Vai Trò Của Chính Quyền Địa Phương Cấp Tỉnh Trong Xây Dựng Tổ Chức Bộ Máy Và Quản Lý Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Ninh Bình

80


chức quản lý tốt và có bộ phận chuyên trách quản lý khai thác tài nguyên phát triển du lịch, nên công tác quản lý khai thác các loại hình du lịch, đón tiếp, phục vụ khách đến tham quan của vườn được thực hiện rất tốt, đã kết hợp hài hoà công tác bảo tồn và khai thác tài nguyên kinh doanh du lịch. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2013 Cúc phương đón được 808.132 lượt khách, chiếm 3,5% tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình. Lượng khách du lịch đến Cúc Phương trong giai đoạn này có xu hướng giảm. Năm 2005 đón được 84.237 lượt khách, năm 2007 đón 107.115 lượt khách, năm 2010 đón 83.600 lượt khách, năm 2013 đón 70.673 lượt khách.

Hiện tại du lịch vườn khai thác phục vụ 3 loại hình chính là: du lịch tham quan kết hợp với học tập nghiên cứu, du lịch mạo hiểm và du lịch văn hoá - lịch sử:

Loại hình du lịch tham quan kết hợp với học tập nghiên cứu là loại hình phổ biến và thu hút được nhiều khách nhất, chủ yếu là học sinh, sinh viên, các nhà khoa học. Gồm các chương trình tham quan cây Chò ngàn năm, các hang động, cây sấu cổ thụ, trung tâm du khách, trung tâm cứu hộ linh trưởng, vườn thực vật. Loại hình này đã góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên cho đông đảo du khách đến tham quan. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh các dịch vụ du lịch thấp vì thị trường khách của loại hình này chủ yếu là học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu.

Loại hình du lịch văn hoá - lịch sử chủ yếu phục vụ các đoàn khách cơ quan, tổ chức trong nước và đoàn khách du lịch quốc tế. Gồm các chương trình tham quan các di chỉ khảo cổ, tìm hiểu văn hoá dân tộc Mường. Loại hình này ngày càng được nhiều đoàn khách quan tâm và sử dụng. Hiệu quả khai thác cao, phần lớn đối tượng khách này có khả năng chi trả cao.

Loại hình du lịch mạo hiểm chủ yếu phục vụ cho thị trường khách quốc tế trẻ. Gồm các chương trình leo núi lên đỉnh Mây Bạc, đi bộ tới bản Mường, khám phá rừng nguyên sinh. Loại hình này đã mang lại hiệu quả cao cho cả vườn và người dân địa phương với việc bố trí ăn nghỉ tại nhà dân.

Với một cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tương đối tốt, vườn quốc gia Cúc Phương có thể tiếp đón và phục vụ lượng lớn khách đến tham quan hàng ngày. Hiện đã có khu du lịch nghỉ dưỡng Cúc Phương resort & spa đạt tiêu chuẩn 4 sao đã đi vào động từ năm 2011 với nhiều dịch vụ tiện nghi, đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng, hội họp của bộ phận khách du lịch có khả năng thanh toán cao. Bên cạnh đó tại vườn các dịch vụ ăn uống lưu trú cho các khách du lịch bình dân đã cơ bản đáp ứng tốt.

81


Công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại khu du lịch Tràng An. Hiện khu du lịch Tràng An đang được UBND tỉnh giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường quản lý khai thác.

Từ năm 2009 đến 2013, khu du lịch sinh thái Tràng An đã đón 2.991.068 lượt khách, trong đó chủ yếu là khách du lịch nội địa. Riêng năm 2013 có 970.147 lượt khách đến Tràng An.

Công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại khu du lịch Tràng An đã và đang thực hiện khá tốt góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi phương thức sản xuất và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương.

Hiện tại khu du lịch Tràng bước đầu đã đưa vào khai thác được một số loại hình du lịch cơ bản như vận chuyển khách bằng đò đưa khách tham quan thưởng ngoạn cảnh quan thung lũng karst và khám phá các hang động với thời gian từ 2 – 5 giờ đồng hồ, nên thời gian tham quan của khách du lịch tại Tràng An còn ngắn chỉ khoảng 1/2 ngày. Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường đã được thực hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa có hình thức đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi đi thăm quan các hang động, đặc biệt vào ngày đông khách. Các loại hình dịch vụ bổ trợ như nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, hàng lưu niệm còn nghèo nàn. Hiện các cơ sở lưu trú tại đây rất ít. Các cơ sở dịch vụ ăn uống tuy tập trung tương đối nhiều nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Do đó về lâu dài cần có chiến lược và giải pháp cụ thể hơn cả về bộ máy, mô hình tổ chức quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý, quy chế quản lý và khai thác tài nguyên, về an toàn cho khách thăm quan thì mới quản lý khai thác tài nguyên và phát triển nhiều loại hình du lịch, dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch tiềm năng và mục tiêu để ngày càng thu hút và kéo dài thời gian lưu trú cũng như tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch.

Như vậy, có thể thấy sự chuyển đổi mô hình quản lý (năm 2012) của khu du lịch Tam Cốc – Bích Động cho Công ty Xuân Trường quản lý, khai thác là cần thiết khách quan xét trên phương diện thực tiễn và lý thuyết. Về mặt lý thuyết, luận án cho rằng đây là một trong những hình thức phổ biến nhất về hợp tác công tư (PPP) - khi Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác, đã được phổ biến ở các quốc gia khác. PPP có hai hình thức cơ bản, nhượng quyền vận hành và nhượng quyền đầu tư. Ở mô hình nhượng quyền vận hành, Nhà nước vẫn nắm chủ quyền thương hiệu, doanh

82


nghiệp có năng lực, với cơ chế kinh doanh sáng tạo của mình khi tham gia quản lí sẽ tạo nên động lực để kích thích thị trường và khai thác thương hiệu. Trong nhượng quyền đầu tư: khu vực tư nhân chịu trách nhiệm cung cấp vốn và vận hành các công trình. Như vậy có thể thấy với PPP, bộ máy Nhà nước không phải cồng kềnh thêm mỗi khi có thêm dự án hay dịch vụ công ích mới và đặc biệt với sự nhạy bén và gần gũi thị trường, khu vực tư nhân thường làm tốt hơn, mang đến nhiều hiệu quả và tài chính hơn. Trong một số dự án và thường trong giai đoạn đầu, sự hợp tác công tư (PPP) là bước đệm hay là mô hình bảo đảm sự hài hòa lợi ích và tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Về thực tiễn, trên thế giới các hình thức PPP đã rất phổ biến, khởi đầu tại Mỹ và lan rộng ra các nước phát triển lẫn đang phát triển ngày hôm nay. Mô hình này có thể nhìn thấy ngay ở Campuchia. Chính phủ nước này từ lâu đã giao cho một doanh nghiệp tư nhân khai thác cụm đền Angkor. Cty này trả cho nhà nước một "cục" tiền rồi sau đó thu tiền vé, và từ nhiều năm nay đã khai thác cụm đền Angkor rất hiệu quả. Tại Việt Nam, trong Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định 71/2010, PPP được định nghĩa là “việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án”. Trên thực tế, khái niệm hợp tác công – tư thường gắn với mô hình BOT (hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao), BT (hợp đồng xây dựng – chuyển giao), BTO (hợp đồng xây dựng – chuyển giao – vận hành), BOO (hợp đồng xây dựng – sở hữu – vận hành), trên thực tế có nhiều hình thức hợp tác công – tư với nhiều cấp độ khác nhau về chia sẻ trách nhiệm và rủi ro từ hợp đồng dịch vụ, hợp đồng quản lý, hợp đồng cho thuê, nhượng quyền,… Các dự án PPP của Việt Nam đang ưu tiên vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng “cứng” như đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, hệ thống thu gom xử lý chất thải, nhà máy điện, nước, cơ sở hạ tầng mềm về y tế, giáo dục, công nghệ thông tin…

UBND tỉnh Ninh Bình quyết định nhượng quyền khai thác và quản lí dịch vụ khu du lịch Tam Cốc – Bích Động cho Công ty Xuân Trường thông qua đấu thầu, là bước tiên phong cho xu hướng trở về mô hình PPP nguyên bản trong tương lai, và mở lối cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia mạnh, sâu, đột phá hiệu quả hơn khi được quản lí/ khai thác những dự án thuộc (bên bán) - là các nhà quản lí Nhà nước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trong việc chuyển đổi mô hình quản lý chính quyền địa phương cần có trách nhiệm trong việc đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp đó thế

83


nào, có năng lực quản lý khu du lịch đó không? Tiềm lực kinh tế có mạnh không? Chất lượng doanh nghiệp thế nào?,...

