Khái Quát Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Của Địa Phương Cấp Tỉnh


phương lựa chọn phát triển KT-XH thông qua PTDL là hoàn toàn đúng đắn, góp phần thay đổi bộ mặt của địa phương theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, sự gia tăng hiệu quả KT-XH từ hoạt động kinh doanh du lịch cũng cho thấy những chủ trương, chính sách trong PTDL của địa phương đang được triển khai đúng hướng.

Các chỉ tiêu đánh giá sự gia tăng hiệu quả KT-XH từ hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương bao gồm:

- Sự gia tăng về tỷ lệ lao động trong lĩnh vực du lịch;

- Sự gia tăng về thu nhập trong lĩnh vực du lịch;

- Mức độ đóng góp của du lịch vào GRDP của địa phương.

2.1.2. Khái quát về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh

2.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh

a. Khái niệm

Để làm rõ hơn nội hàm QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh, trước hết cần làm rõ các nội dung QLNN về du lịch của địa phương cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Trước hết, QLNN được hiểu là sự quản lý bằng quyền lực nhà nước, ý chí nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao. Hay nói một cách khác, “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối... để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định” (theo tác giả Phan Huy Đường, Phan Anh, Quản lý nhà nước về kinh tế, 2017, tr.28).

Quản lý nhà nước về du lịch là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các HĐDL của địa phương của hệ thống quản lý đối với hệ thống được quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý.

Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình - 7

Tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (giáo trình Kinh tế du lịch, 2009, tr.295) có nêu: “Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển của đất nước”.


Theo tác giả Nguyễn Minh Đức (Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch, 2006) thì: “Quản lý nhà nước về thương mại, du lịch là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động thương mại, du lịch trong nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính, tín dụng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Thực chất của chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thương mại, du lịch là tạo ra và thực hiện một cơ chế hay phương thức quản lý cho tất cả các thành phần kinh tế nhằm bảo đảm sự phát triển thương mại, du lịch theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Theo các tác giả trên, dù nhìn nhận dưới bất cứ góc độ nào thì QLNN về du lịch bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTDL; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong HĐDL; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; tổ chức điều tra, đánh giá TNDL để xây dựng quy hoạch PTDL, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; quy định tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN về du lịch; cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về HĐDL; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Vấn đề QLNN đối với PTDL mặc dù có những điểm tương đồng, không tách rời với QLNN về du lịch nhưng vẫn có những điểm khác biệt, nhấn mạnh vào quản lý sự PTDL của các cơ quản quản lý các cấp theo phân quyền với các hoạt động cụ thể của ngành du lịch. Theo đó, trách nhiệm của các cơ quan QLNN (theo phân quyền) là phải định hướng, kiểm soát và điều chỉnh được mức độ phát triển của du lịch (cấp trung ương hay địa phương) một cách phù hợp theo từng giai đoạn phát triển, mức độ thu hút đầu tư, mức độ các hoạt động xúc tiến, quảng bá, quản lý sức chứa điểm đến du lịch,… Ngoài ra, QLNN đối với PTDL còn là các hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành chứ không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ngành du lịch.

Từ các khái niệm QLNN về du lịch nêu trên, luận án sử dụng khái niệm QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh như sau: “Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh là việc chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện các chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền để quản lý, kiểm soát các hoạt động


phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy được lợi thế vốn có của địa phương, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia và sự phát triển mang tính bền vững”.

Như vậy, QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh bao gồm: Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh; tổ chức bộ máy QLNN về du lịch; quản lý thu hút đầu tư PTDL; quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch của tỉnh; quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường; quản lý phát triển nhân lực du lịch, ứng dụng khoa học – công nghệ trong PTDL của tỉnh; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong PTDL của tỉnh,…

b. Đặc điểm

Quản lý nhà nước đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh về cơ bản mang những đặc điểm chung của QLNN. Căn cứ vào các đặc điểm QLNN nói chung của các tác giả Phan Huy Đường (Chủ biên) và Phan Anh (Quản lý nhà nước về kinh tế, 2017), luận án đã khái quát các đặc điểm của QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh, cụ thể như sau:

Một là, QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh mang tính tất yếu khách quan. Sự phát triển của các HĐDL diễn ra trên địa bàn tỉnh đến một lúc nào đó sẽ nảy sinh các vấn đề về lợi ích và mâu thuẫn giữa các thành phần tham gia vào PTDL. Chính vì vậy cần có QLNN để điều tiết, dung hòa các lợi ích và mâu thuẫn, và hơn ai hết CQĐP cấp tỉnh với vai trò quản lý trực tiếp, sẽ là người thực hiện các chức năng QLNN đối với sự PTDL ở tỉnh.

Hai là, QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh mang tính hành chính, thực hiện thông qua các công cụ chủ yếu như chiến lược, kế hoạch, pháp luật, các công cụ và chính sách kinh tế.

Ba là, QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh mang tính thích ứng linh hoạt và sáng tạo để phù hợp với những điều kiện cụ thể tại địa phương ứng với từng thời kỳ nhất định. QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh vận hành theo định hướng chung nhưng không rập khuôn, cứng nhắc nhằm đem lại hiệu quả quản lý cao nhất. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày nay, QLNN đối với


PTDL của địa phương cấp tỉnh không chỉ phù hợp với điều kiện trong nước mà còn phải phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế.

Nhận dạng được các đặc điểm như đã kể trên, CQĐP cấp tỉnh cần có định hướng để triển khai các nội dung QLNN đối với PTDL của tỉnh nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

c. Mục đích

Hiện nay, PTDL là một trong những hướng đi quan trọng của các quốc gia, các địa phương để phát triển KT-XH, nhiều quốc gia, nhiều địa phương còn xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch phát triển đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho KT-XH của địa phương như đem lại nguồn thu lớn, đóng góp vào GRDP của tỉnh, thu hút lượng lớn vốn đầu từ nước ngoài, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập của người dân, góp phần bảo tồn văn hóa của địa phương,... Bên cạnh đó, du lịch phát triển thiếu kiểm soát cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực không kém, chẳng hạn như sự quá tải về lượng khách ảnh hưởng đến các vấn đề về ô nhiễm môi trường, hủy hoại TNDL, văn hóa lối sống bị phá vỡ,…. Để PTDL đem lại hiệu quả tích cực cho địa phương, QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh là rất cần thiết nhằm đạt được các mục đích cụ thể như:

Thứ nhất, bằng các công cụ quản lý, CQĐP cấp tỉnh tạo dựng môi trường thuận lợi và an toàn để du lịch phát triển nhanh và hiệu quả.

Thứ hai, sự điều tiết của CQĐP đối với PTDL của tỉnh nhằm đảm bảo phát triển ngành du lịch phù hợp với định hướng và yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

Thứ ba, QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể phát sinh từ HĐDL.

Thứ tư, QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho du lịch phát triển như các vấn đề về hợp tác quốc tế, hợp tác liên vùng, liên ngành,...

Tóm lại, QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước.

2.1.2.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh

a. Chủ thể quản lý

Thực hiện chức năng QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh là Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh với cơ quan quản lý chuyên ngành là Sở Du lịch, hoặc Sở


VH,TT&DL tỉnh là cơ quan tham mưu trực tiếp cùng với sự phối hợp của các sở, ban ngành khác của tỉnh.

Trong đó, UBND tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện QLNN về PTDL tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, kế hoạch, chính sách PTDL phù hợp với thực tế tại địa phương. Theo Luật Du lịch (2017) thì UBND tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

(1) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;

(2) Quản lý TNDL, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;

(3) Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;

(4) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;

(5) Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch;

(6) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định.

Sở VH,TT&DL (Sở Du lịch) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện QLNN về PTDL; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ các sở, ban, ngành, địa phương trong PTDL; chủ động nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai PTDL; tham mưu theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về các kết quả PTDL.

Để thực hiện QLNN đối với PTDL, Sở VH,TT&DL (Sở Du lịch) cần phải phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban


Dân tộc, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch,…

b. Đối tượng quản lý

Đối tượng quản lý của QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh là các HĐDL diễn ra trên địa bàn tỉnh với các thành phần tham gia bao gồm:

Một là, các tổ chức và cá nhân liên quan đến tổ chức hoạt động của các điểm, khu du lịch như Ban quản lý điểm, khu du lịch. Với đối tượng này, CQĐP quản lý việc thực hiện các chức năng của Ban quản lý khu, điểm du lịch, như: quản lý việc ban hành và thực hiện nội quy; quản lý hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch; quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch và dịch vụ hướng dẫn; quản lý việc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật; quản lý việc bảo đảm điều kiện quy định về kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.

Hai là, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, bao gồm: các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp vận chuyển du lịch, các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và các doanh nghiệp khác. CQĐP thực hiện chức năng quản lý nhằm quản lý, kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động đúng mục đích, đúng loại hình đăng ký kinh doanh, đảm bảo chất lượng theo phân hạng,…

Ba là, khách du lịch – họ là những người tham gia vào chuyến đi để thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần, để nâng cao hiểu biết, mở rộng thế giới quan, tìm kiếm kinh nghiệm sống và lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Khách du lịch là chủ thể quan trọng của HĐDL, họ vừa tham gia, vừa là yếu tố cấu thành nên HĐDL và có những tác động vào môi trường cảnh quan, văn hóa nơi dến du lịch. QLNN của CQĐP nhằm đưa ra các quy định để điều chỉnh hành vi của khách du lịch, giảm thiểu các tác động gây hại từ sự xuất hiện của khách du lịch trong cộng đồng dân cư như các vấn đề về quá tải, ô nhiễm môi trường, lai tạp văn hóa, phá hủy tài nguyên,…

Bốn là, người dân địa phương – với vai trò người tham gia vào một phần HĐDL tại điểm đến, các hoạt động sinh hoạt trong đời sống, văn hóa của họ là điểm làm nên tính hấp dẫn cho điểm đến du lịch. PTDL làm thay đổi đời sống của người dân địa phương và đồng thời, họ cũng tác động rất lớn đến sự phát triển của du lịch, sự đồng thuận của họ là một điều kiện quan trọng trong PTDL tại địa phương. QLNN


của CQĐP đối với PTDL vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, vừa tác động làm thay đổi nhận thức và hành vi của họ, khuyến khích họ tham gia PTDL một cách bền vững, đem lại hiệu quả KT-XH như đã đặt mục tiêu.

2.2. Nguyên tắc, công cụ, nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh

2.2.1. Nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch

Về cơ bản, QLNN đối với PTDL cũng tuân thủ những nguyên tắc của QLNN về kinh tế nói chung. Trên cơ sở các nguyên tắc QLNN về kinh tế theo các tác giả Phan Huy Đường và Phan Anh (Quản lý nhà nước về kinh tế, 2017), luận án đã khái quát các nguyên tắc QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh như sau:

- Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế

Kinh tế nói chung và du lịch nói riêng phải đảm bảo cùng hướng với chính trị để đảm bảo thúc đẩy sự phát triển. PTDL phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tức là phù hợp với đường lối, chủ trương phát triển kinh tế mà Đảng đề ra và được CQĐP cụ thể hóa thành kế hoạch phát triển KT-XH trong từng giai đoạn. Trong quá trình phát triển, khi giải quyết những vấn đề phát sinh và khi đề ra đường lối chính sách PTDL cần dựa trên quan điểm chính trị đúng đắn mà trước hết là quan điểm hài hòa về lợi ích giữa các thành phần tham gia vào PTDL. Ngược lại, phát triển kinh tế, bao gồm cả PTDL, sẽ có tác động đến ổn định chính trị, tạo niềm tin vào chế độ.

- Nguyên tắc tương hợp với thị trường

Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo tính tương hợp của cạnh tranh đối với các chính sách PTDL của CQĐP. Theo đó, các biện pháp được đề ra trong chính sách PTDL của CQĐP vừa phải tạo động lực phát triển vừa đảm bảo công bằng xã hội, ổn định và phát triển bền vững, ngăn ngừa được sự phá vỡ hay hạn chế các hoạt động cạnh tranh quá mức trên thị trường; đảm bảo sự hài hòa giữa các chức năng QLNN đối với thị trường; sự can thiệp của CQĐP với vai trò là cơ quan QLNN là cần thiết nhưng phải phù hợp với nguyên tắc thị trường, chỉ nên làm những việc mà thị trường không tự điều tiết được.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc trung tâm trong hệ thống các nguyên tắc quản lý đối với nhiều lĩnh vực khác nhau. Quản lý thường gắn với chỉ đạo tập trung nhưng tập trung phải được thực hiện trên cơ sở dân chủ trong một khuôn khổ nhất định để tránh xảy ra tình trạng quan liêu hay “vô chính phủ”. CQĐP thực


hiện vai trò QLNN cấp địa phương đối với PTDL phải đảm bảo giữ quyền thống nhất quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý đồng thời phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

- Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích xã hội

Lợi ích là động cơ thúc đẩy các thành phần tham gia hoạt động để đạt mục tiêu và có thể được xem là động lực của sự phát triển. Trong một xã hội hay một cộng đồng, thường tồn tại đồng thời nhiều loại lợi ích có xu hướng vận động khác nhau, thậm chí trái chiều nhau. Đối với PTDL của một địa phương, các lợi ích tồn tại bao gồm lợi ích phát triển KT-XH của địa phương, lợi ích của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, lợi ích của khách du lịch và lợi ích của dân cư địa phương. Muốn du lịch phát triển mang tính ổn định, lâu dài và đem lại hiệu quả, cần có các giải pháp để đảm bảo các lợi ích kể trên được cân bằng.

- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ

Cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch được tổ chức quản lý theo ngành với cơ quan QLNN cấp trung ương là Bộ VH,TT&DL, tiếp đó ở cấp địa phương là Sở VH,TT&DL/Sở Du lịch (cấp tỉnh), Phòng Văn hóa – Thông tin (cấp huyện) và công chức Văn hóa – Xã hội (cấp xã/phường). PTDL trước hết phải chịu sự QLNN theo ngành dọc, đứng đầu là Bộ VH,TT&DL nhưng thuộc địa phương nào thì phải chịu sự quản lý của CQĐP đó về một số nội dung theo quy định. Việc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ nhằm đảm bảo PTDL phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển KT-XH và các điều kiện đặc thù của địa phương, đặc biệt trong điều kiện ngành du lịch lại là một ngành kinh tế tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành kinh tế khác nhau, cần có một cơ quan điều phối nhằm đem lại hiệu quả.

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Mục tiêu của nguyên tắc này là nhằm đạt được hiệu quả PTDL ở mức cao nhất trong điều kiện giới hạn nhất định. Theo đó, cần phải có đường lối chính sách PTDL đúng đắn, khoa học; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong PTDL; khai thác và sử dụng hiệu quả TNDL đồng thời có biện pháp bảo vệ TNDL; tận dụng nhân lực địa phương trong việc cung cấp các sản phẩm du lịch;…

- Nguyên tắc mở rộng hợp tác cùng phát triển

Việc mở rộng hợp tác bao gồm cả hợp tác trong và ngoài nước. Trong điều kiện các nguồn lực hiện có của địa phương còn hạn chế thì việc mở rộng hợp tác trong PTDL có ý nghĩa rất quan trọng. Các hoạt động hợp tác bao gồm hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tạo dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, CSVCKT có quy mô và

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí