Đũa... Nghệ An cũng có nhiều suối nước nóng do vết nứt địa tầng kiến tạo nên. Tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử cũng rất phong phú, được thừa hưởng bề dày phát triển. Tính đến năm 2008, Nghệ An có khoảng 1.000 di tích lịch sử đã được nhận biết, trong đó có 131 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Một số di tích nổi bật có thể kể đến như khu Kim Liên, thành cổ Nghệ An, Làng Vạc, khu Mai Hắc Đế, Đền Cuông – An Dương Vương. Ngoài ra, Nghệ An còn có nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể tiêu biểu và phong phú với khoảng 24 lễ hội trong năm. Làng nghề truyền thống ở Nghệ An cũng khá phát triển với nhiều địa điểm có thể phát triển du lịch như làng đan nứa ở Xuân Nha, làng dệt thổ cẩm của người Thái ở Quỳ Châu, làng nghề trạm đá ở Diễn Châu... Với những tiềm năng to lớn đó, trong thời gian qua, Nghệ An đã có những biện pháp tích cực nhằm khai thác, phát triển tiềm năng, thu hút đông đảo du khách.[25]

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bo Kẹo

Từ kinh nghiệm của các tỉnh trên như: tỉnh Luang Pra Bang, tỉnh Xiêng Khoảng CHDCND Lào, tỉnh Xiêng khoảng, hay hai tỉnh của Việt Nam giáp với Lào là tỉnh Sơn La và tỉnh Nghệ An, một số bài học về phát triển du lịch có thể rút ra cho tỉnh Bo Kẹo, đó là:

- Thứ nhất, cần có chiến lược dựa trên tầm nhìn dài hạn và quy hoạch phát triển cụ thể về du lịch của tỉnh

Cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch một cách tổng thể và chi tiết. Xây dựng các chính sách phù hợp để thúc đẩy du lịch phát triển. Chiến lược phát triển du lịch cần có tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở đó, ngành du lịch và các ngành liên quan sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Nếu thiếu chiến lược dài hạn, các quy hoạch sẽ chồng chéo, vụn vặt, phá vỡ quy hoạch tổng thể

và để lại hậu quả khó khắc phục trong tương lai dài. Quy hoạch phát triển cụ thể, chi tiết cũng rất quan trọng, nó vừa khẳng định cam kết của chính quyền địa phương, vừa cho thấy những biện pháp phát triển trong tương lai. Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội dựa trên hệ thống thông tin minh bạch, quy hoạch rõ ràng.

Thứ hai, vai trò của chính quyền địa phương, của sở chuyên ngành đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập những tiền đề cần thiết cho phát triển du lịch.

Chính quyền địa phương cần có những biện pháp đồng bộ để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng cần được thực hiện trước một bước. Về đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh nghiệm của một số địa phương nêu trên cho thấy, chính quyền cấp tỉnh cần đảm nhận các lĩnh vực đầu tư không sinh lời, ít hoặc không có khả năng thu hồi vốn, quy mô vốn lớn (những lĩnh vực này tư nhân không thể hoặc không muốn làm) như điện, nước, hạ tầng viễn thông, hạ tầng giao thông...

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cùng với việc ban hành các chính sách phù hợp là tiền đề cần thiết, thể hiện cam kết nghiêm túc của chính quyền địa phương đối với các nhà đầu tư.

Ngoài ra, đào tạo nhân lực tại chỗ nhằm phục vụ du lịch được xem là điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư, đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch địa phương.

Đối với du khách, lao động trong ngành du lịch là cầu nối giữa họ với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, tập quán, ẩm thực địa phương, và trong nhiều trường hợp, cảm tình của du khách đối với một điểm du lịch, một địa phương chịu sự chi phối mang tính quyết định của đội ngũ lao động trong ngành du lịch.

Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước đối với du lịch.

Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch không những đảm bảo sự bền vững cho ngành du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà còn là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch cũng như đảm bảo môi trường cho hoạt động du lịch. Tăng cường

công tác quản lý nhằm mang lại một kỳ nghỉ thú vị, an toàn, tạo sự thoải mái đối với du khách vừa là nội dung cấp bách trước mắt, vừa là điều kiện đảm bảo để tăng lượng khách trong tương lai. Giữ gìn, bảo vệ môi trường, tôn tạo các khu di tích, các danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy các giá trị vật chất, tinh thần của địa phương cũng là những kinh nghiệm quý trong phát triển du lịch ở địa phương. Việc quản lý giá phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí.... chính quyền địa phương cần phải có cơ chế, biện pháp quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách, nghiêm cấm việc chèo kéo khách, nâng giá, kinh doanh kiểu chụp giựt. Kinh nghiệm cho thấy, ngoài các tài nguyên du lịch sẵn có (tài nguyên tự nhiên và nhân văn), yếu tố đảm bảo cho một điểm đến an toàn có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Do vậy, tăng cường quản lý nhà nước nói chung, giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm đến là những kinh nghiệm cần được tham khảo và phát huy.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Có thể nói, cho đến nay du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho mỗi quốc gia (ngành công nghiệp không khói), quốc gia nào biết cách phát triển và khai thác tốt thì nó đem lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia đó. Sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán vùng miền riêng biệt, bởi vậy ta phải biết khai thác những điểm mạnh của từng vùng, miền, có như vậy mới thu hút được khách tham quan, đem lại hiệu quả kinh tế cho vùng, địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bo Kẹo có rất nhiều điểm du lịch khác với Việt Nam và cũng có thế mạnh riêng: là một tỉnh có nhiều bộ tộc anh em chung sống, mang đậm bản sắc dân tộc, mỗi bộ tộc có một phong tục tập quán, có nét văn hoá riêng. Khách du lịch phương Tây rất thích tìm hiểu nền văn hoá các dân tộc sinh sống ở đây.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO GIAI ĐOẠN 2010-2015‌

2.1. Nhân tố tác động đến phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo

2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Trước khi đất nước được giải phóng, tỉnh Bo Kẹo là một huyện thuộc tỉnh Huo Khoong và là điểm chiến lược của quân đội đế quốc và tay sai, nơi tập huấn về quân đội, là nơi để chống lại lực lượng cách mạng ở các tỉnh miền Bắc của CHDCND Lào, nơi tuyên truyền văn hoá phương tây, buôn bán trái phép, ngoài ra còn là địa điểm chiến lược của tay sai như: Vùng Nặm Nhù, Vùng Nặm Tui, Vùng Na Vô, trở thành vùng có tình hình chính trị phức tạp và có ảnh hưởng không ít tới việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau giải phóng đất nước năm 1975, tỉnh Bo Kẹo là một phần của tỉnh Luang Nặm Tha. Năm 1983, tỉnh Bo Kẹo được tách ra từ tỉnh Luang Nặm Tha. Lúc đầu, tỉnh có 3 huyện, ngày 5/7/1983 Chính phủ đã bàn giao 2 huyện của tỉnh U Đôm Xay cho tỉnh Bo Kẹo quản lý là: huyện Pha U Đôm và huyện Pác Tha, từ đó được tổ chức sắp xếp hoạt động và thay đổi chế độ theo tình hình thực tế từng giai đoạn và thành lập tỉnh Bo Kẹo ngày 15/6/1983.

Tỉnh Bo Kẹo có đường biên giới với các nước láng giềng: Phía Tây giáp tỉnh Xiêng Rai (Thái Lan), phía Bắc giáp tỉnh Tha Khì Lêch (My an ma), phía Đông giáp tỉnh Luang Nằm Tha và U Đôm Xay, phía Nam giáp tỉnh Say Nhạ Bu Li.

Tỉnh Bo Kẹo có biên giới giáp với hai nước là cửa khẩu quốc tế ra - vào theo bản đồ là ở miền Tây Bắc của CHDCND Lào, với độ cao 410 m so với nước biển, có đường quốc lộ R3 chạy qua tỉnh dài 84 km và đường từ tỉnh Bo Kẹo đến Bo Tên. Tỉnh Luang Nam Tha dài 228 km cửa khẩu Trung Quốc, làm đường giao thông cấp quốc gia và cấp khu vực và là cầu nối các nước ven sông Mê Kông như: (Trung Quốc: Xiêng Hung, kun Minh. Vương Quốc Thái Lan như Xiêng Rai, Xiêng Mai, Bang Góc. Nước My an ma tỉnh Tha Kì Lêch và nước CHXHCNVN) và đường Sông Mê Kông dài 243 km, ngoài ra Bo Kẹo có cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu cấp địa phương qua sông Mê Kông có thể đi thuyền qua lại với cả 5 nước thành viên ASEAN. Đường thuỷ và đường bộ có vai trò rất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023