Tổng Hợp Cỡ Mẫu Đã Được Điều Tra Đưa Vào Quá Trình Nghiên Cứu



sau:

Hình 1.1: Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu của luận án

(Nguồn: Tác giả)

ii) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu đối với đề tài

Tác giả tiếp cận vấn đề phát triển du lịch theo tuyến hành lang theo các hướng


­ Tiếp cận từ lí thuyết đến thực tiễn: phân tích và đánh giá các vai trò của

hành lang đối với phát triển du lịch, sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang… sau đó kiểm định lại bằng thực tiễn phát triển, hiệu quả của sự phát triển du lịch theo dọc tuyến hành lang.

­ Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: tiếp cận cả nền kinh tế đến lĩnh vực du lịch; tiếp cận từ vùng lớn đến hành lang cũng như tiếp cận từ các hoạt động kinh tế trên tuyến tới hoạt động du lịch.

­ Tiếp cận liên ngành, liên vùng: Xem xét mối quan hệ giữa du lịch với

công nghiệp, nông nghiệp, thương mai, dịch vụ...; xem xét mối quan hệ giữa

HLKT sự phát triển du lịch của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng cũng như các vùng khác trong cả nước.

­ Tiếp cận theo nguyên lý nhân ­ quả: mọi kết quả đều có nguyên nhân của nó, từ đó đi tìm nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém.

b. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Để hoàn thành luận án, tác giả lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại trên nguyên tắc đảm bảo tính tổng hợp, tính hệ thống, tính hiện đại và sự phù hợp.

(1). Phương pháp phân tích hệ thống: sử dụng để phân tích tổng hợp các hoạt động du lịch trên tuyến hành lang. Coi hoạt động du lịch trên tuyến là một hệ thống, mỗi hoạt động là bộ phận cấu thành.


Phương pháp này đã được rất nhiều tác giả sử dụng khi nghiên cứu hệ thống lãnh thổ. Theo quan điểm hệ thống, đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển du lịch theo tuyến HLKT ­ là một hệ thống bao gồm nhiều điểm du lịch, cụm du lịch, trung tâm du lịch, các đô thị dọc tuyến trục... có quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau; đồng thời, HLKT cũng là bộ phận của hệ thống lớn hơn là hệ thống lãnh thổ vùng, quốc gia. Do đó việc nghiên cứu, phân tích sự phát triển du lịch dọc theo HLKT phải đặt trong mối quan hệ dọc và ngang theo lãnh thổ, để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.

Phương pháp này còn được sử dụng để phân tích và xử lí số liệu, tài liệu đã điều tra, thống kê, nghiên cứu để đảm bảo kế thừa các công trình nghiên cứu trước và cũng trên cơ sở phân tích tổng hợp để xây dựng hệ thống bản đồ và xây dựng các đinh hướng về không gian du lịch dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.

(2). Phương pháp điều tra xã hội học: Nguồn thông tin sử dụng trong luận án bao gồm thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Thông tin sơ cấp được tác giả luận án thu thập, xử lí thông tin trực tiếp từ các chuyến điều tra, khảo sát về thực trạng phát triển du lịch của các địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn

– Hà Nội, về ý kiến của cộng đồng dân cư, cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đối với sự phát triển du lịch của các địa phương thuộc HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, bao gồm các phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra, khảo sát thực địa và lấy ý kiến chuyên gia.

* Khảo sát đánh giá bằng phiếu điều tra:

­ Mục tiêu điều tra chọn mẫu đánh giá: Thu thập ý kiến đánh giá của khách du lịch và các công ty lữ hành về chất lượng điểm đến du lịch tiêu biểu của 4 địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội) và xu hướng sử dụng các điểm tài nguyên trong việc xây dựng các tuyến du lịch liên kết của 4 địa phương trên. Do vậy, giúp cho tác giả luận án thu thập được nhận định của các đối tượng trên trong công việc đánh giá sự phát triển du lịch trong các địa phương thuộc HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.

­ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được hình thành trên cơ sở sử dụng các tiêu chí đánh giá điểm du lịch, tour du lịch bằng tiếng Anh và tiếng


Việt, phiếu được phân làm 2 loại: phiếu dành cho khách du lịch và phiếu dành cho các công ty lữ hành. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách đánh dấu “x” vào các mức đồng ý “tốt, khá, trung bình, kém”.

­ Chọn mẫu và thu thập số liệu: Đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được gửi tới các công ty lữ hành (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội), khách du lịch thông qua đội ngũ hướng dẫn viên du lịch các công ty du lịch có chương trình du lịch qua các tỉnh Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội chuyển trực tiếp cho khách du lịch.

­ Kết quả điều tra: Tỉ lệ phiếu phát ra, thu về và phiếu sử dụng đạt hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đề ra, phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu. Trung bình số phiếu thu về chiếm 90% số phiếu phát đi. Số phiếu được sử dụng để

phân tích chiếm 99% số

phiếu thu về

(loại trừ các phiếu thu về

có nội dung

không được trả lời đầy đủ). Phiếu thu về và sử dụng đảm bảo đại diện về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và quốc tịch…(Phụ lục 1,2).

* Khảo sát thực địa: Quá trình thực hiện luận án, đòi hỏi phải trải qua nhiều đợt thực địa, khảo sát các đối tượng nghiên cứu trên địa bàn. Trong thời gian từ 2014 ­ 2017, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại các địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội trong đó tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng từ khi HLKT hình thành tới sự phát triển du lịch, đến tận nơi các điểm du lịch đang được khai thác, khảo sát, gặp gỡ, làm việc với cơ quan quản lí, đơn vị kinh doanh du lịch, khách du lịch cũng như người dân địa phương để có cái nhìn xác thực nhất.

Nguồn thông tin thứ cấp: Các số liệu từ các ấn phẩm trong nước và quốc tế; các số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Cục Thống kê từ các địa

phương: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…); các kết quả đã công bố tại các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện.

Bảng 1.1: Tổng hợp cỡ mẫu đã được điều tra đưa vào quá trình nghiên cứu


STT

Đối tượng điều tra

ĐVT

Số lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 3


1

Điều tra khách du lịch để đánh giá phân khúc thị

trường

khách

618


Khách nội địa

khách

430


Khách quốc tế

khách

188

2

Cơ sở kinh doanh nhà hàng

cơ sở

90

3

Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch (chuyên gia)

người

16

4

Cơ sở kinh doanh khách sạn

Cơ sở

80

5

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Cơ sở

91

(Nguồn: Tác giả)

Ghi chú:Quy mô mẫu được xác định theo công thức: n = z2x

Trong đó:­ n: Quy mô cỡ mẫu

­Độ tin cậy: 95%

­ p: 70% đối tượng điều tra đánh giá cao

­ e: Sai số cho phép: 5%

­ z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy là 95% thì giá trị z là 1,96…)

­ q: 30% đối tượng điều tra đánh giá cao không cao


z

z2

p

q

e

e2

n

1,96

3,8416

70%

30%

5%

0.0025

323

(3). Phương pháp quy nạp và diễn giải: Lập luận khởi đầu công nhận sự phát triển du lịch theo tuyến HLKT của các địa phương, sau đó giải thích bằng

các lí luận và thực tiễn. Đồng thời, sử dụng phương pháp quy nạp, từ những

thực tiễn phát triển du lịch của các địa phương rút ra kết luận, chỉ có thể phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT mới mang lại hiệu quả cao. Phương pháp quy nạp đi theo hướng từ dưới lên phù hợp để xây dựng các lý thuyết và giả thiết, phương pháp diễn dịch đi theo hướng từ trên xuống, phù hợp để kiểm định các lí thuyết và giả thiết.

(4). Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng để phân tích kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang qua các năm. Để đạt được các kết quả đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển du lịch của


các địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, tác giả đã sử dụng các hàm tính toán tỉ trọng, mức tăng trưởng, diễn biến của giá trị theo thời gian để đánh giá các chỉ tiêu mà luận án đã đề cập. Cơ sở số liệu để được sử dụng tính toán trong luận án được lấy từ nguồn chính thức của Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn; Các Sở quản lý nhà nước về du lịch,…

(5). Phương pháp so sánh: So sánh các kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến qua các năm từ 2010 đến 2016 trên toàn địa bàn nghiên cứu và trên tuyến HLKT. Từ đó, thấy được phát triển du lịch có sự liên kết dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi phát triển du lịch rời rạc, tự phát, không có sự liên kết theo tuyến HLKT.

(6). Phương pháp SWOT (còn gọi là ma trận SWOT): Khung phân tích

SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận lưới, gồm 4 phần chính: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, trong quá trình phát triển du lịch dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội. Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được xem là những “yếu tố nội bộ”, còn cơ hội và nguy cơ là các “yếu tố bên ngoài”, tạo nên (hoặc làm giảm) “giá trị” của HLKT Lạng Sơn – Hà Nội khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Trên cơ sở phân tích SWOT, luận án sẽ đề ra được các giải pháp phù hợp khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.

(7). Phương pháp chuyên gia: sử dụng để lấy thêm thông tin và để thẩm định các nhận định, kết luận của tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án. Đây là phương pháp nghiên cứu định tính, cho phép tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách trực tiếp. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã trao đổi với các chuyên gia trong các lĩnh vực điều hành chính sách; nghiên cứu chiến lược ­ quy hoạch lãnh thổ; quản lý kinh tế, nghiên cứu xã hội, môi trường từ trung ương


đến địa phương nhằm tham khảo các nhận định, đánh giá hiện trạng cũng như các ý kiến giúp củng cố đề xuất định hướng và giải pháp phát triển của du lịch theo tuyến HLKT.