3.2.3. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình

3.2.3.1. Về xây dựng tổ chức bộ máy

Với ưu điểm là bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đang từng bước được hoàn thiện và nâng cao hiệu lực như: tinh giản biên chế, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ đảm nhận các vị trí chủ chốt đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế kinh doanh và đầu tư vào du lịch. Nhưng việc quản lý hoạt động du lịch còn chồng chéo, chưa thống nhất được phương thức quản lý tại tất cả các khu và điểm du lịch; còn bất bình đẳng trong kinh doanh du lịch đối với các doanh nghiệp và đơn vị trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất. Các điểm tài nguyên du lịch đang chịu sự điều chỉnh về quản lý, khai thác của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau. Mỗi khu, điểm du lịch đang thực hiện một mô hình quản lý riêng với các quy chế và hình thức hoạt động biệt lập. Một số bất cập trên làm cho hiệu quả quản lý khai thác tiềm năng tài nguyên còn thấp, môi trường du lịch chưa đảm bảo, phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng của tỉnh.

3.2.3.2. Về quản lý phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình

 Điều hành về đầu tư du lịch

UBND tỉnh đã ban hành và áp dụng các Quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó tập trung định hướng thực hiện các quy hoạch chi tiết một số khu du lịch nhằm góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới, tăng tính hấp dẫn và sức cạnh tranh của du lịch Ninh Bình với các địa phương khác trong vùng như khu du lịch Tràng An - Cố đô Hoa Lư, khu du lịch hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái, động Mã Tiên, khu dịch vụ du lịch Cầu Vòm, đầu tư xây dựng các chương trình du lịch đặc sắc mang đặc trưng Ninh Bình như “Hành trình về các di sản”, “Hành trình 1000 năm những kinh đô Việt Nam”…

Tính đến hết tháng 12/2013, UBND tỉnh Ninh Bình đã chấp thuận 62 dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch với tổng số vốn là 19.895,8 tỷ đồng, điều đặc biệt là cả 62 dự án này đều do tư nhân đầu tư, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, đầu tư vào lĩnh

84


vực này đã tăng lên nhanh chóng cả về số dự án và vốn đầu tư, các dự án lớn đều tập trung vào các Khu du lịch trong điểm như: Khu trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng (huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp) trên diện tích 710 ha, với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD (1.600 tỷ đồng), giai đoạn 1 là 495,6 tỷ đồng; Dự án Ninh Bình Emeralda Resorts có diện tích 16 ha do Công ty Cổ phần Du lịch Tân Phú đầu tư với tổng vốn 255 tỷ đồng (tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn); Dự án Suối nước khoáng Kênh Gà - huyện Gia Viễn, tổng vốn đầu tư 11 tỷ đồng (tại tuyến du lịch Kênh Gà - Vân Trình); Dự án Khách sạn và văn hóa Cung đình Vân Long, do Công ty TNHH Thảo Sơn đầu tư với tổng vốn đầu tư 27 tỷ đồng (tại Vân Long, Gia Viễn).

Trong đó phải kể đến các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cũng đã làm sinh động thêm công tác xã hội hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: Dự án khu du lịch sinh thái Đông Phương Sư (100% vốn của Đài Loan) tổng vốn đầu tư là 32 triệu USD (tại Vân Long, Gia Viễn); Làng Quần thể du lịch Ninh Bình (tại Khu Tam Cốc - Bích Động, huyện Hoa Lư) do Tập đoàn Hotel Project BV - Hà Lan đầu tư với tổng số vốn 2,35 triệu USD (dự án 100% vốn nước ngoài).

Hiện nay, các dự án đang được triển khai thực hiện đầu tư theo đúng tiến độ đã phê duyệt. Nhiều hạng mục công trình của các dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ khách du lịch hiệu quả. Theo khảo sát, các doanh nghiệp và tư nhân đã đăng ký số vốn đầu tư cho năm 2009 dự kiến trên 1.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật dịch vụ du lịch.

Trong năm 2008, toàn tỉnh có 10 cơ sở lưu trú du lịch mới được xây dựng. Trong đó có 1 khách sạn 1 sao, 1 khách sạn 2 sao với tổng số vốn là 50 tỷ đồng. Hiện tại, Ninh Bình có 276 cơ sở lưu trú du lịch trong đó có 91 khách sạn với 4.119 phòng ngủ, trong đó có 359 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế; 8 bể bơi, 01 sân gôn, 25 sân tennis, 82 phòng xông hơi-massage-vật lý trị liệu và 128 cơ sở phục vụ ăn uống với 9.107 chỗ ngồi.

Tuy nhiên, hạn chế cơ bản trong điều hành về đầu tư là không kiểm soát được các dự án đầu tư mà nhà đầu tư sang nhượng dự án. Nhiều dự án đầu tư trong thực tế đã chuyển đổi chủ đầu tư, nhưng nhà đầu tư tìm mọi cách để lách luật bằng giải pháp hợp tác liên doanh, thành lập công ty cổ phần (pháp nhân mới) với danh nghĩa là huy động vốn để thực hiện dự án. Về công tác bồi thường giải tỏa diện tích đất không thuộc đối tượng nhà nước thu hồi đất, thì chính quyền cấp huyện chưa tích cực vào cuộc để hỗ trợ giúp đỡ các nhà đầu tư mà để các nhà đầu tư tự lo, nên

85


thường gặp khó khăn về giá bồi thường, tiến độ triển khai thực hiện dự án, thậm chí có dự án phải bỏ cuộc.

 Điều hành về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch

Từ năm 2000 đến nay, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược phát triển du lịch đã được triển khai. Tính đến 31/12/2013, cơ sở hạ tầng của du lịch Ninh Bình đã được đầu tư 4.848,3 tỷ đồng tập trung vào 12 dự án, bằng 36,1% tổng mức đầu tư đã được duyệt, riêng khu du lịch sinh thái Tràng An được xác định là điểm nhấn quan trọng để thu hút khách du lịch đến Ninh Bình. Cùng với đó, tỉnh phối hợp với Viện Kiến trúc nhiệt đới - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội từng bước hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2015, có một số khu lịch đã được quy hoạch đến năm 2020. Các bản quy hoạch của từng vùng du lịch được công bố công khai để từng người dân được biết, từ đó họ ý thức hơn về làm du lịch, đây cũng là điều kiện thuận lợi để tiến đến xã hội hoá du lịch. Đặc biệt, một số huyện cũng đã xây dựng đề án du lịch, quy hoạch du lịch. Để tính đến chiến lược dài hơi, tỉnh Ninh Bình đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh thi công hoàn thành các dự án trọng điểm, để những năm tới sớm đưa vào khai thác, tạo nguồn thu tái đầu tư cho du lịch. Đặc biệt, trong năm 2008 tỉnh đã tổ chức "Tuần lễ du lịch" với nhiều nét văn hoá đặc sắc, là dịp để khuếch trương hình ảnh, không những thu hút đông đảo du khách mà còn mời gọi mạnh đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhiều giải pháp tổng thể đã được đặt ra như: thu hút đi đôi với quản lý có hiệu quả nguồn vốn; tạo các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn hấp dẫn; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ và nâng cao kiến thức về du lịch cho người dân.

Bảng 3.3: Tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2001-2013


TT

Chỉ tiêu

Số lượng

(dự án)

Tổng vốn đầu tư

(Tỷ đồng)

I

Dự án đã được cấp phép đầu tư

62

19.895,8


Tr.đó: Số dự án đã hoạt động

30

9.336,6

II

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

25

13.437,5


Tr.đó: Số dự án đã hoàn thành

12

4.848,3

III

Nguồn vốn ngân sách nhà nước

hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch

9

12.042,6


- Ngân sách Trung ương

6

9.546,6


- Ngân sách địa phương

3

2.496,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 12

Nguồn: SKHĐTNB (2006-2013)

86


Tình hình thực hiện cụ thể một số dự án trọng điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2013:

Dự án xây dựng CSHT khu du lịch Tam Cốc-Bích Động: Các hạng mục đã được đưa vào phục vụ khách du lịch như: đường, cầu, cống từ cầu Ba Vuông vào bến thuyền Đình Các. Xây dựng xong bến xe Đồng Gừng, sân Đình Các, bến thuyền cây Đa và nạo vét xong tuyến giao thông đường thủy từ Đình Các đi Tam Cốc - Suối Tiên. Đang tiếp tục thi công đường vào Bích Động, điện Thái Vi.

Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An và Chùa Bái Đính: Hiện đang hoàn thiện tuyến đường trục chính từ TP Ninh Bình đi chùa Bái Đính, các hạng mục còn lại cơ bản hoàn thành như: san lấp mặt bằng khu trung tâm, nạo vét các thung hang chính, hệ thống đường bộ, đường thủy 9 tuyến du lịch trong hang động, khu vực núi chùa Bái Đính đã hoàn thành giai đoạn 1 và phục vụ thành công Chương trình Đại lễ Phật Đản Quốc tế năm 2008 ...

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Vân Long: Dự án đã đầu tư xong đường, cầu cống từ đường 477A qua 2 xã Gia Vân và Gia Lập, san nền xong 2 bến xe, nạo vét xong 2 tuyến giao thông thủy trong khu du lịch sinh thái Vân Long...

Các dự án khác như: Cơ sở hạ tầng tuyến du lịch đường thủy Bích Động - Hang Bụt, Thạch Bích - Thung Nắng, cơ sở hạ tầng khu du lịch các làng nghề truyền thống đã cơ bản hoàn thành.

Nhìn chung các hạng mục công trình của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch đưa vào phục vụ khách đều có chất lượng tốt, xây dựng theo đúng thiết kế và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho các dự án còn chậm so với kế hoạch đặt ra.

Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch còn có những hạn chế sau:

- Nhiều công trình đầu tư còn kéo dài, không hoàn thành đúng tiến độ đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là do: nguồn vốn trung ương hỗ trợ được cân đối hàng năm ít nhưng địa phương bố trí nhiều công trình, năng lực của đơn vị thi công có những hạn chế nhất định, công tác giải tỏa mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

- Đầu tư còn dàn trải, nhiều dự án triển khai cùng lúc nhưng không cân đối đủ vốn; còn cơ chế xin cho, chưa tập trung vào những dự án trọng điểm có tác động tích cực đến phát triển du lịch của các khu, điểm du lịch quan trọng.

 Điều hành phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có

Ninh Bình có hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú với vị trí địa lý

87


thuận lợi cho mọi hình thức hoạt động giao thông mang tính đầu mối, cửa ngõ rõ rệt và một nền văn hoá đa diện rất thân thiện của vùng đồng bằng sông Hồng là những điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch. Bên cạnh đó Ninh Bình còn có thương hiệu du lịch nổi tiếng là Tam Cốc-Bích Động, VQG Cúc Phương, cố đô Hoa Lư... Ngoài việc khai thác phục vụ phát triển du lịch, các tài nguyên du lịch tiếp tục được khám phá, phát hiện nhiều tài nguyên mới và tôn tạo hình thành những tuyến điểm, địa danh hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo của du lịch Ninh Bình đó là sự tồn tại của một hệ thống núi đá vôi Karst già với diện tích hàng ngàn ha tập trung ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh. Nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Ninh Bình đã ví nơi đây như là “Hạ Long cạn”, đó là quần thể núi đá vôi tại cố đô Hoa Lư, Tam Cốc-Bích Động, và gần đây là khu vực Kênh Gà-Vân Trình, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái Tràng An… Ngoài ra, khu vực núi đá vôi Trường Yên, khu vực thị xã Tam Điệp huyện Yên Mô, cũng là những vùng cảnh quan đẹp có giá trị cho phát triển du lịch. Chất lượng môi trường tại các khu điểm du lịch ngày nay đã được cải thiện hơn, điều kiện trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chất lượng các dịch vụ phục vụ khách ngày được nâng cao, trong đó các yếu tố văn hoá đã được chú trọng hơn trong cơ cấu các sản phẩm du lịch.

Nhờ nhận thức được các thế mạnh đặc biệt để phát triển du lịch, thời gian qua ngành du lịch Ninh Bình đã xác định loại hình du lịch đặc trưng của Ninh Bình là du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh; du lịch văn hóa - lịch sử, trong đó có du lịch làng quê; du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu. Những sản phẩm du lịch cụ thể được phát triển trên cơ sở định hướng những loại hình du lịch đặc trưng đã xác định trên. Những sản phẩm này bao gồm:

- Nhóm các sản phẩm thăm quan danh lam thắng cảnh, bao gồm: Cảnh quan quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An; Cảnh quan Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư; Cảnh quan Vân Long - Địch Lộng, Kênh Gà - Vân Trình - động Hoa Lư; Cảnh quan vùng Tam Điệp, các hồ Yên Thắng, Yên Đồng; Cảnh quan vùng làng quê Gia Viễn, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô.

- Nhóm các sản phẩm du lịch văn hoá, bao gồm: Các di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của Việt Nam tồn tại 42 năm qua 3 triều đại (nhà Đinh, tiền Lê và mở đầu nhà Lý), nơi phát tích của 3 vị Đế Vương; Các di tích lịch sử văn hóa khu vực Tam Cốc - Bích Động gắn liền với cuộc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023