Vai Trò Của Du Lịch Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội 87339

6. Đóng góp mới của luận văn

- Khẳng định phát triển du lịch là tất yếu khách quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bo Kẹo.

- Chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới.

- Làm tài liệu tham khảo, là cơ sở góp phần xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch, các chủ trương biện pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bo kẹo giai đoạn 2010-2015 Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo đến

năm 2025

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lào giai đoạn 2010-2015 - 3


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm

- Khái niệm về du lịch

Thuật ngữ "Du lịch" trong tiếp Pháp là "Le Tour" – được hiểu là đi một vòng và quay về điểm xuất phát ban đầu. Theo nghĩa đen, thuật ngữ này chưa bao hàm được tính đa dạng, phong phú của các hình thức du lịch cũng như chưa phản ánh đầy đủ các biểu hiện khác nhau của hoạt động du lịch. Theo tiếng Hy lạp, thuật ngữ này là "tornos" – cũng có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ "du lịch" trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán với sự ghép nối giữa "du – đi chơi, tham quan" và "lịch – ngắm nhìn, xem xét". Hai tác giả người Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krapf đã xây dựng nền móng cho lý thuyết về du lịch với định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào. Định nghĩa này đã khái quát một cách chung nhất hoạt động du lịch, cụ thể là hoạt động đi du lịch của các chủ thể tham gia. Mặc dù chưa bao quát hết những đặc trưng và các loại hình du lịch nhưng định nghĩa này đặt cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu cơ bản tiếp theo.

Theo Liên Hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of official Travel oragnization: IUOTO). Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống [6, tr.1].

Tại Hội nghị Liên Hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên

của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [6, tr.1].

Quốc hội CHDCND Lào số 10/¦², ngày 9/11/2005, điều 2 nêu: Du lịch là du hành từ nơi sinh sống của mình đi đến nơi khác hay nước khác để thăm viếng, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, sự trao đổi văn hoá, thể thao, y tế, nghiên cứu giáo dục [21, tr.1].

Du lịch có hai nghĩa: Thứ nhất: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác, tức là cách xa nơi ở thường xuyên để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc. Thứ hai: du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du lịch. Nói cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động giữa cung du lịch và cầu du lịch tạo nên ngành du lịch.

Như vậy, du lịch được nhìn nhận từ rất nhiều góc nhìn khác nhau và do đó, có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau và rất khó có thể đưa ra một định nghĩa bao quát. Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn thạc sỹ Địa lí học, tác giả cho rằng Du lịch là một hoạt động tương tác giữa con người với tự nhiên ngoài môi trường sinh sống định cư, nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào

Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức nghỉ ngơi năng động ngoài môi trường định cư.

- Khái niệm hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong đó, chủ thể quan trọng của hoạt động du lịch là khách du lịch. Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Hoạt động du lịch là một tồn tại

khách quan của con người nằm trong nội tại của sự phát triển xã hội loài người. Hoạt động thông qua du lịch, nhu cầu giao lưu và hưởng thụ vật chất, tinh thần của con người phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương. Do vậy, hoạt động du lịch luôn được đặt ra và phát triển theo nhu cầu của con người [4, tr.5].

Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, du lịch cần thiết cho khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ.

Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, đây không phải là một sự ngẫu nhiên, mà do Chính phủ một số nước đã quan tâm phát triển du lịch theo hướng phát ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, ngành du lịch phát triển rất năng động trong việc kế hoạch hoá đầu tư thành ngành du lịch quốc gia liên kết chặt chẽ với ngành thương mại du lịch của các nước trên thế giới.

1.1.2. Đặc điểm của du lịch

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh, vật chất, văn minh tinh thần của loài người, du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi mang tính vui chơi, giải trí dần dần trở thành thói quen của du lịch hiện nay. Đồng thời các hình thức du lịch với mục đích khác đó là hoạt động du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu đặc biệt của mọi người như du lịch văn hoá, du lịch thăm viếng di tích, du lịch điều dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch khảo sát… ngày càng đa dạng, nội dung của hoạt động phát triển du lịch ngày càng phong phú. [21, tr.46].

- Du lịch góp phần phát triển kinh tế, vừa bảo tồn giá trị văn hoá tinh thần

Có thể nói, cho đến nay du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho mỗi quốc gia (ngành công nghiệp không khói), quốc gia nào biết cách phát triển và khai thác tốt thì nó đem lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia đó. Sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán vùng miền riêng biệt, bởi vậy ta phải biết khai thác những điểm mạnh của từng vùng, miền, có như vậy mới thu hút được khách tham quan, đem lại hiệu quả kinh tế cho

vùng, địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bo Kẹo có rất nhiều điểm du lịch khác với Việt Nam và cũng có thế mạnh riêng: là một tỉnh có nhiều bộ tộc anh em chung sống, mang đậm bản sắc dân tộc, mỗi bộ tộc có một phong tục tập quán, có nét văn hoá riêng. Khách du lịch phương Tây rất thích tìm hiểu nền văn hoá các dân tộc sinh sống ở đây.

Du lịch đem lại văn hoá, tinh thần cho khách hàng (du khách). Thông qua việc giới thiệu nét văn hoá đặc trưng khác biệt của đất nước, địa phương cho khách tham quan làm cho họ hiểu phần nào về giá trị văn hoá tinh thần, bản sắc riêng của dân tộc. Từ đó, đem lại món ăn tinh thần cho du khách, mà sản phẩm du lịch là món ăn cho du khách thưởng thức.

Trước đây, một số người cho rằng văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế. Bởi vì, họ quan niệm rằng, văn hoá là lĩnh vực không sinh lợi. Sự phát triển, tăng trưởng của hàng loạt các nước trên thế giới đã khiến mọi người phải nhận thức lại vai trò của văn hoá. Năm 1988, Tổ chức Giáo dục văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) đã tuyên bố để mở đầu thập kỷ thế giới phát triển văn hoá nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, xu hướng chính trị và kinh tế nào, văn hoá và phát triển là hai mặt gắn liền nhau”.

Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của dân tộc, tiếp nhận thành tựu trí tuệ của thời đại, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong phát triển. “Kinh tế và văn hoá gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng của văn hoá, văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở hài hoà kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng động có hiệu quả và vững chắc nhất”[15].

- Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán.

Điều kiện tự nhiên, khí hậu do thiên nhiên ban tặng cho mỗi vùng, lãnh thổ du lịch, một thiên nhiên thân thiện ít bị tàn phá của con người, sẽ có nhiều cơ hội để phát triển du lịch. Một vùng du lịch được thiên nhiên ban tặng có một

khí hậu mát mẻ, bốn mùa trong xanh, một bầu không khí trong lành, hoang sơ, sông nước hiền hoà, không bị ô nhiễm sẽ mang lại sự yêu mến của khách du lịch, khách đến một lần và lại muốn có một ngày được quay lại với môi trường thân thiện. Du khách muốn tìm hiểu phong tục tập quán riêng của vùng miền mà họ đến: phong tục tập quán của các bộ tộc như văn hoá cồng chiêng, múa sạp, ném còn… Ngày nay, phần lớn khách phương Tây cũng như các nước châu Âu rất thích du lịch thiên nhiên, họ muốn khám phá và tìm hiểu cái hoang sơ, sơ khai do thiên nhiên ban tặng.

Du lịch gắn liền với phong tục tập quán, là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày. Mọi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu, về sau do sự tiếp xúc với nhau nên có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Phong tục tập quán có hai loại: Mỹ tục là những tập tục tốt, như thờ phụng tổ tiên và hủ tục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép. Thế giới văn minh mỗi ngày thay đổi, và nếp sống cũng vậy, nhân loại ngày nay đều cố gắng phát huy mỹ tục và đẩy lùi hủ tục vào bóng tối lãng quên [23].

Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán và văn hoá dân tộc, di tích lịch sử văn hoá, các món ăn, các loại hình nghệ thuật, lối sống, nếp sống của các dân tộc mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ đến ngày nay. Những nguồn lực ấy được phân loại theo chiều thời gian lịch sử, những văn hoá cổ được khôi phục lại lưu truyền và phát huy những văn hoá cổ đại, trung đại, cận đại. Chẳng hạn, nền văn minh Ai Cập cổ đại với kim tự tháp nổi tiếng, nền văn hoá Hy Lạp cổ đại hoặc phong tục tập quán ở Việt Nam, Lào như: Các lễ cưới của các dân tộc, các lễ hội, phong tục rước dâu, hay phong tục trước khi đi lấy vợ chú rể phải về nhà cô dâu ngủ trước vài tháng như dân tộc Thái của Việt Nam.

Du lịch gắn liền với thiên nhiên, là tài nguyên thiên nhiên ban tặng để cho con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, du ngoạn, tham quan bao gồm: sông, núi, hang động, thác, rừng, chim thú quý

hiếm, hoa thơm, cỏ lạ... Tóm lại, có thể chia ra ba nhóm chủ lực là: tài nguyên du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí hậu và tài nguyên du lịch sinh vật...cụ thể do thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông như đường sông, đường bộ, đường hàng không... là trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động, trên thế giới. Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài nguyên thiên nhiên thì quốc gia đó có nhiều tiềm năng lớn để thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm quan.

Về địa hình: ở một số nơi thường có cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi... khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo... Thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.

Về khí hậu: những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch [6, tr.87].

Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tự nhiên và thời tiết, khí hậu nên du lịch ở hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Đối với một nước nhiệt đới, gió mùa đông bắc, khí hậu bốn mùa thay đổi (xuân, hạ, thu, đông). Khách du lịch nội địa, quốc tế đi du lịch tham quan thắng cảnh ai cũng hưởng thụ khí hậu ấm áp, thời tiết trong sạch, thoáng mát, loại trừ ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tiềm năng du lịch rất lớn và đa dạng, thì tính thời vụ trong du lịch càng rõ nét.

- Sản phẩm và dịch vụ du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố

Khác với các ngành kinh doanh có hàng hoá là những vật phẩm cụ thể, người tiêu dùng muốn mua chỉ cần trực tiếp đến lựa chọn tại các cửa hàng bán

buôn hoặc bán lẻ, sau khi ưng ý có thể giao nhận bên mua và bên bán còn việc giao nhận của ngành du lịch là hết sức đặc biệt. Hàng hoá của ngành du lịch (lữ hành) là các chương trình du lịch, người mua là khách phải di chuyển theo chương trình đã mua và thông qua chuyến hành trình du lịch trên thực tế thì mới hoàn thành việc “giao nhận”. Hoàn thành trách nhiệm của người bán và người mua. Đặc biệt tính đặc thù của hàng hoá đó là chất lượng công việc của người hướng dẫn, nó phụ thuộc vào trình độ, năng lực, hành nghề của hướng dẫn viên.

Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố nền tảng như cơ sở hạ tầng, anh ninh, chính trị ổn định…; yếu tố chủ yếu, trực tiếp bao gồm: phong cách phục vụ của các tour lữ hành, văn hoá các điểm đến, các danh lam thắng cảnh, sự thân thiện của địa phương nơi khách đến, những sản phẩm lưu niệm, những sản phẩm của các làng nghề, văn hoá cổ, những ngôi làng cổ, cái quan trọng hơn cả là sự thân thiện, mến khách, sự lôi cuốn thu hút du khách quay trở lại…Cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác, tất cả những thứ đó làm cho sản phẩm du lịch trở nên phong phú, đa dạng.

1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội

- Về mặt kinh tế

Các nước trên thế giới coi du lịch là ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ trứng vàng”, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng, tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ kinh tế khác. Ngành công nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, là ngành đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội. Theo tính toán của các tổ chức du lịch lớn trên thế giới, thu nhập của du lịch bao gồm cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa năm 2005 là 6,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước, chiếm 3,8% GDP của thế giới. Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023