+ Số lượng mẫu: Chọn 6 nhân tố làm biến quan sát, với 64 tiêu chí để đo lường đánh giá về thực trạng phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình, sử dụng thang đo Likert điểm 5 với các cấp độ: Rất cao,cao, trung bình, thấp, rất thấp.
50+64*5= 445 phiếu. Quy mô tối thiểu là 445. Thực tế kích thước mẫu là 1050. Tác giả gửi đi 1050 phiếu khảo sát.
+ Cách thức điều tra: điều tra 4 đối tượng, Cơ quan quản lý nhà nước du lịch tại địa phương, Đối với cơ quản lý nhà nước và doanh nghiệp NCS sử dụng phương pháp gửi thư và liên hệ trực tiếp để lấy số liệu. Du khách và người dân địa phương NCS liên hệ trực tiếp và thông qua công ty kinh doanh du lịch tiến hành thu phát phiếu khảo sát.
- M1: Số lượng phiếu 100 phiếu, 55 phiếu giành cho địa bàn Ninh Bình, tập trung chủ yếu UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, Các sở có liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thuế,.. số lượng dự phòng 21 phiếu giành phòng Văn hoá Thể thao và Du lịch quản lý của các huyện như Yên Mô, Hoa Lư,..khảo sát.
- M2: Số lượng phiếu 150 lựa chọn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, phát hành phiếu cho các cơ sở mà mình lựa chọn.
Trong tổng 150 phiếu khảo sát, được phân chia như sau: 31 phiếu giành cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch lữ hành. 119 phiếu điều tra doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh du lịch lữ hành, quy mô từ nhỏ tới lớn. trong đó có những phiếu giành cho những công vận chuyển khách du lịch, nhà hàng, khách sạn, quy mô từ nhỏ tới lớn.
- M3: Số lượng phiếu 500 phiếu. Lựa chọn khách du lịch tới Ninh Bình. Thông qua những công ty lữ hành, lực chọn những nhóm khách du lịch quốc tế. Mỗi đoàn khách chỉ lựa chọn 1 đến 2 người làm đại diện. Tương tự như thế với nhóm khách trong nước.
Số phiếu quốc tế 75 phiếu: Độ tuổi của du khách: 25-55 tuổi, nam giới chiếm 65% nữ giới 45%.
Số phiếu nội địa 75 phiếu: Độ tuổi của du khách: 25-55 tuổi, nam giới chiếm 65% nữ giới 45%.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay - 2
- Các Nghiên Cứu Về Du Lịch Ninh Bình Và Phát Triển Bền Vững Du Lịch Ninh Bình
- Cách Tiếp Cận Nghiên Cứu, Phương Pháp Thu Thập Và Xử Lý Dữ Liệu
- Vai Trò Của Phát Triển Bền Vững Du Lịch Của Một Địa Phương Cấp Tỉnh Vai Trò Đối Với Kinh Tế
- Các Bên Tham Gia Trong Phát Triển Bền Vững Du Lịch
- Nội Dung Phát Triển Bền Vững Du Lịch Của Một Địa Phương Cấp Tỉnh
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
- M4: Số lượng phiếu 300 phiếu. 200 phiếu giành khảo sát những dân cư tham gia vào hoạt động du lịch như bán hàng, lái đò,..100 phiếu giành cho những dân cư không tham gia vào hoạt động du lịch, sinh sống trong vùng có địa điểm du lịch. Độ tuổi khảo sát chủ yếu: 25- 55 tuổi. Nam giới chiếm 65%, nữ giới chiếm 45%.
Thời gian khảo sát: 5 tháng từ 15/3 - 15/8/2016 Sau đó tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu lập bảng phân tích các kết quả thu được.
+Kết quả thu về: Phát ra 1050 phiếu, sau khi kiểm tra, có 1020 phiếu đủ điều kiện phân tích.
b,Phương pháp xử lý dữ liệu
+Đối với dữ liệu thứ cấp: Thông qua việc thu thập dữ liệu, NCS sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, phương pháp bản đồ để xử lý số liệu:
-Phân tích: Những dữ liệu của cơ quan quản lý du lịch Nhà nước và Ninh Bình trong thời gian từ 2007 – 2016. Những mục tiêu về du lịch đặt ra của cơ quan quản lý địa phương làm nền tảng cho những đề xuất của luận án.
-So sánh: Tốc độ phát triển, doanh thu của du lịch, số lượng du khách đến Việt Nam, đến Ninh Bình hàng năm, số lượng khách nội, khách ngoại, từng vùng từng quốc gia, số lượng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực du lịch,..được công bố hàng năm, hàng quý trên, báo chí, trên thông tin đại chúng tin cậy, được kiểm soát.
Kết hợp giữa phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp tổng hợp kết quả đưa ra hướng đề xuất giải pháp.
Ngoài ra còn dùng phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích một cách có hệ thống lý thuyết bền vững du lịch của những đề tài về kinh tế xã hội môi trường nhằm đề ra những giải pháp cho luận án.
+Đối với dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê, thu về trong quá trình điều tra, tác giả thực hiện nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS.20 để thực hiện thống kê mô tả kết quả thu được.
Kết luận chương 1
Chương 1 của Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài, được phân thành những nhóm: Nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững, nhóm nghiên cứu về du lịch và nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch, nhóm nghiên cứu về du lịch và bền vững du lịch Ninh Bình. Tổng hợp những khái niệm, quan điểm vai trò và những nguyên tắc, tiêu chí đánh giá, mô hình của những công trình nghiên cứu phát triển bền vững và bền vững du lịch của địa phương, từ đó xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết về bền vững và phát triển bền vững du lịch những công trình khoa học đi trước, Nghiên cứu sinh xác định khoảng trống trong nghiên cứu, từ đó xây dựng tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch Ninh Bình, đưa ra một số những kiến nghị và đề xuất.
Trình bày phương pháp khảo sát thu thập dữ liệu và quy trình thực hiện khảo sát của luận án, với 4 loại phiếu khảo sát, thuộc 4 nhóm đối tượng, cơ quan quản lý, doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động tại địa bàn Ninh Bình, người dân địa phương và du khách đi du lịch. Từ kết quả khảo sát thu được tiến hành phân tích và đánh giá, với số liệu thu thập được, đánh giá tính bền vững của du lịch Ninh Bình và có những đề xuất tiếp theo.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
2.1 Khái niệm, vai trò và các bên trong phát triển bền vững du lịch
2.1.1 Phát triển bền vững
Thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên sử dụng trong báo cáo “Chiến lược bảo tồn thế giới” do International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (IUCN) [tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế] đề xuất năm 1980. Tổ chức đã đề khởi khái niệm phát triển bền vững với mục tiêu tổng thể của chiến lược là đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ tài nguyên sinh vật, nhấn mạnh tới tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi bảo tồn tài nguyên sinh vật. Đến năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (Commission mondiale surl'Environnement et le développement) do Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch tiếp thu và định nghĩa trong “Tương lai của chúng ta” (Notre avenir à tous/Our Common Future) :“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ”[61].
Như vậy, nội dung chính phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa ba mặt của sự phát triển, bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã hội.
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Rio - 92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesbug - 1991: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”[17]. Ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều công trình còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế- xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể.
Tổng hợp các quan điểm về phát triển bền vững
Quan điểm về phát triển bền vững của Hội đồng bền vững về môi trường và phát triển WCED (nay là Ủy ban Brundtland)[62]. Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Quan điểm này nhận được sự đồng thuận của Nguyễn Đình Hòe, và một số học giả khác.
Quan điểm Việt Nam đã được khẳng định, đặc biệt rõ nét trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam thông qua, theo đó chủ trương “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội VIII tiếp tục khẳng định “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/ 6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 cũng đã nhấn mạnh “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Như vậy: Bản chất của phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa kinh tế xã hội môi trưởng. Tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế
ổn định, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Đối với kinh tế sự phát triển bền vững thể hiện qua quá trình tăng trưởng kinh tế liên tục theo thời gian về những chỉ tiêu kinh tế, tạo sự thịnh vượng cho cộng đồng dân cư và đạt hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế, điều quan trọng là sức sống và sự phát triển của các doanh nghiệp được duy trì một cách lâu dài. Điều đó có nghĩa là chất lượng tăng trưởng được thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế về năng suất lao động, hiệu suất đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn,...Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện qua cấu trúc kinh tế hay chính là cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế tùy vào từng giai đoạn của phát triển kinh tế mà quản lý nhà nước hướng chủ thể tham gia thành động lực chính cho những hoạt động kinh tế: Có giai đoạn công nghiệp là chính, có những giai đoạn dịch vụ là chính, có những giai đoạn có sự kết hợp dịch vụ, công nghệ,..Ngoài ra với mục tiêu phát triển kinh tế liên tục thì những nhân tố tác động về kinh tế cần được chú trọng: Tăng trưởng về đầu tư xã hội cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tăng số lượng và chất lượng quy mô hoạt động doanh nghiệp, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, kích thích động lực lao động.
Sự phát triển bền vững về tài nguyên môi trường đòi hỏi khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu hiện tại không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, đảm bảo đa dạng sinh học, không có những tác động tiêu cực tới môi trường. Việc phát triển bền vững hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường đều có kế hoạch, quy hoạch, và được lập theo một quy trình nhất định có sự tham gia đóng góp của nhà khoa học, người dân, nhà quản lý giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tự nhiên. Về công nghệ, phát triển bền vững giảm thiểu tiêu thụ năng lượng hóa thạch, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến nâng cao sản lượng, tái sử dụng những chất thải, ngăn ngừa khí thải, giảm thiểu những hệ lụy cho môi trường. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả thế
giới đều quan tâm, với những tổ chức quốc tế như: UNESCO, WTO, UNDP với nhiều lĩnh vực, các tổ chức này phối hợp với các quốc gia, địa phương trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, trên cơ sở đó đưa ra những chương trình hành động cụ thể. Mỗi quốc gia mỗi địa phương đều có những lợi ích về kinh tế, về môi trường trong phạm vi không gian, thời gian hoạt động của quốc gia, địa phương đó, hướng những quốc gia và địa phương vào mục tiêu chung cho phát triển bền vững của toàn thế giới với những cam kết quốc gia, địa phương và nhận thức của họ trong vấn đề bảo vệ môi trường chung đang là thách thức cho những tổ chứa trên.
Đối với văn hóa xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, phân chia lợi ích công bằng, góp phần nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, thừa nhận và tôn trọng những nền văn hóa khác nhau. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, phân phối thu nhập chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào, sự phân phối dựa trên năng lực, sự cống hiến, đầu tư,.. bền vững có được chỉ khi có sự công bằng xã hội. Như vậy sự phát triển bền vững từ mặt xã hội là sự phân chia thành quả kinh tế, lợi ích, dựa trên tiêu chí công bằng xã hội, người cống hiến nhiều được hưởng nhiều và ngược lại. Với công bằng xã hội phát triển bền vững mang lại gia tăng công việc cho người dân đảm bảo thu nhập, cũng như giảm tình trạng đói nghèo trong xã hội.
2.1.2 Phát triển, yêu cầu và khác biệt của phát triển bền vững du lịch địa phương
*Phát triển bền vững du lịch
Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” lớn nhất trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia, bảo tồn giá trị văn hóa có tính toàn cầu cũng như có tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên và môi trường. Đối với ngành du lịch, môi trường mang một hàm ý rất rộng, đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Nếu không có bảo vệ môi trường sự phát triển sẽ suy giảm, nhưng nếu không có phát triển thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Chính vì vậy, chúng ta cần phát triển du lịch nhưng không được làm tổn hại đến
tài nguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hay nói một cách khác, bền vững du lịch phải là xu thế phát triển của ngành du lịch. Hiện nay chưa có sự thống nhất về bền vững du lịch, một số định nghĩa như Machado, 2003 [45] đã định nghĩa những hình thức du lịch bền vững là: "Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương". Định nghĩa này tập trung vào tính bền vững của hình thức du lịch (sản phẩm du lịch), chưa đề cập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành du lịch. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì " bền vững du lịch là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai" Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa về phát triển bền vững của UNCED. Ở Việt Nam, khái niệm phát triển bền vững du lịch còn tương đối mới, chưa có sự thống nhất về mặt khái niệm, chủ yếu về du lịch bền vững, gồm nhiều loại hình: Du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng,.. Mặc dù, chưa có sự thống nhất về khái niệm, nhưng thông qua các bài học kinh nghiệm và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch ở các nước trên thế giới có thể hiểu: “Phát triển bền vững du lịch là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” [1]. Với cách diễn giải từ ngữ của luật du lịch ban hành 19/06/2017. về du lịch lịch bền vững nhằm thống nhất trong văn bản về du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
Kế thừa những nghiên cứu trên, phát triển bền vững du lịch được khái niệm: “ Là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các thế hệ tương lai.” Trong quá trình phát