Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng Quan Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Vốn Xã Hội Đến Lợi Ích Của Người Dân Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


2.1. Cơ sở lý thuyết về vốn xã hội

2.1.1. Khái niệm vốn xã hội

Nguồn gốc khái niệm VXH có nhiều tranh luận từ góc nhìn của các tác giả khác nhau, song hầu hết các tác giả nghiên cứu về nguồn gốc của VXH (Farr, 2004; Christoforou and John, 2014; Hans, 2014…) đều thừa nhận khái niệm VXH xuất hiện lần đầu năm 1916 do Hanifan đưa ra. Trên thực tế, thuật ngữ này đã “manh nha” xuất hiện từ những năm 1800 trước khi phổ biến rộng rãi vào cuối năm 1990 (Adam et al, 2003). Trong nửa đầu của thế kỷ XIX, Tocqueville đã quan sát về cuộc sống của người Mỹ và ông thấy rằng nếu người Mỹ thường xuyên gặp nhau để thảo luận về các vấn đề của nền kinh tế, thể chế nhà nước Mỹ hay thế giới nói chung thì sự minh bạch sẽ giúp cho việc thu hút người dân tham gia nhiều hơn và thúc đẩy nền dân chủ được vận hành tốt hơn. Sau đó các nhà nghiên cứu Pháp cũng nhấn mạnh rằng mức độ tham gia xã hội - social participation (sau này được gọi là VXH) trong xã hội Mỹ có MQH trực tiếp với bình đẳng tiếp cận các quyền lợi (Ferragina, 2010).

Từ những năm 1980, thuật ngữ VXH đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu về kinh tế, chính trị, xã hội học và hoạch định chính sách (Portes et al., 1998). Đặc biệt, giai đoạn 1990 - 2000 khái niệm VXH trở nên ngày càng phổ biến trong một loạt các ngành khoa học xã hội, chính trị (Adler and Kwon, 2002; Ferragina and Arrigoni, 2016) và từ 2000 - nay xuất hiện thêm các nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch (Jones, 2005; Stronza and Gordillo, 2008…).

Theo Hanifan (1916, tr. 130 - 131): “VXH là những giá trị vô hình được tích lũy trong cuộc sống thường nhật của con người, cụ thể là thiện ý, tình bằng hữu, sự đồng cảm và giao thiệp xã hội giữa những cá nhân và cộng đồng tạo nên một xã hội… Nếu một cá nhân giao tiếp với các láng giềng của mình và các thành viên trong cộng đồng có sự hợp tác với nhau thì cá nhân và cộng đồng sẽ có sự tích lũy VXH, cái có thể mang lại những lợi ích cho cá nhân đó và cộng đồng nói chung”. Hanifan đã sử dụng thuật ngữ “vốn” như một “tài sản” có giá trị đặc biệt để làm nổi bật tầm quan trọng của các MQH xã hội trong việc đem lại hiệu quả kinh tế (Routledge et al., 2003). Đồng thời, ông cũng giải thích tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng đời sống KT - XH (Woolcock et al., 2000). Khái niệm VXH nhấn


mạnh các giá trị hiện thực trong các MQH xã hội có tác dụng lên cuộc sống thường ngày của con người và cải thiện đời sống cho cả cộng đồng.

Sau Hanifan đã có nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu về VXH như: Jacobs (1961), Loury (1977), Bourdieu (1984, 1986, 1989); Dewey (1990), Coleman (1988),

Coleman and James (1990); Putnam (1993, 1995, 2000, 2001), Lappe et al. (1997), Portes et al. (1998), Leeder et al. (1999), Schuller et al. (2000); Felkins and Patricia (2002)… Trong số các nhà nghiên cứu về VXH có Bourdieu, Coleman và Putnam là những học giả nghiên cứu chuyên sâu và có những đóng góp quan trọng tạo nên sự phong phú cho lý thuyết VXH (Tzanakis, 2013), thể hiện qua nội dung của một số tác phẩm tiêu biểu như: “Nền tảng của lý thuyết xã hội” (Coleman and James, 1990), “Các hình thức của VXH” (Bourdieu, 1986, 1997), “Các tiêu chuẩn của VXH” (Putnam, 2001), “VXH trong việc tạo ra nguồn nhân lực” (Coleman and James, 1988), “Sức mạnh của VXH” (Bourdieu, 1989), “Sự phát triển của VXH trong xã hội đương đại” (Putnam and Robert 2002)…

Trong tác phẩm "Các hình thức của VXH", Bourdieu (1986, tr. 51) đã định nghĩa: “VXH là tổng hòa các nguồn lực thực tế và tiềm năng trong một mạng lưới bền vững, bao gồm các MQH giữa những người quen biết lẫn nhau, gắn kết và công nhận lẫn nhau; những MQH này ít nhiều đã được thể chế hóa”. Như vậy, Bourdieu (1986) xem VXH là một nguồn lực được tạo nên từ tổng thể lợi thế các MQH trong cùng một mạng lưới có sự chi phối bởi bối cảnh chính trị - xã hội.

Coleman (1988, tr. 88) cho rằng: “VXH bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung”. Coleman (1988) cũng nhận định: VXH là một nguồn lực có thể tạo tiền đề cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức xã hội nào phát triển nhưng kết quả của nó như thế nào còn phụ thuộc vào “đối tượng sử dụng” nó trong bối cảnh cụ thể.

Với quan điểm tương tự như Coleman (1988), Putnam (1993, tr. 167) đã định nghĩa: “VXH là đặc trưng của tổ chức xã hội, biểu hiện qua các yếu tố lòng tin, chuẩn mực, mạng lưới xã hội, tạo điều kiện cho các MQH hợp tác phát triển và thông qua đó, cải thiện hiệu quả hoạt động của xã hội”. Trong khái niệm này, ông chỉ ra lòng tin và chuẩn mực là những yếu tố cốt lõi của mạng lưới xã hội (Sato, 2013). Sau đó, khái niệm này đã được ông nhấn mạnh lại trong Putnam (1995, tr.02): “VXH là những phương tiện và những kĩ năng đào tạo có tác dụng làm gia tăng năng suất cá nhân. VXH nói tới những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội. VXH tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối


hợp và sự hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả, mang lại lợi ích chung cho xã hội”. Ông khẳng định, cuộc sống sẽ thuận lợi hơn trong một cộng đồng may mắn có một “nguồn VXH” đáng kể, được hình thành qua các giai đoạn phát triển khác nhau: ban đầu, khi người dân tham gia vào mạng lưới hợp tác và cùng nhau giải quyết các vấn đề chung, lòng tin sẽ dần xuất hiện. Khi MQH hợp tác ngày càng trở nên chặt chẽ, các lợi ích kinh tế - chính trị mang tính cá nhân sẽ bị giảm xuống; lên một bước cao hơn khi “mật độ” tương tác giữa các thành viên ngày càng dày đặc hơn và có sự cam kết vì một mục tiêu chung, ý thức của người tham gia cũng sẽ ngày càng tiến bộ, họ có thể biến cái “tôi” thành “chúng ta” hay nhận thức tôi tham gia vì muốn mang lại lợi ích cho tập thể. Putnam tin rằng VXH có thể được đo bằng số lượng của “lòng tin” và MQH "có đi có lại" trong một cộng đồng hoặc giữa các cá nhân.

Điểm khác biệt cơ bản giữa các học giả này là nếu Bourdieu đã sử dụng khái niệm VXH để chứng minh cho một cơ chế “có dấu hiệu bất bình đẳng” trong xã hội dựa trên lợi thế về nguồn lực và mạng lưới quan hệ để duy trì lợi ích cho cá nhân hay một tầng lớp xã hội nhất định hoặc những người có quan hệ thân thiết với họ. Ngược lại, Coleman và Putnam nhấn mạnh những MQH dựa trên niềm tin, chuẩn mực, sự trao đổi và hợp tác phát triển để mang lại lợi ích cho cả cá nhân và tập thể.

Kế thừa chọn lọc các nghiên cứu trước về VXH, giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, luận án đưa ra khái niệm về VXH như sau: VXH là một dạng tài nguyên/nguồn lực đặc biệt mang tính xã hội của con người, VXH hình thành từ MQH giữa các cá nhân hoặc tập thể (tổ chức/xã hội), được tích lũy trong quá trình trao đổi và chia sẻ, hợp tác và liên kết trong các mạng lưới xã hội dựa trên lòng tin và sự tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực chung nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân/tập thể đó khi họ tham gia và đầu tư vào các MQH ít nhiều đã được thể chế hóa.

Khái niệm trên sẽ được phân tích cụ thể hơn ở một số khía cạnh sau:

- Thứ nhất, các MQH” tạo nên VXH” có các cấp độ: i) “cá nhân” gắn với MQH giữa con người với con người (các cá nhân với nhau) là mức độ nhỏ nhất của VXH - VXH vi mô (micro level social capital); ii) “tổ chức” MQH giữa các tổ chức với nhau (trường học, doanh nghiệp, xí nghiệp, cộng đồng…) hình thành nên VXH trung mô (meso level social capital); iii) “xã hội” biểu thị MQH giữa các “chủ thể” có cùng phạm vi lãnh thổ, thể chế, văn hóa ứng với quy mô của một “địa phương”, có thể mở rộng ra một “quốc gia” hay thậm chí cả “toàn cầu” tạo nên VXH vĩ mô (macro level social capital). Sự liên hệ hữu cơ trong MQH này thể hiện: thứ nhất, nếu mỗi cá nhân có nội lực tốt, là một thành viên tích cực trong xã hội; thứ hai, nếu cá nhân được đào tạo, bồi dưỡng, được định hướng, được tạo điều kiện phát triển tốt; thứ ba, kết quả sẽ tạo ra là những thành viên có ích cho xã hội và hệ quả tất yếu là sẽ làm


cho nguồn VXH trở nên giàu có, dồi dào và ngược lại. Các nghiên cứu có đề cập đến các mức độ này có thể kể đến các tác giả như Hanifan (1916), Bourdieu (1986), Coleman (1988) ở mức độ “cá nhân”; Putnam (1995), Newton and Kenneth (1997), Kilpatrick et al. (1998), Kilby (2002), Buys et al.(2002), Sander and Thomas (2002), Slangen et al. (2003) ở mức độ “tổ chức”; các tác giả Glaeser et al. (2002), Baum and Ziersch (2003)… nghiên cứu ở mức độ “xã hội”.

- Thứ hai, sự “đầu tư” vào các MQH của các cá nhân/tập thể để có được lợi ích khi tham gia vào mạng lưới các MQH không phải là sự đầu tư bằng các giá trị vật chất “hữu hình” để mang lại “thặng dư kinh tế” mà được dựa trên các giá trị “vô hình/phi vật chất” của lòng tin, sự tôn trọng các nguyên tắc/chuẩn mực chung và sự hợp tác, liên kết, chia sẻ, tương trợ lẫn nhau để cùng phát triển (Coleman, 1988; Putnam, 1993; Harpham et al., 2002; Bankston et al., 2002; Jones, 2005).

- Thứ ba, mạng lưới MQH của các cá nhân/tổ chức/xã hội được hình thành trong một bối cảnh ít nhiều đã được thể chế hóa” đề cập đến vai trò của yếu tố “thể chế” - các quy định, quy tắc, đường lối, chính sách của một quốc gia/địa phương/tổ chức có ảnh hưởng định hướng, chi phối đến sự phát triển của mạng lưới các MQH tạo nên VXH. Các quy tắc/quy định thuộc về “thể chế” chi phối sự tương tác giữa các cá nhân hay tổ chức/xã hội có thể mang tính chính thức như hiến pháp, bộ luật, điều luật, hiến chương, văn bản dưới luật… hoặc không chính thức như truyền thống, tập quán, phong tục, các quy tắc ứng xử nội bộ… (Đào Minh Hồng và Lê Hồng Hiệp, 2013).

2.1.2. Đặc điểm của vốn xã hội

Từ khi ra đời đến nay, xung quanh khái niệm VXH và những đặc điểm của “loại vốn/nguồn lực đặc biệt” này còn tồn tại nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau nhưng tựu chung lại, VXH có bốn đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, VXH phát sinh từ việc tham gia vào mạng lưới xã hội hay đầu tư vào các MQH của mỗi cá nhân/tập thể để mang lại lợi ích cho riêng họ cũng như tập thể (tổ chức/xã hội). Ở phạm vi cá nhân, Coleman (1988) khẳng định rằng: VXH là sự thiết lập và duy trì các MQH nhằm mục đích tìm kiếm các khoản lợi ích cho người tham gia vào các MQH đó. Quan điểm này được sự đồng tình của Lesser (2000), theo ông: VXH là “sự giàu có” của mỗi cá nhân, được tạo dựng từ các MQH xã hội của họ. Portes (1998) và Fukuyama (2002) cũng đã cho rằng cá nhân sử dụng VXH để tìm kiếm lợi ích cho bản thân. White (2002) nhận định rằng: sự đầu tư vào các MQH trong mạng lưới xã hội có khả năng mang lại các lợi ích kinh tế hoặc các lợi ích khác cho các cá nhân. Ở phạm vi tập thể (tổ chức/xã hội), Woolcock (1998) cho rằng: “Tham gia vào các mạng lưới xã hội và tuân thủ các chuẩn mực là điều kiện thuận lợi để tạo nên các lợi ích chung cho tập thể”. Nhóm các tác giả Putnam (1995), Coleman (1988),


Portes (1998) cho rằng: VXH được được xem như một phương tiện mà qua đó các cộng đồng đầu tư cơ sở tài sản của họ về vật chất, con người, văn hóa và các nguồn lực tài chính để tạo lợi ích chung. Bourdieu (1986) khẳng định rằng: VXH là kết quả của đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể được chuyển thành vốn kinh tế và Putnam (2000) đã bổ sung thêm: VXH dùng để phát triển về kinh tế hay thành công trong nghiên cứu ở các lĩnh vực còn lại. Mặt khác, Arefi (2003) lập luận rằng: VXH dẫn đến sự đồng thuận và tạo được lợi ích vì trong mạng lưới xã hội “vốn” được chia sẻ và có sự thỏa thuận giữa các tác nhân và thành viên tham gia để tạo ra hành động và lợi ích tập thể. Vì vậy, hoạt động tập thể, sự tham gia phối hợp của các thành viên sẽ làm tăng VXH.

Thứ hai, VXH được xem như một “nguồn lực”, nó có thể mang lại lợi ích kinh tế hoặc phi kinh tế (White, 2002) nhưng đo lường nó không phải bằng những thước đo “vật chất”, những giá trị “hữu hình”mà là các yếu tố “ vô hình”,”phi vật chất” của lòng tin, chuẩn mực, tham gia hợp tác và trách nhiệm với tập thể (Bourdieu, 1983). Theo Putnam (1995), VXH là một mạng lưới liên kết với sự tham gia của các thành viên và là một yếu tố để sở hữu nguồn tài nguyên của một nhóm dựa trên các chuẩn mực và lòng tin. Bourdieu (1986) xem VXH là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết, trong đó các thành viên có sự trao đổi qua lại lẫn nhau. Putnam (2000), Fukuyama (2002) cho rằng: VXH bao gồm chuẩn mực của MQH trao đổi qua lại và biểu đạt cho sự tin tưởng lẫn nhau. Portes (1998), Coleman (1988) cũng đã khẳng định: sự trao đổi qua lại, sự tin tưởng, sự mong đợi và trách nhiệm là cơ sở để tạo ra niềm tin giữa các thành viên và là nguồn gốc của VXH.

Thứ ba, VXH duy trì và phát triển thông qua tương tác trong và ngoài mạng lưới. Theo Nahapiet and Ghoshal (2000): dựa trên các MQH, có đi có lại, tin tưởng và các chuẩn mực xã hội, VXH được tạo ra từ các hoạt động của các cá nhân/tập thể trong một mạng lưới. Vì vậy, VXH bao gồm các MQH được hình thành một mạng lưới dựa trên các nguồn lực sẵn có của các thành viên tham gia. VXH bao gồm các mạng lưới liên kết xã hội tạo điều kiện cho các thành viên tham gia trong một thiết lập nhất định nhằm tạo nên một mạng lưới xã hội bền vững (Coleman, 1988). VXH được tạo nên từ các mạng lưới xã hội (Lin, 2001), được thể hiện thông qua mạng lưới xã hội (Portes, 1998); đồng thời, mạng lưới xã hội cũng là một thành tố của VXH (Putnam, 2000). Mạng lưới và sự liên kết tạo nên VXH bao gồm các cá nhân có MQH, liên kết với nhau tạo thành một/nhiều mạng lưới, các mạng lưới này lại có MQH với nhau tạo nên một mạng lưới xã hội chung và đều có lợi ích phát triển.

Thứ tư, VXH là một “mắt xích” - một “liên kết còn thiếu” để PTBV và nâng cao vị thế, mang lại lợi ích KT - XH cho cộng đồng. Theo Grootaert (1998) VXH là tập hợp các chuẩn mực, quy tắc, mạng lưới xã hội mà thông qua đó giúp người dân


tiếp cận với nguồn lực và quyền lực để có thể được ra quyết định và tham gia xây dựng chính sách. Đây cũng là những yếu tố giúp cho các thế hệ tương lai duy trì hoặc gia tăng nguồn VXH - một yếu tố chìa khóa để đạt được mục tiêu PTBV nhưng còn chưa được chú trọng quan tâm thỏa đáng. Với khái niệm này, VXH được xem như một “mắt xích còn thiếu” được quan tâm trong PTBV vì nếu bổ sung nó vào mắt xích này sẽ giúp chỉ ra các cách thức để các cá nhân và tổ chức tương tác để tạo ra sự phát triển và tăng trưởng lâu bền (Grootaert, 1998). Ngoài ra, VXH nhấn mạnh tầm quan trọng về sự tham gia của cộng đồng cho thành công chung để mang lại lợi ích KT - XH, sự chia sẻ và quan hệ xã hội giữa các cá nhân/tập thể - những thành viên tạo nên một đơn vị xã hội có VXH và nền tảng vững chắc để phát triển (Putnam, 2000).

2.1.3. Các yếu tố đo lường vốn xã hội

Trong mô hình nghiên cứu của Bain and Hicks (1998) và Krishna and Shrader (2000), VXH có hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Các yếu tố vĩ mô liên quan đến các vấn đề chung như cơ cấu tổ chức xã hội, luật pháp, thể chế địa phương và mức độ tham gia xây dựng chính sách của cộng đồng. VXH vi mô có các thành phần thiên về mặt “nhận thức - cognitive” như các giá trị, lòng tin, chuẩn mực, thái độ, hành vi của cộng đồng và các yếu tố về mặt “cấu trúc - structural” như vấn đề tổ chức, trách nhiệm, ra quyết định và hành động của những người đứng đầu cũng như tập thể.


Vĩ mô

Thể chế địa phương

Mức độ tham gia xây dựng chính sách

Vi mô

Nhận thức Cấu trúc

- Chuẩn mực - Cơ cấu tổ chức

- Lòng tin - Quyết định tập thể

- Hành vi - Trách nhiệm của

- Thái độ người đứng đầu

- Hành động, trách nhiệm của tập thể

Khung pháp lý

Cơ cấu tổ chức xã hội

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố cấu thành của VXH

Nguồn: Krishna và Shrader (2000), phát triển từ Bain và Hicks (1998)

Nhóm các tác giả Nahapiet and Ghoshal (1998); Oh et al. (2006); Tsai and Ghoshal (1998); Leana and Buren (1999); Arregle et al. (2007) thì cho rằng: VXH có


các thành phần là mạng lưới quan hệ giữa các thành viên (mức độ mạnh hay yếu phụ thuộc vào mối liên hệ có thường xuyên hay không), lòng tin, sự chia sẻ (tầm nhìn, tầm ảnh hưởng, các kinh nghiệm…), các chuẩn mực và cam kết trách nhiệm với tập thể. Harpham et al. (2002) phân tích các yếu tố VXH bao gồm: sự liên kết (connectedness) với chính quyền, cơ quan viện trợ, các nhóm khác trong cộng đồng, sự trao đổi/có đi có lại (reciprocity); chia sẻ (sharing) và lòng tin (trust).

