Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Năm 2012 Của Việt Nam


CHƯƠNG III :‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH NĂM 2012 CỦA VIỆT NAM

Ngành Du lịch đang triển khai Chương trình Hành động của Chính phủ (được ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chương trình này xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương, của các doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010.Chương trình này đã khái quát chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010. Chương trình này có những mục tiêu cụ thể sau:

- Về thị trường:

Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.

Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.


- Về đầu tư phát triển du lịch:

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.

Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề.

Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước.

Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.

Đối với các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên cần phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch.

Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

- Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:


Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch.

Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.

- Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:

Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Về đón khách quốc tế: phấn đấu đến năm 2010, Du lịch Việt Nam sẽ đón được 5,5-6,0 triệu lượt khách quốc tế với nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 11,4%, 25 triệu lượt khách du lịch nội địa.

- Về thu nhập du lịch: phấn đấu năm 2010, doanh thu du lịch đạt 4,0 - 4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2010 đạt 5,3% tổng GDP của cả nước với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,0 – 11,5%/năm.

- Về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: điều tra, lập quy hoạch và đầu tư xây dựng và hoàn thiện 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương; đầu tư xây mới và


nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu đến năm 2010 có trên 250.000 phòng khách sạn, đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách.

- Về tạo việc làm cho xã hội: đến năm 2010 Du lịch tạo 1,4 triệu việc làm cho xã hội, trong đó có 350.000 việc làm trực tiếp.

Phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.


Tổng cục du lịch Việt Nam đã đặt ra chỉ tiêu chính cho du lịch đến năm 2010. Phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kì 2001-2010 đạt 11-11,5%/ năm.

Bảng 3.1 Chỉ tiêu cụ thể về phát triển du lịch Việt Nam


Stt

Chỉ tiêu

2005

2010

1

Khách du lịch quốc tế ( triệu lượt

khách)

3- 3,5

5,5- 6

2

Doanh thu từ du lịch quốc tế ( tỷ

USD)

1,7

3,5

3

Giá trị GDP du lịch ( tỷ USD)

1,6

2,9

4

Tỷ trọng GDP từ du lịch trong GDP

quốc gia (%)

4,9

6,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 - 9

Nguồn: Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010

Ngày 21/9/2007, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định Số 564/QĐ-BVHTTDL Ban hành Chương trình Hành động của ngành Du lịch. Chương trình Hành động này nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương trình Hành động này xác định rõ những mục tiêu, từng nhóm nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương, của các doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Việt Nam bước vào


giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010.

Đây là văn bản mang tính định hướng cho cả một giai đoạn phát triển du lịch Việt Nam(2007-2012), phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

Để đạt được những chỉ tiêu chính và cụ thể trên đây phải dựa trên các nguyên tắc quản lí thống nhất: phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, giữ gìn văn hoá truyền thống, bảo vệ mô trường sinh thái và hỗ trợ phát triển.‌


II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI

1.1. Cơ hội:


1.1.1. Hệ thống pháp luật trong nước dần được hoàn thiện


Như đã trình bày ở trên, trong nhưng năm gần đây vai trò quản lí nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành cũng đã có bước tiến bộ đáng kể. Điều này được thể hiện thông qua việc ban hành Luật Du lịch 2005 và những văn bản liên quan đến quản lý kinh doanh lữ hành như các văn bản chung, các văn bản quy định về xuất nhập cảnh, các văn bản của Tổng cục du lịch về lữ hành…như:

- Quyết định của thủ tướng chính phủ số 307/TTg ngày 24/5/1995 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010.

- Nghị định của chính phủ số 87/CP ngày 12/12/1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá, du lịch văn hoá đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.


- Nghị định của Chính phủ số 88/CP ngày 14/12/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, du lịch văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.

- Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996. Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh donh đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Luật doanh nghiệp

- Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001. Nghị định của chính phủ về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch.

- Luật số 4/2005/QH11, Luật du lịch có hiệu lực từ 1/1/2006.

Các văn bản quy định về xuất nhập cảnh:

- Thông tư số 163-NG/TT ngày 25/5/1995 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/CP ngày 24/3/1995 của Chính phủ về thủ tục xuất nhập cảnh.

- Nghị định của Chính phủ số 76/CP ngày 6/11/1995 về việc sửa đổi bổ sung một số đIều của nghị định số 24/CP ngày 24/3/1995 về thủ tục xuất nhập cảnh.

- Pháp lệnh số 24/1999/PLUBTVQH10, pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghị định số 05/2000/ND-CP ngày 3/3/2000 của chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.

- Nghị định số 21/2001/ND-CP ngày 28/5/2001 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh xuất nhập cảnh cho người nước ngoài.

Các văn bản của Tổng cục du lịch về lữ hành:

- Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch số 235-DL-HTDT ngày 4/10/1994 ban hành Quy chế hướng dẫn viên du lịch.

- Hướng dẫn thực hiện Quy chế hướng dẫn viên số 347/TCDL ngày 2/5/1996.


- Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch số 66/QĐ ngày 29/4/1995 ban hành Quy chế quản lý lữ hành.

- Thông tư số 948/TCDL ngày 11/9/1995 hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý lữ hành.

- Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch số 374/TCDL ngày 23/9/1996 ban hành Quy chế tham gia hội chợ du lịch ở nước ngoài.

- Thông tư số 29-thị trường/LB ngày 6/4/1995 hướng dẫn bổ sung Thông tư số 71/thị trường/LB ngày 5/12/1991 của Liên bộ Tài chính – Ngoại giao – Nội vụ.

- Thông tư số 04/2000/TT-TCDL ngày 24/12/2001. Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch.

1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế trong du lịch Việt Nam trong thời kì này đang phát triển mạnh

Việt Nam đã hội nhập quốc tế về du lịch trong khối nước ASEAN, Tổ chức Du lịch thế giới, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu A – Thái Bình Dương (PTA). Việc thành lập chi hội PATA tại Việt Nam từ năm 1994, tham gia Hiệp hội Du lịch ASEANTA, hợp tác du lịch trên vùng sông Mê Kông-sông Hằng, hợp tác du lịch hành lang Đông- Tây, hợp tác du lịch Việt- Lào- Campuchia và ký 18 hiệp định hợp tác song phương với các Chính phủ về du lịch, 1tuyên bố chung hợp tác du lịch Việt Nam- Đức. Và gần đây nhất là gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch đã tạo điều kiện dễ dàng và thuận lợi hơn cho việc khai thác khách, mở rộng thị trường khách và các hoạt động khuyến mại của các công ty du lịch lữ hành ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể trên trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội… Cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các chủ trương chính sách của


Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố, đổi mới, đơn giản hoá đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các hoạt động của nền kinh tế đặc biệt là trong kinh doanh lữ hành. Việc du lịch Việt Nam trở thành thành viên chính thức của hiệp hội du lịch ASEAN và mới đây nhất Việt Nam chính thức được kết nạp chính thức vào Tổ chức Thương mại quốc tế WTO đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong nước có đIều kiện gặp gỡ, tiếp xúc và kí kết các hợp đồng và hợp tác với các tổ chức du lịch của thế giới. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Nhà nước cũng đang được cổ phần hóa và sắp xếp lại theo hướng hình thành những tập đoàn du lịch mạnh, Công ty mẹ - công ty con để từng bước làm ăn hiệu quả trước môi trường cạnh tranh quốc tế. Du lịch Việt Nam còn mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, ký 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính phủ với các nước trong và ngoài khu vực, thiết lập quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó chính là điều kiện để mở rộng và phát triển thị trường.

1.1.3. Sự bùng nổ công nghệ thông tin

Ngành du lịch thế giới trong những năm gần đây là một trong những ngành đầu tiên áp dụng trên quy mô lớn công nghệ thông tin và viễn thông vào hoạt động kinh doanh lữ hành. Sự phát triển mạnh mẽ những ứng dụng của công nghệ thông tin và viễn thông trong hơn ba thập kỉ qua, một mặt, đã cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch thay đổi chiến lược kinh doanh. Mặt khác thay đổi cấu trúc doanh nghiệp, tăng cường mối quan hệ lẫn nhau trong chuỗi giá trị, giảm chi phí hoạt động kinh doanh và làm tăng giá trị cho khách hàng. Có ba làn sóng ứng dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng đến ngành du lịch thế giới trong ba thập kỉ vừa qua, đó là:

- Sự phát triển của hệ thống đặt chỗ toàn cầu ( CRS) trong những năm 70

- Sự phát triển của hệ thống phân phối toàn cầu( GDS) trong những năm 80

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí