Phát Triển Du Lịch Phải Phù Hợp Với Quy Hoạch Tổng Thể Kinh Tế - Xã Hội.

được cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của toàn bộ những tiềm năng này. Trong khi sử dụng các tài nguyên du lịch, các tổ chức phải tôn trọng tính đa dạng của thiên nhiên và văn hoá - xã hội tại nơi diễn ra hoạt động phát triển du lịch. Đảm bảo sự phát triển về nhịp độ, quy mô và các loại hình kinh doanh du lịch không làm ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của tính đa dạng tự nhiên và tính đa dạng của văn hoá - xã hội bản địa. Đảm bảo không phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên. Khuyến khích đa dạng kinh tế - xã hội bằng việc lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương. Không khuyến khích việc thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng một nghề chuyên môn hoá phục vụ du lịch. Chia sẻ những lợi ích thu được góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thiên nhiên, đa dạng sinh thái, đa dạng văn hoá và xã hội.

1.2.3.4. Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.

Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phải tính đến mối liên hệ giữa phát triển du lịch với phát triển các ngành kinh tế, với việc đảm bảo môi trường và phát triển văn hoá - xã hội của địa phương. Giảm thiểu các tổn hại về môi trường, xã hội và văn hoá thông qua việc đánh giá tác động tới môi trường một cách toàn diện, với sự tham gia của cộng đồng địa phương và các cấp chính quyền. Các cơ quan chức năng phải thường xuyên giám sát các tác động của du lịch trong quá trình phát triển để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường khu vực.

1.2.3.5. Thay đổi thái độ và thói quen sống của dân cư


Hiện nay, có rất nhiều tài nguyên du lịch đang bị chính con người (vô ý hoặc cố ý) tàn phá rất nặng nề. Nhiều khu di tích, địa điểm du lịch đang bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm trí bị phá huỷ. Cho nên, việc giáo dục cho người

dân có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các di tích thắng cảnh sẽ giúp cho công tác bảo tồn di tích có hiệu quả hơn. Có như vậy, việc khai thác các tiềm năng du lịch mới có thể thực hiện được lâu dài, nhất là lợi ích của các thế hệ tương lai cũng không bị ảnh hưởng. Trong quá trình đào tạo cần chú trọng nâng cao hiểu biết về bản chất phức tạp của du lịch hiện tại trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường để nâng cao ý thức trách nhiệm và tự hào trong công việc để đảm bảo đội ngũ cán bộ công nhân viên người địa phương là nhân tố tích cực bảo vệ tài nguyên, môi trường và quyền lợi của cộng đồng địa phương. Dành một tỷ lệ thoả đáng từ nguồn thu du lịch cho các chương trình giáo dục nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội đối với các di sản và môi trường.

1.2.3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương


Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng địa phương được cùng điều hành và tham gia hoạt động du lịch. Khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào việc triển khai thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn của họ. Huy động tối đa khả năng của con người và cơ sở vật chất kỹ thuật của cộng đồng địa phương vào việc phục vụ hoạt động phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


1.2.3.7. Thường xuyên trao dồi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các đôi tác liên quan

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 4

Thông báo cho người dân địa phương về những lợi ích tiềm tàng cũng như những thay đổi tiềm ẩn do những hoạt động phát triển du lịch gây nên. Qua đó cùng cộng đồng địa phương xác định những phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng về tài nguyên, đem lại lợi

ích cho người dân và sự phát triển bền vững của du lịch. Để du lịch phát triển bền vững cần phải thiết lập sự trao đổi thường xuyên với cộng đồng địa phương, với các cấp chính quyền và các ngành có liên quan bằng nhiều hình thức như: hội thảo, gặp gỡ, trưng cầu ý kiến.... ngay trong quá trình quy hoạch, lập dự án phát triển du lịch để đảm bảo rằng phương án chọn lựa sẽ đem lại quyền lợi cho các bên tham gia cũng như gắn trách nhiệm của họ đối với sự phát triển du lịch.

Hiện nay, không một địa phương nào có thể phát triển du lịch một cách cục bộ, đóng kín được, vì sự phát triển bền vững phải là sự liên minh vững chắc của toàn khu vực. Do sự phát triển của ngành du lịch ở các vùng sẽ không đồng đều nên khi ngành du lịch kiến tạo được một mối liên hệ vững chắc giữa các vùng thì lợi ích do du lịch mang lại sẽ được san sẻ một cách công bằng. Bên cạnh đó, các tài nguyên như nước, không khí, rừng, biển… chỉ có thể bảo vệ bằng sự quản lý chung, mục đích chung và giải pháp chung. Toàn thể các vùng đều được lợi từ sự phát triển du lịch bền vững và bị thiệt hại nếu không thực hiện được điều đó.