Phát triển các nghiên cứu về VXH, Marcinek and Hunt (2015) tổng hợp từ Jones (2005), Harpham et al. (2002), Narayan and Deepa (1999), Grootaert and Bastelaer (2001) đã bổ sung thêm yếu tố bắc cầu (bridging) và liên kết (bonding) trong VXH. Theo Marcinek and Hunt (2015), khi các thành viên trong cùng một mạng lưới có lòng tin, tôn trọng các chuẩn lực, có nhận thức đúng và ủng hộ cho các mối quan hệ trong cùng một bối cảnh (chịu sự chi phối của thể chế địa phương) sẽ là nền tảng tạo ra sự liên kết, gắn bó để cùng giải quyết/hành động cho các vấn đề chung và khi họ có xu hướng mở rộng phát triển mối quan hệ ra bên ngoài thì sẽ tạo ra cơ sở cho việc hình thành các mối quan hệ “bắc cầu” - các bên trung gian thứ ba gắn kết mối quan hệ bên trong và bên ngoài cộng đồng và khi đó VXH sẽ mở rộng không chỉ là một nguồn lực về các mối quan hệ được tính trong phạm vi một địa phương/cộng đồng/tổ chức mà có thể ở bối cảnh của một xã hội/quốc gia và chịu sự chi phối của các vấn đề về thể chế, chính sách, định hướng phát triển chung cho nền KT - XH của quốc gia/dân tộc đó.

Bắc cầu3


- Thể chế nhà nước4

- Luật định4


Cấu trúc1

- Quản lý/điều hành4

I II

Nhận thức 1

(Hành động2)

III IV

(Cảm nhận2)

- Thể chế địa phương4

- Mạng lưới2

- Vai trò/cách cư xử2

- Quy tắc/quy định2

- Tiền lệ trước đó2

- Mật độ liên kết2

- Lòng tin4

- Quy tắc2

- Thái độ2

- Nhận thức về sự ủng hộ và tin tưởng2


Liên kết3


Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu tích hợp các yếu tố đo lường VXH

Nguồn: Marcinek and Hunt, 2015 tổng hợp từ 1Harpham et al., 2002; 2Jones, 2005;

3Harpham et al., 2002; Narayan, 1999; 4Grootaert and Bastelaer, 2001


Như vậy, có thể thấy rằng VXH được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, mỗi nghiên cứu tùy từng góc nhìn sẽ có những khám phá, góc nhìn riêng bên cạnh những yếu tố cơ bản tạo nên VXH đó là: lòng tin (trust), thái độ (attitude), sự trao đổi (reciprocity), chia sẻ (sharing), chuẩn mực/quy tắc (norms/rules), sự hợp tác (cooperation) và mạng lưới xã hội (social networks/connectedness).

VXH không phải là một hướng nghiên cứu mới, nhưng gần đây mới được khám phá trong MQH với phát triển du lịch qua các nghiên cứu chủ yếu từ những năm 2000 trở lại đây. Sau khi tổng quan các kết quả nghiên cứu trước và tham vấn ý kiến chuyên gia, luận án chỉ lựa chọn một số thành phần của VXH căn cứ vào sự phù hợp với mục tiêu, đối tượng, bối cảnh nghiên cứu để tiến hành khám phá và kiểm định những ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Những yếu tố này được chọn lọc từ mức độ phổ biến trong các nghiên cứu trước có liên quan (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố của VXH được nghiên cứu trong du lịch



TT


Tác giả, năm công bố

Các yếu tố của VXH

Lòng tin

Sự trao đổi,

chia sẻ

Chuẩn mực

Sự

hợp tác

Mạng

lưới xã hội

Yếu tố

khác

1

Foucat (2002)

X


X

X

X


2

Jones (2005)

X

X

X



X1, X2

3

Liu and et al. (2014)

X


X

X

X

X1

4

Zhao and et al. (2011)

X

x


X

X


5

Park and et al. (2012)

X


X

X

X


6

Baksh et al. (2013)

X


X


X

X3

7

Gaitho (2014)

X

X

X

X

X


8

Marcinek and Hunt (2015)

X


X


X

X4

9

Musavengane (2017)

X

X

X

X

X


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - 4

Nguồn: tác giả tổng hợp

Trong đó:

X: Thể hiện cùng một yếu tố đã được nghiên cứu x: Có sự tương đồng

X1: Xung đột và gắn kết

X2: Quyền lực, bình đẳng và ra quyết định X3: Sự tham gia của cộng đồng

X4: Thể chế địa phương, thái độ và nhận thức của cộng đồng

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí