Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Của Địa Phương Cấp Tỉnh


(2) Mức độ gắn kết của hệ thống VBPL du lịch được xây dựng và ban hành theo thẩm quyền với chính sách phát triển KT-XH của địa phương;

(3) Quy trình công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL mang tính ổn định;

(4) Địa phương có các giải pháp bảo tồn TNDL và bảo vệ môi trường trong PTDL;

(5) Vấn đề đảm bảo sức chứa điểm đến du lịch được địa phương quan tâm giải quyết trong PTDL;

(6) Địa phương có các giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng trong PTDL;

(7) Địa phương có định hướng PTDL thông minh.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh

2.3.1. Các yếu tố chủ quan

2.3.1.1. Chủ trương, đường lối phát triển du lịch của tỉnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Đường lối PTDL có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương bởi đây chính là chìa khóa mang lại sự thành công cho ngành công nghiệp được ví như “con gà đẻ trứng vàng”. Đường lối PTDL của mỗi quốc gia được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch về tổng thể dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược. Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm du lịch phát triển.

Sự phát triển của du lịch là đối tượng của QLNN của địa phương hay lãnh thổ nào đó. QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt thể thiện qua sự phát triển bền vững của du lịch. Khi du lịch phát triển một cách bền vững, quy mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Các quyết định QLNN của CQĐP cấp tỉnh sẽ có hiệu lực, hiệu quả nếu phù hợp với chủ trương, đường lối PTDL của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình - 10

2.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh

Bộ máy QLNN đối với PTDL bao gồm các cơ quan và tổ chức trong một hệ thống chung nhằm thực hiện các chức năng của QLNN về du lịch. Bộ máy tổ chức này


ở địa phương cấp tỉnh được tổ chức theo mô hình trực tuyến cao nhất là UBND tỉnh tiếp đó là Sở VH,TT&DL (Sở Du lịch) và các phòng VH,TT&DL ở cấp huyện thành phố trực thuộc tỉnh. Ngoài ra theo ngành dọc thì các cơ quan QLNN du lịch tỉnh còn chịu sự quản lý và chi phối của Tổng cục Du lịch và Bộ VH,TT&DL. Tuy nhiên, việc quản lý HĐDL không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác, mang tính chất liên ngành, liên vùng. Các cơ quan này cũng thực hiện việc giám sát tại chỗ đối với các doanh nghiệp HĐDL.

Bộ máy QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh cần được tổ chức một cách khoa học, có phân công phân quyền rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, có đủ số lượng cán bộ có năng lực phù hợp thì mới có thể hoạt động một cách hiệu quả.

2.3.1.3. Trình độ, năng lực cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh

Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hiệu quả hoạt động QLNN đối với PTDL. Sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không. Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm, trách nhiệm hay không.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển hiện nay, QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh đòi hỏi ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của QLNN đối với PTDL trên địa bàn tỉnh. Nếu năng lực quản lý giỏi, trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức thì việc xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển và việc tổ chức, điều hành các HĐDL của địa phương sẽ sát thực tế, khả thi, nhanh chóng và hiệu quả,… Ngược lại, sẽ làm cho việc QLNN đối với PTDL trì trệ, kém hiệu quả, làm cho HĐDL địa phương chậm phát triển.

2.3.1.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của tỉnh

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTDL của một địa phương bao gồm hệ thống đường sá giao thông nội bộ và hệ thống đường giao thông kết nối với các địa phương khác, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống điện lưới, nước sạch, mạng internet,… Đây là các yếu tố có vai trò quan trọng trong việc PTDL của một địa phương. Hay nói một cách khác, muốn du lịch


của một địa phương phát triển thì cần phải quan tâm đầu tư các yếu tố về cơ sở hạ tầng, CSVCKT một cách phù hợp.

Mức độ đáp ứng PTDL của hệ thống cơ sở hạ tầng, CSVCKT của địa phương ở hiện tại sẽ ảnh hưởng đến các quyết định quản lý của các cơ quan QLNN về du lịch của địa phương về cả nội dung, mức độ thực hiện cũng như mức độ phân bổ ngân sách hoặc kêu gọi đầu tư.

2.3.1.5. Ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng

dân cư


- Cơ sở kinh doanh du lịch

Trong kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh doanh khai thác, sử dụng TNDL và

các nguồn lực khác để tạo nên hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách và thu về lợi nhuận. Hoạt động của cơ sở kinh doanh du lịch trực tiếp góp phần tạo nên doanh thu, giá trị tăng thêm của ngành du lịch, đồng thời cũng tác động trực tiếp đến TNDL, đến môi trường tự nhiên, xã hội cũng như đến cộng đồng dân cư nơi có HĐDL. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm sẽ có ý thức sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên và các nguồn lực du lịch khác để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch bền vững, chia sẻ lợi ích với cộng đồng, đóng góp cho giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Ngược lại, nếu cơ sở kinh doanh du lịch thiếu ý thức trách nhiệm thì các nguồn lực trong đó có TNDL có thể bị khai thác, sử dụng lãng phí hoặc quá mức cho mục tiêu lợi nhuận, lợi ích cộng đồng bị bỏ qua, công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường bị xem nhẹ để tiết giảm chi phí, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến PTDL bền vững. Theo đó, QLNN đối với PTDL của một địa phương cũng cần có những điều chỉnh thích hợp để đạt mục tiêu quản lý.

- Cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phương là bộ phận dân cư tham gia vào HĐDL ở điểm đến với nhiều vai trò cụ thể như: tham gia nguồn lao động tại cơ sở kinh doanh du lịch; trực tiếp kinh doanh một số dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch hoặc góp phần tạo nên sản phẩm du lịch bằng bản sắc văn hóa và truyền thống sinh hoạt của mình. Cộng đồng địa phương cũng là những người trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với TNDL. Do đó, ý thức trách nhiệm của cộng đồng địa phương có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến PTDL, chiều hướng và mức độ tác động tùy thuộc mức độ trách nhiệm của cộng đồng


khi tham gia các HĐDL. Căn cứ vào yếu tố ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư mà QLNN của CQĐP cấp tỉnh cần có những biện pháp để yếu tố này tác động một cách tích cực đến PTDL của tỉnh.

2.3.2. Các yếu tố khách quan

2.3.2.1. Quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước Quản lý nhà nước đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh là một nội dung của QLNN nên phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của QLNN. Như đã trình bày trong nội dung các nguyên tắc QLNN về kinh tế ở mục 2.2.1, QLNN đối với PTDL của tỉnh phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị, kinh tế và nguyên tắc

phát triển kinh tế đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chính vì lẽ đó, quan điểm, chủ trương, đường lối PTDL của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến QLNN đối với PTDL ở địa phương cấp tỉnh. Trên cơ sở các yếu tố quan điểm, chủ trương, đường lối PTDL của Đảng và Nhà nước, cơ quan QLNN về du lịch ở tỉnh sẽ thực hiện các biện pháp nhằm PTDL của tỉnh để đảm bảo PTDL hiệu quả và đúng hướng.

2.3.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

Điều kiện tự nhiên là toàn bộ các điều kiện thuộc về môi trường tự nhiên như địa hình, khí hậu, nguồn động, thực vật, vị trí địa lý,… Điều kiện tự nhiên là những yếu tố sẵn có, tồn tại khách quan nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của một địa phương. Đây là cơ sở để vạch ra chiến lược, chính sách, kế hoạch PTDL của địa phương, chính sách phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ TNDL cũng như thực thi các quyết định QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh.

Là một thành phần của điều kiện tự nhiên, TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.

Xét về cơ cấu, TNDL có thể chia làm 2 nhóm: TNDL thiên nhiên và TNDL văn hóa (theo Luật Du lịch 2017). Các tài nguyên thiên nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, suối nước khoáng, biển, sông, hồ, thực vật, động vật, rừng núi,… Tài nguyên văn hóa bao gồm các tượng đài kiến trúc, công trình văn hóa (viện bảo tàng, triển lãm, trưng bày nghệ thuật, nhà hát, thư viện,…), các di tích văn hóa, lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể (lễ hội, âm nhạc cổ truyền, nghệ thuật,…). TNDL là cơ sở để lập kế hoạch PTDL và các biện pháp, chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ TNDL.


Khả năng tiếp nhận của TNDL là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch. Do đó, TNDL là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quy mô, thứ hạng, loại hình kinh doanh du lịch và tạo nên tính mùa vụ trong HĐDL của địa phương. Xét về phương diện QLNN thì quy mô, số lượng TNDL cũng được xem là một yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL tại địa phương.

2.3.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện KT-XH, sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu trong việc làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể nói tới thỏa mãn nhu cầu du lịch hoặc PTDL nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng thấp kém. Thực tế cho thấy ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch còn rất hạn chế. Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ở các nước kinh tế phát triển rất đa dạng. Do vậy, sự phát triển của du lịch bị chi phối bởi nền sản xuất xã hội. Để giải quyết nhu cầu ăn, ở, đi lại nghỉ ngơi du lịch của con người, những điều thiết yếu nhất đối với du lịch như mạng lưới giao thông, phương tiện giao thông, khách sạn, nhà hàng,… cần phải có một nền KT-XH phát triển. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách tham gia vào các HĐDL, điều đó cũng thuận lợi cho QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh. Một địa phương cấp tỉnh có tình hình KT-XH phát triển sẽ tác động tích cực tới hiệu quả QLNN tại địa phương đối với PTDL.

2.3.2.4. Yếu tố luật pháp

Một trong những nguyên tắc QLNN về kinh tế là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Như vậy, QLNN đối với PTDL cũng phải đảm bảo tuân thủ các yếu tố luật pháp, hay nói cách khác, yếu tố luật pháp sẽ có tác động điều chỉnh các nội dung QLNN đối với PTDL.

Luật pháp là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước và mang tính chất bắt buộc thực hiện. Trong lĩnh vực du lịch, pháp luật cao nhất chính là Luật Du lịch. Các cơ quan QLNN từ cấp trung ương đến địa phương phải căn cứ vào Luật Du lịch để đưa ra các văn bản hướng dẫn luật, tổ chức thực hiện,...

Bên cạnh đó, QLNN đối với PTDL các cấp cần có các cơ chế chính sách và chế tài pháp lý thích hợp. Hiệu lực QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh cũng chịu ảnh hưởng của các chế tài pháp lý này.


2.3.2.5. Sự phát triển của khoa học – công nghệ

Trong thời kỳ Cách mạng 4.0, các phương thức hoạt động kinh tế các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đổi mạnh mẽ và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu dựa trên ứng dụng công nghệ số. Để thích ứng với nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế số, các cơ quan QLNN cũng phải đổi mới mô hình và cách thức áp dụng công nghệ số trong quản lý.

Đối với PTDL, ứng dụng khoa học – công nghệ đã được đưa vào rất nhiều mảng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch như các ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép khách du lịch đặt chỗ, check-in, check-out, mở cửa buồng khách sạn; công nghệ nhận diện khuôn mặt, điều khiến bằng giọng nói trong dịch vụ khách sạn; công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo mở rộng trong HĐDL; quản lý khách du lịch thông qua mã QR,… Ứng dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại sẽ giúp các thông tin quản lý được lưu trữ tốt hơn, tìm kiếm dễ dàng hơn và cũng hỗ trợ rất tốt cho các nhà quản lý trong việc cân nhắc đưa ra quyết định quản lý.

2.3.2.6. Bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch trong nước và trên thế giới

Bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch trong nước và trên thế giới có ảnh hưởng đến PTDL và QLNN đối với PTDL ở cả cấp trung ương và cấp địa phương.

Ở Việt Nam, du lịch đang trên đà phát triển mạnh, Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho PTDL để đảm bảo du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Bên cạnh đó, khu vực nông thôn sẽ được đẩy mạnh PTDL trong thời gian tới để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân ở nông thôn, đồng thời làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm tăng tính hấp dẫn đối với du khách. Đây được coi là một giải pháp để xây dựng nông thôn mới, là công cụ để xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa thu nhập cho người dân nông thôn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường. Nói một cách khác, xu hướng PTDL hiện nay là du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch nông thôn. Do vậy, các chiến lược, chính sách, kế hoạch PTDL phải hướng đến việc phát triển các loại hình này.

Trên thế giới, sự phát triển nhanh của khoa học – công nghệ, đặc biệt là các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh đến PTDL trong thời gian tới. Khách du lịch ngày càng thiên về định hướng giao dịch thương mại điện tử trong khi các cơ sở kinh doanh du lịch cũng áp dụng nhiều hình thức kinh doanh trên môi


trường kỹ thuật số. Những tác động bước đầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch, đòi hỏi những đổi mới trong mô hình, cách thức quản lý đối với doanh nghiệp và cơ quan QLNN. Vì vậy, hoạt động QLNN về PTDL bao gồm QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục được nghiên cứu để thích ứng với xu hướng này.

Ngoài ra, một bối cảnh đang diễn ra có tác động rất lớn đối với HĐDL cũng như QLNN về PTDL, đó chính là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Đây được xem là mối lo của nhân loại toàn cầu về sức hủy diệt của nó. Sự xuất hiện của đại dịch này không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về con người mà còn về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Khi dịch bệnh bùng phát, HĐDL gần như tê liệt, các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn lần lượt tạm dừng kinh doanh rồi dần đóng cửa hoặc chuyển đổi sang hình thức hoạt động khác, PTDL trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự xuất hiện của thiên tai, đại dịch chỉ mang tính chất thời điểm, các hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng sẽ sớm phát triển trở lại. Điều quan trọng trong thời điểm này là phải duy trì tốt QLNN đối với PTDL cả ở cấp trung ương và địa phương để làm sao vẫn có thể duy trì HĐDL một cách an toàn trong điều kiện dịch bệnh, khôi phục và PTDL trong trạng thái bình thường mới, tiến tới PTDL thời kỳ hậu Covid. Điều này có tác động lớn đến các chủ trương, đường lối, chính sách PTDL của từng quốc gia và từng địa phương.

2.3.2.7. Ý thức trách nhiệm của khách du lịch

Khách du lịch là một chủ thể quan trọng trong các quan hệ du lịch, được mọi hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch hướng đến. Bằng việc tiêu dùng và chi trả cho việc tiêu dùng sản phẩm du lịch, khách du lịch chính là người tạo nên thu nhập cho ngành du lịch. Với vai trò là người tiêu dùng các sản phẩm du lịch, trực tiếp tác động đến tài nguyên du lịch và tương tác với cộng đồng dân cư tại điểm đến. Yếu tố ý thức, trách nhiệm của khách du lịch có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến sự bền vững trong PTDL của địa phương. Chiều hướng tác động tùy thuộc vào mức độ trách nhiệm, thái độ và hành vi ứng xử của du khách với TNDL, với cộng đồng cư dân bản địa khi tiêu dùng sản phẩm du lịch. Tùy thuộc vào ý thức trách nhiệm của khách du lịch, trong quản lý PTDL của CQĐP, cần phải ban hành những quy định thích hợp nhằm vừa thỏa mãn nhu cầu khách du lịch nhưng không làm tổn hại đến các giá trị TNDL, gây sức ép lên môi trường và đời sống cư dân cũng như không vi phạm các quy định của địa phương hay đường lối, chính sách pháp luật của quốc gia.


2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của một số địa phương cấp tỉnh và bài học rút ra cho tỉnh Hòa Bình

2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của một số địa phương cấp tỉnh

2.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía tây bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Lào Cai có nhiều điểm tương đồng với Hòa Bình về đặc điểm địa hình, dân cư, văn hóa và các điều kiện PTDL.

Trong những năm qua, du lịch Lào Cai đã có những bước phát triển đáng kể, điều này có thể thấy rõ qua sự phát triển của một số địa phương thuộc Lào Cai như Sa Pa, Bắc Hà hay Mường Khương, Bát Xát,... Từ những mô hình du lịch cộng đồng thí điểm như Cát Cát, Sín Chải (xã San Sả Hồ), Bản Dền với vài hộ dân tham gia, đến nay Sa Pa đã nhân rộng mô hình này ra nhiều xã như: Tả Van, Tả Phìn, Nậm Cang, với sự tham gia của hàng trăm hộ dân làm du lịch. Doanh thu của nhiều hộ dân đạt 40 - 50 triệu đồng/năm đến hàng trăm triệu đồng/năm, tỉ lệ hộ nghèo ở các điểm du lịch thoát nghèo nhanh gấp 2 – 3 lần so với các nơi khác. Xã Cát Cát có 20 – 30% số dân tham gia thường xuyên vào các HĐDL (bán hàng, hướng dẫn khách, biểu diễn văn nghệ,…), thu nhập bình quân từ 2.000.000 đến 3.000.000đ/tháng/người. Toàn xã có trên 50 hộ kinh doanh thổ cẩm, hàng lưu niệm, dệt lanh, thủ công mỹ nghệ; tính trung bình thu nhập của người dân khoảng trên dưới 1.000.000đ/người/tháng. Du lịch phát triển dẫn đến các nguồn thu nhập cho hộ gia đình cũng có biến đổi, với nguồn thu từ việc tham gia vào các dịch vụ du lịch, bổ sung vào nguồn thu từ nông nghiệp đã tạo ra sự bền vững cho kinh tế của các hộ gia đình. Nguồn thu từ du lịch cộng đồng có từ nhiều loại hình dịch vụ như thu từ dịch vụ lưu trú, bán các sản phẩm đặc sản địa phương, đồ lưu niệm, làm hướng dẫn viên,…

Để có được những thành công trên, Lào Cai đã xác định và thực hiện một số những nội dung cụ thể trong QLNN về PTDL như: (1) Đề cao tính cộng đồng, người dân phải trở thành chủ thể, phải được đảm bảo lợi ích; (2) Phải tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, định hướng cho người dân làm du lịch; (3) Phải có chính sách hỗ trợ người dân làm du lịch thông qua các hình thức như ưu đãi vay vốn ngân hàng, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, làm nhà vệ sinh đạt chuẩn; (4) Phải có sự liên kết chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa nhà nước, người dân tham gia làm du lịch,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023