Tổng Hợp Và Đề Xuất Các Chỉ Tiêu Và Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững

- Tỷ lệ lao động địa phương tham gia du lịch: Cao hơn hơn tỷ lệ tạo việc làm mới bình thường trước khi có dự án du lịch trên địa bàn, không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận. [21]

- Thu nhập của dân địa phương: Tăng dần, được không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận. [21]

Thứ hai, bảo tồn giá tr văn hóa lịch của điểm du lịch

- Công tác bảo tồn các di tích lịch sử: là số lượng các công trình, di tích chuẩn bị hồ sơ xếp hạng các cấp.

- Lễ hội truyền thống được giữ gìn tổ chức: là số lượng các lễ hội được chuẩn bị hồ sơ xếp hạng các cấp hoặc tổ chức hằng năm.

- Làng nghề thủ công truyền thống được gìn giữ: là số lượng các làng nghề hiện hoạt động và duy trì sư phát triển.

Thứ ba, sự tham gia của người dân

- Hình thức tham gia của người dân: Sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng quy hoạch và triển khai quy hoạch trên địa bàn: đánh giá bền vững thì tỷ lệ người dân được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án du lịch trước khi triển khai 100% chủ hộ trong vùng dự án. Sự tham gia giám sát của cộng đồng địa phương trong việc thực hiện những dự án du lịch tại địa phương. Tham gia của cộng đồng trong việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch trên địa bàn.

- Mức độ hài lòng, hợp tác của người dân với vai trò đóng góp cho cộng đồng: ngời dân địa phương chịu tác động lớn từ hoạt động phát triển bền vững tác động, do vậy mức độ hài lòng của người dân địa phương là một tiêu ch đánh giá tính bền vững du lịch, không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận.

* Dưới góc độ môi trường:

Thứ nhất, bảo tồn tài nguyên du lịch

- Mật độ điểm du lịch: Là số lượng các điểm di tích được xếp hạng trong một phạm vi nhất định, có di tích tầm cỡ quốc gia, cấp địa phương, trên cơ sở số lượng mật độ điểm du lịch.

- Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch, đầu tư: Quy hoạch theo quan điểm bền. vững là sự phát triển du lịch trong đó việc khai thác tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên tự nhiên. và nhân văn) có quan tâm tới vấn đề bảo tồn và tôn tạo, đảm bảo lợi ích hiện tại khai thác hiệu quả hiện tại và đề xuất những giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, hạn chế tác động xấu của hoạt động du lịch trong hiện tại và tương lai. Như vậy số lượng điểm du lịch được quy hoạch/tổng thể là một tiêu chí đánh giá bền vững của khu, vùng du lịch.

- Mức đóng góp cho công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường: Nguồn thu từ hoạt động du lịch được trích lại, tùy thuộc vào từng địa phương, dựa trên tổng thể mà mức trích nộp có những quy định riêng. Từ nguồn thu này ngành du lịch đóng

góp vào thu nhập của địa phương và địa phương trích từ nguồn thu đó duy tu, tôn tạo tài nguyên cũng như nâng cấp những tài nguyên. Tỷ lệ này càng lớn mức đóng góp càng lớn, đảm bảo đủ kinh phí duy tuy bảo tồn tài nguyên bền vững. Đóng góp từ tăng trưởng du lịch cho bảo vệ tài nguyên, môi trường: Tăng dần, tốc độ tăng không thấp hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của ngành du lịch trong cùng thời kỳ [21].

Thứ hai, giảm thiểu ô nhiễm

- Sử dụng năng lượng nước; Chất thải được thu gom xử lý; Môi trường không khí: không vượt ngưỡng theo quy chuẩn và chỉ tiêu về môi trường do cơ quan chức năng quy định cho từng thời kỳ

- Mức độ hài lòng của người dân về giảm ô nhiễm tại điểm du lịch: Không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận, ổn định

Thứ ba, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan

- Giới hạn về sức chứa: không vượt quá sức chứa thực tế tối đa tại khu, điểm du lịch trong mọi thời gian

- Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm: Đa dạng về động vật quý hiếm giúp cảnh quan du lịch, hệ sinh thái hình thành khu và cụm du lịch sinh động và đặc sắc. Phát triển du lịch không bền vững thu hẹp môi trường sống của động thực vật, săn bắt động vật quý hiếm phục vụ cho những nhu cầu của du khách. Để xác định mức độ tiêu thụ động vật quá hiếm thông qua số lượng động vật quý hiếm theo Sách đỏ của Việt Nam tăng giảm từng năm của địa phương du lịch.

Bảng 2. 4 Tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển du lịch theo hướng bền vững

STT

Nhóm tiêu chí

Chỉ tiêu

1. Dưới góc độ kinh tế


1.1


Vị thế, quy mô của du lịch.

(1) Du lịch trong định hướng, chính sách phát triển của địa phương.

(2) Tốc độ tăng trưởng du lịch.

(3) Chuyển dịch trong cơ cấu du lịch.


1.2


Lợi ích kinh tế từ du lịch.

(4) Đóng góp của du lịch vào GDP.

(5) Số lượng khách du lịch và tốc độ tăng trưởng lượt khách.

(6) Thu nhập (doanh thu) từ du lịch.

(7) Giá cả dịch vụ du lịch.

(8) Mức chi tiêu của khách du lịch tại địa phương.

2. Dưới góc độ văn hóa – xã hội


2.1


Sinh kế dân địa phương.

(9) Tạo việc làm trong ngành du lịch.

(10) Tỷ lệ lao động địa phương.

(11) Thu nhập của dân địa phương.

2.2

Bảo tồn giá trị. văn hóa

lịch sử của điểm du lịch.

(12) Công tác bảo tồn di tích lịch sử

(13) Lễ hội truyền thống được gìn giữ tổ chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững - 7

Nhóm tiêu chí

Chỉ tiêu



(14) Làng nghề thủ công truyền thống được gìn

giữ


2.3


Sự tham gia của người dân.

(15) Hình thức tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch.

(16) Mức độ hài lòng. và hợp tác của người dân

với vai trò đóng góp cho cộng đồng.

3. Dưới góc độ môi trường


3.1


Bảo tồn tài nguyên du lịch.

(17) Mật độ điểm du lịch

(18) Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch, đầu tư

(19) Mức đóng góp cho công tác bảo tồn, bảo vệ

tài nguyên môi trường


3.2


Giảm thiểu ô nhiễm.

(20) Môi trường không khí.

(21) Sử dụng năng lượng nước.

(22) Chất thải được thu gom xử lý.

(23) Mức độ hài lòng của người dân về biện pháp giảm ô nhiễm tại điểm du lịch.


3.3

Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan.

(24) Sức chứa của điểm du lịch.

(25) Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm.

STT

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất

2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

2.3.1 Môi trường thể chế, kinh doanh và chính sách

2.3.1.1 Hệ thống quy hoạch, chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương

“Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước ta. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định” (Hiến pháp năm 2013). Chính quyền địa phương là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân trong xã, phường, thị trấn. Vì vậy bất cứ hoạt động nào của chính quyền địa phương nói riêng và của các cấp quản lý Nhà nước nói chung đều nhằm mục đích giữ gìn an ninh trật tự và gia tăng lợi ích cho người dân sống ở khu vực đó, giúp người dân có cuộc đầy đủ dựa trên những nguồn lực của địa phương, trong đó có nguồn lực để phát triển du lịch. Ở đây có địa giới hành chính, có các tài nguyên du lịch tự nhiên, có các đặc sản của địa phương. Tại đây có cộng đồng dân cư sinh sống bao đời nay đã tạo ra những tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo nên điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các yếu tố khác như an ninh, an toàn; vệ sinh và y tế ở các điểm, tuyến du lịch cũng phải được chính quyền địa phương chú ý trong việc xây dựng quy hoạch và

ban hành các chính sách phát triển thỏa đáng nhằm đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái cho du khách khi đến địa phương.

Ở cấp độ nhà nước, phát triển du lịch thông qua các nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, quyết định của Thủ tướng chính phủ, các quy hoạch của chính phủ… đây là nhân tố có ý nghĩa lớn giúp định hướng và thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch của địa phương. Mỗi địa phương có các chính sách, quy định để phát triển du lịch địa phương là khác nhau bao gồm các chính sách như khuyến khích đầu tư, hỗ trợ giảm chi phí và có những ưu đãi riêng cho doanh nghiệp tham gia vào từng lĩnh vực, chính sách phụ trợ nhằm bảo vệ an ninh, môi trường, vệ sinh và y tế của địa phương. Bên cạnh đó du lịch địa phương với lợi thế nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa thì cần có các chính sách nhằm gìn giữ môi trường, cảnh quan môi trường thiên nhiên, giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh thì những yếu tố này sẽ bị hao mòn thậm chí mất đi, làm suy giảm hay nghiêm trọng hơn là triệt tiêu các lợi thế thu hút khách du lịch đến với địa phương.

Tất cả cá yếu tố trên, tựu chung lại chính là tác động từ hệ thống quy hoạch, khung chính sách và quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương, đây là yếu tố có vai trò giúp quá trình phát triển du lịch của địa phương diễn ra trơn tru, phát huy được mọi thế mạnh về du lịch.

2.3.1.2 Môi trường kinh doanh của địa phương

Môi trường kinh đoanh địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn và được nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn thận để nắm bắt thời cơ. Ngược lại, nếu không tận dụng và nghiên cứu thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ không tận dụng được những yếu tố tích cực từ môi trường kinh doanh đem lại.

Ở khía cạnh môi trường chính trị - pháp luật, các nhà kinh doanh luôn luôn phải xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng với đặc điểm của môi trường. Khi hệ thống chính trị ổn định cùng với thủ tục hành chính như thủ tục hải quan đơn giản và minh bạch,… các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư tham gia khai thác ở lĩnh vực du lịch nói riêng sẽ thực hiện kinh doanh chân chính, lành mạnh, cùng với các chính sách, chế độ khuyến khích, hỗ trợ hợp lý của chính quyền địa phương sẽ kích thích các nhà đầu tư khai thác du lịch trên nên tảng tài nguyên của các tỉnh, trong đó có tài nguyên về du lịch.

Ở khía cạnh môi trường vĩ mô, đây là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Từ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, của phát triển của ngành du lịch sẽ tạo cơ hội để các nhà đầu tư mở rộng đầu tư, mở rộng kinh doanh, sẵn sàng bỏ thêm vốn để việc khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương.

Như vậy, có thể thấy nếu địa phương tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn, lành mạnh với những chính sách khuyến khích phù hợp sẽ thu hút được sự đầu tư

không nhỏ của các nhà thầu, doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tích cực đến việc khai thác tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương.

2.3.2 Các dịch vụ hỗ trợ có liên quan

Mạng lưới và phương tiên giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống kết cấu hạ tầng – dịch vụ phụ trợ. Giao thông vận tải là điều kiện cần thiết trong quá trình phát triển du lịch. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không được đầu tư cải tạo, nâng cấp liên tục, phục vụ nhu cầu đi lại sinh hoạt và hoạt động kinh tế của người dân. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng dòng khách du lịch đến các điểm du lịch cũng thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ hơn.

Mạng lưới thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng phục vụ khai thác các lợi thế về du lịch của địa phương. Mạng lưới thông tin liên lạc được thúc đẩy bởi cả sự phát triển của quy mô và sự phức tạp của nhu cầu du lịch cũng như sự mở rộng nhanh chóng và sự tinh tế của các sản phẩm du lịch mới.

Hệ thống các công trình điện, nước tác động rất lớn đến du lịch bởi du khách không chỉ cần đáp ứng những nhu cầu tối thiểu như ăn, ở, đi lại mà còn cần điện, nước thuận tiện để đáp ứng những nhu cá nhân hàng ngày giống như khi ở nhà.

Hệ thống cơ sở dịch vụ phụ trợ bao gồm các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, dịch vụ công cộng, dịch vụ giải trí, các công trình phục vụ truyền tải nội dung thông tin, văn hóa… tạo sự đồng bộ trong hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch, giúp du khách có nhiều lựa chọn dịch vụ một cách tối ưu nhất và luôn thấy thú vị, thoải mái trong thời gian lưu trú tại địa phương.

Như vây, kết cấu hạ tầng – dịch vụ phụ trợ của địa phương chính là đòn bẩy tác động đến các hoạt động kinh tế, bao gồm cả du lịch nhằm thúc đẩy khai tác tiềm năng du lịch một cách hữu hiệu nhất.

2.3.3 Nguồn nhân lực du lịch

Lao động trong ngành du lịch hoạt động dưới các lĩnh vực sau: thứ nhất, thực hiện chức năng quản lý: cán bộ quản lý, nhân viên công tác trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch; thứ hai, thực hiện chức năng sự nghiệp: giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên ở các trường đào tạo về du lịch và các viện nghiên cứu du lịch; thứ ba, thực hiện chức năng kinh doanh du lịch: nhân sự làm việc tại các cơ sở kinh doanh, cung cấp trực tiếp các dịch vụ du lịch, hiệp hội du lịch địa phương…

Với xu thế hội nhập, phát triển mới của ngành du lịch yêu cầu đội ngũ nhân lực du lịch phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi, nâng cao kiến thức mới, cập nhật những ứng dụng khoa học công nghệ có liên quan đến nghiệp vụ, ngành nghề. Luôn giữ gìn đạo đức, tác phong bản thân, đạo đức nghề nghiệp mới có thể cạnh tranh được trong môi trường du lịch ngày nay. Những nơi đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch biên soạn nội

dung giáo trình, cập nhật những phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp để đào tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, đạo đức theo yêu cầu của thời đại.

Nếu ngành du lịch ở địa phương có đội ngũ nhân lực, quản lý với năng lực và chuyên môn, tư duy tích cực, sáng tạo, có khả năng quản lý tốt, kĩ năng cao, chuyên nghiệp thì đó sẽ là một yếu tố tiên quyết thúc đẩy du lịch địa phương phát triển đúng hướng.

2.3.4 Hoạt động liên kết và hợp tác du lịch của các tỉnh

Áp lực cạnh tranh ngày càng cao, các địa phương phải liên kết cùng phát triển du lịch ngày càng nhiều. Việc liên kết được dễ dàng cùng là nhờ chính sách mở và hệ thống cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư phát triển toàn diện để phục vụ phát triển kinh tế. Theo các chuyên gia, hiện nay, sản phẩm du lịch của từng địa phương thường nghèo nàn, nếu phát triển không đúng hướng sẽ tự “phá” đi tiềm năng của mình, không tạo được những sản phẩm đặc thù để cạnh tranh. Thực tế chứng minh, khi ranh giới du lịch giữa các địa phương đã không còn rõ ràng, thì việc liên kết du lịch là giải pháp hữu hiệu tạo ra một điểm đến thống nhất với sự đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thế riêng của từng địa phương. Với tính chất đặc thù như vậy, để thu hút và giữ chân du khách thì hoạt động du lịch không chỉ gói gọn trong phạm vi một địa phương mà cần phải mở rộng, cần kết hợp, liên kết trong địa phương mình, với nhiều địa phương khác và các tỉnh lân cận. Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu của du lịch trong bối cảnh Việt Nam đã và đang không ngừng thực hiện hội nhập và mở cửa với bạn bè quốc tế.

Nếu địa phương có hoạt động liên kết du lịch tốt thông qua hệ thống tour, tuyến du lịch liên vùng, liên tỉnh thì các lợi thế về du lịch địa phương sẽ được khai thác tối đa, tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao và thu hút được ngày càng nhiều du khách đến thăm quan, khám phá, tìm hiểu.

2.3.5 Sự hài lòng và nhu cầu của khách du lịch

Du lịch phát triển là do nhu cầu vui chơi, khám phá của con người càng phát triển. Những yếu tố chủ quan từ phía khách hàng mà khách hàng ở đây là khách du lịch đến vui chơi, tham quan, nghỉ dưỡng, …tại địa phương cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch. Là những yếu tố khách quan mà các địa phương không thể tác động để thay đổi được. Sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch là do các nguyên nhân sau:

- Khả năng thanh toán: thu nhập, mức sống của con người tăng lên. Chính vì thế, ở những quốc gia mà người dân có thu nhập cao thì họ mới có thể có nhu cầu đi du lịch và chi tiêu cho chuyến du lịch của mình. Do vậy, địa phương cần nắm bắt được yếu tố này để có các chính sách quảng bá, phát triển thương hiệu, hình ảnh của du lịch địa phương đến các đối tượng khách hàng một cách phù hợp cho mục tiêu phát triển du lịch dài hạn

- Mức độ giáo dục cao hơn: Khi con người có học thức và trình độ văn hóa cao thì họ càng có nhu cầu đi du lịch để mở mang kiến thức và sự hiểu biết về thế giới, về con người xung quanh. Trong một nghiên cứu về du lịch của mình, Robert W.McIntosh (1995) đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỉ lệ đi du lịch của họ. Theo đó, những gia đình mà chủ hộ có trình độ đại học thì tỉ lệ đi du lịch là 85%, trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với người chủ gia đình và tỉ lệ đi du lịch của họ.

- Các chương trình bảo hiểm, phúc lợi lao động tăng: khi thu nhập tăng, mức sống được nâng cao, con người quan tâm hơn đến phúc lợi từ phía chính phủ và doanh nghiệp dành cho mình. Một chính sách phúc lợi tốt, hợp lý là công cụ hữu hiệu để giữ chân nhân tài và thu hút ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp thường đưa ra các gói phúc lợi tốt để đãi ngộ nhân viên, giúp người lao động có thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Và đây là một trong những nhân tố làm tăng nhu cầu du lịch của con người, giúp người dân có cơ hội tiếp cận du lịch nhiều hơn, giảm stress và tái sản xuất sức lao động.

- Thời gian rảnh rỗi của người dân: Thời gian làm việc của người người lao động được quy động trong văn bản pháp luật hoặc trong hợp đồng lao động. Xu thế hiện nay, thời gian để lao động nghỉ tăng, thời gian làm việc có xu hướng ngắn lại. Vì vậy đây là nhân tố giúp con người có thời gian hướng đến du lịch nhiều hơn. Ngược lại, số ngày làm việc nhiều chứng tỏ người dân càng không có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhu cầu về du lịch cũng giảm xuống, kéo theo hiệu quả truyền thông quảng bá nhằm về du lịch tại các quốc gia, địa phương này không cao.

- Sự biến đổi trong nhu cầu trải nghiệm, khám phá du lịch: theo thời gian, nhu cầu du lịch của du khách đã có nhiều thay đổi. Trước đây, du khách chỉ hướng vào những điểm du lịch nổi tiếng, lâu đời, quãng đường ngắn. Sau đó, địa điểm du lịch được khách lựa chọn là đi đến những vùng đất mới, xa hơn, lạ hơn với các phương tiện di chuyển khác nhau. Địa điểm trước đây du khách chọn tập trung vào những quốc gia giàu có, có nhiều địa điểm du lịch đẹp như ở Châu Âu, vùng biển Địa Trung Hải, Châu Mỹ… Hiện nay, khách du lịch lại có xu hướng dịch chuyển sang những vùng đất mới ở Châu Á Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Nam Á đang nổi lên như nơi thu hút du lịch hàng đầu Thế giới.

2.3.6 Quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch

Quảng bá và xúc tiến du lịch là cách để khai thác thị trường du lịch cũng như giới thiệu rộng rãi hình ảnh điểm đến du lịch. Các điểm đến du lịch hiện nay luôn có xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ, liên tục để thu hút khách du lịch. Bằng nhiều kênh, nhiều các thức kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã giúp việc quảng bá xúc tiến đa dạng và đến gần nhu cầu của khác hơn. Đặc biệt việc liên kết, hợp tác để quảng bá du lịch là một hướng mở nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững trong bối cảnh hiện nay. Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch cũng khá đa dạng: tổ

chức các buổi hội thảokhoa học nhằm giới thiệu các tiềm năng, các cơ hội, các chính sách đầu tư phát triển du lịch; tọa đàm về liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, vùng, thành phố trong vùng…; đồng thời tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch ở trong nước cũng như quốc tế.

2.3.7 Các nhân tố khác

2.3.7.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai

Hoạt động du lịch thường gắn với môi trường tự nhiên, khí hậu. Một số loại hình du lịch cần có những điều kiện khí hậu khác nhau như du lịch biển cần khí hậu nóng, khách muốn chơi các môn thể thao trên tuyết thì đi vào mùa đông… Do vậy, khí hậu biến đổi sẽ tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh, PTBV và sự phát triển của ngành du lịch. Ngoài ra, biến đổi khí hậu gây ra một số hiện tượng thời tiết cực đoan bao gồm: nhiệt độ mùa hè nóng kỷ lục (300) , mùa đông lạnh sâu (-300), cường độ cơn bão nhiệt đới và gió lớn, lũ lụt, hạn hán kéo dài… ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đến di sản văn hoá, hạ tầng và cả môi trường du lịch. Từ đó, chi phí cho ngành du lịch tăng lên về cơ sở hạ tầng, chi phí điều hành cao hơn (ví dụ như bảo hiểm, lương thực, thực phẩm dự phòng, công tác sơ tán…) và gián đoạn công việc kinh doanh. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng, những hòn đảo tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu. Các đảo quốc như Maldives hay Tuvalu sẽ không thể ở được vào năm 2050, đảo Kiribati được dự báo sẽ hoàn toàn biến mất dưới mực nước biển vào năm 2100. Nghiên cứu từ Viện Địa lý và Khoa học núi lửa quốc gia Italy dự báo mực nước biển tại đây sẽ tăng khoảng 1,5 m vào cuối thế kỷ 21. Với mực nước biển dâng lên nhanh chóng, Venice bị lụt trung bình 100 lần mỗi năm và có nguy cơ chìm hoàn toàn vào thế kỷ tới. (Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam, thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018).

2.3.7.2 Hội nhập kinh tế quốc tế

Khi hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia theo đuổi những mục tiêu và lợi ích khác nhau, có khi còn đối lập. Trong quá trình đó, bản thân chúng ta cũng phải đấu tranh với những mục tiêu đối lập lại với lợi ích của mình, bảo vệ chế độ chính trị nhưng vẫn phải xây dựng phát triển cho kinh tế nói chung và du lịch nói riêng mang bản sắc đặc trưng của quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cùng nhau giải quyết rất nhiều vấn đề chung của nhân loại như chính trị, quân sự (chiến tranh,khủng bố, nội chiến…); kinh tế (khủng hoảng kinh tế, nợ quốc gia,…) và sự đối lập trong phát triển của con người với thiên nhiên (thiếu lương thực, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, bảo vệ môi trường thiên nhiên trước sự huy hoại của con người…). Vì vậy, phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập là phải đặt những yếu tố biến động xung quanh vào hoàn cảnh, và vị thế của du lịch.

Bên cạnh đó, giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra thuận lợi và nhanh chóng về mọi mặt nhưng trong đó hội nhập về văn hóa – xã hội là diễn ra mạnh mẽ nhất, do vậy việc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa quốc gia, vùng, miền là không hề dễ dàng. Quá trình đó có khả năng tạo ra sự thay đổi về đặc điểm, loại hình và sản phẩm du lịch. Đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023