(8). Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS): sử dụng để phân tích hoạt động du lịch theo lãnh thổ của tuyến HLKT. Trong phân tích thông tin và mô hình hoá không gian đối với sự phát triển du lịch trong HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, nhằm thể hiện hiện trạng phát triển, các mối quan hệ không gian, cũng như mô phỏng định hướng phát triển, tác giả luận án đã sử dụng các phần mềm Map Info; Arc View, SPSS để thành lập các bản đồ về vị trí, hiện trạng, sự phát triển du lịch của 4 địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội cũng như bản đồ định hướng phát triển của khu vực nghiên cứu.

(9). Phương pháp dự báo: Trên cơ sở lí luận; phân tích các điều kiện, thế

mạnh, tiềm năng, hiện trạng về du lịch của các địa phương dọc theo tuyến

HLKT Lạng Sơn – Hà Nội; căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội quốc gia, yêu cầu phát triển của các vùng du lịch (Vùng Trung du miền núi phía

Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc) và phương hướng

phát triển kinh tế ­ xã hội trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội của các tỉnh đến năm 2020 và tham khảo các phương án quy hoạch, hệ thống đô thị, khu du lịch của cả nước; dựa vào kết quả phân tích phiếu điều tra xã hội học, theo dự báo phát triển kinh tế Tuyến HLKT đường 18; Tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài làm cơ sở… tác giả dự báo định lượng các hoạt động kinh tế du lịch vào năm 2020 và 2025 trên địa bàn có HLKT đi qua (tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng du lịch, mức động đóng góp của du lịch trong GDP, tác động lan tỏa của du lịch đến các ngành kinh tế khác...) để từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp thích hợp đảm bảo cho sự phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững của các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn

– Hà Nội.

6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương:


Chương 1. Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế.

Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh


tế.

Chương 3. Hiện trạng phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016.

Chương 4. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ

Mục đích của chương này là tìm ra trong các kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước những điểm có thể kế thừa cho luận án và xác định những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu, làm rõ. Với tinh thần như vậy, tác giả tập trung tổng quan những vấn đề chủ yếu dưới đây:

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hành lang kinh tế

1.1.1. Các công trình ngoài nước

HLKT thực chất là một hình thức TCLT đặc biệt, trên thế giới các vấn đề

về HLKT thường được đề cập trong các nghiên cứu chung về tổ chức không

gian kinh tế và một số công trình nghiên cứu cụ thể. Sự hình thành và phát triển các HLKT là yêu cầu khách quan nội tại của các quốc gia, các địa phương có tuyến giao thông huyết mạch kết nối các cực phát triển, các điểm mút vào – ra, nhằm tận dụng những lợi thế của tuyến trục để hợp tác đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thậm chí xóa đói giảm nghèo cho những địa phương có HLKT đi qua. HLKT là một hình thức TCLT kinh tế triển vọng và được đề cập nghiên cứu phổ biến cả ở trên thế giới và Việt Nam. Tuy tên gọi và việc xác định phạm vi cụ thể có thể khác nhau trong một số trường hợp và các nghiên cứu không thống

nhất về

quan niệm, bản chất và sự

cần thiết phát triển HLKT trong tổ

chức


không gian kinh tế ­ xã hội. Một số nghiên cứu của các học giả quốc tế đã chỉ rõ những thành công trong phát triển HLKT tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Hà Lan ­ Phần Lan, Venezuela, Nam Phi, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Thực tế, từ xa xưa ý tưởng về HLKT đã được hình thành, theo một số học giả nghiên cứu về Châu Á, con đường tơ lụa nối giữa Trung Quốc và các quốc gia Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi được hình thành từ thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên, chính là những ý tưởng sơ khai về HLKT. Các thương nhân trên con đường này đã vận chuyển, buôn bán hương liệu từ Trung Quốc tới các vùng và vận chuyển hàng hóa từ các vùng về Trung Quốc, hình thành nên con đường buôn bán sầm uất trong nhiều thập kỉ. Và tất nhiên trên suốt những hành trình đó, họ sẽ dừng chân nghỉ ngơi, mua sắm, thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp… từ đó các loại hình dịch vụ cũng hình thành và phát triển, trong đó có du lịch. Hiện nay, trên thế giới, một số nơi đã hình thành hành lang du lịch, ví dụ như đoạn đường dài 20 dặm nối Cabo San Lucas và San Jose del Cabo, kết nối một số bãi biển tốt nhất và khu nghỉ mát sang trọng nhất ở Los Cabos, Mexico [97].

Ở các nước thuộc khu vực Bắc Mĩ và Châu Âu, ý tưởng về HLKTđược xuất phát từ ý tưởng cải cách của Abraham Lincoln trong giai đoạn 1861 – 1876 khi cho xây dựng các tuyến đường sắt xuyên lục địa của nước Mỹ gắn với phát triển các thành phố, các trung tâm công nghiệp, văn hóa, chính trị dọc theo tuyến đường, ông đã xác định mối quan hệ giữa hệ thống đường sắt xuyên lục địa và việc phát triển kinh tế tại các khu vực phụ cận có tuyến đường sắt đi qua.

Các công trình nghiên cứu về HLKT sau này, tiêu biểu có thể kể đến các tác giả sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023