1.2.3.8. Cho phép địa phương tự quản lý lấy môi trường của mình.


Phần lớn các sáng tạo, hiệu quả của các cá nhân và tổ chức đều xảy ra trong cộng đồng. Các cộng đồng thường tạo ra những điều kiện thuận lợi và sẵn sàng thực hiện các hành động có ích cho xã hội, vì các cộng đồng hơn ai hết có thể hiểu và quan tâm đến đời sống của chính mình. Nhờ nắm vững tình hình môi trường xung quanh nên khi họ có quyền hạn, họ sẽ tự quản lý được môi trường sống một cách thích hợp nhất, tiết kiệm và hiệu quả, nhờ đó chất lượng của ngành du lịch cũng được cải thiện.

1.2.3.9. Tăng cường tiếp thị một cách có trách nhiệm


Đảm bảo việc tiếp thị du lịch "xanh" không là một mánh khoé kinh doanh mà phản ánh đúng chính sách và những hoạt động có lợi cho môi trường. Hướng

dẫn khách những điều "cần làm" và những điều "không nên làm" về phương diện môi trường ở những điểm tham quan du lịch. Làm cho khách du lịch nhận thức được những tác động tiềm tàng và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng địa phương nơi họ đến. Cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ nhất và không thiên lệch để họ có thể hiểu mọi khía cạnh môi trường có liên quan đến chuyến đi du lịch, giúp họ có được sự lựa chọn thích hợp. Cung cấp đầy đủ những thông tin cho du khách về việc cần tôn trọng những di sản văn hoá và thiên nhiên ở những nơi mà họ sẽ tới. Phát triển du lịch nên chú ý tới sự thích hợp với tiềm năng tài nguyên và khả năng tiếp nhận môi trường của lãnh thổ về quy mô, số lượng và loại khách du lịch. Không khuyến khích các hoạt động du lịch đến những nơi có nền văn hoá hoặc môi trường nhạy cảm, dễ bị tổn hại.

Phát triển du lịch bền vững phải dựa trên những nguyên tắc trên đây, những nguyên tắc này liên kết cộng đồng con người lại với nhau. Nhưng chúng hướng dẫn hành động của con người chứ không phải là mệnh lệnh. Nó kết nối các dân tộc với nhau để cùng hành động thúc đẩy du lịch phát triển lành mạnh.

1.2.4 Lợi ích của việc phát triển du lịch bền vững

Trong thời đại ngày nay và cả trong thời gian tới đây việc phát triển du lịch theo hướng bền vững đã trở thành xu thế chung. Đó là do đặc tính của ngành du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp, phức tạp nên cần phải có sự quy hoạch phát triển đồng bộ. Sản phẩm của ngành du lịch là kết quả của tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên khó phục hồi và tài nguyên không thể phục hồi, nên cần có sự sắp xếp chặt chẽ. Do nhu cầu của du khách hay xã hội về du lịch ngày càng nhiều với loại hình và chất lượng phục vụ ngày càng cao hơn, vì mức sống của con người đang được nâng lên một cách nhanh chóng và trình độ văn hoá ngày càng được cải thiện, bởi vậy, phát triển du lịch bền vững mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên tham gia vào hoạt động này.

Ngoài những lợi ích mang tỉnh tổng thể đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn và qua nhiều thế hệ thì phát triển du lịch bền vững cũng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Cụ thể:

- Lợi ích cho nhà cung cấp: các nhà cung cấp hoạt động du lịch thu được rất nhiều lợi ích. Nếu tạo được nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng được ngày càng lớn nhu cầu của du khách thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do tính chu kỳ sống của sản phẩm du lịch và điểm du lịch nên khi phát triển du lịch bền vững sẽ kéo dài tuổi thọ của các điểm du lịch. Nhờ đó các nhà cung cấp sẽ yên tâm đầu tư lâu dài, mở rộng quy mô hoạt động, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và tất yếu lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể.

- Lợi ích cho khách du lịch: do các điểm du lịch đã được chú ý đầu tư, quy hoạch, khai thác có kế hoạch, đặc biệt là công tác bảo tồn, giữ gìn môi trường được triển khai sâu rộng, nên du khách sẽ được tiếp cận, nghiên cứu và khám phá các nền văn hoá, các phong tục tập quán lâu đời trường tồn qua thời gian. Du khách có điều kiện chiêm ngưỡng các phong cảnh tự nhiên hoang sơ kết hợp với sự tu bổ của con người. Thêm vào đó, du khách sẽ được sử dụng các sản phẩm du lịch tốt nhất với chi phí thấp nhất.

- Lợi ích cho điểm du lịch: Ban quản lý các khu du lịch bằng việc cung cấp các sản phẩm du lịch cho các đơn vị kinh doanh và khách du lịch thu được một khoản lợi nhuận đáng kể. Khoản thu nhập này sẽ giúp cho họ tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp, bảo tồn các tài nguyên du lịch. Do chất lượng các sản phẩm du lịch ngày càng tốt hơn, lôi cuốn được nhiều du khách hơn, nên sẽ góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp tại chỗ, tăng thu nhập cho dân cư sở tại, phát triển đời sống văn hoá, tinh thần.

Có thể thấy, du lịch phát triển theo hướng bền vững sẽ là một trong những ngành mang lại cho đời sống kinh tế - xã hội của địa phương nhiều giá trị tích cực và tác động của nó là rất sâu rộng, lâu dài.

1.3. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM‌

Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế, trong bối cảnh đổi mới đất nước với những thành tựu đã đạt được về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã coi “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Thời gian vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mới, nhất là khi thực hiện theo chiến lược phát triển du lịch bền vững do Tổng cục Du lịch đề ra.

1.3.1. Tiềm năng du lịch của Việt Nam

Với một vị trí địa lý thuận lợi, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Việt Nam có điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp nhiều ngành, trong đó du lịch là một ngành kinh tế có vai trò rất quan trọng và có triển vọng phát triển rất lớn.

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S năm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Cămpuchia, phía đông nam trông ra biển Thái Bình Dương và biển Đông. Việt Nam có diện tích 331.211,6 km2, tổng số dân là 85.154 nghìn người (năm 2007), đường bờ biển dài 3.260 km, biên giới

đất liền dài 4.510 km. Trên đất liền từ cực Bắc đến cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650 km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600 km (Bắc Bộ), 400 km (Nam Bộ), nơi hẹp nhất 50 km (Quảng Bình).

Lãnh thổ Việt Nam có ba phần tư là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông ngòi. Vùng núi Đông Bắc kéo dài từ thung lũng Sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Bó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), núi Yên Tử, Vịnh Hạ Long - di sản văn hoá thế giới - (Quảng Ninh). Vùng núi Tây Bắc (giáp Trung Quốc) kéo dài từ phía

Bắc tới phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng núi cao hùng vĩ có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, nơi nghỉ mát lý tưởng, tập trung đông đảo các dân tộc H’Mông, Dao, Kinh, Tày, Dáy… Ngoài ra, còn có vùng núi với di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnh núi Phan Si Păng (cao 3.143m), là núi cao nhất Đông Dương… đặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được cả thế giới biết đến bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến vĩ đại. Vùng núi Nam Trường Sơn nằm ở phía tây các tỉnh Nam Trung Bộ. Sau vùng núi đá đồ sộ là Tây Nguyên, vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về động, thực vật, nhất là nền văn hoá đặc sắc của các bộ tộc ít người.

Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Rừng Việt Nam có nhiều loài cây gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, pơ mu… Đây là những tiền đề để chúng ta phát triển du lịch với các khu du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì… Tính chung thì các loài thực vật bậc cao có 12.000 loài, cây dược liệu có

1.500 loài. Về động vật ước tính Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái. Các sản phẩm từ động, thực vật chính là tài nguyên cho du lịch, vì nó cung cấp một nguồn lương thực, thực phẩm phong phú cho văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá… với rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 653 loài rong biển… Có nhiều loài thân mềm ngon và quý như sò huyết, hải sâm, ngọc trai… có tiềm năng phục vụ cho xuất khẩu và phát triển du lịch. Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp: Trà Cổ, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né… có nơi núi ăn lan ra biển tạo nên những vẻ đẹp kỳ vĩ (Vịnh Hạ Long).

Tài nguyên khoáng sản đa dạng: trữ lượng than ước tính trên 6 tỉ tấn, dầu khí, Urani, kim loại đen (sắt, măng gan, titan…), kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc…), khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit…)…

Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên 7000 di tích lịch sử, văn hoá mang dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước (trong đó có 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu… Đặc biệt là quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng như thế, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác, nhưng những năm gần đây du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho tổng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, với tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bạn bè khắp năm châu ngày càng hiểu biết về con người và đất nước Việt Nam.

1.3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển bền vững du lịch Việt Nam

1.3.2.1. Quan điểm

Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch bền vững. Để có thể khai thác hiệu quả các ưu thế đó, hạn chế sự lãng phí các nguồn tài nguyên du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững, Đảng ta đã đề ra quan điểm về phát triển du lịch: “… phát triển du lịch thật sự là một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước…” (tr.178, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022